Văn & Chữ

Nghĩa của tiếng Việt: Phù tang và Câu lạc bộ

1. Phù tang Người ta thường theo thói quen gọi nước Nhật là đất nước Phù Tang, nhưng ít ai hiểu phù tang là cái quỷ gì. Tích của từ này xuất phát từ hai thành phần chính: a. Con quạ ba chân:     b. Cây dâu tằm:   Theo thần thoại Đông Á, […]

Ý kiến - Thảo luận

9:33 Sunday,17.4.2016

Đăng bởi:  Lê Thắng

Theo truyền thuyết Trung Quốc thì Phù Tang có nghĩa là "cây dâu rỗng ruột" - chỗ rỗng đó là để 10 mặt trời vào ở!

3:31 Friday,26.2.2016

Đăng bởi:  Nguyễn Kim

Xin nêu một vấn đề để cùng nhau suy nghĩ về một số từ ngữ bị sử dụng không thích hợp. Đây là vấn đề đã được đặt ra từ lâu bởi nhiều người, và câu trả lời là ngôn ngữ nào cũng có sự thay đổi, có những chữ mới sinh ra và những chữ không còn dùng sẽ bị biết mất.
Thiết nghĩ những từ ngữ nào hay, đúng, chính xác và trong sáng thì ta dùng, quảng bá. Những từ ngữ làm mất đi sự trong sáng, phong phú hoặc làm thô tục hóa tiêng Việt thì ta không nên sử dụng hay phổ biến. Ngôn ngữ luôn có sự thay đổi. Nhưng ta chỉ nên chấp nhận thay đổi theo chiều hướng tiến hóa. Những thay đổi có tính cách thoái hóa thì cần phải loại trừ. Việc gìn giữ sự trong sáng, phong phú và thanh tao của tiếng Việt chính là bổn phận của những người làm công tác văn hóa, mà các đài truyền thanh, truyền hình các cơ quan báo chí đóng vai trò tiên phong.
Tôi không đặt vấn đề những chữ được dùng trước 1975 hoặc sau 1975. Trước 1975 nếu sai ta cũng nên loại bỏ: thí dụ như “antibiotic” trước 75 gọi là “trụ sinh”, cái này sai ! “kháng sinh” mới đúng. Trước 75 môn vẽ trong ngành kỹ thuật có tên “kỹ nghệ họa” đây là cách nói theo tàu, giống như “Dân Chủ Đảng” thay vì “Đảng Dân Chủ”. Sau 75 dùng chữ “vẽ kỹ thuật” tôi cho là hợp lý hơn. Nói vậy để chứng minh rằng không có vấn đề trước hay sau 75 mà chỉ có vấn đề đúng hay sai, hay hoặc dở.
Hẳn chúng ta không thể phủ nhận việc ngôn ngữ Việt Nam đang bị ai đó hữu ý hay vô tình phá hoại, làm cho nghèo nàn đi. Việc này rất nhiều bậc trí thức có lòng với văn hóa dân tộc đã phân tích nhiều. Tôi không dám lạm bàn hơn, chỉ xin nêu lên những thí dụ điển hình về việc dùng sai tiếngViệt, phá hoại sư trong sáng, phong phú của ngôn ngữ chúng ta:

- Bây giờ ở trong nước, cái gì họ cũng dùng chữ “hoành tráng” từ ngôi nhà, ngọn núi đến bữa ăn, đám rước, buổi lễ. Riết rồi người ta sẽ bỏ những chữ vốn rất hay, rất phong phú trong ngôn ngữ việt dùng để miêu tả một cái gì đó to lớn : thí dụ tòa nhà nguy nga, tráng lệ; bữa tiệc linh đình, sang trọng; ngọn núi hùng vĩ; .... nếu cái gì cũng “hoành tráng” thì chỉ trong vài chục năm nữa những tĩnh từ này sẽ đi vào quên lãng. Có phải tiếng việt đang bị làm cho nghèo đi không ?
Kịch tính : chữ “kịch” nó gợi cho người ta ấn tượng cái gì không thật, được dàn dựng (thí dụ : nó đóng kịch). Thú thật, khi nghe câu :“một trận bóng đầy kịch tính” tôi cứ nghĩ rằng đó là một trận bóng được dàn xếp tỷ số trước (hay bán độ). Tiếng Việt mình đâu có thiếu từ trong sáng hơn, rõ ràng hơn và hay hơn nhiều : trận đấu hào hứng, ngoạn mục, hấp dẫn, căng thẳng, nghẹt thở .... Thay vì nói “trận đấu đầy kịch tính”, quý vị nói “trận đấu vô cùng ngoạn mục” tôi bảo đảm không ai là không hiểu. (Nhưng tôi sẽ không phản đối nếu quý vị nói “một phiên họp đầy kịch tính”!)
- Chữ “khả năng” bây giờ người ta dùng rất bừa bãi, thay cho chữ có thể, có triển vọng. Xin đưa ra vài thí dụ : sau khi thất nghiệp, anh ta có khả năng không còn khả năng trả tiền nhà . Hoặc: Tờ vé trúng độc đắc có khả năng không còn giá trị (hai câu này nghe có trúc trắc không ?) . Còn câu này : “ông A có khả năng làm tổng thống” nghĩa của nó phải là: “ông A có đủ tài để làm tổng thống” . Nhưng không ! hiện giờ trong nước hiểu câu ấy là: “ông A có triển vọng làm tổng thống” ! !
- Chữ “chất lượng” trong nước dùng sai: “quality” là “phẩm”; “quantity" là “lượng” . Bởi vậy chữ quality tiếng việt phải nói là “phẩm chất” mới đúng.
- Chữ Đá : nghiã của từ này là một vật liệu vô cơ, cứng có sẵn trong thiên nhiên . Nó chưa bao giờ mang ý nghĩa một thực thể nổi lên giữa biển. Nếu bảo sáng chế để làm phong phú thêm thì sẽ không thuyết phục nếu sang chế chữ “đá” để sau này cho những chữ như “đảo”, “cù lao”, “hòn”, “bãi”… đi vào quên lãng . Xin quý vị khách quan đánh giá trong các chữ sau đây chữ nào hay và chỉnh hơn : đá Chữ Thập; bãi đá Chữ Thập; cù lao Chữ Thập; đảo Chữ Thập. Dùng chữ “đá” thay chữ “đảo”, e rằng với đà này họ sẽ dùng chữ “nước” thay cho chữ “sông”: bây giờ có “đá Chữ Thập” mai kia sẽ có “nước Đồng Nai”.
- Thay vì: “người mẹ cố tình dìm nước giết con” thì lại cầu kỳ, kiểu cách:“người mẹ cố tình dìm nước gây tử vong cho con”

Còn nhiều, nhiều lắm, tôi chỉ nêu một vài thì dụ. Xin quý vị làm truyền th ông hãy cố gắng bảo vệ, duy trì sự trong sáng; phong phú của tiếng Việt mình vốn đã thoái hóa một cách hết sức thảm hại.
Quý vị đừng lo nói không giống trong nước thì người ta không hiểu. Cứ cho là có những chữ có người không hiểu, nhưng nếu đó là đúng, là hay thì cũng nên học thêm thay vì cứ nhắm mắt dùng những chữ sai . Khi dùng và quảng bá chữ sai là ta vô tình tiếp tay cho kẻ muốn phá hoại tiếng nước ta.

13:04 Thursday,14.1.2016

Đăng bởi:  candid

Em đọc vài bài viết về phong trào Tân thư, trong đấy có bài của giáo sư Vĩnh Sính về giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản đầu thế kỷ 20.

Tham khảo trên mạng

http://www.erct.com/2-ThoVan/VinhSinh/07-Truc_giao_luu-1.htm

12:42 Thursday,14.1.2016

Đăng bởi:  SA

Cám ơn SOI và Candid mình mới biết đến gốc Tây-Nhật-Tàu của các từ đã kể.
Người Nhật ngày nay dùng rất nhiều từ gốc Anh, như kogal (school girl, nữ sinh), rorikon (lolita complex, hội chứng lolita)... Hàn quốc cũng thế, nước đá gọi thông dụng là...Ice water!
Một bận vào 1 cửa hàng Trung quốc, ông chủ quán nói gì mình ko hiểu và mình hỏi lại bằng tiếng Anh. Ông xua tay nhắc đi nhắc lại "Cổ lỗ sư", mình vẫn không hiểu cho đến khi ông đứng dậy dẫn mình ra cửa.
"Cổ lỗ sư" đơn giản là cách ông ta phát âm "closed" (đã đóng cửa).

11:34 Thursday,14.1.2016

Đăng bởi:  Tử Hoa

Cho mình hỏi bạn Candid là bạn đọc sách gì được không? Mình đang học tiếng Nhật và cũng rất hứng thú với đề tài này. Thanks bạn nhiều.

14:01 Wednesday,19.8.2015

Đăng bởi:  candid

Báo cáo các bác em mới đọc được một bài viết nghiên cứu về có rất nhiều từ Hán Việt chúng ta dùng thường ngày hóa ra bắt nguồn từ Nhật, do người Nhật dịch sách phương Tây sáng chế ra, rồi được người Trung Quốc (như Lương Khải Siêu) dùng theo phong trào Tân Thư, rồi sang đến Việt Nam (cũng phong trào Tân Thư).

Các từ rất quen như: lập trường, thủ tục, xã giao, phương pháp... đến các từ khoa học như nguyên tử, phân tử rồi xí nghiệp, phân phối....

17:02 Thursday,16.4.2015

Đăng bởi:  uzii

Một số từ vừa phiên âm, vừa biểu ý Anh - Hán => Hán Việt:

Truyền thống:
- Coca Cola: Khả khẩu khả lạc

Xe cộ:

- B.M.W: Bảo Mã
- Hummer: Hãn Mã
- Land rover: Lộ Hổ
- (Mercedes) Benz: Bôn trì.

Phiên âm ba rọi:

- Southampton: Nam - Hâm Đốn
- Starbucks: Tinh - Ba Khắc
- Talk show: Thoát Khẩu - Tú
- Ice cream : Băng - Kỳ Lâm
- Obama: Ô - Hắc Thán (Than đen)

2:02 Tuesday,17.3.2015

Đăng bởi:  RauMuong NoiGian

Hay quá đi mất thôi! Cảm ơn tất cả những người đã tham gia tranh luận, nhất là tác giả bài đưa ra!
Mới hay mình học mấy ngoại ngữ mà chẳng thông, chẳng giỏi được là cũng có lý do (chứ không chỉ mỗi là do lười và dốt). Vì là tiếng Việt khó quá đi mất thôi. Ối người giỏi ngoại ngữ, nói tiếng Tây, Nhật làm cho Tây khóc thét, Nhật vãi linh hồn mà tiếng Việt lại chưa thạo (dùng cho nó đẹp, chứ ko phải để khoe mình bỉ bai người)
Ôi tiếng Việt ta yêu như máu thịt/ Như mẹ cha ta như vợ, như chồng...
Ối, xin lỗi các cụ, hình như con trích nhầm thơ các cụ thì phải,... Các cụ bỏ quá, tiếng Việt con cũng chưa thạo lắm...ạ!

6:11 Monday,16.3.2015

Đăng bởi:  Phù

Thảo nào! Mình cứ thấy Bịp có vẻ gì đó trịch thượng, khoe kiến thức mà không thèm đọc xem người ta nói gì, hóa ra vì bạn tự hào bạn ở "bển", được học với người "Tây", và khinh người Việt học với người Việt nên hổng thèm nghe, chỉ thích nói. Tuyệt!

23:43 Sunday,15.3.2015

Đăng bởi:  Cùng học tiếng Việt

Nói câu chót nhóe: Mình không ở VN nên mình học tiếng Nhật với người Nhật và bằng tiếng Anh. :D

22:17 Sunday,15.3.2015

Đăng bởi:  Bịp

OK, dừng tranh luận ở đây thôi vì sắp hết ngày nghỉ rồi. Dẫu sao, cách chiết tự từ Kanji cũng là cách thức rất đặc thù của người Việt học tiếng Nhật từ người Việt . Sang trọng hơn là học từ Wiki:D

19:20 Sunday,15.3.2015

Đăng bởi:  Cùng học tiếng Việt

Và mình cũng xin lỗi là mình ngừng tranh luận về cái này với Bịp ở đây nhé.

19:19 Sunday,15.3.2015

Đăng bởi:  Cùng học Tiếng Việt

Ok, mình xem lại thì nhận thấy mình nói sai ở điểm "Họ dùng các từ có âm Hán Nhật tương đương với âm Tây, với điều kiện khi ghép lại, cũng phải có ý biểu thị phần nào khái niệm đó".

Chính xác mà nói thì khi phiên âm họ lấy âm là chính, và nếu lấy được nghĩa nữa thì càng tốt. Chữ "câu lạc bộ" là một trong số các chữ vừa biểu được âm, vừa biểu được ý, vì vậy mình mới đi chiết tự ra. Cái này mình thú thật là mình lấy nguồn từ mục "Phono-sematic matching" trên wikipedia tiếng Anh. http://en.wikipedia.org/wiki/Phono-semantic_matching

Nói như vậy để Bịp thấy là cái "câu lạc bộ" không phải do mình bịa ra.

Cũng theo trang đó thì còn nhiều chữ phiên âm khác cũng hợp về âm (phono-) và về nghĩa (semantic) nữa trong tiếng Nhật như chữ thuốc lá tabako. Trước khi dùng katakana thì người Nhật dùng 2 chữ "yên thảo" (煙草 cỏ hút) để gọi thuốc lá. Lần này họ không dùng âm Hán Nhật nữa mà dùng âm Nhật là taba (hút) và ko (chỉ cây cối, con vật, ở đây dùng như "cỏ").

Nói ké vào tí: Bịp dùng lý lẽ "người Nhật hẳn hoi, sông bằng nghề dạy tiếng Nhật" để dẫn chứng cho lập luận của Bịp thì không hợp lý lắm. Không phải ai là người Nhật, đi dạy tiếng Nhật thì mỗi phát ngôn đưa ra đều là kinh điển để mọi người lui cui ghi chép lại và học theo.

18:43 Sunday,15.3.2015

Đăng bởi:  Bịp

Bịp không nói bạn chiết tự từ Katakana. Bạn nói người Nhật có hẳn một cách thức chiết tự từ Kanji ra thì bạn thử giải thích xem 仏- 蘭- 西 nghĩa nó ra làm sao? Vì nếu 倶楽部 có nghĩa là " nơi mọi người cùng vui" thì France viết bằng Kanji cũng có thể dịch nghĩa theo cùng một cách đó?!
Mình không rõ có phải do lượng từ mượn nhiều nên người Nhật nghĩ ra bảng chữ katakana hay không. Nhưng có người Nhật hẳn hoi, sống bằng nghề dạy tiếng Nhật hẳn hoi lại nói với mình là hệ chữ katakana,hiragana,romaji nữa mục đích sính ra để tăng lượng người biết đọc biết viết tiếng Nhật lên ( Thực tế là ngay trong thời điểm hiện tại, không phải người Nhật nào cũng biết đọc báo). Sự thay thế này cũng tựa như người Việt dùng chữ Quốc ngữ để thay chữ Hán và chữ Nôm mà thôi.
Mình chẳng để ý bạn là ai, soi là gì với bạn nhưng cái gì mình thấy đúng thì mình nói. Theo mình cách nói của mình là ôn hòa và phù hợp với việc bạn bảo mình đọc chưa thông :D.

17:22 Sunday,15.3.2015

Đăng bởi:  Cùng học Tiếng Việt

Mình KHÔNG chiết tự từ katakana ra. Mình GHI RÕ RÀNG ở trên là người Nhật ban đầu (chính xác là khoảng thời Minh Trị/Đại Chính, họ dùng gọi khái niệm club là 倶楽部. Họ có 1 đống các từ mà họ gọi là ateji (từ thay thế) để phiên âm tiếng Tây. Họ dùng các từ có âm Hán Nhật tương đương với âm Tây, với điều kiện khi ghép lại, cũng phải có ý biểu thị phần nào khái niệm đó. Từ đó họ dùng 3 chữ "câu" 倶, "lạc" 楽 và "bộ" 部, đọc âm Hán Nhật là cư-rác-bự gần giống club của Tây, nghĩa là "nơi mọi người cùng vui". Mình không tự chế ra cách chiết tự đó, người Nhật chế ra thì có.

Mình cũng đã nói là sau thế chiến thì người Nhật mới bắt đầu dùng katakana để phiên club. Rõ ràng là sau này, giống như anh Tùng và mọi người nói ở các comment sau, khi mà lượng từ mượn quá nhiều, thì người Nhật và cả người Tàu mới không quan tâm tới việc chuyển ý nữa mà chỉ lo chuyển âm thôi.

Còn về chữ furansu của bạn. Ban đầu người Nhật dùng 3 chữ kanji 仏蘭西 Phật Lan Tây để gọi, đọc là furansu. Về sau này khi phong trào dùng katakana lan mạnh thì họ dẹp kanji và dùng katakana thôi. Nếu bạn đọc được tiếng Nhật thì lên wiki tiếng Nhật, trang nói về nước Pháp sẽ thấy ngay.

Mình rất muốn trò chuyện ôn hòa (Soi cũng muốn vậy) nên mình mong Bịp đọc kĩ hết rồi phán mình "thánh" rồi "Vũ Chất" này nọ. Cảm ơn Bịp.

13:40 Sunday,15.3.2015

Đăng bởi:  Bịp

Bịp không thông nổi mớ chữ của bạn thì đúng hơn. Bạn chiết tự như thế thì Bịp thấy chẳng khác Từ điển Vũ Chất là mấy. Không tin thì bạn cứ dùng nguyên cách đó để giải thích từ France - フランス - Phát âm giống "hù lao sự" hơn là "furansu") ra thì sẽ rõ. Đơn giản chỉ là cách phiên âm của người Nhật thôi, họ dùng thậm chí cả Romaji để phiên âm cho tiện chứ có phải đâu như bạn nói

1:14 Sunday,15.3.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

@Candid: mình diễn đạt không chính xác. đúng là bính âm chữ khoái là kùai còn chữ khả là kẻ, và bính âm cocacola thì đọc là ké kỏu kẻ lè. Nếu dịch đúng âm ra hán việt sẽ là khả khẩu khả lạc. Nhưng người tàu sử dụng chữ khả khẩu và khoái khẩu cùng nghĩa, sở dĩ gọi là khả khẩu để gần với phiên âm, nhưng meaning là khoái khẩu. vì nếu đúng ngữ pháp thì chữ khả phải đi với động từ, chứ không đi với danh từ. Dịch khả khẩu là vừa miệng cũng được, nhưng thực ra không chính xác lắm.

0:30 Sunday,15.3.2015

Đăng bởi:  Cùng học Tiếng Việt

Gửi Bịp:

Hình như Bịp đọc chưa thông hay chưa kỹ mớ chữ mình viết trên kia mà vội phong thánh cho mình rồi.

Mình không lôi katakana ra để mà phán câu lạc bộ là nơi mọi người cùng vui. Mình bảo là thời kỳ đầu, người Nhật dùng Hán tự để phiên chữ Tây, rồi mình lấy các chữ Hán "câu", "lạc", "bộ" để tách nghĩa "nơi mọi người cùng vui". Khái niệm này có tên tuổi rõ ràng là ateji (chữ thay thế), không phải cái mình phịa ra.

Cái katakana chủ yếu sau thế chiến 2 người Nhật mới dùng để phiên chữ Tây. Trước thế chiến, lúc đô hộ Việt Nam, họ gọi mình bằng tiếng Hán Nhật là Ét-chư-nan. Sau thế chiến, dần dần họ mới chuyển thành Bệt-tô-nam.

23:02 Saturday,14.3.2015

Đăng bởi:  admin

@Bip: Sửa rồi nhé bạn :)

22:43 Saturday,14.3.2015

Đăng bởi:  Bịp

Nhờ Soi sửa Prance thành France. Cảm ơn. Có một câu chuyện thế này cũng muốn chia xẻ với các bạn. Thời kỳ trước Bịp học ngoại ngữ toàn tự phiên âm theo kiểu An Nam thôi, thấy cách đó rất tiện. Chẳng những nắm được cách phát âm mà nắm được luôn cả ngữ điệu nữa. Tất nhiên là bạn cùng học đều chê là dốt, lắm đứa lại còn chẳng thèm chê chỉ bụm miệng cười. Bịp thấy dân Nhật nghĩ hẳn ra bảng chữ Katakana để phiên âm những từ ngoại lai tại sao người Việt khi học ngoại ngữ lại cứ phải bắt nhau phiên âm bằng ký tự "giun dế"? Có lắm người nhất định trong một đoạn tiếng Việt (dẫu nói hay viết đi nữa) thể nào cũng phải cho tí tiếng nước ngoài vào. Thấy nói thời lâu lẩu là Tiếng Pháp. Sau hồi "lâu lẩu" là tiếng Nga (nếu ở Miền Bắc). Sau này thì tiếng Anh hoặc quay trở lại tiếng Pháp... Có lần Bịp sa chân vào một phòng thí nghiệm Dược thấy có cụ phang hẳn tiếng Latinh - Cái gì cũng "cum cum" váng hết cả đầu...Bịp thấy nể cái sự cần mẫn ấy quá!

19:35 Saturday,14.3.2015

Đăng bởi:  Bịp

Chịu cách giải thích của @ cùng học tiếng Việt quá đi!
クラブ = Từng này thứ - Quá thánh!
"câu (ku) = cùng
lạc (raku) = vui
bộ (bu) = cái nơi.
Câu lạc bộ = nơi mọi người cùng vui"
Theo Bịp hiểu thì bảng ký tự Katakana của mấy cậu Nhựt Bổn sử dụng để phiên âm từ mượn - Nghĩa là các từ có gốc ngoại lai (Anh, Pháp, Bồ...) phiên âm lại cho dân bản địa dễ đọc. Cũng na ná như Pú lít = Police, Phú lang sa = France...của các cụ nhà ta vậy.
Vê chữ クラブ - đọc là : Ka láp bự ( thôi thì phiên âm quách bằng tiếng An Nam cho nó dân dã) Đơn giản chỉ là từ Club được phiên âm lại mà thôi. Giải thích kiểu @ cùng học tiếng Việt thì trong trường hợp từ ベトナム tức là Việt Nam - Đọc là Bệt - tô - nam - mự :D phải giải thích sao đây?

16:21 Saturday,14.3.2015

Đăng bởi:  candid

@bác Riêng chung:

Số phận dân tộc còn không tránh khỏi nữa là cá nhân. Em cũng nghĩ là nếu cụ nguyễn An không được gọi là kiến trúc sư thì chí ít cũng là tổng công trình sư qua job description của cụ. :D

14:58 Saturday,14.3.2015

Đăng bởi:  Riêng&Chung

Vâng ạ anh Tùng, sáng tạo thực thụ trong kiến trúc và nhiều lĩnh vực khác có lẽ là thuộc tính của phương Tây, có tính dương (?). Tập trung nhất vào sau cách mạng công nghiệp (?).
Còn Đông Á thường tuân thủ "quy chế pháp thức", và cũng đề cao "thay đổi để thích nghi", có tính âm (?), nên kiến trúc của nó cũng thiếu tính sáng tạo kiểu phương tây. Và do Đông Á thiếu cách mạng công nghiệp thực thụ (là thứ cách mạng xuất phát từ sự thúc đẩy của thương mại) nên thuộc tính "âm" này tồn tại mãi hàng nghìn năm đến nay, tuy đã có chút biến đổi. Có lẽ nguyên nhân từ Khổng và Lão: Khổng Tử quy tội cho sáng tạo là một thứ "tâm cơ", chỉ dẫn đến mưu mô tranh đoạt, Nho giáo cũng chế ức thương mại.

@ Candid. riengchung không rành chữ 可 đọc theo Hán Việt gồm những âm gì, suy cho cùng đây là quyền của người VN. Tra từ điển Hán Việt trên mạng thì có âm Khả và Khắc, ứng với tiếng phổ thông TQ là kě, kè. Có thể từ điển này không liệt kê hết. Theo Tân Hoa tự điển của TQ thì chữ 可 chỉ có 2 cách đọc kě, kè nêu trên, còn chữ Khoái (快)chỉ bính âm là kuài. Không tìm thấy cách đọc giống nhau giữa 可 và 快. Vậy có thể anh Tùng dựa theo cách đọc của người Quảng Đông - Hongkong, Phúc Kiến-Đài Loan chăng (không phải âm phổ thông), hoặc anh Tùng đã dựa vào một tài liệu đặc thù nào đó?

Về cụ Nguyễn An, không biết ta nên tự hào, hay nên thương xót cho số phận của cụ?

8:50 Saturday,14.3.2015

Đăng bởi:  candid

Em thấy sách TQ có ghi Nguyễn An thế này:

"Nguyễn An tự tay vạch kiểu, thành hình là lập được thế, mắt ngắm là nghĩ ra cách làm, tất cả đều đúng với quy chế. Bộ công và các thợ thuyền đành chịu khoanh tay, bái phục, nghe ông chỉ bảo, sai khiến, thật là người đại tài, xuất chúng."

8:34 Saturday,14.3.2015

Đăng bởi:  candid

em không rõ bính âm khoái với khả thế nào. Bác Riêng chung biêt thì chỉ cho.

Em thấy có người phiên âm thành khoái khẩu khoái lạc nhưng không phổ biến.

7:37 Saturday,14.3.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

candid
chữ khoái khẩu khả lạc và khả khẩu khả lạc trong tiếng trung đọc hoàn toàn giống nhau và đều có nghĩa nên viết thế nào cũng được.

7:34 Saturday,14.3.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

riêng chung
tất nhiên trong doanh tạo pháp thức có nhiều kiểu nhà, nhưng cho dù hàng trăm kiểu thì nó vẫn là cuốn sổ tay thi công những kiểu đó, khác với một cuốn dạy về nguyên lý tạo hình mới.
Thợ làm nhà ngày xưa thường gọi là thợ ngõa, thực ra là thợ lợp mái ngói, vì đây là công đoạn khó nhất. Nhưng để lợp được mái thì tất cả phần mộc còn lại phải ổn, vì thế cả tốp thợ được gọi là thợ ngõa, coi phần mộc như điều kiện cần. Thực tế, người lợp ngói có thể làm những phần mộc còn lại, chẳng qua họ cao tay nhất nên chịu trách nhiệm phần lợp. Vì thế cũng gọi thợ mộc làm nhà là thợ ngõa. còn thợ mộc làm đồ gỗ nội thất thì thường gọi là thợ ngang.
Những công trình lớn ngày xưa thường bao gồm 2 phần chính: bố trí các công trình trên khuôn viên, và chi tiết từng công trình. Việc bố trí các công trình thì thường theo các ý nghĩa phong thủy, cảnh quan, biểu tượng v.v. và thường do các học giả đảm nhiệm. Còn chi tiết từng công trình thì nằm trong phạm vi tạo tác của gánh thợ, tất nhiên là có thông qua trao đổi, thống nhất với chủ đầu tư. Còn sáng tạo kiến trúc theo kiểu tạo ra các dạng không gian, vật liệu mới cho từng công trình thì ngày xưa chắc chắn không có nghề này.

7:30 Saturday,14.3.2015

Đăng bởi:  candid

Đọc sách Phúc ông tự truyện của Fukuzawa và các sách khác thì thấy ban đầu người Nhật mở cửa với phong trào Hà Lan học đã dịch rất nhiều sách vở chuyên ngành từ tiếng Hà Lan. Sau này với sự xuất hiện của tàu chiến Mỹ thì mới chuyển sang đọc và dịch sách tiếng Anh. Không rõ trong các từ của người Nhật dịch có từ nào dịch từ tiếng Hà Lan? :D

7:04 Saturday,14.3.2015

Đăng bởi:  candid

Em không biết chính xác nên chỉ nêu dữ kiện thôi.

Mà Coca Cola phiên âm hình như là Khả khẩu khả lạc, dễ uống dễ vui.

6:00 Saturday,14.3.2015

Đăng bởi:  Riêng&Chung

Đúng như anh Tùng nói về việc phân biệt "xa" với "gần" trong cách phiên âm (chẳng hạn từ america sang tiếng Nhật với Trung), là phụ thuộc chính ngôn ngữ bản địa, không nói được ai xa ai gần.
Có lẽ ngầm ý của xa-gần là nó giống với cách phiên âm của tiếng Việt hay không mà thôi. Tức là so với ngôn ngữ thứ 3, 4...
Chẳng hạn, từ McDonald's người Việt đọc là Mắc Đô nan, thế là những người từ Anh, Mỹ về nghe cứ buồn cười (thậm chí nhận xét là quê mùa nọ kia vì khác tiếng Anh quá). Nhưng bật google dịch lên cho nó đọc theo các ngôn ngữ khác nhau, mới thấy người Việt đọc Mắc Đô nan chả buồn cười lắm, vì khá giống người Pháp và một số nước khác.

Có lẽ trong ngôn ngữ nước nào cũng có hiện tượng dịch âm (phiên âm) và dịch nghĩa. Nhiều trường hợp tồn tại cả hai cách dịch. Chẳng hạn từ "tay lái" của VN dùng song song với ghi-đông, vô-lăng. Cũng có thể chỉ có từ phiên âm: Mi-cờ-rô (nay gọi là Mic hay mích, cho tiện). Người TQ ngày nay có vẻ rất chịu khó dùng các từ dịch nghĩa, để thay thế các từ dịch âm. Chẳng hạn từ email. Vốn có hẳn mấy ông giáo sư ngôn ngữ dịch âm thành 伊妹儿, hán việt sẽ đọc thành yi muội nhi. Nhưng giờ chẳng ai dùng, mà gọi là "hộp thư điện tử", "thư điện tử". Hơi buồn cười là từ Y muội nhi được biên soạn vào giáo trình Hán ngữ cho người nước ngoài, nên nhiều thầy trò tiếng Trung ở VN vẫn phải học từ này.

Tiếng Việt dịch phiên âm, có lẽ đa phần là cấu tạo từ các đơn từ vô nghĩa, ví dụ Mi-cờ-rô, Vô-lăng, ghi-đông, phoóc-ba-ga. Việc dịch thành cô ca cô la, chắc là có yếu tố tình cờ. Khi sang Pepsicola là hết ý nghĩa.
Hiện nay tiếng Trung dịch âm địa danh, tên riêng nước ngoài cũng theo xu hướng vô nghĩa hóa, tức là không quan tâm nghĩa của mỗi chữ Hán trong đó nữa. Vì nhu cầu "chuyển ngữ" bây giờ quá lớn. Nhưng với việc dịch các thương hiệu thì khác. Trừ các thương hiệu dễ dàng dịch nghĩa (như Oracle, Microsort...), thì loại thương hiệu phải dịch âm rất cần trau chuốt lựa chọn các chữ Hán. Vì thương hiệu có đòi hỏi tác động tâm lý rất cao, thậm chí quyết định thành bại của thương hiệu đó tại thị trường mới. Người TQ quả là dày công để dịch từ Cocacola (Khả khẩu khả lạc - ngon miệng và vui vẻ), Pepsicola (bách sự khả lạc - trăm sự đều vui), hay nước hoa Chanel (Hương nại nhi - sao thơm thế, thơm lâu thế) v.v...

===
Anh Tùng,
Kiến trúc là từ dịch nghĩa, không phải dịch âm (phiên âm), vì thế không cần so sánh âm đọc của nó với tiếng Anh. Các từ Kinh tế, dân chủ v.v... cũng vậy

Doanh tạo pháp thức đúng là có tác dụng như cuốn sổ tay cho thợ mộc làm nhà. Gốc của nó từ tài liệu "Mộc kinh" mà ra. Nhưng nó đủ cả phần khung gỗ lẫn mái ngói, tường gạch, móng đất đá, hoa văn trang trí v.v... Nếu so với kiến trúc phương Tây nói chung, chắc hẳn hình thức kiến trúc ghi trong Doanh tạo pháp thức là khá ít, nhưng không phải chỉ một loại nhà và thay đổi kích thước với chi tiết đi là được. Chẳng hạn mái nhà có mấy kiểu đơn, cũng có cách ghép 2-3 bộ mái với nhau, hay khung nhà có thể hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn v.v...

Về tính sáng tạo và vai trò của Kiến trúc sư, trong thế giới truyền thống của TQ cũng không thấy. Mà hầu như chỉ thấy chữ Thợ. Tuy nhiên cần bàn thêm chữ Thợ trong tiếng Trung, có nghĩa nhiều hơn chữ Thợ ngày nay ở VN. Giáo trình kiến trúc quy hoạch của TQ hay trích câu này từ sách "Chu Lễ khảo cung ký" (周礼考工记) viết đại ý là: người thợ xây dựng đô thành (dùng từ "quốc") vuông 9 dặm, mỗi bên 3 cổng, mỗi chiều dọc ngang có chín con đường v.v... Tầm cỡ thợ trong sách này chắc phải ngang với tổng công trình sư. Thợ ngoài nghĩa thông thường, còn nghĩa là người tài ba bậc thầy.

Nghĩa của từ Doanh tạo trong "Doanh tạo pháp thức" nghiêng về tạo dựng, thi công vì đã có "pháp thức" (cách thức, phương pháp), chứ không mang nghĩa trực tiếp về sự sáng tạo. Nhưng riêng chữ Tạo lại có cả nghĩa sáng chế, thậm chí bịa đặt, hư cấu.

0:22 Saturday,14.3.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

Mình chưa hiểu ý candid nói người Tầu hay chuyển âm r thành l là ý gì? phải chăng để nói chữ ra trong kurabu thì được chuyển thành chữ le? điều đó không có nghĩa, vì khi chuyển từ tiếng nhật sang tiếng tàu, lại không cần chuyển âm, vì đã có sẵn chữ viết giống nhau, chỉ cần đọc chữ đó bằng tiếng Trung là từ âm ra sẽ thành âm le. Mặt khác, âm gốc của chữ club cũng là chữ l, chẳng cần phải chuyển từ tiếng Nhật mới ra chữ l.
Ngược lại, người Nhật không nói được chữ l, nên nếu phát âm chữ lắp thì sẽ ra chữ rab. mà họ đọc chữ lè (lạc) tiếng Trung thì cũng thành chữ ra. Vì thế chẳng thể khẳng định là họ phiên âm trực tiếp từ tiếng Anh hay là chuyển từ phiên âm tiếng Trung qua.

0:09 Saturday,14.3.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

Tất nhiên là khi người nhật phiên âm thì sẽ ra chữ khác với người Tàu, vì cùng một âm thì từ gần nghĩa nhất có âm đó ở tiếng Nhật sẽ khác tiếng Trung, giống như chữ mê trong America người Tàu thấy gần nhất với âm chữ mỹ đẹp, (mei) còn người nhật nghe giống âm chữ mễ gạo (kome) nhất. Trong khi đó phát âm chữ mễ - gạo ở tiếng Trung lại là mi, còn chữ mỹ - đẹp trong tiếng Nhật lại đọc là bi, đều không giống với âm gốc.

Mình chỉ muốn nói là âm kurabu và ju le bu đều gần với âm chữ club, lại đồng nghĩa với nhau theo cả cách dùng từ thông dụng ở mỗi ngôn ngữ, vì thế không thể dựa vào việc giống hay xa âm gốc để nói là chữ này được chuyển qua phiên âm Hán Nhật rồi mới sang tiếng Trung hay là phiên âm ra tiếng Trung trước rồi chuyển sang Hán Nhật.

Chẳng hạn phiên âm cocacola tiếng trung là Ke kou ke le thì gần với phát âm của người Trung chữ cocacola hơn hẳn chữ Khoái khẩu khả lạc nếu dịch ra Hán Việt, vì thế ta có thể nói chữ đó phải được phiên âm ra tiếng Trung trước, rồi mới từ đó ra tiếng Hán Việt.
Ngược lại phiên âm ra tiếng Việt trước là Cô ca (hát) cô la (hét) thì từ đó dịch sang tiếng Trung sẽ là Ta chang ta jiao, âm sẽ rất khác với âm gốc.

Hay chữ câu lạc bộ trong Hán Việt thì quá xa với cách từ thông dụng tiếng Việt nên chắc chắn không phải phiên âm trực tiếp ra Hán Việt mà là chuyển từ tiếng Trung qua.

23:02 Friday,13.3.2015

Đăng bởi:  candid

Có một điểm khi phiên âm người TQ hay chuyển R thành L như Rodin thành Lỗ Đan.

23:01 Friday,13.3.2015

Đăng bởi:  Cùng học tiếng Việt

"thực ra thì hán nhật hay tiếng trung đều cùng một cách phiên âm, chữ club (cơ la bơ) phiên âm thành Kurabu hay Ju le bu là như nhau. chẳng có cái nào gần hay xa âm tiếng Anh hơn cả."

Anh Tùng nói như vậy cũng chưa chính xác lắm. Tùy theo TQ hay Nhật phiên âm mà ta sẽ có được chữ Hán khác nhau, vì bản thân cách đọc của tiếng TQ hiện đại đã khác với cách đọc Hán-Nhật, vốn phát triển từ âm đọc thời Nam Bắc triều (tức go-on hay Ngô âm), thời Hán (kan-on Hán âm), thời Đường (tô-on Đường âm).

Nhiều chữ phiên âm kiểu này nghe có vẻ giống nhau như câu lạc bộ, châu Á,... nhưng cũng có chữ khác. Lấy ví dụ nhanh gọn lẹ là chữ America. Mục đích ở đây là xem hai bên dùng chữ Hán nào để ký âm âm "mê" trong a-mê-ri-ca.

Người TQ và người VN gọi là nước Mỹ hay Mỹ quốc, dùng chữ mỹ 美 (đẹp), vốn có âm TQ ký bằng pinyin là měi.

Còn người Nhật thì tuy sau thế chiến chuyển hết sang gọi là Amerika, nhưng trước đó, họ gọi là Mễ quốc, dùng chữ mễ 米 (gạo). Chữ này người Nhật đọc âm Hán Nhật là mê hoặc bê. Nếu họ dùng chữ mỹ (đẹp) thì họ sẽ đọc là mi.

21:15 Friday,13.3.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

riêng chung
Chữ khoái khẩu khả lạc tiếng Trung là dịch rất đắc, vì nghĩa thông dụng, mà âm cũng rất gần với gốc. Nhưng khi chuyển sang Hán Việt thì nghĩa ít người hiểu, mà âm cũng khác xa quá, nên ít người dùng. Ta phiên âm thuần Việt hơn là Cô Ca (hát) Cô la (hét), cũng được vui, tuy không có nghĩa sát được như phiên âm tiếng Trung. Khi đó không biết Pepsicola sẽ phiên âm thế nào nhỉ.

21:14 Friday,13.3.2015

Đăng bởi:  Riêng&Chung

"Kinh tế" chắc chắn không phải là phiên âm rồi ạ. Thường thì các danh từ riêng, hoặc danh từ chỉ các sự vật sự việc "mới lạ" đối với người Nhật/Trung lấy bấy giờ mới được dịch phiên âm. Ta cũng có thể thấy chúng qua mảng từ Hán Việt như Nã Phá Luân, Đức, Pháp, câu lạc bộ.
Riêng với Kinh tế học, là từ do người Nhật dịch từ economics. Ban đầu người TQ dịch là "sinh kế học". Có lẽ người TQ rất hiểu từ "kinh bang tế thế", kể cả khi nói gọn là kinh tế, thì vốn cũng bao hàm cả kinh tế lẫn chính trị v.v..., nên không muốn dùng từ này để dịch economics. Trong khi đó người Nhật mượn "kinh bang tế thế" từ TQ sang, có lẽ ít chịu những ràng buộc cố hữu, nên dùng luôn từ kinh tế một cách thoải mái hơn.

20:57 Friday,13.3.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

Riêng chung
Chữ kiến trúc và từ architecture chẳng thấy liên quan gì về mặt ngữ âm cả. Kiến trúc nghĩa là kiến tạo nên những cấu trúc, rất có thể là một sáng tạo từ gốc Hán, nhưng theo nghĩa mới của ngành kiến trúc, là sáng tạo ra loại cấu trúc không gian.
Doanh tạo thiên về phần hoạt động của thợ thủ công, để tạo dựng nên những cơ đồ nhà cửa theo nghĩa thi công. Doanh tạo pháp thức là sổ tay cho thợ mộc làm nhà. Trung quốc trước kia vốn không có kiến trúc sư như là một nghề riêng biệt, nhà thường thì do thợ cả kiêm nhiệm, các lâu đài thì có thể do học giả nào đó, nhất là người tinh thông phong thủy bố trí, nhưng về cấu trúc, hình khối thì vẫn cùng một kiểu nhà truyền thống, chỉ biến đổi kích thước, chi tiết một chút.
Khi đọc sách phương Tây, mới thấy vai trò kts chủ yếu là sáng tạo ra các cấu trúc không gian khác nhau, thì người ta tìm một từ để dịch nghĩa đó, chứ không phải là phiên âm như trường hợp câu lạc bộ hay cocacola, pepsicola.
Chữ kinh tế nếu có xuất xứ phương Tây thì chắc cũng là cách dịch nghĩa, chứ không phải phiên âm.
Một ví dụ vui cho phiên âm: inspiration phiên thành Yên Sĩ Phi Lý Thuần

20:35 Friday,13.3.2015

Đăng bởi:  Riêng&Chung

@ bạn Candid. Đúng như bạn nói, người TQ thừa nhận rất nhiều từ Hán được mượn ngược lại từ tiếng Nhật, do người Nhật dùng các từ này để dịch ngôn ngữ phương Tây. Trong đó có cả từ Kiến trúc.
Người TQ trước đây dùng từ Doanh Tạo (营造, ying zao)để chỉ cách thức xây dựng cung điện (có hẳn cuốn "Doanh tạo pháp thức" cho triều đình ban hành). Bên cạnh đó một vài cá nhân viết sách có dùng từ Kiến trúc theo nghĩa xây dựng (động từ). Người Nhật ban đầu cũng dùng từ Kiến trúc như động từ, khi dịch tài liệu phương Tây (tương truyền là từ tiếng Hà Lan). Nhưng sau đó kết hợp dịch từ tiếng Anh v.v... thì người Nhật đã dùng Kiến trúc như một danh từ, để dịch từ architecture. Đây là điều người TQ chưa từng làm, trước đây họ gọi đối tượng của xây dựng là "thành", "quốc", "ốc" iếc gì đó mà không dùng từ kiến trúc.
Có điều không biết tiếng Việt mình dùng từ Kiến trúc là mượn thẳng từ NB hay là gián tiếp qua TQ.
@ Anh Tùng: thú vị ở chỗ người TQ cũng dịch Pepsicola thành Bách sự khả lạc (百事可乐), cũng rất đắc nghĩa, và "cạnh tranh" với Cocacola. Nhưng không biết có phải mượn từ tiếng Nhật sang hay tự dịch.

20:33 Friday,13.3.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

thực ra thì hán nhật hay tiếng trung đều cùng một cách phiên âm, chữ club (cơ la bơ) phiên âm thành Kurabu hay Ju le bu là như nhau. chẳng có cái nào gần hay xa âm tiếng Anh hơn cả. chỉ có điều nếu nói nước Nhật có tiếp xúc sớm hơn nên đã dịch từ đó trước thì cũng có thể.

Còn chữ kinh tế thì giải thích thế nào từ phiên âm nhỉ. Mình tưởng đó chính là chữ kinh bang tế thế mà ra, hóa ra là từ phiên âm à.

14:07 Friday,13.3.2015

Đăng bởi:  candid

Em cũng cùng thắc mắc về sự vòng vèo của từ này search thử thì thấy có người giải thích như sau:

"Bạn thử xem âm club (kơ-lắp-bơ), còn Câu lạc bộ chữ Hán viết 俱乐部 có pinyin là Jù lè bù (dùng tiếng Việt phiên âm là chuy lưa bu), thật khác xa với âm tiếng Anh.
Từ câu lạc bộ đúng là bắt nguồn từ từ club của tiếng Anh, nhưng đây là cách dùng của người Nhật, cụ thể là âm Hán Nhật (Kanji). Nhật là nước châu Á sớm có nền kinh tế tư bản và dịch sách các nước châu Âu, khi dịch từ club, họ dùng chữ Hán Nhât 俱樂部 với âm Nhật là Kurakubu (Kư-rác-kư bư), bạn thấy đấy rất gần với âm tiếng Anh club.
Sau đó cách phiên âm của Nhật được Trung Quốc và các nước sử dụng âm Hán sử dụng lại, và chữ 俱樂部 được Trung Quốc đọc là Jù lè bù, Việt Nam đọc là Câu Lạc Bộ.
Có rất nhiều từ Hán Việt có nguồn gốc từ tiếng Hán Nhật, sao đó được người Hán dùng, rồi lại được các nước có dùng từ gốc Hán sử dụng lại như từ câu lạc bộ, từ Kinh tế cũng như vậy đấy."

13:35 Friday,13.3.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

Mình không rõ nguồn gốc chữ câu lạc bộ có phải từ tiếng nhật hay không, và vì sao một từ tiếng Nhật lại vào VN, tức phải qua Nhật -Trung -Hán Việt. nhưng cách phiên âm này rất phổ biến khi phiên âm tiếng Tây sang tiếng Tầu, rồi từ đó qua đường Hán Việt mà vào VN.

Có một chữ mình thấy người Tàu phiên âm cũng đắc nghĩa mà vui, là Cocacola phiên thành Khoái Khẩu Khả Lạc.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả