|
|
|
|||||||||
Đi & ỞXã hội Hàn Quốc (bài 1): Ngắm Hangang, nghĩ về kỳ tích sông HánLời mở đầu: Đại Hàn Dân Quốc (mà chúng ta thường gọi tắt Hàn Xẻng) là một đất nước giàu có, đó là một sự thật không thể chối cãi. Mỗi một người Việt Nam dù Thủ Tướng hay thường dân xuất khẩu lao động đi chơi Hàn Quốc về, ắt hẳn đều có nhiều […] Ý kiến - Thảo luận
9:19
Wednesday,8.4.2015
Đăng bởi: candidVề vấn đề "nhiều triều đại của Việt Nam cũng đã từng nhận mình là người Hán, nước ta là Trung Quốc" em có đọc trong quyển Ngàn năm áo mũ của Trần Quang Đức có nhắc tới. Chỉ có điều mấy hôm nay để lẫn sách ở đâu nên không mở ra trích dẫn được.
8:59
Wednesday,8.4.2015
Đăng bởi: Phúc BồHé hé cụ Bàn Văn Lùi muốn góp một nhờ đồng ý với cụ Đặng Thái mà cụ Đặng Thái không hiểu cho tấm lòng.
8:24
Wednesday,8.4.2015
Đăng bởi: Đặng TháiGửi Bàn-Văn-Lùi: Không biết bạn dẫn hai bài dài như vậy vì mục đích gì, có lẽ tại bạn chưa đọc bài mà đã vội thảo luận, vì trong bài mình không hề viết là chữ "Hàn" trong Đại Hàn Dân Quốc phải là chữ "Hán". Bài bạn dẫn chỉ nhắc lại điều mình đã viết là sông chảy qua Seoul tên là sông Hán mà thôi.
12:58
Sunday,5.4.2015
Đăng bởi: Quang tueHây dà, ờ mà người Kinh là gốc kinh, còn Bách Việt là người Trung quốc. Thời sau 75, dân vượt biên gọi là boatman dịch là thuyền nhân. Sao OK dịch thành người tàu ?
15:04
Friday,3.4.2015
Đăng bởi: Việt Namdịch kiểu gì tôi không biết chứ nói rằng: "....Người Triều Tiên suốt cả nghìn năm tự nhận rằng mình là người Hán, là hậu duệ chính thống của Hán tộc..." thì KHÔNG CHÍNH XÁC chút nào.
14:58
Friday,3.4.2015
Đăng bởi: candidSao các bạn South Korea không gửi thư yêu cầu đổi tên tiếng Anh thành Cold Country cho nó hợp thời nhỉ?
12:16
Friday,3.4.2015
Đăng bởi: Bàn-Văn-LùiSông Hán và Hàn Quốc Học giả An Chi: Cộng hòa Triều Tiên, tương ứng với tiếng Pháp République de Corée và tiếng Anh Republic of Korea (ROK), là một cái tên hoàn toàn rành mạch và chính xác mà tiếng Việt đã dùng để gọi một nửa (nói khái quát) từ vĩ tuyến 380B trở xuống phía Nam của đất nước mà trước đây ta gọi là Cao Ly. Cái tên này tương ứng với tiếng Pháp Corée và tiếng Anh Korea. Trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), cả trong Nam lẫn ngoài Bắc đều nhất trí gọi Bắc Triều Tiên là Bắc Hàn và Nam Triều Tiên là Nam Hàn. Rồi sau 1975, người Việt Nam ta đang ngon trớn gọi đất nước Nam Hàn với thể chế chính thức của nó là Cộng hòa Triều Tiên một cách sảng khoái và hợp lý thì, đùng một cái, phía Nam Triều Tiên gửi công hàm đề nghị ta thay đổi cách gọi. Công văn số 733/ĐBA-NG ngày 21 tháng 4 năm 1994 của Bộ Ngoại giao, do Thứ trưởng Vũ Khoan ký, đã giải thích như sau: “Đại sứ quán Cộng hòa Triều Tiên, trong công hàm gửi Bộ Ngoại giao số KEV-398 ngày 23/3/1994, đề nghị ta gọi Quốc hiệu của họ là “Đại Hàn Dân Quốc” hoặc gọi tắt là “Hàn Quốc”, không gọi là “Cộng hòa Triều Tiên” hoặc “Nam Triều Tiên” vì tên gọi “Triều Tiên” chỉ để dùng cho miền Bắc (CHDCND Triều Tiên). “Năm 1948, ở hai miền Bắc và Nam Triều Tiên thành lập 2 nhà nước với quốc hiệu riêng: Miền Bắc gọi là “Triều Tiên”, tên một vương triều thời kỳ 1392-1910. Miền Nam gọi là “Đại Hàn Dân Quốc” gọi tắt là “Hàn Quốc”, tên một triều đại cuối thế kỷ XIX. “Các nước Trung Quốc, Nhật Bản và cả hai miền Bắc – Nam Triều Tiên trong giao dịch chính thức đều sử dụng các quốc hiệu trên. Ngôn ngữ phương Tây gọi chung hai miền là KOREA, tên của triều đại KORYO (918-1392), ta gọi theo âm Hán Việt là Cao Ly. “Theo đề nghị của phía Cộng hòa Triều Tiên và từ thực tế trên, từ nay ta nên gọi quốc hiệu của Nam Triều Tiên trong giao dịch chính thức với tên đầy đủ là “Đại Hàn Dân Quốc” hoặc gọi tắt là “Hàn Quốc”, không gọi là “Cộng hòa Triều Tiên” hoặc “Nam Triều Tiên” nữa”. Trên đây là nội dung công văn của Bộ Ngoại giao gửi các cơ quan bộ, tổng cục, các cơ quan thông tin, tuyên truyền và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành trong cả nước. Công văn đó đã giải đáp đầy đủ và rõ ràng các khía cạnh tế nhị của vấn đề. Dưới đây chúng tôi chỉ xin nói thêm mấy điểm về từ ngữ. Đại Hàn Dân Quốc, tiếng Triều Tiên là Tāyhan minkwuk (chúng tôi ghi theo New Korean-English Dictionary của Samuel E. Martin, Yang Ha Lee và Sung-Un Chang). Đây là một cụm từ Triều Tiên gốc Hán trong đó hai tiếng Tāyhan (Đại Hàn) là địa danh còn hai tiếng minkwuk là một ngữ danh từ chỉ chính thể của nhà nước, mượn từ tiếng Hán dân quốc 民國, âm Bắc Kinh là mínguó, có nghĩa là nước cộng hòa. Trung Hoa Dân Quốc thành lập năm 1912 sau Cách mạng Tân Hợi (1911), chẳng phải gì khác hơn là nước Cộng hòa Trung Hoa. Trung Hoa Dân Quốc thường nói tắt thành Trung Quốc (X. Từ hải). Cũng thế, Đại Hàn Dân Quốc nói tắt thành Hàn Quốc. Vậy Đại Hàn Dân Quốc mới là tên gọi chính thức của Cộng hòa Nam Triều Tiên; còn Hàn Quốc chỉ là tên gọi tắt thông dụng của nó. Tuy dân quốc đồng nghĩa với cộng hòa nhưng hai tiếng sau cùng này lại là do người Nhật Bản đặt ra bằng hai hình vị tiếng Nhật gốc Hán, đọc theo âm Hán Hòa là kyōwa. Vậy trong tiếng Việt, tuy dân quốc và cộng hòa đều là những từ Hán Việt nhưng từ trước là do chính người Trung Hoa đặt ra để dịch từ tiếng Anh republic (hoặc tiếng Pháp république) còn từ sau thì lại là sản phẩm của Nhật Bản, cũng đặt ra để dịch tiếng Anh (hoặc tiếng Pháp) nói trên. Các từ điển của Trung Hoa như Từ nguyên, Từ hải đều khẳng định rằng, danh từ cộng hòa 共和 là “Nhật Bản dịch ngữ”. Vì nghĩa của minkwuk là như thế nên Tāyhan minkwuk mới được dịch sang tiếng Anh thành Republic of Korea. Korea, tiếng Triều Tiên là Kolye (phiên âm theo sách đã dẫn), tiếng Nhật là Koryo, âm Hán Việt là Cao Ly. Người Anh đã gọi chung hai miền và hai nhà nước Nam và Bắc Triều Tiên bằng danh xưng Korea – còn người Pháp là Corée và người Nga là Koreia, v.v... – vì đó là cách gọi truyền thống của họ trước khi Triều Tiên bị chia cắt thành hai miền với hai nhà nước riêng. Trước kia người Việt Nam cũng đã gọi Triều Tiên là Cao ly. Vậy tại sao chính phủ Nam Triều Tiên không gửi công hàm cho các nước Anh, Pháp, Nga, v.v..., để đề nghị các nước này cũng gọi một nửa phía Nam của đất nước Cao Ly bằng cái tên “Hàn”? Hay là họ cũng có gửi mà đã bị các nước này phớt lờ? Cái tên Hàn 韓 trong Hàn Quốc 韓國 không dính dáng gì đến tên con sông chảy qua thủ đô Seoul của nước này cả vì đây là sông Hán 漢, tức Hán giang 漢江, tiếng Triều Tiên là Hānkang. Sông này dài 514km, bắt nguồn từ núi Ōtay (Ngũ Đài) thuộc dãy Thaypayk (Thái Bạch) và đổ ra vịnh Kanghwa (Giang Hoa). Do có sông Hán chảy qua nên thành phố Seoul mới được gọi là Hán Thành, tiếng Triều Tiên là Hānseng, nghĩa là thành trên sông Hán. Hán Thành còn có một tên nữa là Kinh Thành, tiếng Triều Tiên là Kyengseng, nghĩa là thủ đô của vương quốc. Kyengseng là một từ Triều Tiên gốc Hán. Đồng nghĩa với nó còn có một từ Triều Tiên khác nữa là sewul, vừa có nghĩa là kinh thành, kinh đô, vừa có nghĩa rộng là thủ đô (nói chung). Người Triều Tiên đã sử dụng nghĩa thứ nhất của nó mà gọi Kinh Thành, tức Hán Thành, là Sewul. Đây là tên chính thức của thủ đô Hàn Quốc. Nó đã được phiên âm sang tiếng Pháp là Séoul và tiếng Anh là Seoul. Vậy Hàn trong Đại Hàn không liên quan gì đến Hán trong Hán giang cả. Tuy đều là những từ Triều Tiên gốc Hán nhưng Hàn 韓 và Hán 漢 là hai từ riêng biệt và được viết bằng hai chữ Hán hoàn toàn khác nhau. Hình thức phiên âm Latinh ở đây đã được chúng tôi ghi theo New Korean-English Dictionary của Samuel E. Martin, Yang Ha Lee và Sung-Un Chang. Vậy xin bạn đừng lấy làm lạ khi thấy sách khác ghi Kyengseng thành “Kyongsong” hoặc Ōtay thành “Otae”, v.v... Tên của con sông mà bạn hỏi là như thế nhưng rất tiếc là nhiều tác giả, kể cả một số người có học hàm, học vị cao, vẫn cứ hiểu sai mà gọi nó là sông Hàn, chẳng hạn như một vị GS nọ đã đề cao thành tích của Nam Triều Tiên mà gọi đó là “Kỳ tích sông Hàn” trên một tờ tạp chí ra 10 ngày một số. http://petrotimes.vn/news/vn/hoc-gia-an-chi-giai-dap/song-han-va-han-quoc.html -- Năm 1897, Triều Tiên Lý thị vương triều quân chủ Lý Hi (1852 - 1919) để duy trì phong kiến thống trị, quyết định đổi quốc hiệu là "Đại Hàn Đế Quốc", gọi tắt là "Đại Hàn" hay "Hàn". Tuy nhiên tuổi thọ của tên "Đại Hàn Đế Quốc" không dài. Tháng 8 năm 1910, đám giặc bán nước Triều Tiên Lý Hoàn Dụng cấu kết với chính phủ Nhật Bản đã ký kết "Hiệp ước Hiệp Tình Nhật - Hàn", khiến Triều Tiên bị mất chủ quyền, trở thành thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản, triều đại Yi tuyên bố diệt vong, từ đó tên gọi "Hàn Quốc" cũng không còn tồn tại, sau đó, mới dần hồi phục thành Triều Tiên. Bán đảo Triều Tiên vốn là một quốc gia thống nhất, sau thế chiến II, Liên Xô và Mỹ lấy "vĩ tuyến 38" làm ranh giới chia cắt để chiếm giữ Triều Tiên, chia lãnh thổ Triều Tiên làm hai. Ngày 15 tháng 8 năm 1945, dân tộc Hàn thoát khỏi sự thống trị thuộc địa của Nhật Bản. Ngày 15 tháng 8 năm 1948, phần nửa phía nam tuyên bố thành lập "Đại Hàn dân quốc", gọi tắt là "Hàn Quốc" (http://www.google.com.vn/giaidap/thread?tid=11aad6ac8fbe5407)
21:03
Thursday,2.4.2015
Đăng bởi: My HoaBài rất hay. Trước nay tôi cũng nhầm là sông Hàn. Cảm ơn tác giả. Hóng bài tiếp theo. |
|
||||||||||