Bàn luận

Chặt cây ở Hà Nội: cứ để yên, đừng có điên mà bắt chước ngày ấy trồng cây ấy

  Cây đường phố ở Hà Nội có mấy giai đoạn sau: 1. Thời Pháp, trồng cây to bóng mát, lâu năm như sao, nhội, sấu, xà cừ. Yêu cầu của các loài này là phố xá thẳng rộng, vỉa hè lớn, nhà cửa còn lùi vào, để có diện tích trống cho cây phát […]

Ý kiến - Thảo luận

16:46 Friday,20.3.2015

Đăng bởi:  admin

Candid cho bọn mình xin bộ hình chụp cây ở HN nhé, nhớ chú thích ở phố nào, phố nào nhé. Cảm ơn Candid nhiều.

16:28 Friday,20.3.2015

Đăng bởi:  candid

Tóm lại cây này là cây gì hả các bác?

http://tieudungvietnam.com/xa-hoi/doi-song/cay-moi-tren-duong-nguyen-chi-thanh-khong-phai-cay-vang-tam

14:05 Friday,20.3.2015

Đăng bởi:  candid

Mình tìm lại thì có ít ảnh chụp cây ở HN, không biết có gửi Soi làm minh họa được không nhỉ? Ảnh không đẹp chỉ có tính minh họa.

12:05 Friday,20.3.2015

Đăng bởi:  Riêng&Chung

Phận cây cũng na ná phận người. Cây trong vườn nhà đại gia thì khác cây "đứng đường". Nhưng quan trọng là sau "cây xanh đại kiếp nạn" sẽ đến cái gì? Có phải là ô nhiễm đô thị vì thế tăng cao (không khí, nhiệt độ, tiếng ồn v.v...), và phải tiếp tục tăng thuế-phí xăng dầu để "bảo vệ môi trường", để hạn chế xe máy, và tăng giá điện cho nó "bớt chạy điều hòa" v.v...
Dù sau "cây xanh đại kiếp nạn" sẽ đến cái gì, thì công thức chung vẫn sẽ là người tiêu dùng hãy móc ví ra...
Các nghệ sĩ sẽ chuẩn bị triển lãm ảnh và tranh về những cái cây "cong mềm mại" chỉ còn trong ký ức.

9:56 Friday,20.3.2015

Đăng bởi:  Nhất Linh

Thay-Cây, em nghe hơi quen quen, các cụ cho em hỏi có phải là thế-thảo không ợ :D ?

Em nhớ ngày xưa ông Cụ còn bẩu nếu cần, đốt cả dãy Trường Sơn. Cái này là phát huy truyền thống, Tốt.

9:26 Friday,20.3.2015

Đăng bởi:  candid

Cùng lắm thì dân trả thù bằng bia miệng thôi. Cứ để ai chịu trách nhiệm sau này sẽ bị gọi là "Kẻ giết cây" cho đúng với bản chất. :D

9:04 Friday,20.3.2015

Đăng bởi:  Nguyễn Quang Sơn

Ôi Thầy tuyệt vời! nhưng liệu những lời đanh thép này có làm trâu thủng lỗ tai chăng??? buồn

8:21 Friday,20.3.2015

Đăng bởi:  tran mai

tôi thì thấy chính quyền chả vì cái gì sất ngoài việc kiếm chác. Họ không làm vì dân, vì môi trường, mà vì cái túi của họ thôi

7:35 Friday,20.3.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

tuấn lang băm
tất nhiên mỗi dự án là có tiền đút túi rồi. Nhưng mà cái xu hướng trồng lại những loài cây gỗ lớn như thời pháp (sao, dầu, rái ngựa, vàng tâm v.v.) là xu hướng chung toàn quốc, không phải chỉ riêng ở HN. Nhân đó họ mới nói là các cây hiện hữu không phù hợp, cần phải thay.

6:41 Friday,20.3.2015

Đăng bởi:  tuấn lang băm

bác Tùng phân tích chuẩn. Nhưng chặt cây không vì quy hoạch hay giác ngộ chân lý trồng cây của người Pháp đâu ạ. Đơn giản là phang đi hàng cây làm đường sắt trên cao thấy tự nhiên có tiền và dễ ăn, mới xảy ra thảm cảnh này. Bực nhất là coi thường dân và giải thích bằng giọng ngô nghê, mụ mị

22:58 Thursday,19.3.2015

Đăng bởi:  lêquyen

Cứ để nguyên cây như thế có phải hay, phải đẹp không nào? Hỏi biết bao nhiêu năm nữa mời trồng được những cây to, đẹp, xanh... và đầy lịch sử như vậy...ừ thì phát triển...nhưng nếu cứ phát triển mà quên đi quá khứ, quá khứ của những cây anh hùng đó liệu có được không. Cây xanh, cây đẹp là cả một diện mạo của thủ đô...thế mà giờ... cây đổ... cắt từng đoạn nhỏ... mà thấy thương cho cả một thời oanh liệt. Đừng nên dựa vào phát triển thủ đô mà phá hoại cả hàng trăm năm trồng vun những cây cổ thụ. Hãy cứ để nguyên cho một thủ đô đầy hoài niệm..

19:58 Thursday,19.3.2015

Đăng bởi:  Bái Trịnh

Theo em các bác cứ chặt mẹ nó hết cây đi chứ 6700 làm gì! Chặt xong bán đấu giá cũng thu đc mớ tiền, lấy một ít tiền mua chuối để trồng, vừa có bóng mát nhanh lại vừa có chuối ăn!!!

17:49 Thursday,19.3.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

cây xà cừ xuất xứ châu Phi, do người Pháp mang sang trồng, nhưng chỉ trồng ít thôi, và trồng nhiều ở những nơi công sở, sân vườn, trường học lấy bóng mát chứ không phải trồng nhiều dạng cây đường phố. Với lại nếu đường có vỉa hè rộng, xung quanh thoáng đủ không gian thì trồng xà cừ cũng không sao cả. Ta sau này thấy cây dễ sống, nhanh lớn nên trồng khắp nơi. Nhưng cây này thân nặng rễ nổi dễ đổ, trồng đường phố nguy hiểm, nhất là khi đất không đủ, không gian cũng không đủ khiến cây bị nghiêng. Gần đây dù đã biết không phù hợp nhưng nhiều nơi vẫn tiếp tục trồng.

Cây đường phố hiện nay đa số không phù hợp, thay cũng không sao. chỉ có điều với dự định thay như vậy thì quá tội. đối với cây đường phố, chọn loài mới là tiêu chí thứ 2. kỹ thuật trồng mới là hàng đầu. không có kỹ thuật, bất kỳ loài gì cũng không ổn. Nay đổi loài nhưng không đổi kỹ thuật thì bằng âm.

candid.
cây Vàng tâm là cây gỗ lớn, cũng nhiều lá. Nhưng mà cây này là cây rừng, thời kỳ đầu phát triển rất khó, cần có điều kiện sinh thái, khí hậu đặc biệt. những cây đang trồng dặt dẹo ít lá là do cây không phát triển được tốt, chứ không phải tại loài.

17:42 Thursday,19.3.2015

Đăng bởi:  Nguyễn Lê

Bên cạnh khía cạnh thẩm mỹ thì cây xanh đô thị cũng có giá trị rất quan trọng về mặt sinh thái. Trong thiên nhiên, loài nào cũng quan trọng cả (chỉ có theo thế giới quan của con người mới quy ra quan trọng hơn hay không quan trọng thôi). Với một Hà Nội không khí ngày càng ô nhiễm hơn thì càng có thêm mảng xanh càng tốt. Thay vì chặt sạch thay mới, nên trồng thêm và trồng xen. Ưu tiên trồng thêm ở các khu đô thị, đường phố mới trước. Sau đó hẵng tính chuyện thay cây cũ.

15:53 Thursday,19.3.2015

Đăng bởi:  Sơn

Bà ngoại tôi có kể lại, hàng xà cừ trên phố lớn trồng sau giải phóng thủ đô, nở rộ nhất là hồi những năm 60, chứ không phải từ thời Pháp đã có.
Việc thay cây để phù hợp với đô thị là việc phải làm, chỉ có điều không đồng ý là chặt một loạt cây như thế này thôi

15:51 Thursday,19.3.2015

Đăng bởi:  candid

Giờ em mới biết cây này là cây vàng tâm, nhớ là đã nhìn thấy trồng ở một số nơi ở HN nhưng lá thưa thớt lắm. Có bác nào có ảnh cây này phát triển tươi tốt thì chỉ giáo cái. Chứ cây ít lá đỡ phải chặt mùa mưa nhưng lại không hợp với khí hậu mùa hè HN.

Nhớ ngày xưa mỗi lần về qua Cầu Giấy là thấy không khí mát hẳn vì có vườn ươm cây dọc sông Tô Lịch. Bây giờ chặt hết giờ tan tầm như cái lò than.

12:07 Thursday,19.3.2015

Đăng bởi:  Tuân Nguyễn

Thầy Tùng còn thâm hơn ợ.
Thật là bái phục quá đi.

10:53 Thursday,19.3.2015

Đăng bởi:  Dương Ngọc Trà

Bọn em ngu thật nhưng đang cố để bớt ngu. Các anh các bác nhón tay làm phúc, ủng hộ bọn em, cây cối nó được nhờ. Hồn khỏi vất vưởng, khỏi phá, Hà Nội mạt lắm rồi.
https://www.facebook.com/manfortree

10:39 Thursday,19.3.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

vàng tâm là gỗ chuyên làm quan tài. ngày xưa các cụ lo xa, từ trẻ đã trồng cây để dành làm quan tài. bây giờ quan chức HN cũng biết lo xa, phục phết.

10:06 Thursday,19.3.2015

Đăng bởi:  candid

Ngày xưa có chuyện "hoan hô các cụ trồng cây/ 10 cây chết chín, một cây gật gù". Giờ các cây trồng mới cũng dặt dẹo thế, sống được cây nào là phúc cây ấy.

Nhân tiện chuyện trồng cây gì, nuôi con gì là do các anh ý quyết cả chứ dân chúng em biết gì đâu. Dăm năm trước 1 anh quyết trồng hoa sữa, cơm nguội. Giờ hết nhiệm kỳ anh này bảo sai chủng loại, chặt. Thế dăm năm sau nữa liệu có anh nào khác chặt vàng tâm không để dân chúng em còn biết đỡ phải thắc mắc.

Nghĩ đi nghĩ lại thì cũng chỉ tại "dân ngu quá lợn". Cụ Nguyễn Khắc Hiếu thế mà tài.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả