Bàn luận

Thế nào thì dã man hơn?

SOI: Đây là tổng hợp những cmt của kiến trúc sư Phó Đức Tùng trong bài “Lưỡi người và máu lợn”. Soi xin được phép nối lại thành một bài vì thấy những ý kiến này rất nên được đọc lại một cách tổng hợp. Tên bài do Soi đặt.   Với lễ hội chém […]

Ý kiến - Thảo luận

12:04 Friday,20.3.2015

Đăng bởi:  Ánh Vân Nguyễn

Đành rằng con người nuôi các con vật để ăn,nhưng đâm nó với sự hả hê chiến thắng thì lại hoàn toàn khác về tính chất. Xưa nay ông cha ta luôn quý trọng con Trâu, được coi là "đầu cơ nghiệp"; là bạn của người nông "trâu ơi ta bảo trâu này..." cơ mà. Sao có thế duy trì một lễ hội phản văn hóa như vậy.Không lẽ lại quay thời đồ đá, man ri mọi rợ ?!!!!

0:22 Friday,6.3.2015

Đăng bởi:  candid

Bổ sung thêm tẹo bác có thời gian đọc cuốn Lịch sử Ấn Độ của vợ chồng ông Duran viết tham khảo cho vui, bản tiếng Việt do cụ Nguyễn Hiến Lê dịch. Em cũng đọc thử cuốn bác nói xem sao.

0:17 Friday,6.3.2015

Đăng bởi:  candid

Giết chóc xét về bản năng của tự nhiên thì cũng là một mặt thôi mà bác. Cũng như dân Ấn thờ ông sáng tạo cũng thờ nốt ông huỷ diệt. Em nghĩ đơn thuần muốn giữ cân bằng (nghe giống Nho giáo quá) thì con người nên nương vào và tôn trọng tự nhiên và quy luật tự nhiên (giống Kinh Dịch ghê).

Cái này em thấy trong một cuốn của Tàu là Totem Sói có đề cập đến triết lý sống của người Mông Cổ Ngoài thảo nguyên.

Bác nói cắn cổ bê mới nhớ bọn Mỹ có bài luyện tập lính bằng cách giết và uống máu rắn nhưng rắn không dễ thương như bê.

0:02 Friday,6.3.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

Candid
làm sao một đạo có thể "thôn tính" một đất nước được? Việc người ta theo đạo nào là của người ta chứ. Nếu giữ thuốc súng để giết người anh em vì theo đạo khác thì còn phi lý hơn nữa.
Mới có cuốn "cân bằng mong manh" viết về Ấn độ rất hay. đọc mới thấy ghê sợ tính bạo động ở Ấn độ. Thế mà ngay ở cái trung tâm bạo lực ấy, ông Gandhi vẫn quảng bá được tinh thần hòa bình, bất bạo động đủ để lấy lại được độc lập thì mình mới thấy khâm phục vô cùng. Còn như bây giờ thì lại bạo động như xưa rồi. Vấn đề mình không tranh luận là dân Ấn bạo lực hay không, nhưng mà chỉ muốn nói rằng con đường bất bạo động, hòa bình cũng là vũ khí, thậm chí sắc bén hơn thuốc súng.

Với lại, người sắc sảo như Candid chẳng nhẽ tin một cách không truy cứu những bài giảng lịch sử về mấy nghìn năm đánh nhau chăng? Ai đánh nhau với ai?, vì lý do gì?, và những thứ đó có phải bản chất dân tộc, là điều duy nhất có giá trị trong lịch sử dân tộc hay không? Ghi chép một lịch sử ngàn năm chỉ gồm toàn sự kiện đánh nhau, thì khác gì chỉ ghi chép những lần bị táo bón trong một đời người rồi kết luận bản chất của anh ta là táo bón.

23:46 Thursday,5.3.2015

Đăng bởi:  candid

Bác Tùng: câu đấy nguyên văn là của một nhà sử học nổi tiếng tên là Duran viết về Ấn Độ. Ông cảm thán khi Ấn Độ vì quá "bất bạo động" do theo Đạo Phật nên bị đạo Hồi thôn tính. Kết cục là sau này dân Ấn chuyển qua Hindu với Hồi giáo hết. :D

23:32 Thursday,5.3.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

Dương Trần
chẳng cao cả gì, thậm chí cũng chẳng phải là giữ thiên lương gì, chỉ là một cảm giác ghê sợ, aversion một cách trực giác thôi, và đó là nhân tính. Thế mới nói lại có người enjoy thứ đó mới là gớm guốc.

Candid
"giữ cho thuốc súng khô ráo" là một ý tưởng sắc sảo và có sức mạnh. Tuy nhiên, với thời đại và công nghệ chiến tranh ngày nay, những việc nuôi chí căm thù như vậy có thể đẩy cả dân tộc vào vòng hủy diệt ngu ngốc. Nếu so sánh giữa việc giành độc lập Ấn Độ bằng bất bạo động và đấu tranh vũ trang ở ta thì thấy cùng đạt mục tiêu như nhau nhưng rõ ràng Gandhi cao tay hơn.
Trong lịch sử nhân loại, những dân tộc khát máu, man rợ hơn thường chiến thắng trong các cuộc chiến, nhưng về lâu dài vẫn là kẻ bại trận. Thắng lợi lâu dài vẫn thuộc những kẻ văn minh hơn. muốn hòa bình thì thực sự cần nuôi dưỡng tình yêu hòa bình, chứ không thể nuôi dưỡng sự khát máu. Mặt khác, xét về logic, một người yêu hòa bình, không bao giờ nỡ nhìn thấy đổ máu, không muốn thấy sự đau khổ chưa chắc đã không có năng lực bảo vệ hòa bình bằng một kẻ chai lỳ trong mọi khổ đau, coi mạng sống như cỏ rác, máu me như trò vui. Mình thấy ghê sợ trước lý luận phải tập cho dân chúng ngày thường biết cắn cổ con bê non uống máu để sau này có khả năng ăn gan uống máu quân thù.

22:21 Thursday,5.3.2015

Đăng bởi:  Dương Trần

Cái tình cảnh tréo ngoe như vầy đã được ông Nam Cao mô tả trong truyện "Cái chết của con Mực" rồi. Xét cho cùng thì cái con vật khốn nạn ấy đằng nào nó chả chết, có những người như tôi không muốn tự tay làm hay tận mắt xem cái việc ấy thì cũng chỉ là vì bản thân mình thôi, vì muốn giữ lấy chút thiên lương thôi chứ cũng chẳng phải cao cả gì hết.

9:33 Thursday,5.3.2015

Đăng bởi:  candid

Những trò như chém lợn, cắt tiết, hay vác súng đi săn mấy con chim se sẻ chả bõ dính răng... phải chăng chỉ là hiện tượng phản ánh cái bản chất ở sâu dưới.

Lịch sử của đất nước từ xưa đã chiến tranh liên miên, nhìn lại lịch sử thì chưa lúc nào có được một nền hòa bình lâu dài đủ để phát triển. Con người ta đã quen với chiến tranh, tâm thế lúc nào cũng chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh từ phương Bắc, cái họa Tàu xâm lược như thanh gươm Damocles treo lơ lửng trên đầu nên tự thân chuyện giết chóc cũng không phải cái gì xa lạ?

Những lễ hội như chạy lợn, cầu trâu, thi nấu cơm nhanh... đều gắn với sự tích đánh giặc. Dù sao thì một dân tộc muốn hòa bình thì cũng nên giữ cho thuốc súng của mình khô ráo.

11:59 Wednesday,4.3.2015

Đăng bởi:  Xà lù

Hừm, theo một quan chức Tuyên huấn chỉ đạo thì phải cướp ((lộc thánh) có văn hóa. Suy diễn tiếp: phải giết (mổ - con vật mà mình yêu, thậm chí tôn thờ) một cách có zăn gúa. Rồi, làm cho có bầu một cách...

Các bạn Ivan kể chuyện: có anh đi tìm mua một cái bao cao xu (chưa qua xử dụng) màu đen. Bạn hỏi thì bảo: đi thăm vợ thằng bạn mới từ chần.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả