Kiến trúc

Nhân xem phim La Zona, bàn về gated community

Trong vài thập kỷ gần đây, gated community là một hình thức đô thị rất phổ biến ở các nước đang phát triển, khắp Nam Mỹ, châu Phi, châu Á. Đây là những khu đô thị đắt tiền, chủ yếu là gồm các biệt thự sang trọng, được tách biệt hoàn toàn với bên ngoài […]

Ý kiến - Thảo luận

22:18 Tuesday,31.3.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

cao khoa
Bổ sung vấn đề trường chuyên
Tất nhiên mọi quốc gia biết trọng nhân tài đều biết cách khuyến khích những tài năng đặc biệt, những thần đồng, siêu nhân.
Phản biện chủ yếu đối với trường chuyên việt nam là ở chỗ chương trình kiểu nuôi gà chọi của các trường này thực ra vô bổ đối với việc phát triển nhân tài. Những đứa trẻ được tuyển chọn theo tiêu chí vào đây chưa chắc đã là "đẳng cấp cao" xứng đáng để đào tạo riêng. Mà nếu có những đứa thực sự đẳng cấp thì rơi vào đó không ra thành bã cũng vào thành khuôn.

22:09 Tuesday,31.3.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

Cao Khoa
Mình nói là bộ phim đã đưa ra những nhận định như vậy, còn một bộ phim tất nhiên không phải là chân lý, bạn tin hay không thì tùy. Cái hay của nghệ thuật so với lý thuyết là nó trực tiếp. bạn xem phim và sẽ trực tiếp có cảm nhận là không ổn, còn khi mình diễn giải, bạn sẽ có thể phản biện.
Sự phân biệt giàu nghèo có ở mọi nơi, mọi thời, và nó được thể hiện dưới nhiều hình thức, trong đó gated community chỉ là một dạng. chúng ta, cũng như bộ phim không bàn về việc phân biệt giàu nghèo là có lý hay không, mà chỉ nói riêng về mô hình cụ thể gated community như ở các đô thị đang phát triển có phải tối ưu hay không. Như mình đã nói, hình thức này là một mô hình đô thị rất phổ biến ở các nước đang phát triển trong vòng vài chục năm qua, nhưng gần như không có ở châu Âu, Nhật Bản và các nước phát triển. Còn nếu bạn mở rộng ra, nói mọi sự phân biệt giàu nghèo đều là một loại gated community thì không còn gì để bàn, vì khi đó lại là bàn chuyện việc phân cấp giàu nghèo là có chấp nhận được hay không.

Bạn nên biết có sự khác nhau cơ bản giữa một câu lạc bộ quý tộc, với trường học riêng, nhà thờ riêng v.v. ngày xưa ở châu Âu và một gated community ở nước đang phát triển.

Ngày xưa ở châu âu, xã hội có giai cấp, trong đó quý tộc là một giới rõ ràng, có danh vị. Vì giai cấp đó, danh vị đó, anh phải có những đào tạo khác, cách sống khác, tập đoàn khác v.v. Một quý tộc cho dù nghèo vẫn là quý tộc, và có những trách nhiệm, quy tắc sống của họ. Cũng tương tự như xã hội phân giai cấp của Ấn độ. Các giai cấp khác nhau có thể coi như những giống người khác nhau, không thể có quan hệ.

Xã hội dân chủ tiên tiến hiện nay không chấp nhận giai cấp như một dạng dòng giống như vậy nữa. Chỉ một yếu tố tài sản lại càng không đủ tạo ra giai cấp riêng. Có nghĩa là anh không có chính danh để tạo ra sự khác biệt đẳng cấp. Trong khi ở các nước tiên tiến, những tập đoàn quý tộc đang tan rã dần, tìm cách hòa mình với cộng đồng, thì ở các nước đang phát triển, những nhóm nông dân mới giàu đang tìm cách mua danh quý tộc bằng đồng tiền. Những khu nhà giàu ở Đức mà bạn nói có lịch sử từ xa xưa, và cũng chủ yếu tập trung ở vùng Nam Đức, là vùng tương đối có truyền thống bảo thủ. Còn nếu là mô hình phát triển đô thị mới thì ở châu Âu không bao giờ đưa ra một concept như gated community.

6:04 Tuesday,31.3.2015

Đăng bởi:  Cao Khoa

Tôi không tìm được film này để xem, thôi thì chỉ nói về nhận định của tác giả bài viết vậy.

1/ tất cả những nguy cơ của người giàu như thiết bị hỏng hóc, đối địch cộng đồng v.v. thì luôn luôn tồn tại bất chấp họ đang ở 1 mình trên thảo nguyên, sống giữa thành phố hoặc cùng nhau quây thành gated community, vì vậy, ko thể đổ lỗi cho mô hình này.

2/ việc nhận định và gán ghép "thói quen nông thôn" cho thái độ "khư khư chỉ mình ta xài" là rất vô lý. Ở châu Âu có những dòng dõi quý tộc hàng mấy trăm năm, họ xây vườn riêng, mở trường riêng.... thì sao? Những hạn chế của gated community như tác giả nêu: có máy móc vẫn phải đụng tay chân vào, phải phụ thuộc vào ôsin chất lượng thấp (nấu ăn sơ sài... con cái nói ngọng theo) đều xuất phát từ tình hình riêng của xã hội VN, ko phải lỗi của mô hình gated community.
Nhu cầu tự phân loại và tự tụ tập theo "đàn" là nhu cầu cơ bản của loài người, ngay cả các em nhỏ vào lớp học cũng tự động chia ra các nhóm chơi với nhau chứ không thể nào có chuyện 1 lớp 50 em thì cả 50 em cùng chơi với nhau vui vẻ được.

3. Ở Mỹ và châu Âu vẫn tồn tại và tiếp tục xây dựng những mô hình như vậy, có điều là họ "văn minh" hơn nên ko cần 1 cái tường cụ thể và 1 cái cổng cụ thể. Họ có những cách "chia khu vực" một cách "đẳng cấp" hơn. Ví dụ, tôi đã từng đến khu Killesberg là một khu nhỏ ở phía Bắc bang Baden-Wüttermberg, CHLB Đức, họ cho xây dựng hàng loạt shop và nhà hàng cực kì đắt tiền quanh 1 trục đường, bên trong là khu nhà ở thuộc loại mắc tiền nhất, tất nhiên là đường ko có cổng chặn , ai muốn vào thì vào nhưng dân nghèo tự biết cái khu ấy không dành cho mình và họ chẳng bao giờ bén mảng đến. Xin lưu ý đây không phải là khu vực trung tâm thành phố như kiểu Hoàn Kiếm-HN hay Nguyễn Huệ-TPHCM , nó là 1 vùng xa trung tâm và tụ tập toàn người giàu như kiểu Q7-TPHCM.

4. Và cuối cùng là nếu chúng ta bám vào 1 bộ phim để nhìn nhận một mô hình đô thị thì có vẻ rất hài hước?


5. Nói về 1 thứ cũng không liên quan mấy:Trong vài năm gần đây mô hình trường chuyên bị nhiều nhà nghiên cứu và cả dư luận phê phán, rất nhiều trường chuyên đã đổi tên thành "trường trọng điểm" và sau đó là "trường chất lượng cao", sau nữa là thành trường bình thường. Thực sự tôi rất tiếc cho rất nhiều trường chuyên đã bị gạch tên vô tội vạ như vậy. Ở trên thế giới mô hình trường chuyên vẫn tồn tại và phát triển tốt, vẫn cần có những nơi riêng biệt cho những HS ở "đẳng cấp cao" ko chung đụng với "đám còn lại".

20:30 Friday,27.3.2015

Đăng bởi:  Bop

Hehe, xét lại nghen :)
Mô hình 'gated community' phải chăng học mót các kiến trúc sư nông thôn miền Nam ta trước kia có hình thức Ấp-dân-sanh hoặc Ấp-chiến-lược, cũng có hàng rào và cổng có người gác kiên cố, bảo vệ dân chúng trong ấp an toàn khỏi những kẻ đột nhập không được hoan nghinh.
Có khác:
-dân trong Ấp-dân-sanh phần lớn chỉ đủ ăn chớ không có lầu son gác tía hay mới phất như cư dân các khu gate community đời nay.
- tình nghĩa xóm giềng của nhân dân trong các Ấp-dân-sanh nói chung rất thân ái;

15:18 Friday,27.3.2015

Đăng bởi:  admin

Mai ơi, muốn xem cmt của Soi thì Mai kéo xuống cuối bài, sau hai thảo luận đầu tiên thì có dòng chữ "Xem tất cả Ý kiến-Thảo luận", Mai bấm vào sẽ xem được toàn bộ các thảo luận của bài Mai nhé.

15:06 Friday,27.3.2015

Đăng bởi:  Mai

(ôi mạng chán quá không biết có gửi được comment chưa, mai gõ lại)

hm, phim này em đi kiếm xem mà không kiếm được =.=

(mà comment của trang SOI khó theo dõi quá)

người giàu được hưởng thụ cái giàu, nhưng nếu họ muốn thiên hạ phải công nhận cái hưởng thụ của họ thì họ phải chứng minh được là cái hưởng thụ đấy là chính đáng.

mặc dù gated community toàn tường cao hào sâu cả, nhưng tự nó là một tín hiệu đồ sộ gửi tới toàn xã hội là trong này toàn ông vua bà chúa.

còn dịch vụ và các cơ chế khác (thị trường, cạnh tranh, chia sẻ cộng đồng..) của một cộng đồng là tùy vào khả năng thiết kế của người tạo ra cộng đồng đó và sự đóng góp (kể cả ý kiến) của những người trong cộng đồng. mà những người giàu có này lại lấy cái nhãn mác (label, giàu sang..) ra làm identity (bản ngã?) cho chính họ, thì làm sao mà họ tạo ra được một cộng đồng chặt chẽ và phát triển

9:01 Friday,27.3.2015

Đăng bởi:  beelikeshoney

@Anh Tùng,

Em dẫn chứng lan man vì thấy có chút liên quan về quan điểm công bằng và việc tạo ra gated commnity thôi ạ! Em đồng ý với Mai về việc trong xã hội có xu hướng những người giàu luôn muốn được thừa nhận là tầng lớp tinh hoa (ít ra là trong một số câu chuyện mà em biết).

Việc anh giàu phải đứng giữa đám nghèo để được thừa nhận theo em cũng đâu khác gì anh đi ra đi vô khu gated community. Sự khác nhau chỉ là hình thức tung hô mà anh nhìn thấy được thôi! Chứ khoảng cách giàu nghèo vẫn tồn tại và được thừa nhận.

7:11 Friday,27.3.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

mai
theo mai thì người giàu nên hưởng thụ cái giàu, còn không được ra vẻ ta giàu, cái thứ nhất được công nhận, cái thứ 2 thì không. Trong bộ phim, họ công nhận cả hai. chỉ có điều câu hỏi đặt ra là:

với gated community, bạn có thực sự hưởng thụ được cái giàu hay không, vì như mình đã phân tích, dịch vụ trong này chưa phải oách, cũng không phải an toàn.

và bạn có thực sự show được sự giàu hay không, bởi vì khi tách biệt ra thế, bạn chỉ là kẻ thù của mọi người, nhưng cái sự giàu của bạn thì người nghèo hơn cũng chẳng hình dung ra được mà thèm, giống kiểu áo gấm đi đêm, trong khi trong nội bộ toàn người giàu với nhau thì sự giàu đấy cũng chẳng được ai kính phục. người giàu trong gated community khác gì chân nhân trên hy mã lạp sơn, nghe đồn thế thôi chứ ai biết. Còn tay chơi giàu thật phải ở giữa đám nghèo hơn, mưa móc ra một nắm tiền, thiên hạ xúm vào phục dịch, mới thực là sang.

6:52 Friday,27.3.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

mai
đồng ý với ý kiến công bằng là quyền lực được justified.
còn về chuyện tập thể tinh hoa. tất nhiên ta ngầm hiểu rằng không phải ai trong gated community cũng là tinh hoa, vì như bạn nói nhiều người có thể chỉ là cậu ấm cô chiêu. Nhưng ngay cả khi họ là tinh hoa thật, hay đa số là tinh hoa (như trong phim) thì vấn đề vẫn không khá khẩm gì hơn.

0:39 Friday,27.3.2015

Đăng bởi:  Mai

công bằng không phải là cào bằng. công bằng công nhận thang quyền lực. có điều quyền lực trong tay anh phải được công nhận (entitled) và chứng minh (justified) thì quyền lực đó mới vững.



rất nhiều xung đột người người là do quyền lực đặt vào tay những người không có khả năng chứng minh và không được công nhận (vì người khác không phục). khi ấy sự chống đối (resistance) trở thành chính đáng (legitimate). hỗn loạn lúc ấy có thể được đo bởi mức độ "tai trâu" (ignorance) của người cầm quyền lực và sự khó chịu của những người không phục.



vấn đề của việc chuộng hình thức (gated community) là người giàu nghĩ mình là tinh hoa và tin là họ xứng đáng ở tầm trên của xã hội, tức là ngoài việc hưởng thụ họ còn muốn tất cả mọi người đều phải biết (nhìn thấy họ ở nhà giau) và công nhận họ ngồi trên nữa, nhưng kiểu quyền lực đó không được công nhận.



thêm nữa, thứ quyền lực khiến người ta bất phục nhất là quyền lực có được nhờ thừa kế. ví dụ sự giau có của thế hệ cha mẹ được chuyển hóa trực tiếp thành lợi thế chính trị của thế hệ con cái mà không phải động một ngón tay nào. nếu không chịu học hỏi mà lại cứ khư khư tin mình là tinh hoa từ nhỏ thì tự thui chột. thui chột nhưng không biết là mình thui chột.



cho nên không hẳn là gated community chứa đựng toàn tinh hoa cả, dẫn đến nghị sự (thảo luận) của họ chưa chắc đã ra gì, vì quyết định môi trường sống trong lành cho bản thân mình họ còn chưa làm được.

18:05 Thursday,26.3.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

beelikeshoney
vấn đề mà bộ phim đưa ra không phải thành phố công bằng. Thành phố công bằng tìm cách tạo ra tối ưu cho số đông, cho lợi ích chung của tất cả mọi người.
Trong phim này, ta chấp nhận sự không công bằng, và nếu người giàu thích ở trong gated community thì là quyền của họ. Điều bộ phim đưa ra là cái dạng đô thị này không phải tối ưu cho chính những người giàu đó, và họ sẽ phải hứng chịu những thiệt hại, hậu quả vô cùng lớn. Từ đó để họ nghĩ lại xem bỏ từng đó tiền ra để ở như vậy có đáng hay không.

11:13 Thursday,26.3.2015

Đăng bởi:  beelikeshoney

Đọc phần giới thiệu về gated community của anh Tùng thấy nhớ đến lý thuyết về The Just City của vợ chồng bác Fainstein hôm nói chuyện ở chương trình FETP trong TP.HCM.

Sau buổi nói chuyện thì thấy thế này: Thành phố công bằng - Just City là thành phố không có sự ngăn sách, tạo ra mô hình hài hòa giữa các tầng lớp, nhóm dân. Nhưng những người có tiền lại muốn rằng "Công bằng với họ là có dịch vụ, môi trường sống ưu việt hơn cái xã hội bên ngoài" (một dạng như Gated community).

Dường như khởi thủy người ta tạo ra những khu gated community là vì cái mục đích của những người muốn được hưởng lợi nhiều hơn sau những gì họ đóng góp cho XH. Nhưng sau đó lại gặp những tình cảnh như anh Tùng chia sẻ, vì ai mà đảm bảo mọi thứ máy móc đều vận hành 100% tốt. Nên tại Hà Lan còn có sự dịch chuyển kiểu những khu nhà dành cho tầng lớp bình dân được thiết kế không khác gì những khu nhà giàu.

Sau khi nghe được đến đây thì em hoang mang không hiểu rút lại điều gì là bản chất của Just City? Tạo ra những khu riêng biệt để tạo ra sự công bằng về thu nhập và điều kiện sống với từng nhóm dân nhỏ, hay tạo ra những mô hình nhà ở giống hệt nhau - không có sự khác biệt đối với các mức thu nhập khác nhau để gọi là công bằng cho toàn xã hội.

Bỏ qua khái niệm về Just City, em nghĩ rằng những khu Gated community sẽ vẫn còn tồn tại trong bất cứ xã hội nào, xen lẫn giữa cái xã hội xô bồ đa dạng bên ngoài, như cách con người chúng ta đến giờ vẫn đưa ra rất nhiều khái niệm về "công bằng".
Chúc anh một ngày vui! ^^

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả