|
|
|
|||||||||
Đi & ỞBoston: Trong lâu đài và giữa đồng hoa, nghĩ về tự do(Tiếp theo các bài trước, về Philadelphia, về trục đại lộ Parkways. về ấn tượng khi vào Bảo tàng Nghệ thuật Philadelphia, và về tranh tường ở Philadelphia) Boston 12. 4. 2015 Boston – logic của giới tinh hoa Boston là một trong những đô thị cổ nhất nước Mỹ, từng thịnh vượng trước Philadelphia, rồi phải nhường bước […] Ý kiến - Thảo luận
9:14
Sunday,26.4.2015
Đăng bởi: lcbài này anh Tùng viết đã chạm vào trái tim nhiều người đó. Không cần là elite hay là bình dân, mà là cần Sống , mà sống thế nào là cả một cơ may nữa.
1:46
Sunday,26.4.2015
Đăng bởi: Thu LanMình không nói chuyện không hòa nhập được với trời Tây mà là ở đó cũng có những khó khăn và những cái hay đẹp, có cái giống, có cái khác. Hòa nhập thì ban đầu khó khăn là đương nhiên, dần dần rồi cũng ổn hơn, như mình nhớ lại hồi bé từ quê chuyển nhà ra Hà Nội, hay các bạn sinh viên rời quê lên Hà Nội học cũng có những khó khăn về hòa nhập vậy. Nhưng khó khăn mà mình nói ở đây là về cuộc sống thường nhật, kể cả với người đã ở lâu, hay với người bản địa; họ có thể có những ưu thế về điểm này nhưng có những điểm kém ưu thế về mặt khác, mặc dù nhìn chung theo mình thấy thì chúng ta vẫn đánh giá cuộc sống Tây là văn minh, tiến bộ hơn, và mức sống chung của họ giàu hơn thì các con số đã nói lên không phải bàn cãi.
22:25
Saturday,25.4.2015
Đăng bởi: Bàn-Văn-LùiThấy bản mặt 'Nhà hát Shubert ở Boston' sao nhang nhác cái rạp Công Nhân ngày trước nằm trên con phố Tràng Tiền ở Hà Nội?
19:19
Saturday,25.4.2015
Đăng bởi: phó đức tùngThu Lan
15:52
Saturday,25.4.2015
Đăng bởi: Thu LanBài viết rất hay và nhẹ nhàng. Tuy nhiên về việc cuộc sống khốn khó mà sinh viên vẫn muốn ở lại, tôi có 1 góc nhìn khác. Cũng là sinh viên du học, ko ở Mỹ mà ở Pháp, nhà cửa cũng đắt đỏ và chật chội, tôi thuê 1 phòng 9m2 là diện tích tối thiểu hợp pháp cho thuê. Nhiều lúc so sánh với bạn bè ở Việt Nam nhà cao cửa rộng, gia đình con cái đề huề cũng chạnh lòng lắm chứ, càng gần đây thì nhà nào cũng đi du lịch ít tiền thì trong nước, nhiều hơn thì châu Á, rồi Âu Mỹ... Lý giải cho bản thân vì sao muốn rời Việt Nam, với tôi đó là lý do gia đình, cha tôi quá kỳ vọng gây áp lực với con cái, nào là sự nghiệp, nào là gia đình ngon lành hạnh phúc (hiện tôi vẫn chưa lập gia đình) mà ông cứ lấy ví dụ người này người nọ mà không hề biết họ cũng có những nỗi khổ riêng của mình.Nhưng lý do sâu xa nhất là vì một thời gian dài tôi đã từng cảm thấy ông từ chối tôi và chị gái,giấu bọn tôi bàn với mẹ cố sinh thêm thằng cu (và em gái của tôi đã chết khi chào đời vì lúc đó mẹ cũng không còn trẻ) - một sự cố gắng theo chuẩn Nho giáo "nhất nam viết hữu thập nữ viết vô" của một quốc gia mà chúng ta vốn không thể yêu quý gì cho lắm... chua xót... và đương nhiên ông không phải là người duy nhất! Thực lòng mà nói ở những xã hội "tân tiến" vừa có những cái hay vừa có những vấn đề, Việt Nam cũng vậy. Tôi chọn sống ở nước ngoài vì cái sự khuất mắt trông coi, 9m2 mà không thấy tận nơi thì ai so sánh với con nhà người ta? Một giải pháp mà tôi có thể tìm thấy cho sự tự lập của mình. Và nếu tâm lý tôi không quá bị ảnh hưởng vì cảm giác "thập nữ viết vô" sau biến cố lớn gia đình, đủ để tin yêu một trong những người đã đến với mình trước đây - chứ không cho rằng hôn nhân rồi cũng như cha mẹ tôi, để có được tình yêu người phụ nữ phải gắng dù trong vô vọng sinh một đứa con khác giới mình - thì tôi sẽ gắn bó mãi ở Việt Nam, chấp nhận đương đầu với những mặt xấu và ngập tràn hạnh phúc hưởng thụ những cái đẹp. Tất nhiên tôi vẫn muốn giao lưu với thế giới muôn màu rộng lớn, qua du lịch, qua công việc. Nhưng "nhà" là Việt Nam!
16:51
Friday,24.4.2015
Đăng bởi: …... Anh Tùng ra nước ngoài - viết bài - mới thấy thật là anh Tùng !
14:30
Thursday,23.4.2015
Đăng bởi: phạm quang hiếuLoạt bài hay quá! |
|
||||||||||