Đi & Ở

Đồ ăn Hàn Quốc (bài 2): Em ơi đừng tin nó lừa đấy, nó bảo là không có bột ngọt!

(Tiếp theo phần 1 về đồ ăn Hàn Quốc và bài “Đồ uống Hàn Quốc“) * Lời mở đầu: Trong phạm vi bài viết tác giả chỉ thu hẹp ở một vài yếu tố và vấn đề cơ bản nhất trong việc ăn uống thời hiện đại ở Hàn Quốc. Bài viết phản ánh quan […]

Ý kiến - Thảo luận

14:13 Sunday,21.6.2015

Đăng bởi:  thanh yên

Sau nhiều năm làm việc, tiếp xúc với người HQ tôi thấy họ là những người theo chủ nghĩa dân tộc khá cực đoan. Cái gì của HQ là tốt. Họ không đủ độ khách quan hoặc tinh tế khi tiếp nhận các giá trị văn hóa, tinh thần ngoài mình như người Nhật (đặc biệt họ có thái độ trịch thượng đối với các nước kém phát triển hơn). Về phương diện gia đình thì đàn ông HQ có trách nhiệm với vợ con nhưng rất gia trưởng. Kiểu sống này lại được cả xã hội HQ ủng hộ. Trong học hành thì họ cũng giống người VN mình là sẵn sàng quay cóp, nịnh nọt để đạt điểm cao. Suy ra, khi đi làm việc thì cũng 'thượng đội, hạ đạp'. Đồ ăn HQ thì không đặc sắc lắm nhưng vì họ ướp món ăn và các sản phẩm HQ bằng tinh thần dân tộc nên làm nhiều thực khách, khách hàng 'xúc động lây', tạo ra nhiều giá trị ảo. Có thể nói đó cũng là thành công của họ trên thương trường quốc tế.

8:37 Saturday,20.6.2015

Đăng bởi:  admin

Xin lỗi tác giả và mọi người: Soi đã post nhầm mất rồi. Bài này là bài tiếp theo, bài đầu tiên có các món ăn cụ thể là bài này cơ:
"Đồ ăn Hàn Quốc (bài 1): Ăn cơm bát không được bưng, uống rượu nhớ đừng tự rót "


1:41 Saturday,20.6.2015

Đăng bởi:  rieng&chung

Em xin góp chút cảm nhận về đồ ăn và con người Hàn Quốc cho rôm rả:
Về đồ ăn:
Cá nhân em có cảm nhận giống bác Phạm Huy Thông về thức ăn Hàn Quốc, cơ bản là thích và thấy ngon miệng. Tuy chỉ được tiếp cận với ẩm thực Hàn Quốc ở mức độ bình dân và tại ... Bắc Kinh chứ chưa được sang tận nơi, nhưng xét số dân Hàn Quốc đông tới mấy chục ngàn người ở Bắc Kinh (hiện nay, riêng trong đại học Thanh Hoa đã có cả ngàn sinh viên Hàn Quốc, ngang với tổng số sinh viên VN trên toàn Bắc Kinh), thì có thể tạm suy ra hương vị quán xá Hàn Quốc ở BK cũng phải khá chân thật, để phục vụ đồng bào của họ. Và đúng là kim chi của họ hết sức phong phú.

Một cái thích quan trọng nữa, là chất lượng phục vụ trong quán Hàn tốt hơn quán TQ: chu đáo hơn, nhanh chóng hơn, mềm mỏng hơn. Tuy nhiên đúng như bác Đặng Thái nói, muốn linh đình một chút thì lại phải sang quán TQ với nhiều món cầu kì hơn hẳn.

Còn về mì chính, mì ăn liền và các thứ độc hại nào đó trong ăn uống, em nhận xét gián tiếp qua hình ảnh những học sinh Hàn Quốc tại Bắc Kinh. Đặc điểm chung là họ rất khỏe mạnh (ở mức độ hơi hung hăng), da dẻ sáng sủa, nói năng rộn ràng, ăn nhậu nhiều nhưng cũng rất ham thể thao. Tuyệt đại đa số bọn họ đều béo tốt và nhanh nhẹn (cũng có đứa béo phì, nhưng ít). Tịnh chưa gặp tay Hàn Quốc nào bị dị ứng hay viêm da. Do đó ấn tượng của em về ẩm thực của người Hàn là khá lành mạnh.

Về con người và văn hóa:
Nhìn từ thế giới của sinh viên quốc tế, có vẻ như người châu Âu không thích người Hàn cho lắm, họ cho rằng người Hàn cộc cằn thô lỗ lại còn ăn thịt chó nữa. Người Hàn thì bảo người Pháp không ăn chó nhưng ăn ... óc khỉ còn dã man hơn (trích lời một người Hàn). Con trai Hàn hình như ai cũng học Taekwondo, vào phòng thể hình hay bắt gặp hình ảnh chú Hàn Quốc vừa soi gương vừa đột ngột tung ra mấy ngón cước cộng với tiếng hét hào hùng, và điều này làm mấy tay châu Âu ngứa mắt. Cá nhân riengchung thấy người Hàn trọng tôn ti trật tự hơn người TQ lẫn VN, nhìn họ chào hỏi nhau hay uống rượu với nhau thì biết.

Người Hàn có thể hơi giống người Việt mình ở cách giải quyết mâu thuẫn, nhất là khi bị đụng chạm, thường là sẽ ... đánh nhau. Sinh viên Hàn có lẽ thuộc nhóm đánh nhau nhiều, và không ít trường hợp đánh bọn sinh viên nước khác vì ... con gái Hàn đi yêu thằng nước khác kia. Nhưng truyền thống "cứng rắn" của Hàn thấm khá sâu. Còn nhớ một bác du học sinh Hàn ở đại học Thanh Hoa (đầu thập kỉ 90) vừa đi học vừa chăm thằng con tuổi mẫu giáo. Một hôm nghe đám Hàn kể chuyện, thằng nhóc Hàn tẩn nhau với thằng nhóc Ả rập cao hơn. Mấy cô sinh viên Hàn chạy ra can, nhóc Hàn nói "Bố cháu bảo, phải đánh." (Tuy nhiên nếu so sánh một cách tương đối thì, người TQ khi bị xúc phạm có thể họ sẽ nhịn, thậm chí cười nói nhũn nhặt, nhưng một ngày nào đó sẽ "đòi nợ". Người Hàn đa phần là phang thẳng tay, xong về vẫn tính kế tiếp để chiến đấu lâu dài. Người Việt mình cũng phang thẳng tay, nhưng hơi nghiêng sang bất chấp hậu quả, rồi về chóng nguôi và ... quên, đặc biệt là sau khi đánh hơn thằng kia).

Vào đầu những năm 90, sinh viên Hàn ở Bắc Kinh khá là trưng diện và thơm phức nước hoa. Cuối tuần đi chơi về khuya ồn ào đến độ khó chịu. Giờ ngẫm lại, cái sự trưng diện đó phần nào nói lên quá khứ nghèo khó còn chưa xa trong tâm khảm người Hàn. Dĩ nhiên có thể còn liên quan đến tính cách của người Hàn, trọng sĩ diện hoặc danh dự. Nhưng sở dĩ họ ăn diện được là nhờ ở quê nhà Hàn Quốc họ có người thân "ăn được làm được". Xã hội Hàn Quốc giàu lên nhanh chóng bằng kinh tế tư nhân ở cái nghĩa trần trụi nhất (bóc lột người lao động và bóc lột các doanh nghiệp nhỏ lẻ yếu hơn) - điều đó phản ánh tính chất quyết liệt, cứng rắn đến mức thô bạo trong tư duy và hành động của người Hàn. Họ bước ra thế giới với tâm thái của kẻ mạnh, bán sản phẩm công nghiệp của mình cho phương Tây (quê hương của cách mạng công nghiệp) khi còn chưa kịp đánh bóng văn hóa của mình, trong đó có ẩm thực.

Tóm lại, dài dòng như vậy, nhưng chỉ là những quan sát bó hẹp, chủ yếu trong giới du học sinh Hàn Quốc tại Bắc Kinh, nên riengchung không thấy được nhiều điều như bác Đặng Thái thấy ở Hàn Quốc, về sự "cô đơn", "méo mó biến dạng", hay "giằng xé mới cũ"... Tuy không được như một số bạn trẻ VN: tranh thủ học thêm tiếng Hàn song song với tiếng Hán - xuất phát từ sự "thần tượng" nhiều thứ của Hàn, nhưng em cũng thấy đồ ăn của Hàn khá ngon miệng (ăn về thay quần áo, không sao), và ở một nghĩa chung chung nào đó, là họ "trưởng thành" hơn mình, khôn ngoan hơn, ghê gớm hơn và giỏi giang hơn.

20:14 Friday,19.6.2015

Đăng bởi:  Đặng Thái

Bác Nghiêm Toàn bình luận toàn hình mặt cười ":)" mà sao câu chữ nặng nề quá: nào là định kiến, kỳ thị, ghê sợ, ghê tởm... Mình đã phải viết trước trong lời mở đầu vì nhiều người còn sửng cồ lên chứ không được nhẹ nhàng như bác Toàn đây.

Mình đồng ý với bạn, đúng là thế giới thì không có giới hạn thật, tuy nhiên nhiều người vẫn đứng trong giới hạn mà hình như không hay biết, có lẽ giới hạn đấy không phải do họ vẽ ra, chỉ là họ không biết rằng nó tồn tại mà thôi. Không biết thì không có tội, đúng không nào? Một ngày nào đấy, họ cứ đi, cứ dong buồm tiến thẳng về phía chân trời, không sợ rơi ra ngoài Trái Đất, biết đâu bất ngờ họ lại tình cờ tìm ra... châu Mỹ :)

17:31 Friday,19.6.2015

Đăng bởi:  Nghiêm Toàn

Đồ ăn có lẽ là thứ đơn giản nhất để mình tiếp cận và làm quen với sự khác biệt, đơn giản nằm ở cái thái độ tôn trọng người (dân tộc) khác và tự trọng với chính mình. Cái cách ghê sợ với thứ mình chưa biết cũng chả khác cái thói tự ti khi thằng nào đó nó ghê tởm những thứ như mắm tôm, thịt chó nhà mình.

Con người, thế giới vốn chả có giới hạn nào hết, chỉ có chúng ta tự lấy que vạch ra cái vòng tròn hưởng thụ cho chính mình.

Tóm lại, nhất là ăn, sau là ba cái khoái nữa, để hưởng thụ, bỏ qua định kiến đến đâu ngon miệng đến đó :)

15:29 Friday,19.6.2015

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Về cơ bản mà nói thì tớ thích đồ ăn Hàn Quốc. Tớ nghĩ, văn hóa ẩm thực của thế giới này quá đa dạng nên một con người đơn thuần không thể nào dung nạp hết nổi các món được các nền văn hóa khác coi là ngon. Vì vậy đánh giá nền ẩm thực của một nền văn hóa khác mình là ngon hay dở thì cũng chỉ là những đánh giá mang tính tương đối.
Thực ra hồi sống bên đó, với lương cơ bản cho nghệ sĩ thì tớ cũng không đi nhà hàng quá nhiều. Nhưng do cũng được đánh đu vào vài cuộc triển lãm nên tớ được không ít lần đánh chén đồ ngon. Tớ thích nhất là món kim chi của Hàn Quốc. Gọi là món Kim Chi nhưng thực ra là tổng hợp của các thể loại thực phẩm khác nhau ủ men cùng với bột ớt. Ở mình thì quen ăn Kim Chi cải thảo. Nhưng dân Hàn thì cái quái gì cũng cho vào làm kim chi được hay sao ý. Các lại củ, lá, điều thành được các món kim chi riêng. Thậm chí có kim chi thịt và đặc biệt là kim chi cua. Kim Chi cua bên đó đắt lắm thì phải, trong bữa tiệc các chủ nhà nâng niu gắp tặng khách mời. Nhưng món kim chi cua ghẹ đó thì tớ thấy không thích nổi. Tớ thấy phê nhất là món kim chi của một loai lá hơi giống lá tía tô hoặc kinh giới bên mình. Nhưng vị ăn vào thì không giống hẳn, hỏi dân bản địa rồi tra từ điển thì thấy đó là lá vừng. Món kim chi này có các lá xếp thành xấp, tương đối đắt, một xấp mỏng đã đắt hơn cả túi to kim chi cải thảo. Bạn gắp từng lá một, phủ lên bát cơm rồi lấy đũa bọc một gắp cả cơm cả lá bọc cho vào miệng. Một xấp nhỏ Kim chi lá vừng có thể làm cho bạn tốn mấy bát cơm mà không biết chán.
Các món đồ nướng của Hàn cũng rất ngon, đặc biệt là họ cũng có rất nhiều loại lá khác nhau để gói thịt nướng. Những món đó chả biết là cổ truyền hay hiện đại, nhưng ngon thì vẫn là ngon thôi.
Món tệ nhất của Hàn Quốc mà tớ được ăn là món cơm cháy. Thường họ đãi mình cơm trong các niêu nhỏ. Niêu ăn xong rồi thì còn cháy, dân Hàn đổ nước chè vào đó rồi cạo lên, đánh vỡ cháy trong nước chè rồi ăn. Ghê phết, thế mà tớ cũng ăn món đó được 2 lần đấy. Tất nhiên, lắm lúc vẫn phải đi cả nửa ngày đường để kiếm được tí cà pháo, tí lòng lợn luộc ăn kèm rau sống theo kiểu Việt Nam. Vừa ăn vừa ngậm ngùi nhớ nhà. Ẩm thực đôi khi nó là ăn văn hóa, ăn ký ức nữa.
Tái bút: Tớ không bị dị ứng mì chính, tự nấu ăn thì không bao giờ dùng, nhưng vốn bị đầu đôc quen từ bé nên đi đâu có món dùng mì chính cũng không nhận ra. Đọc bài của bạn cũng hơi giật mình. Cám ơn bạn nhé.

15:17 Friday,19.6.2015

Đăng bởi:  candid

Ngày xưa em có gặp nhiều người khách phương Tây đến Việt Nam du lịch và họ cũng chê đồ ăn Triều Tiên (một số người còn bịt mũi khi nói đến món Triều). Em ăn món Triều Tiên thì cũng thấy ngoại trừ món kim chi do thích ăn cay các món khác cũng bình thường. Đáng nói nhất có lẽ là món thịt nướng cuốn rau cải. Ở HN có quán được quảng cáo là chi nhánh của 1 quán thịt nướng nổi tiếng ở Hàn Quốc, người Hàn ăn đông nghịt (kiểu như quán phở Hà Nội ở nước ngoài). Đến ăn thử cũng ngon và rẻ, chỉ tội lần nào ăn xong cũng về phải thay ngay quần áo vì toàn thân là mùi thịt nướng. :D

14:28 Friday,19.6.2015

Đăng bởi:  Nghiêm Toàn

Theo em thì mọi đồ ăn tinh hoa của bất cứ dân tộc nào, đều ngon :)

Lẽ thứ nhất, bởi con người ta, cấu tạo hàm răng, nụ vị giác, khoang miệng hoàn toàn giống nhau, món ăn khác nhau bởi khác biệt địa lý, thời tiết, thứ mà người ta kiếm được, thứ mà có thể gia giảm, nhồi nhét, nêm nếm vào nó. Như thế, chả có lẽ gì mà người cực Bắc lại khác cực Nam, cái khác nhau là ở thói quen, cái thứ coi như một thứ vacxin văn hóa. Khi ta nạp đủ liều vắc xin ấy, thì đều tiếp nhận được, cảm nhận được.

Lẽ thứ hai, món ăn truyền thống của mọi dân tộc, là sự đúc kết, là tinh hoa, là văn hóa của dân tộc đó, không hưởng thụ được nó cũng phí đi :). Để hưởng thụ được nó, chẳng gì bằng vứt đi mọi thứ lề thói, quan niệm, thói quen vị giác, để trở về với khoang miệng, hàm răng, nụ vị giác giời sinh.

Em vẫn làm theo cách thứ hai, ăn từ tất cả những gì con người có thể ăn. Hưởng thụ bằng cảm giác nguyên vẹn, không định kiến, không quan niệm, không kỳ thị.

Thử nhé, nếu chưa thử, để thấy thế giới này dài rộng...

10:38 Friday,19.6.2015

Đăng bởi:  cứ từ từ

theo nhìn nhận của mình thì dân Hàn có lối sống khá khép kín và không thích quan hệ với người ngoại quốc. Hồi mấy năm học bên tàu , khu kí túc xá có đến mấy chục người Hàn , vậy mà cực hiếm khi được tận mắt chứng kiến sự tồn tại của họ. Chỉ có mùi mỳ tôm sực nức suốt ngày bốc ra từ những căn phòng khép kín, hoặc thi thoảng có 1 bàn tay thò qua khe cửa trả tiền McDonald nhanh như chớp rồi đóng sập cửa lại, là đủ để kết luận căn phòng đó có dân Hàn tồn tại. Kinh dị hơn khi anh bạn Banladesh của mình kể rằng phòng sát cạnh hắn có 1 tên Hàn, vậy mà suốt 4 năm học chỉ chạm mặt có duy nhất 1 lần

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả