Nghệ sĩ Việt Nam

Oriental Influences: Thành Chương, Đặng Xuân Hòa, Hồng Việt Dũng... tại Texas

ORIENTAL INFLUENCESTriển lãm nhóm của sáu hoạ sĩ Việt Nam nổi tiếng:Đặng Xuân Hòa – Đinh Quân – Hà Trí HiếuHồng Việt Dũng – Phạm An Hải – Thành Chương International Modern Art Gallery, LLC1802 Sunset Blvd, Houston, Texas 77005, MỹKéo dài từ 2 Tháng Hai – 27 Tháng Ba, 2015 Đây là thời điểm […]

Ý kiến - Thảo luận

13:02 Monday,23.3.2015

Đăng bởi:  Bop

"Vặn mình" là từ chuyên ngành của mấy môn "khiêu vũ", "xiếc uốn-zẻo" và/hoặc "cột sống trị liệu", Linh Cao áp vào 6 cụ ông nam-nhi hoạ sĩ lừng lững như vậy liệu các cụ có ưng không ? Nhưng lại gợi nhớ khí thế toàn ngành mỹ thuật thạch sanh thuở nào "zũ bùn đứng-zậy choái loà" hàhà :))))
Chúc 6 cụ đã đi là đánh, đã đánh là thắng !

12:48 Sunday,22.3.2015

Đăng bởi:  Linh Cao

Thầy Thượng viết bài này rất chừng mực, em thấy mọi người đều đã quá lời khi cmt vào những ý vụn . Mà không hiểu rằng trải dài qua hai thập kỷ, các thế hệ đàn anh này ít nhiều đã có cống hiến. Không yêu nghề thì làm sao có những bước vặn mình đứng dậy ngoạn mục như vậy? Họ đúng là những hoạ sỹ có name, ai không đồng ý, thì cứ tập trung vào tên tuổi chính mình đi. Còn vấn đề đóng góp được đến đâu cho tạo hình, cho Cộng đồng, thì các bác ấy rất khiêm tốn, không bao giờ la hét như những con dê cỏn be be kia. Tư chất làm nên số phận, câu này rất Tây, thôi em cũng trích ra đây. Em chào !

6:21 Sunday,22.3.2015

Đăng bởi:  Lan Man

Cái câu quảng cáo: "Triển lãm nhóm của sáu hoạ sĩ Việt Nam nổi tiếng" thật hết sức nghiệp dư, lá cải. Căn cứ vào đâu thì đủ phong danh "nổi tiếng"? Nghe như quảng cáo thuốc cao ở vùng sâu vùng xa để lòe dân quê. Giống kiểu: siêu mẫu, nam vương, diva, divo tự phong he he...

20:37 Saturday,21.3.2015

Đăng bởi:  IQ ABC

Đồng ý với Bop.
Không hiểu từ đâu (từ bao giờ) bác Thượng lại lấy việc học ở trường Yết Kiêu ra để làm thước đo nghệ sĩ vậy nhỉ?!

18:42 Saturday,21.3.2015

Đăng bởi:  Bo la ba la

Mỹ thuật việt nam và bình xăng đã cạn, bản chất là không có gì mới nhưng vì tiền cứ phải vẽ đi vẽ lại 1 kiểu. Sáng tạo ở đâu, nhân văn ở đâu. Do mình đói, mình nghèo, âu là theo cái đạo ở Ngô quyền phủ. Sáng tạo nội dung k, ý tưởng không, hình thức thập kỷ vẫn thế. Không may cho ai yêu, k may cho ai sở hữu thứ cổ phiếu mỹ thuật rớt giá này. Bài học cho nghệ sỹ trẻ tránh noi theo nhé.

17:38 Saturday,21.3.2015

Đăng bởi:  Bop

Mềnh thấy mục zới thiệu HS Hà Trí Hiếu thừa câu "...không học trường Mỹ thuật Yết Kiêu (Đại học Mỹ thuật Hà Nội)..."

Sao cứ phải lấy trường này lò kia za hù zọa nhau thế?

Quan trọng là tranh của ông, tượng của ông, hay chí ít là tư cách nghệ sị của ông chứ ???

14:27 Saturday,21.3.2015

Đăng bởi:  হো চি মিন

Khéo tay mà trí không khôn
Xét ra ở nước Nam ta mới có các nghề mỹ nghệ là thịnh, phàm nghề khéo toàn là các nghề trang sức cả, còn mỹ thuật thì chưa có gì sánh được với các nước;
nhưng ngay trong mỹ nghệ cũng chưa có kỷ luật, chưa có thể thống gì, chưa phân rõ các kiểu cách, các thời đại, các lề lối, các phương pháp;
thợ thuyền phần nhiều là những người vô học, phi quen tay phóng lại lối cũ, thời bắt chước chép của người ngoài, thành ra tay có khéo mà trí không khôn, không biết biến báo mà vẫn giữ được tinh thần cốt cách cũ, tồn cổ mà khéo ứng dụng về đường sinh hoạt mới;
nóí tóm lại là không có trí sáng khởi (1) khôn ngoan, gây ra trong mỗi nghề một cái thể thức trang nghiêm mà đặc biệt.
Cho nên các nhà nghề ta, không thể bằng cả ở cái tay khéo được, cũng phải tập cho có cái trí khôn nưã.
Nay muốn gây lấy cái trí khôn ngoan trong mỹ nghệ, khiến cho có tinh thần có thể thức, thời không gì bằng lập ra một nhà bảo tàng mỹ nghệ, sưu tập lấy những đồ đẹp trong nước, chia ra từng thời đại, bày cho có thống hệ (2), để cho những nhà nghề đến đấy mà xem, mà học cho biết nghề mình duyên cách (3) thế nào, thể cách làm sao, rồi hoặc trông đấy mà giữ lấy cái cốt cách tinh thần cũ, hoặc nhân đấy mà biến đổi dần.


(1) bắt đầu dựng lên
(2) quan hệ của những cái liên tiếp. Cũng nghĩa như hệ thống
(3) duyên ( có khi đọc diên ) ở đây là thủ cựu, cách là đổi mới.Duyên cách : Tình hình cũ và mới

Phạm Quỳnh
Pháp du hành trình nhật ký 1922

14:26 Saturday,21.3.2015

Đăng bởi:  হো চি মিন

Phản ánh đúng bản chất của người Việt Nam (đặc biệt là bọn người Kinh)!!!

Ăn xổi ở thì, chưa lo làm đã lo phá
Nước nào cũng có gian giảo, Tây, Nam, Chệt, Chà (1) đều có kẻ tốt người xấu. Song nước ngoài người ta gian khéo xảo lớn, còn nước mình gian vụn xảo vặt. Nói giác thể (2) như một người Chệt kia lãnh của người ta đi buôn, lãnh rồi thì lo làm ra té lời cho nhiều, có gian lận thì lấy trong cái tiền lời ấy, chớ không khi nào đụng tới vốn bao giờ. Họ tính như 1đ00 mà làm lợi ra 0đ30, dầu có gian, chủ có hay, cũng dám nhắm mà cho gian. Còn người nước Nam không phải vậy, cứ gốc đẽo hoài. Chủ ra vốn cho 10đ đã phá tán cho lỗ lã, rồi cứ cái vốn lấy hoài, cứ cái mạch châm hoài. Đụng 0đ50 cũng gian, 0đ30 cũng gian, làm sao mà không háp tiệm (3).
Chuyện gì hồi lãnh coi công việc thì bần hàn ăn mắm muối, vợ rách con đói; chừng lãnh việc rồi, vợ đeo vòng con đeo vàng, chồng giày vợ dép lên xe xuống ngựa, vợ lấy bạc góp chồng lấy bạc góp, chồng trai gái đào đĩ, sắm giường sắm mùng riêng, vợ tùng điệp (4) đem cả kiếng họ (5) đến tiệm mà ăn phá. Ôi tính hay ăn xổi, xài gấp giật gấp, nước mình nay ra đi buôn thì không khác gì mấy đứa con nít tập đi tập chạy.

(1) Chệt (có khi viết Chiệc): người Tàu; Chà: người Mã Lai hoặc Ấn Độ; còn Tây và Nam, tức người phương Tây và người Việt
(2) ví dụ
(3) háp, nghĩa gốc là khô héo, háp tiệm đại ý cũng như sập tiệm
(4) liên tục, dồn dập
(5) Chi họ, dòng họ

Trần Chánh Chiếu
Lục tỉnh tân văn, 1908

11:33 Saturday,21.3.2015

Đăng bởi:  Lan Man

Trừ Phạm An Hải, tranh của các họa sĩ kia (những bức Soi đưa lên đây) trông gắng gượng, loanh quanh, khuôn sáo cho nên thiếu sức sống. Đặng Xuân Hòa là 1 tay nghề khá nhưng bức ở đây na ná như rất nhiều bức khác mà tệ hơn là khét lẹt. Tranh Hồng Việt Dũng thì nói thế nào nhỉ? có lẽ hợp với minh họa các tiểu thuyết của Tự lực văn đòan.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả