Đi & Ở

Cacao trên đồi đá (kỳ 2): Làm sao để tưới được cây khi đồi thiếu nước?

(Tiếp theo kỳ 1) Sau khi gầy lại rừng cho ngọn đồi, bác Phước lấy 3 hecta nhỏ để trồng cacao. Ai từng làm nông hay trồng cây ở nhà đều biết rằng nước để tưới tiêu là tối quan trọng, và nếu không chặt phá cây thì bản thân đồi núi có một lượng […]

Ý kiến - Thảo luận

12:32 Sunday,21.2.2016

Đăng bởi:  Pha Lê

@Nguyễn Minh Thức: Cảm ơn bạn đã quan tâm, nhưng bạn hỏi nhà bác Phước thì có chết mình cũng không dám cho, ai lại đưa thông tin cá nhân lên mạng được bạn.
Còn nếu bạn muốn đi thăm đồi cacao của bác (chứ không phải nhà bác), bạn lên trang web của hãng stonehill (bán sản phẩm cacao của Lộc) http://stonehill.vn/contact/ rồi gửi cho hãng cái mail, bạn hỏi xem bao giờ bác Phước có ở trên đồi (bác lên trên ấy khá thường xuyên), bạn rảnh thì bạn bỏ một ngày lên đó gặp bác Phước và xem ngọn đồi của bác ấy. Cũng gần TP HCM thôi bạn, đi lẫn về mất nửa ngày hoặc 1 ngày.

10:20 Sunday,21.2.2016

Đăng bởi:  Nguyễn Minh Thức

Xin chào tác giả bài viết, chào bác Phước và anh Lộc!
Tác giả có thể cho tôi biết địa chỉ cụ thể nhà bác Phước được không?

11:00 Thursday,23.7.2015

Đăng bởi:  Bui Xuan Hung

Cam ơn tác giả, email của tôi đây: quyphat@gmail.com. Nhờ bác chuyển giúp nhé.

22:56 Monday,20.7.2015

Đăng bởi:  phale

@Bui Xuan Hung: Mình chuyển lời cho Lộc và bác Phước rồi bạn, có gì bạn cho mình biết email để mình bảo Lộc email cho bạn nhé

21:22 Monday,20.7.2015

Đăng bởi:  Bui Xuan Hung

Rất mong tác giả và bác Lộc cho biết chi tiết việc làm chuồng cho dơi với. Tôi quan tâm quá mà không biết làm. Mong nhận được thông tin phản hồi. Cảm ơn rất nhiều.

11:09 Saturday,23.5.2015

Đăng bởi:  Quỳnh Vân

Xin chào, mình rất quan tâm đến nông nghiệp và muốn đến lâm trường của bác Phước để học hỏi, nhờ Pha Lê nhắn bạn Lộc gửi thông tin liên lạc với bác Phước cho mình nữa nhé (quynhvantt@gmail.com). Mình cám ơn.

9:14 Saturday,25.4.2015

Đăng bởi:  phale

@Phạm Anh Nhân: Mình đã chuyển lời đến Lộc, hiện giờ bạn Lộc đang dẫn đoàn Nhật đi thăm vườn cacao nên chưa trả lời ngay được, khi xong Lộc sẽ nhắn cho bạn thông tin liên lạc với bác Phước nhé

17:31 Friday,24.4.2015

Đăng bởi:  Phạm Anh Nhân

Bài viết rất hay và thực tế, đất mình cũng tương tự là đất đồi, không có điện, ở Đồng Nai. Mình rất muốn đến học hỏi, nhờ Pha Lê cho thông tin liên lạc của bác Phước qua email anhnhandn@yahoo.com. Cám ơn nhiều

6:22 Tuesday,14.4.2015

Đăng bởi:  Lộc Phạm

Bạn Tetekh có gì email cho mình vào info@stonehill.vn để mình hỏi thăm 1 chút nha.

21:24 Sunday,12.4.2015

Đăng bởi:  Tetekh

Xin lỗi là nhà em ít chất Nghệ, comment chả dính gì đến Nghệ cả, em chỉ nhận xét một tình tiết nhỏ xíu có liên quan đến cái em cũng đang thử nghiệm:
Cái vòi/ van của hệ thống nhỏ giọt ấy dành cho môi trường mát,
Còn khi chơi với ông trời ở nơi nắng toàn phần 100% thì mau hư (giòn, dễ vỡ) và phải "thăm nuôi" nó thường xuyên để duy tu bảo dưỡng.
Không biết ông bác Phước có hứng thú với hệ thống "dây nhỏ giọt" made by Vinamit không nhỉ?
(Em sẽ up hình minh hoạ sau các cán bộ nhé!)

15:33 Sunday,12.4.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

Bàn Văn Lùi
mình không nói dự án sinh thái là không được, nhưng vấn đề ở con người. Mình có vô số ví dụ quốc tế về các dự án sinh thái. Người ta có thể thay đổi dòng chảy, đổ nước vào, rút nước ra, cải tạo đất, chắn gió, trồng dặm thêm các loài cây cho đa dạng, thả thêm các loại thú v.v. Nhưng về cơ bản, những chiến lược tầm cỡ nhất vẫn là trả lại thiên nhiên những vùng đất, không động tay vào. Ở Hà Lan, chiến lược quốc gia là nếu bạn muốn có 1 ha đất sử dụng mới, cho bất kỳ mục đích gì, kể cả nông nghiệp, thì bạn phải bằng cách nào đó trả lại một ha về cho tự nhiên hoang dã mới được cấp phép. Với chiến lược này, dần dần họ gom được khối vùng đất trả về thiên nhiên.

10:04 Sunday,12.4.2015

Đăng bởi:  Bàn-Văn-Lùi

Hehe, cụ Tùng và cụ Lộc đều có lý.
- cụ Lộc: nhà thực nghiệm; đã có kết quả, sức thuyết phục là hiển nhiên.
- cụ Tùng: nhà lý thuyết; đã có ri-xớt (điều nghiên) và thống kê cụ tỉ, không thể không bảo là vô lý.
Bản chất là:
- mô hình cụ Lộc khó nhân rộng vì chỉ có sự cố gắng của gia đình và những kiến thức khoa học vận dụng nghiêm túc, bỏ đi phần 'gửi gắm' kiểu các dự án khoa học chủ yếu lấy tiền chi phí cho các 'nhà khoa học' và các ban bệ hội đồng cấp phát duyệt 'chấm mút' hay mượn công trình chia tiền thuế của dân;
- lý thuyết cụ Tùng đúng với hoàn cảnh nước ta khi toàn xã hội luôn nghi ngờ các dự án 'trồng cây gây rừng' vừa phá rừng nguyên sinh, vừa chia lô làm nhà nghỉ hay rì-zọt trá hình; song ở các nước có những quỹ xã hội hay các tổ chức phi chánh phủ/ phi lợi nhuận có các nhà hảo tâm thực sự muốn cứu rừng, các dự án sinh thái vẫn góp phần tích cực đẩy nhanh quá trình tái phục hồi các thảm thực vật chớ (nhất là ở các địa hình đất đai đã bị con người tàn phá, huỷ hoại bằng đủ thứ hoá chất độc hại dioxin bô-xít);

16:59 Saturday,11.4.2015

Đăng bởi:  Lộc Phạm

Dạ, không có gì đâu anh. Mình thảo luận thôi mà.

14:22 Saturday,11.4.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

hi Lộc
mình có đọc và hiểu ngay việc các bạn ủ mùn cưa, nên cũng chỉ nhắc việc vun lá, phủ rơm tương tự như ủ mùn cưa thôi. Mùn cưa đã ủ, thì rơm lá cũng nên ủ.

và mình nhắc đi nhắc lại là mình không phản đối những việc mọi người làm. Không những nhiều người giàu không thể làm như các bạn, mà bản thân mình cũng không đủ tình yêu với rừng núi để làm như các bạn. Mình cũng không nói là yêu cầu mọi người phải tìm ra cách sống, cách làm tối đa, tối ưu, bởi vì bản thân mình cũng chẳng làm gì tối ưu cả. Chúng ta chẳng ai là thánh và có thể yêu cầu người khác là thánh. Làm được gì, đến đâu cũng là quý. Mình chỉ nghĩ là ta nên rõ ràng, mạch lạc về những gì ta làm.

Chẳng hạn nếu nói như Phale: có nhà khoa học, tuổi đã cao, gia đình có điều kiện, con cái đi nước ngoài cả, nhưng vì tình yêu thiên nhiên, muốn góp sức với cộng đồng, đã lăn lộn vất vả, ăn rừng ở rú mười mấy năm, để thử trồng mô hình ca cao trên đất đá cằn, với những phương tiện đơn giản nhất, thông minh nhất. Phương pháp này có thể trở thành bài học tốt cho dân quanh vùng để ổn định kinh tế. thì mình đồng ý cả 100%, và cũng vô cùng bái phục. Bản thân mình nếu có điều kiện luôn muốn học theo, cho dù chỉ bằng được 1%.

Nhưng nếu nói lấy sinh thái, khôi phục thiên nhiên làm đầu, thì mình mới nhắc rằng:
1- Thiên nhiên không cần khôi phục, chỉ cần đừng đụng vào
2- Những người dân tộc nghèo khổ ngày nay vốn là chủ nhà, không phải kẻ xâm lăng, cũng không phải nguyên nhân gây ra tình trạng hoang tàn ngày nay.
3- Nếu nói về sinh thái, họ là thầy, không phải là trò của chúng ta.

Có thể chỉ là bắt bẻ chữ nghĩa trong bài viết của Phale và Lộc, chẳng liên quan gì tới việc thực của bạn Lộc, là việc mình chưa biết. Chẳng qua là nhân chuyện chữ nghĩa, bàn rộng ra thôi. Còn nếu không phải chuyện thực, thì cũng không thật liên quan, mong bạn Lộc không trách.

13:32 Saturday,11.4.2015

Đăng bởi:  candid

Đúng như Pha Lê nói là không mấy ai ở thành phố có tiền mà lại thích làm nông dân. Như em mình có mảnh đất gần nhà cứ bỏ không vì chưa có nhu cầu xây, mình góp ý là nên tính trước vị trí nào sẽ trồng cây lấy bóng mát sau này để trồng cây trước, lúc nào về ở thì cây lớn sẵn. Phần còn lại để trồng ru cuối tuần về lao động tập thể dục. Thế nhưng nó gạt đi bảo có tiền mua người ta trồng cây cổ thụ ngay, rau thì ship tận cửa.

Thế nên vẫn phải từ con người. :D

13:25 Saturday,11.4.2015

Đăng bởi:  phale

Anh Tùng kể về người Tây Nguyên thì thấy đúng là phục thật!

Nhưng thực ra thì việc nhà Lộc làm cũng không phải ai cũng có thể làm nếu có tiền anh ơi. Giờ anh nghĩ đi, một nhà có đủ tiền đưa 2 con đi học nước ngoài (nhà em 1 đứa mà đã méo mặt) thì có mấy nhà chịu ăn bờ ngủ bụi, sống không toilet trong mấy năm để trồng cây với cố gắng làm mô hình kinh tế cho bà con học theo để bớt chặt phá? Chưa kể tới chuyện phải chiều theo dân, họ không muốn mua nylon phủ, thì đành tìm giải pháp khác. Chứ em là đã gào um lên rồi bỏ cuộc. Lùng sục thì chắc cũng tìm ra gương người giàu chịu khó làm công tác sinh thái, nhưng em gặp nhiều người còn giàu hơn mà họ chỉ thích xây nhà to cho bít hết đất, vườn đâu chẳng thấy chứ nói chi đến việc lên núi đá ở hòng trồng cây.

Như bố em đây thôi, ông có bà bạn thân nào đấy. Bà này có nhà ở vùng gọi là quê, nhiều cây, yên bình. Mẹ em đá đít mãi bảo lên đấy chơi mà bố gạt đi, nói "mụ" ấy rừng rú, ngủ nằm mùng rồi toilet thì "ra vườn", ai chịu được. Riết rồi em với mẹ cũng chào thua. Người có tiền như nhà Lộc mà chịu làm những việc này thì đến em cũng thua :)) như vậy là em còn thua dân Tây Nguyên xa lắc

13:20 Saturday,11.4.2015

Đăng bởi:  Uyên Bùi

Lộc ơi, bài kỳ I mình thấy Pha Lê viết có nói rõ về việc ủ mùn cưa với compost vi sinh và có giải thích vì sao rồi, có thể là vì mọi người đọc không kỹ thôi.

Đúng như bạn Phú Hào nói, chúng ta có quyền chọn thái độ sống cho mình. Và tớ ngưỡng mộ gia đình Lộc vì những điều đã làm, ít ra cho đồi đá trọc và cho những người dân ở đó!

tớ còn đang định hỏi Lộc về công nghệ và cách canh tác này để cho ba má tớ xử lý khoảng 2 sào đất nhà đang gần như bỏ hoang do địa hình dốc, đất cát và kiệt nước.

13:04 Saturday,11.4.2015

Đăng bởi:  Lộc Phạm

Dạ anh Tùng,
Trong kì 1 có chụp hình và nhắc sơ qua nhưng không nói kĩ là tất cả mùn cưa trong vườn nhà đều đã được ủ compost vi sinh, kết hợp với các loại hữu cơ khác có sẵn tại chỗ, sau 3 tháng mới dùng. Hồi trước dân không ủ nên sinh ra các vấn đề như anh đã nói. Một kĩ thuật đơn giản nhưng với người không nắm kĩ thuật thì đó là cả vấn đề. Sau khi mình hướng dẫn họ cách làm compost thì mới giải quyết được vấn đề mùn cưa như bài kỳ 1 đã nói.

Nylon thì mình cũng có đề cập tới nhưng thay đổi quán tính hơi khó. Kêu dân ra tiệm mua nylon về cắt rồi phủ thì không ai thèm làm. Lấy lá phủi phủi thì họ lại chịu.

Mô hình 10 hecta nhà em là cũng nhờ có chút điều kiện nhưng mô hình này hoàn toàn scale được. Hàng xóm quanh trại thì mỗi nhà cũng chỉ có 1, 2 sào tới 1, 2 hecta, mà họ là đối tượng chính cho mô hình này, vẫn áp dụng được. Có người nông dân ở xa một chút, có khoảng 30 hecta, cũng scale lên được. Đương nhiên là phải thích nghi mô hình cho thích hợp với từng hoàn cảnh. Chi phí đầu tư cũng khá thấp cho các hộ nhỏ, khoảng vài triệu thôi. Cây giống thì bên em cung cấp cho dân giá rất rẻ, phần lớn là cho không, hệ thống tưới tiêu thì bên em cũng tìm kiếm các chương trình để hỗ trợ kinh phí, kĩ thuật, công nghệ thì bên em cũng chuyển giao hoàn toàn miễn phí.

Còn để co lại, sống như những đồng bào dân tộc Tây Nguyên hồi xưa thì em nghĩ cái đó vốn không phải là văn hóa của đa số dân tộc mình nên sẽ khó thuyết phục được nhiều người làm theo. Ngay cả em cũng phải hổ thẹn như anh là mình không thể từ bỏ cái lối sống tiêu thụ của mình để thực sự sống lối sống sinh thái đích thực. Và em nghĩ là trên đời cũng có rất ít người làm được như vậy nên thuyết phục cả một đất nước trồng người như vậy thì sẽ cần những nhân vật giỏi giang, tài ba hơn em và nhà em nhiều. Cho tới khi nhân vật tài ba xuất hiện thì tạm thời mình thuyết phục dân sống thiện hơn một chút với mô hình có hiệu quả kinh tế hấp dẫn, kèm theo đó là một vài ý thức môi trường nho nhỏ để nó có thể nảy mầm ở các thế hệ sau.

Phục hồi rừng như vầy không phải tối ưu, trồng người như vầy cũng không phải tối ưu, làm kinh tế như vầy cũng chưa phải tối ưu và cũng không phải là thực sự sinh thái như anh nói nhưng trước mắt thì nhà em đang làm được bấy nhiêu nên mình cố gắng hết sức thôi anh ạ.

12:59 Saturday,11.4.2015

Đăng bởi:  Phú Hào

Túm lại mình đọc loạt bài xong thì rất cảm phục nghị lực và lòng kiên nhẫn cũng như kiến thức khoa học của gia đình bạn Lộc.
Tình cảnh là thế này: gia đình chúng ta đến một nơi, người ta giao cho 10h đồi trọc lóc toàn đá. Có ba thái độ sau:
1- trả lại, về thành phố
2- sống tại đó, không làm gì hết, đợi 30 năm sau rừng tự phủ xanh tự nhiên (và có thể phải lâu hơn vì đi kèm với tốc độ chặt phá của người dân xung quanh)
3- làm cách nào đó tiết kiệm và nương theo thiên nhiên để đồi mọc lại cây, bản thân có thể trồng cây trên đồi, đến nỗi thu hoạch được.
Mình dĩ nhiên sẽ phục thái độ thứ 3. Mình thấy sống như thế là có ích. Chứ không kỹ sư nông nghiệp học ra để làm gì, chỉ biết ngồi im và đợi thì nên học Thiền, hợp hơn :-))
*
Anh Tùng nói về phủ nylon và những cái cần cẩn thận khi phủ rơm rất hay. Mình sẽ áp dụng ngay cho mảnh đất mình đang canh tác vất vả đây :-).

12:22 Saturday,11.4.2015

Đăng bởi:  candid

Ở đây địa hình dốc nên hệ thống tưới không cần máy bơm. Trước mình có theo dõi bài về hệ thống tưới nhỏ giọt cho cafe, thấy bà con nông dân vẫn không muốn sử dụng vì phải đầu tư cho dù hiệu quả và tiết kiệm nước hơn cách cũ. Tiên phong thử nghiệm như trong bài dễ thuyết phục người dân hơn.

12:19 Saturday,11.4.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

cám ơn bạn Lộc đã giải thích cặn kẽ.
Ngày trước mình có sang tham quan mô hình canh tác tự nhiên bên Hàn Quốc. Họ có trình bày rất nhiều thứ, từ khâu ủ phân tới sinh thái. Trong đó, họ có nói kỹ thuật cơ bản của canh tác tự nhiên là đầu tiên phải phủ kín đất bằng trồng cỏ để tránh thoát nước và xói mòn trước, lớp cỏ còn tác dụng hơn nhiều so với nilon. sau đó mới trồng cây, và chỉ phủ nilon khu vực sát gốc cây, để cỏ không mọc chèn cây nhỏ mới trồng. Vậy dùng nilon này chỉ ít thôi, chứ không phải phủ cả quả đồi như Đà lạt trồng rau.
Phủ đất bằng rơm, lá tất nhiên cũng tốt, nhưng đặc biệt thuận lợi ở khí hậu lạnh, vì nó sẽ bảo vệ cây trong mùa lạnh. Còn đối với khí hậu nóng, phủ nhiều sẽ như trường hợp bón mùn cưa mà bạn nói, dễ sinh nhiệt, sinh mối và các loại sâu bệnh, không tốt bằng ủ compost trước. Nói chung nguyên lý sinh thái là tạo môi trường gần giống tự nhiên nơi đó nhất. rừng nhiệt đới có lớp phủ rất mỏng, mà đó là so với sinh khối rất lớn, trong khi rừng ôn đới, hàn đới có lớp phủ rất dày.

Mình rất trân trọng nỗ lực của mọi người, nhất là khi bạn nói muốn làm một mô hình, góp phần vào làm ổn định đời sống của người dân, giảm nạn phá rừng từ Hà Giang cho tới Cà Mau. Tuy nhiên mình cũng muốn chia sẻ với bạn một điều. Mình từng đi quan sát rất nhiều dân tộc miền núi. Họ là những người sống trong rừng, với rừng từ hàng ngàn năm. Cứ xem những gì họ tiêu thụ trong đời, những gì họ có trong nhà, thì biết họ thích nghi đến thế nào với rừng. Mỗi lần gặp họ, mình đều vô cùng xấu hổ vì nếp sinh hoạt của bản thân, nó gián tiếp phá hoại rừng, phá hoại môi trường trái đất, và vô cùng khâm phục họ. Bao nhiêu dân tộc tây nguyên, sống với rừng cả ngàn năm nay, có phá rừng đâu. Dân ta vào một loáng, phá trơ phát trụi, làm hết thành đồn điền, khiến cho họ không còn đất dung thân, nay lại coi họ là những quân đi phá rừng, chỉ vì họ kéo nhau đi chặt ít củi. Bạn cứ thử suy mà xem, nếu mô hình sinh thái của bạn thành công, và nhân rộng, thì mỗi gia đình cần 10ha, trong đó có 3 ha đồn điền, vậy nước này cần bao nhiêu diện tích? và mặc dù bạn đã rất ý thức trong việc sử dụng những giải pháp rẻ tiền, phù hợp tự nhiên, và mình nghĩ gia đình bạn có một lối sống tiết kiệm, khoa học, nhưng để đầu tư toàn bộ câu chuyện, từ đất đai tới giống má, tưới tiêu v.v. bạn đã bỏ ra bao nhiêu? và nếu mỗi gia đình dân tộc đều có từng đó tiền, từng đó diện tích rừng, liệu họ có phá rừng không?

Vậy, cải tạo sinh thái bắt nguồn từ con người. Tự nhiên vốn có sinh thái, chúng ta không làm nên sinh thái, mà phá hủy sinh thái, vì chúng ta làm kinh tế và đối đầu với sinh thái. Cách duy nhất để cải tạo sinh thái là buộc mình phải trở thành một thành viên sinh thái, chứ không phải là cải tạo thiên nhiên. Mà trong việc này, những người dân tộc khổ sở kia là thày, ta chỉ là học trò vỡ lòng thôi.

11:15 Saturday,11.4.2015

Đăng bởi:  Lộc Phạm

Dạ anh Tùng, có thể tại Pha Lê chưa kể rõ hoàn cảnh xã hội, địa lí của vùng nên một số những biện pháp canh tác nêu trong các bài sẽ trông có vẻ lạc hậu và kém hiệu quả, sinh ra chút hiểu lầm trong 2 bài kì qua. Em xin giải thích một chút.

Rừng khu này nằm ở rìa tỉnh Đồng Nai, tiếp giáp Lâm Đồng kéo dài hàng chục cây số và nối tiếp vào rừng Nam Cát Tiên. Trên mặt bằng này thì đất công tư lẫn lộn. Nhiều người dân lâu đời sống nhờ rừng quen nên không buồn phân biệt đất chung hay đất riêng mặc dù đã có chủ. Họ vẫn thường xuyên thản nhiên vào khu vực của mình khai thác. Tuy nhiên, mỗi lần đi họ kéo 10-20 người đầy dao, kiếm, rựa và súng hơi thì cả nhà em lẫn kiểm lâm khu vực đều không có đủ nhân lực mà cũng không dám cản. Nhà em nhận quản lí chỉ hơn chục hecta nhưng đất thì vẫn trực thuộc kiểm lâm tỉnh. Dân quanh vùng sống chủ yếu nhờ đi rừng và hái điều nhưng do không có nền kinh tế ổn định nên cũng chỉ đủ sống qua ngày. Có người vay mượn 6 triệu đồng để xây nhà mà gần mười năm rồi, vẫn chưa có tiền trả.

Trong hơn chục hecta nhà em quản thì 3 hecta trồng ca cao. Còn lại là trồng cỏ và cây rừng đa dạng các loại, không nhằm mục đích trực tiếp khai thác. Gọi là làm kinh tế thì cũng không hẳn. Nếu để kiếm tiền bằng nông nghiệp thì có nhiều cách dễ hơn nhiều. Dự án này chủ yếu được sinh ra từ cái yêu thích và muốn thách thức bản thân và môi trường xã hội. Nên gọi là làm mô hình kinh tế thì chính xác hơn.

Cái mà nhà em muốn làm là xây dựng một mô hình kinh tế canh tác bền vững. Mô hình này bao gồm chăn nuôi, trồng trọt và khai thác các tài nguyên của rừng núi mà không phải tàn phá thiên nhiên. Mô hình này sẽ được hướng dẫn và kĩ thuật được chuyển giao lại cho bà con trong vùng với hi vọng là sẽ có một số có nhận thức mới để góp phần bảo vệ rừng. Vì vậy, các kĩ thuật được sử dụng trên đồi đều nhằm phục hồi lớp hữu cơ của rừng nhưng cũng phải sử dụng nguyên vật liệu tại chỗ với chi phí thấp nhất để dân có thể làm theo. Xây nhà lưới và phủ nylon như nông dân trồng hoa quả và rau trên Đà Lạt thì chắn chắn sẽ hiệu quả hơn rất nhiều về vấn đề giữ nước và ngăn ngừa sâu bệnh nhưng không phải bà con nào trong vùng cũng làm theo được vì chi phí cao. Dùng rơm rạ và lá khô thì nhà ai cũng có, dễ hướng dẫn, dễ tiếp thu. Nylon bao phủ diện tích lớn, phần lớn sẽ phơi trực tiếp với nắng, mau lão hóa, phải thay thường xuyên. Phủ thêm lớp lá khô thì lại rất dễ với bà con. Không phải hiệu quả nhất nhưng đây là hiệu quả nhất với điều kiện kinh tế và hoàn cảnh mình có, nên đỡ hơn là không.

Dây nhựa của hệ thống tưới nhỏ giọt thì phần lớn được chôn dưới đất hoặc nằm dưới lớp lá cây, rơm rạ, các chất hữu cơ, không trực tiếp tiếp xúc với nắng nên sử dụng khá bền. Hệ thống lâu đời nhất của mình đã sử dụng hơn 12 năm mà chỉ cần thay mấy cái đầu tưới, phần duy nhất nhô ra khỏi mặt đất, giá vài trăm đồng một cái.

Đây chỉ là một vài ví dụ thôi, tại vì còn nhiều mục khác, còn quá nhiều việc để làm, mà một ngày chỉ có 24 tiếng. Mảnh rừng này từ đây tới Nam Cát Tiên thì có hàng ngàn hecta rừng, đa số là đã và đang bị tàn phá thì em cũng nhận ra là chục hecta này chẳng thấm tháp vào đâu, chưa được nửa giọt nước trong biển. Chỉ mong là có thể góp phần làm thay đổi ý thức một vài người. Thà thắp một ngọn đèn thôi ạ.

8:00 Saturday,11.4.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

phale
ở những vùng thiếu nước, việc tưới nước không quan trọng bằng giảm bốc hơi. đắp rơm vào gốc cây có thể giảm bốc hơi, nhưng có nguy cơ sinh mối. Mặt khác, đắp rơm ở gốc chỉ giảm bốc hơi ngay khu quanh gốc. nếu vùng đất xung quanh khô, nước vẫn rút đi hết.
ở những vùng sa mạc và đất cát nóng, bốc hơi nhanh, người ta thường phủ nilon trên mặt đất, chỉ chừa lỗ nhỏ quanh gốc cây để tránh bốc hơi, vừa ngăn cỏ dại, sâu bệnh. Mặt khác, mặt tấm nilon dốc từ ngoài vào gốc cây, ban đêm nước đọng dưới mặt nilon và sương bám phía trên đều chảy dồn về gốc, sẽ rất hiệu quả. Không biết bác Phước đã thử chưa. Nilon tối màu thì sẽ giảm hiệu ứng nhà kinh, gây nóng phía dưới.

6:50 Saturday,11.4.2015

Đăng bởi:  candid

ống nhựa đi nổi rẻ nhưng chóng hỏng do bị lão hoá thì phải.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả