Gẫm & Bình

Vì sao bức "Phong cảnh gần Oranienbaum" lại là danh tác?

Trong bài “24. 5: Danh họa bất hạnh Alexei Savrasov chào đời” có đoạn: “Năm 24 tuổi (1854), với hai danh tác ‘Bờ biển gần Oranienbaum’ và ‘Phong cảnh gần Oranienbaum’, Savrasov đã được trao tặng danh hiệu Viện sĩ của Viện Hàn lâm Nghệ thuật Nga.”   Ở phần thảo luận của bài, bạn […]

Ý kiến - Thảo luận

10:35 Saturday,6.6.2015

Đăng bởi:  Bop Lavender

kính chào bibo :)
bạn/cụ đã đưa ra câu hỏi xoáy đấy, mà hẳn bibo đã có lời zải rồi hehe :)))
tiện đây, gợi ý các bạn vướng [như 'zả thiết' của bibo] hãy tự vấn:
1. phân biệt tác phẩm hiện đại/hậu hiện đại với sản phẩm do các bạn nhi đồng 3-4 tuổi tạo ra?
2. kiệt tác khác với tác phẩm đình đám/khét tiếng ?
3. tác phẩm 'oách' nào đem lại khoái cảm cao cho công chúng yêu nghệ thuật, tác phẩm 'oách' nào chỉ có nhiệm vụ làm các đại gia oách hơn khi sở hữu nó ?

đáp án cho 3 câu hỏi trên dễ dàng tìm thấy/tra hỏi kho nhà bác gúc-gồ :)

chúc bibo và quý bạn một cuối tuần khoan khoái với ... nghệ thuật vĩ [cổ/cận/hiện/hậu hiện/đương] đại :)))

16:13 Friday,5.6.2015

Đăng bởi:  bibo

Bop Lavender:
Tại sao gọi bức tranh “Phong cảnh gần Oranienbaum” là danh tác? Bởi vì:
1. Thực sự có giá trị cao về mặt nghệ thuật
2. Mang lại danh tiếng cho tác giả
3. Được công chúng biết đến rộng rãi

Được vẽ tại lãnh địa của Nữ Đại Công tước Maria Nikolayevna, bức tranh thể hiện tài năng xuất chúng của họa sĩ (lúc này mới 24 tuổi):
- bút pháp vững vàng của một bậc thầy
- bố cục hài hòa
- hòa sắc tinh tế, chính xác
- hình sắc của cây cỏ và thiên nhiên được thể hiện chính xác và sinh động.

Vậy còn các "danh tác" của những nghệ sỹ Hiện đại và Hậu hiện đại thì đánh giá theo chuẩn "rì" cho hợp bạn Bop Lavender ơi :)

10:39 Wednesday,27.5.2015

Đăng bởi:  ong Bắp

cảm ơn tác giả vì giới thiệu một bức tranh đẹp

9:39 Wednesday,27.5.2015

Đăng bởi:  Cao sỹ Thăng

Tôi rất thích bình luận trên. Tôi chỉ bổ sung: tất cả các tác phẩm tên tuổi đều rất giỏi kỹ năng thể hiện. Nhưng yếu tố quan trọng nhất lại là cảm xúc mang tính tổng quan vào đối tượng ngay từ đầu về tinh thần, với tất cả các nội dung và đối tượng. Đấy mới là sự khác biệt. Do vậy khi xem ta thấy họ dùng kỹ năng để biểu đạt triệt để tinh thân nắm bắt đó. Với khả năng đó họ luôn là những tiên phong !trên nền tảng của nghệ thuật...!!!!

6:53 Wednesday,27.5.2015

Đăng bởi:  phuong hoa

Hai bức đều đẹp, nhưng bức Bờ biển đẹp hơn. Bức phong cảnh được vẽ rất trau chuốt, các chi tiết và màu sắc mang tính kinh điển mà ta thấy ở rất nhiều các tranh châu Âu từ thế kỷ 17 trở đi. Chính vì bố cục mang tính quá phổ biến nên tự nhiên nó không để lại ấn tượng choáng váng. Trong khi bức bờ biển gợi cho ta nhiều suy nghĩ hơn. Thường các họa sĩ vẽ biển có sóng to vật vã, biển mà, biển không có sóng thì.. chắc là chán. Một trong những họa sĩ nổi tiếng người Nga vẽ cảnh biển là Aivazovky. Biển của ông ấy thường dữ dội đầy bão tố. Ông cũng có vẽ biển lặng, nhưng biển lặng của ông thường khá tẻ nhạt và thiếu tâm hồn. Còn bức vẽ này, biển lặng nhưng vẫn đầy tâm trạng,với mặt nước đổi màu từ xa đến gần, với những hòn đá cô đơn đủ kiểu khác nhau, hòn thì vươn lên nhọn hoắt, hòn thì nghiêng nghiêng lăn lóc, hòn lại ngoan ngoãn lặng lẽ. Và xa xa là một người cúi đầu trầm ngâm, chắc là đang nghĩ... ngày xưa... biển không có sóng như bây giờ

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả