Gẫm & Bình

“LÂY” như thế liệu có lây được không?

  LÂYKhai mạc:  17h ngày 16 tháng 3 năm 2015Địa điểm: 16 Ngô Quyền, Hà NộiThời gian: triển lãm đến ngày 26 tháng 3 năm 2015 * Nằm trong chuỗi triển lãm thường niên của câu lạc bộ họa sĩ trẻ diễn ra hàng năm vào tháng 3, “Lây” là nhan đề của cuộc triển […]

Ý kiến - Thảo luận

3:32 Tuesday,7.4.2015

Đăng bởi:  Nobita-Voldemort

Ebola nghệ thuật

Bài viết “lây như thế liệu có lây được không)”lại một lần nữa là một thảm hoạ của phê bình lý luận. Thật là khó có thể tưởng tượng nổi lại có những người bỏ công ra viết những lời vô căn cứ, thiếu dữ liệu và vô cảm như vậy. Quang cảnh mới thật thê lương làm sao.

Trên quan điểm cá nhân tôi thấy rằng triển lãm “Lây” của Câu lạc bộ hoạ sy trẻ lần này đã có những chuyển biến lớn và chất lượng khác hẳn so với những cuộc triển lãm diễn ra trước đó của Clb. Triển lãm đã dành thời gian để họp bàn một cách tích cực, chủ động trong công việc và dành nhiều thời gian cho công tác tổ chức, kêu gọi được những cá nhân có trách nhiệm, có chất lượng tác phẩm tốt và còn có cả danh tiếng. Các thành viên ban tổ chức cũng là những nghệ sỹ phân chia công việc cụ thể và giúp đỡ lẫn nhau từ dàn dựng trang trí đến trưng bày. Năm nay không có chuyện đến sát giờ mới cầm tác phẩm đến và cố nhồi nhét như các năm trước. Những công việc trên cá nhân tôi đã chứng kiến tận mắt.

Tuy nhiên để có một triển lãm với chất lượng chuyên môn cao thì quả thật là “Lây” vẫn chưa làm được. Tôi nghĩ rằng để khắc phục được những hạn chế cố hữu cần phải có những việc làm cụ thể trong tương lai để có được những triển lãm có chất lượng và giàu tính chuyên môn hơn. Cụ thể như việc thành lập một hội đồng độc lập xây dựng những tiêu chuẩn, tiêu chí cần thiết cho những tác phẩm được tham gia. Phải chuẩn bị được kinh phí bằng nhiều cách,giả sử như kêu gọi được tài trợ và có những quy định rõ ràng từ việc bán tác phẩm của những nghệ sỹ trong triển lãm.

Quay trở lại vấn đề của bài viết, tác giả quy chụp một cách đầy định kiến và đưa ra những liên kết hời hợt và thiếu khảo sát. Đặt ra những câu hỏi không hề có câu trả lời và hình như tác giả cũng chẳng cần đến câu trả lời từ các phía. Như trường hợp tác giả nhận định tác phẩm của Lương Trung.

Tác giả viết

“Nhưng vấn đề tối quan trọng hơn là việc hội tụ đó chuyển tải được thông điệp gì? Chất độc da cam ư? Nếu nhìn vào gương mặt cô bé? Hay “hàng mã” là sự giả hiệu, vô hình kém bền vững của xã hội đương đại? trong khi đó tên tranh “nhà mặt phố” lại vắt sang một nẻo khác. Vậy thông điệp “Lây” ở đây là gì?”

Băn khoăn như thế sao không phỏng vấn trực tiếp nghệ sỹ.

Tiếp tục là sự nhận xét về tác phẩm “Giấc mơ” của Mai Đại Lưu tác giả viết

“điều khiến người ta gờn gợn hơn ở tranh là sự bắt chước cách vẽ người béo của họa sĩ rất nổi tiếng người Columbia Fernando Botero,
trong khi nội hàm nghệ thuật và sự khác biệt về bản sắc lại không có”.

Đọc đến đoạn này quả thật là tôi quá kinh hoàng trước sự nhận xét sắc xảo của tác giả. Tôi không hiểu một trong những hoạ sỹ bậc thầy của nghệ thuật thế giới là Lucian Freud lại dám cả gan “ăn cắp” một cách sống xượng tác phẩm của Jean-Baptiste-Siméon Chardin. Bắt chước từ bố cục cho đến màu sắc,
(Tác phẩm của Lucian Freud – After Chardin(1999)). Tôi băn khoăn tự hỏi mình rằng “Nội hàm" của tác phẩm và bản sắc cả nhân của cái lão Freud này ở đâu nhỉ ?”

Tác giả có vẻ rất thích từ “nội hàm” và sử dụng 3 lần trong bài viết của mình và ở những vị trí trọng yếu trong bài viết để quy nạp các ý.

“Tính chất đa nghĩa, chồng tầng cho những lớp lang nghệ thuật không có, do đó tác phẩm như thể chỉ phản ánh hiện tượng mà không có tính nội hàm.”

Phải chăng “Lây” chỉ là cái tên “tỏ ra nguy hiểm”

Tôi cũng mạo muội mà nhận xét rằng Chữ nội hàm ở đây cũng nguy hiểm không kém. Và hình như tác giả có vẻ cũng lờ mờ về khái niệm này trong logic học nội hàm. Chỉ là phán đoán từ âm hán việt và nghĩ là nó là một biến đổi nào đó từ phía trong.


Chẳng biết “Lây” thì lây thế nào chứ bài viết này mà lây đến cộng đồng thì hậu hoạ chắc cũng chẳng thua virus Ebola là mấy. Những nhà khoa học ở Việt Nam mà rút ra được hình hài của những loại bài viết như trên. Ta tổ chức nhồi bông bán tôi nghĩ cũng đắt hàng chả kém Ebola nhồi bông đang bán rầm rầm ở mỹ.

17:41 Monday,6.4.2015

Đăng bởi:  ong Bắp

rất , rất, rất,rất,rất,rất,rất,rất,rất,rất,rất,rất,rất,rất,rất,rất,rất giống hình minh họa sách báo

12:49 Tuesday,31.3.2015

Đăng bởi:  cứ từ từ

Khó ! Khó lém ! Giữa cái thời buổi trăm vạn nhà cùng đua gáy thế này thì để lọt ra được cái gì đột xuất khiến người xem phải trợn mắt dựng lông quả là khó như lên giời . Mỹ thuật bây giờ không còn là đấu trường của 1 quốc gia hay một đại lục nữa ròi,mà nó đã phình trương ra ở mức độ địa cầu rồi. Việc 1 ông ở Mỹ vẽ hao hao 1 ông ở Trung quốc hay 1 ông Vn vẽ hao hao 1 ông ở Mê xi cô xét ra trong thời buổi này cũng chả phải hiếm , toàn cầu hóa mà. Đi loanh quanh mấy nước trong khu vực thôi cũng thấy triển lãm sinh viên thường niên của họ cũng đã hao hao triển lãm " LÂY" này rồi , cũng lại đủ món lạ tai lạ mắt, xong rốt cuộc chỉ đem đến 1 chút xíu những cảm quan nhồn nhột cho phía quan khách, rồi thì sao , bước ra khỏi đại sảnh triển lãm, mọi kí ức lại tan xèo trong cái mớ lộn xộn hẩu lốn của xã hội lúc nào cũng phi như tên lửa. Rồi thì sao , rồi thì cái tự nhận là "mới" , là "đương đại" của ngày hôm nay lại vội trở thành "cũ", thành "đồ cổ" của ngay hôm sau rồi. Họa sĩ mệt mỏi trong cuộc đua ganh toàn cầu, người xem ngộp thở trong cuộc thưởng ngoạn toàn cầu , nhà đầu tư nghệ thuật ngộp thở trong cuộc vật lộn thị hiếu toàn cầu...Ái dà , kể ra cái lão Duchamp cũng may mắn đấy, cái thời mà lão quăng ra cái bồn tiểu là cái thời mà chưa ai dám quăng ra cái gì tương tự hết , giờ thì cả thế giới, anh nghệ sĩ nào cũng muốn quăng ra một cái bồn tiểu của riêng, đến bội thực bồn tiểu mất thôi. Thế nên cầu xin các nhà phê bình chớ có vội khắt khe quá với các nghệ sĩ trẻ, CỨ TỪ TỪ xem dư thế lào...

11:10 Tuesday,31.3.2015

Đăng bởi:  ong Bắp

chúng tôi không muốn xem tranh minh họa

22:58 Monday,30.3.2015

Đăng bởi:  Bàn-văn-Lùi

Chèng đéc: ở mạn La Thành đê, nơi trước sau cây cũng bị đốn trụi, có một Trung tâm Mỹ thuật đương đại ẩn náu cũng đến hàng chục năm rồi, tại sao madame lại bảo: "Thật tiếc là không lấy đâu ra một trung tâm Mỹ thuật đương đại cho các bạn thỏa sức sáng tạo" nhể ???
Buồn ,,, nhẹ !

21:50 Monday,30.3.2015

Đăng bởi:  madame

Mình thấy đây là nỗ lực của các hoạ sĩ trẻ. Trước khi được vào mắt người, được " lây" cho thấm mỹ đa số ,thì các bạn ấy tự Lây nhau và vừa được mắt nhau trước đã. Xu hướng đương đại đã loại bỏ cả yếu tố Xấu - đẹp, mà dần tiệm cận đến những làn sóng đang dậy lên trên thế giới, đòi thay đổi tận gốc rễ , muốn dùng ngôn ngữ của ngay bây giờ, tức thì và xơi tái. Thế mới đúng là sức trẻ. Bạn còn câu nê ngữ nghĩa làm gì, cái tên đâu phải duyên cớ để đứa trẻ ra đời, mà là do bố mẹ nó có tình yêu đấy chứ. Mình phải đi hàng trăm cây số, gặp thầy mình trên núi, mới hiểu ra cái lẽ đơn giản ấy đấy...
Bức của Lương Trung tạo ra một cảm giác nghiêng tâm lý. Còn tranh Khắc Chinh là một tấn tuồng plastic mang vẻ sưng sỉa dịu dàng rất nhiều ẩn ý. Hai bạn này mình vẫn cho là nặng ký, là tác giả có lộ trình sáng sủa nhất, trong rất nhiều gương mặt của Lây. Show LÂY cũng là thành quá lao động curator của bộ tam Tiến-Hiệp- Minh mà mình rất quý vì hình như bọn chúng đều có thực tài...
Điều cuối cùng, là cái Mới phải có đất dụng võ. Thật tiếc là không lấy đâu ra một trung tâm Mỹ thuật đương đại cho các bạn thỏa sức sáng tạo, mỗi năm một đôi lần, ít quá...

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả