Đi & Ở

Phố đi bộ Hà Nội: quá hay và bất ngờ

  Cả hai chục năm nay, mặc dù rất yêu phố cổ Hà Nội và luôn cố gắng thuyết phục mọi người là về bản chất, phố cổ vẫn còn giữ được sức sống và giá trị của nó, nhưng quả thật cứ mỗi một năm trôi đi, lại càng thấy có thêm nhiều bằng […]

Ý kiến - Thảo luận

14:28 Tuesday,23.6.2015

Đăng bởi:  The late Nửa thế kỷ vẫn không tiêu được phố cổ

Xin cung cấp một thời điểm vẫn còn hồn phố cổ:

"Hà Nội là một thành phố đẹp, cổ kính của người Việt. Tại đây người Pháp đã xây dựng khu phố Âu với nhiều đại lộ rộng rãi, rợp bóng cây, với các biệt thự sang trọng, tương phản với khu phố cổ của người Việt. Các căn phố cổ truyền này giống như ở các đô thị thời Trung cổ của châu Âu, sinh sống dựa vào ngành nghề thủ công. Đó là các phố của thợ thủ công: thợ bạc, kim hoàn, làm đồng thau, thợ dệt lụa, thợ thuộc da, áo quan v.v. … Tất cả là 36 con phố, mỗi phố mang tên một ngành hàng thủ công tự sản, tự tiêu, và tới nay vẫn trung thành với nghề truyền thống của mình...
Sở dĩ khu phố Tây trở nên vắng lặng, vì các cửa hiệu của người Âu, cũng như của người Tàu, người Ấn, người Việt chỉ nhằm phục vụ cho Bộ chỉ huy quân viễn chinh Pháp và chính quyền thuộc địa, những nơi bán các đồ mỹ phẩm, hàng xa xỉ, hàng nhập ngoại, rượu, đồ gia dụng của Paris … Chúng nay phải đóng cửa, hoặc chỉ bán được ít hàng.
Phóng viên Roderick của AP còn viết một cách tiếc nuối rằng hai ngày sau khi quân Pháp rút, tất cả các nhà chứa, hộp đêm … bị đóng cửa. Nhưng khu phố dành cho người Việt và khu vực 36 phố phường và các chợ vô cùng náo nhiệt, đông vui".

Đó là đầu tháng 10, 1954. Trích từ: “Bắc vĩ tuyến 17” (North of the Seventeenth parallel), do W. Burchett tự xuất bản năm 1955 tại địa chỉ số 2 Phạm Sư Mạnh Hà Nội, tái bản tại Mỹ 2005.

13:50 Tuesday,23.6.2015

Đăng bởi:  The late Nửa thế kỷ vẫn không tiêu được phố cổ

Có thơ rằng:

Bác Nưa (nửa thế kỷ) thôi đã thôi rồi.
(Vẫn trong tấm lòng của candid. Còn cha Nửa TK nó tuyệt vọng rồi. Nhớ kiểu bác Pu:ta đập phá tan hoang phương Tây (nhưng không đề nghị gì thay thế cả. Học giả Nga gọi là thời đồ đã mới).

13:38 Tuesday,23.6.2015

Đăng bởi:  candid

Ơ thế là bác đi thật à? Ở lại bàn cho vui.

Theo ý em thì khu phố cổ cho dù có hay (như báo đài ca ngời) hay dở (như bác nửa đời trình bày) thì nó cũng tồn tại rồi. Căn bản là từ giờ về sau sẽ phải đối xử nó như thế nào:

1. Tiếp tục ca ngợi các giá trị văn hóa chung chung, tiếc nuối về 1 thưở ngày xưa, kêu gọi bảo tồn nhưng không rõ bảo tồn cái gì...

2. Đập sạch, xóa sạch và xây lại từ đầu cho to đẹp hơn.

3. Chấp nhận nó như hiện tại và tìm các giải pháp thỏa hiệp tạm thời như khu phố đi bộ hiện nay.

4. Giải pháp khác?

10:59 Tuesday,23.6.2015

Đăng bởi:  nửa thế kỷ vẫn không tiêu

Rất tiếc không còn thời gian và điều kiện để nói thêm về mục này. Hà Nội dưới thời thị trưởng Trần Duy Hưng có một văn hóa rất khác (nhưng vẫn lom đom những mầm mồng của thời Thành Hà Nội "đĩ rửa hào", và thời Pháp thuộc khi không chỉ ca tê, mà địa danh Đồn Thủy mang cả những ý nghĩa khác, cũng như các tiếu lâm về Odessa hay một vài cảng như Voronej mà Sa hoảng Piotr mang gái đẹp (geisha) ra di vu những thủy thủ kể cả con cháu Vikings). Vâng, dù bị ném đá tôi cũng xin nói thằng là dưới thời Hồ Chí Minh (không dài lắm), Hà Nội (và có thể cả miền Bắc) đã có được những giá trị văn hóa không kém phương Tây (ai hay đọc Xưa và Nay có thể đồng ý vơi tôi). Những gì diễn ra tiếp sau đang có hậu họa đến nay, có thể là theo cấp số cộng hay cấp số nhân, tùy lương tâm mạng mỡ của từng người. Tôi vẫn đọc thấy Hà Nội của tôi trong các tư liệu phương Tây, thoáng qua thôi, nhưng vẫn trào nước mắt... Chuyện dài, và cũng nên nhìn theo cách của bác Anh xở tanh để có cả riêng & chung. Đồng thời Tây thì chính quyền và nhân dân là hai cục riêng, vài Bộ trưởng mất chúc là thường, hoặc từ chức. Còn ở xứ Khổng thì chia ra đời Tống, đởi Mãn Thanh (và đời Lê sơ chưa xong đã Lê Mạt...)
Về chuyện Nhất Linh trình bày lằng nhằng gì đó về tiểu xảo (?) của bài của bác Phó, xin hỏi người (mượn ?) tên của ô. NTam đã đọc kỹ các bài của anh Tùng trên Người đô thị chẳng hạn. Văn là người, anh Tùng được học Tây về không thẻ tư duy luẩn quẩn của Trạng Quỳnh, Trạng Lợn. Thế kỷ 21 rôi. Và moa cũng hết quỹ thời gian để ở cùng với Soi rất thân.
Chung kuy chỉ tại Vua Hùng, (& thằng bán tơ dở dói nưa). CHÀO tạm biệt và (nỏ) HẸN gặp lại

10:58 Tuesday,23.6.2015

Đăng bởi:  candid

Cái khác của phố đi bộ V2 (Mã Mây, Hàng Buồm, Tạ Hiện...) với phố đi bộ V1 (Hàng Đào, Hàng Đường...) có chỗ là ở việc người dân sở tại được tham gia và có lợi. Hồi mới mở phố đi bộ V1 em đi qua thì thấy dân phố nói chuyện là toàn người ở đâu về bán hàng buổi đêm ngay trước cửa nhà người ta nên người ta cũng không quan tâm lắm. Khách đến xem thì chả biết hoạt động gì vì toàn mẹt hàng vớ vẩn chiếm kín lối đi, người đi lại cứ nườm nượp không có chỗ để thở, nói gì đến mua bán hay ngắm nghía.

Phố đi bộ V2 thì người dân tham gia bán hàng nhiều hơn, đường xá đi lại rộng rãi hơn, có lấn chiếm tí vỉa hè bán hàng thì vẫn có lòng đường để đi lại, để xem văn nghệ.

23:59 Monday,22.6.2015

Đăng bởi:  Nhất Linh

Cái ý của bác Tùng theo ngu ý của nhà em, hình như bác "Nửa thế kỷ..." chưa hiểu, thành ra cơ sự nó dài và cứ rối như lòng mề lãnh tụ.

Đương nhiên bác Tùng và chúng ta mặc định hiểu cái gốc của sự nát, mọi nhẽ, nó ở đâu trên trển kia; và cái đó, mặc định luôn là không thay đổi sớm chiều được. Nên nói đến nó là thừa trong chuyện này rồi...

Cũng dễ thấy là trong mọi việc dính líu tới các từ khóa như ''nhân sinh", "bảo tồn"... mà qua bàn tay của các vị có các từ khóa ấy trên chức danh, thì y như rằng là nó ... như cứt - thế mới tài.

Nên bỗng dưng có một việc mà họ để quần chúng tự xử, thì như bác Tùng quan sát thấy, là nó lại ngon, thế mới tài. Điều này không khó hiểu, bởi dân ta có lẽ tự xoay xở và cân bằng, thích ứng vào loại nhứt quả đất khi không có những thao tác bất hợp lý can dự vào => nên kết quả thì nó như vầy.

Bác Tùng khen cái sức sống theo kiểu đó chứ không phải khen một cái chuẩn văn hóa trà sen hoa nhài phét lác như người ta vẫn hay tán, và cái này thì em rất đồng tình. Khi không hiểu nhau thì ăn nhời cũng khó thật.

23:19 Monday,22.6.2015

Đăng bởi:  rieng&chung

Vâng ạ, chúc bác Nửa thế kỉ dồi dào sức khỏe, còn sống là còn trải nghiệm và bác sẽ tiếp tục ngắm Hà Nội thêm nửa thế kỉ nữa : ))

Về "lùn tịt" và những "nguyên nhân" liên quan đến thể chế hiện tại, chắc hẳn không cần và không nên phân tích trên SOI, vì không phù hợp (riengchung cảm thấy thế). Riengchung cũng thấy rất nhiều ý kiến phê phán bất cập của thể chế hiện tại. Nhưng với quan điểm về sự "lùn tịt" như bác Nửa thế kỉ nói, thì e rằng nó tồn tại từ thời Xuân Tóc đỏ và sớm hơn thế nữa. Thậm chí, nếu nói có sự suy thoái nào đó, thì phải bắt đầu từ khi nhà Nguyễn phế bỏ vai trò kinh đô của Hà Nội để chuyển vào Phú Xuân cũng không chừng.

Bác Nửa thế kỷ có đọc fb của nhà nghiên cứu trẻ Trần Quang Đức không ạ. Quang Đức dẫn một bài (hình như) của cụ Ngô Tất Tố viết về một cuộc "khảo sát" về cái sự suy vi của văn hóa nho học ở Hà Nội thời Pháp thuộc. Đọc cũng thương cho cái số phận dân tộc phết bác ạ.

Giả thiết của riengchung là, "Kẻ chợ" Hà Nội có thể tồn tại qua mọi hình thái thể chế trong cả ngàn năm qua, không phải bởi vì nó xác lập đỉnh cao văn hóa của một dân tộc, mà vì nó phục vụ nhu cầu cơ bản của đô thị lớn, ở phần thị, tức là cái thị trường. Văn hóa chợ thủ đô dĩ nhiên sâu sắc và đa dạng hơn đứt tỉnh lẻ vì sự tập trung và tạo ra quy mô trao đổi vượt trội của nó, và văn hóa đó tồn tại rất nhiều trăm năm, so với thể chế hiện tại mới chỉ hơn nửa thế kỉ. Nói cách khác, nếu bảo rằng thể chế hiện tại là nguyên nhân trực tiếp của sự "lùn tịt", thì e rằng ta hơi đánh giá cao hiệu lực (mặt chưa được) của thể chế này mà đánh giá thấp bề dày truyền thống (dù truyền thống đó là tốt hay xấu) của Phố cổ Hà Nội.

Tóm lại thì trên chỉ là giả thiết của riengchung, chưa đủ điều kiện và khả năng để biến thành kết luận. Riengchung theo đuổi quan điểm "giả thiết cần táo bạo, nhưng kiểm chứng cần thận trọng", chỉ xin dừng ở giả thiết thôi ạ, vì không đủ sức kiểm chứng. Và đánh giá phố cổ thế nào (cao thấp cụ thể ra sao) vẫn là câu hỏi để ngỏ, yêu ghét cũng tùy người.

22:06 Monday,22.6.2015

Đăng bởi:  Nửa thế kỷ vẫn không tiêu được phố cổ

"nếu bác không chỉ ra được rằng thể chế hiện hữu là nguyên nhân trực tiếp của sự lùn tịt kia" điều đáng tiếc là tôi nghĩ như vậy. Còn trình bày ra sao thì là một tọa độ khác. Nói chung là thích riêng&chung, nhưng tui suyễn mất rùi.

22:02 Monday,22.6.2015

Đăng bởi:  Nửa thế kỷ vẫn không tiêu được phố cổ

Cảm ơn riêng & chung, tôi đã nhận dược cái tôi cần và mừng rỡ khi lại được gặp sự chỉn chu (kẻo niềm tin nó bị cái xô bồ ăn mất). Còn về các vấn đề khác thì tôi hết hơi rồi, không có ý kiến được nữa. Xin mời các bạn trẻ hơn. Tôi đã ở tuổi "mắt mờ, chân chậm", chỉ cố gắng sao cho tham gia giao thông ở Hà Nội không bị loại khỏi vòng.

21:17 Monday,22.6.2015

Đăng bởi:  rieng&chung

Bác Nửa thế kỷ đưa ra một đoạn tiếng Anh, sau khi hỏi cụ Google thì được biết là trích từ "Decentralization and Urban Governance:Reforming Tokyo Metropolitan Government" của tg Ronald K.Vogel, dưới dạng Chương 7 của một tài liệu nào đó, không biết có phải của World Bank hay không.

Vụ "phân cấp phân quyền" này từng là đối tượng quan tâm của riengchung, nên riengchung rất cảm ơn cái manh mối mà bác Nửa thế kỷ cung cấp. Tuy nhiên, quá trình thảo luận về phố cổ với anh Tùng hình như xoay quanh phạm trù văn hóa, môi trường văn hóa, và các giá trị văn hóa cộng đồng v.v... chứ không phải câu chuyện thể chế và quyền hạn trách nhiệm hay cách thức quản trị của một chính quyền địa phương (?).

Cá nhân riengchung cũng khá bối rối về việc xác định giá trị, bản chất và biểu tượng về "phố cổ". Tuy không có trải nghiệm phức tạp như bác, nhưng cũng thấy hình như cần một cách lý giải sát thực tế hơn, thay vì cứ say sưa ca ngợi nó (chỉ vì xung quanh ta nhiều người ca ngợi nó).

Tuy vậy, từ đánh giá giá trị văn hóa của một cộng đồng hay khu vực, tới yêu cầu thay đổi trong quản lý của chính quyền sao cho hợp lý, có lẽ là cả một hệ thống vấn đề rất to tát. Ngay cả khi bác cho rằng giá trị của phố cổ là "lùn tịt", thì việc dựa vào thể chế và quản trị để cải thiện điều đó cũng không thuyết phục cho lắm, nếu bác không chỉ ra được rằng thể chế hiện hữu là nguyên nhân trực tiếp của sự lùn tịt kia.

Cái kinh nghiệm của Tokyo đã được chính đoạn trích của bác Nửa thế kỉ thừa nhận là không nhất định (thực ra là chắc chắn) phù hợp với các chỗ khác, trong đó dĩ nhiên có Hà Nội.

Cuối cùng, xin phép múa rìu qua mắt thợ (có gì bác bỏ quá cho, vì một tinh thần trao đổi thôi ạ), kiến nghị đính chính cách dịch "văn hóa chính khách" (political culture) thành "văn hóa chính trị". Vì riengchung nghĩ đây là một khái niệm rất phổ biến của môn Khoa học Chính trị. Cụ thể hơn, thì nó là một khái niệm có nội hàm phong phú liên quan đến môi trường thể chế, các giá trị, v.v.. và cả cá nhân chính khách nữa ạ. Vì vậy dịch "văn hóa chính khách" sợ là hẹp quá.

20:56 Monday,22.6.2015

Đăng bởi:  Candid

Tình cờ hôm nọ em mới đọc 1 giả thiết là không phải Nero đốt Roma mà vì dân Roma xây dựng lộn xộn, ăn ở mất vệ sinh quá nên cháy là không cứu nổi.

Mãi gần đây vẫn còn ý tưởng chuyển Đô lên Ba Vì cho thoải mái ý tưởng phát triển nhưng có vẻ dân tình vẫn khoái Rốn Rùa hơn là non Tản. :D

20:46 Monday,22.6.2015

Đăng bởi:  Nửa thế kỷ vẫn không tiêu được phố cổ

@lc, Hay nhỉ, Thứ nhất, ca ca là "mẹc" theo tiếng Nga, và cả chắc tiếng Pháp bạn ạ.
Tôi là phó thường dân, không phải là KTS, không phải là chính khách, tôi không cho ý kiến chỉ đạo bao giờ, kể cả chỉ đạo con tôi. Ai ăn lương thế nào thì làm thế (đừng nói lương ít - it thì về nhà bu ti mẹ, xin lỗi). Tôi chỉ cố gắng không ăn cắp. Tôi buồn vì nghe chuyện có kẻ ăn cắp, thậm chí ba đời rồi, vẫn chẳng sao (xin đừng kết tội tôi đống lõa, ko tố cáo, tôi đâu phải cơ quan điều tra). Nhưng tôi xin khuyến nghị rằng cắt đất rồi bán từng lô người ta bây giờ chưa chắcđã có sức mua (căn cứ vào việc cứ mở máy ĐT là thấy thư rác àm ầm, bán căn hộ) Nói chung người Việt nên ai làm việc đấy cho ra hồn, thế thôi. Tôi cố gắng làm việc mình ra hồn. Thỉnh thoảng lên đọc Soi, như một thứ xa xỉ. Vợ quát nạt bắt rửa bát quét nhà (cho có lao động chân tay, khỏe người...). Thôi ta đừng cố vấn cho tòa thị chính nữa. Anh Tùng bảo không tin họ chắc là đúng (theo cả kinh nghiệm chính tôi về một vị về HN làm lãnh đạo vùng kinh tế mới, dối trá như ranh, cynic cực kỳ). Xin được dừng chủ đề này ở đây.

19:21 Monday,22.6.2015

Đăng bởi:  lc

Nửa thế kỷ ca ca!
Giả sử toàn bộ 2km bán kính tính từ tháp Rùa được OK hủy diệt-san phẳng để bác là Chính khách cấp quốc gia được toàn quyền quyết định xây dựng chia lô bán lền cho các nhân vật tử tế setup một thủ đô mới....thì bác sẽ chỉ đạo cho một kts như anh Tùng phải làm những gì?
Câu trả lời của bác sẽ chấm dứt được những tranh luận hình như chưa ai thấy rõ ràng này !
(giả sử anh Tùng là người tử tế theo đánh giá của bác nữa)

17:22 Monday,22.6.2015

Đăng bởi:  Nửa thế kỷ vẫn không tiêu được phố cổ

Anh Tùng viết: "Bạn cho rằng cần phải thay đổi, cần phải chỉnh sửa, phải cứu nó."
Tôi không nghĩ như vậy. Dúng hơn là tô nghĩ "để cứu thành này cần phải hủy diệt nó" (anh Tùng chắc nhớ câu tiếng Anh). Phải loại thôi, vì quá mất vệ sinh trong một số ngỗ ngách đến mức gần như ổ dịch kiểu bom nổ chậm, và do băn hóa quá cặn bã,
Tôi hay phê phán giới bác sĩ ở Việt Nam. Có người bảo tôi (giống Ivan Tùng, anh Candid thì phải), là vẫn có người nọ người kia tử tế đấy chứ (khoảng vài phần trăm là cùng). Tôi bảo: bác sĩ tử tế là bình thường, có gì lạ đâu. Chẳng qua ở ta mọi thứ lùn tịt mãi đi, nên họ (người bình thường) thành thánh.
Tôi cho rằng là người Hà Nội tử tế là bình thường. (Viết thế này nhớ có 1 nghệ sĩ violon giỏi tiếng Pháp có hôm thở dài: ít người tử tê quá) Đồng thời theo quan niệm của tôi, nghệ sĩ violon này, so với cha mẹ anh ấy (có 1 vị Nhân văn giai phẩm), theo ý tôi vẫn chưa đạt canon tử tế.
Với problem Hà Nội nói chung, tôi xin gửi một đoạn:
One issue is how to structure local and regional government to ensure effective metropolitan planning, coordination, and development. A second issue is how to organize the delivery of public services in a way that is efficient, accountable and equitable. A third issue is how to develop civil society and ensure that local and regional governments fulfill democratic aspirations. Of course, the very meaning of these concepts is shaped by local and national political cultures so that the answers in one community and nation may vary dramatically from another. Tạm dịch:

Sự tăng trưởng của những siêu đô thị kéo theo một quan ngại rằng làm sao để cai trị một thành phố có quy mô vùng lãnh thổ theo một cách vừa dân chủ lại vừa hiệu quả. Thứ nhất, cần phải cầu trúc chính quyền tại chỗ và cấp vùng miền sao cho đảm bảo hiệu quả quy hoạch, hiệp đồng, và phát triển thủ đô. Thứ hai là cần tổ chức phân bổ dịch vụ công sao cho hiệu quả, có trách nhiệm giải trình, công bằng. Thứ ba là cần phát triển xã hội dân sự và đảm bảo rằng chính quyền các cấp đáp ứng các khát vọng dân chủ. Dĩ nhiên vì nội hàm của các khái niệm trên được hình thành bởi văn minh bản địa và văn hóa chính khách quốc gia, nên các câu trả lời trong một cộng đồng và trong một quốc gia có thể khác nhau vô cùng.
(có gì nhờ ông Gấu sửa nhé, Tks nhìu)

11:43 Monday,22.6.2015

Đăng bởi:  candid

Theo em thì muốn gìn giữ cái gì thì cuối cùng vẫn phải xác định rõ các tiêu chí và giá trị, hô hào gìn giữ chung chung thì rất khó.

Nhân tiện bác Tùng nhắc đến Zone 9 và phố cổ, em cũng có chuyện liên quan vui vui để nhắc. Em có ông bạn làm họa sĩ, có cái xưởng trên phố cổ làm chỗ anh em bạn bè uống rượu, tán phét kiêm studio chụp ảnh, nghe nhạc, đọc sách...

Cảm giác ngoài kia phố xá xô bồ chui vào cái ngõ hun hút tự nhiên rơi tõm vào một không gian khác rất thú. Đợt Zone 9 đang nổi, một hôm bạn em đề xuất là chuyển về Zone 9 cũng ví dụ ra cái nhà của bác Tùng. Em nghe cũng hay hay, cũng ủng hộ bạn em chuyển. May mà chưa kịp chuyển nên giờ vẫn còn chỗ uống rượu. :D

11:36 Monday,22.6.2015

Đăng bởi:  Ivan Tung

Em cũng là đồng môn cấp 1 Thăng Long với bác Nửa thế kỷ. Nhưng chắc đời em sâu hơn, vì em học những năm 90.
Người ở phố cổ thì bác Nửa thế kỷ phải xem bác chơi với những người nào. Vì giờ có những gia đình sau này được chia nhà, chia đất, một số khu phố được nhà nước lấy lại các khu nhà hoang và chia lại cho cán bộ, công nhân viên.
Những gia đình còn lại vẫn cố gắng giữ nếp cũ, nhưng còn bác cứ ngóng dân nhảy dù ngoài đê rồi đổ lỗi cho dân phố cổ thì em xin chịu.

9:33 Monday,22.6.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

bạn nửa thế kỷ
không phải mình tung hô văn hóa phố cổ, bạn có thể chỉ ra mình tung hô văn hóa này thế nào. Mình cũng không hề nói có thứ như "văn hóa Tràng an". Trong phố cổ đúng là có đầy vấn đề. Nhưng xét trong tương quan thì những khu khác còn nhiều vấn đề hơn. Bạn thử lấy ví dụ một khu đô thị mẫu mực đáng sống ở VN xem. và điều quan trọng hơn là mình muốn nói, cho dù tốt xấu thế nào, thì việc can thiệp của chính quyền chỉ làm hỏng thêm. Và đây có lẽ là sự khác biệt chính giữa quan điểm của tôi và bạn. Bạn cho rằng cần phải thay đổi, cần phải chỉnh sửa, phải cứu nó. Nhưng tôi thì cho rằng đừng dúng tay vào thì sẽ tốt hơn. Nói chung tôi không bao giờ tin vào tài năng và tư cách của những kẻ có thể có quyền can thiệp ở VN.

20:44 Sunday,21.6.2015

Đăng bởi:  lc

bác Nửa thế kỷ: Người phố cổ có nhiều đẳng cấp, bác cứ tìm một học giả tầm trung hoặc một gia đình nghệ sỹ nghèo như nhà chị Như Quỳnh, mà chơi. Cứ lê la ngoài vỉa hè thì ở đâu chả phiền. Bác cứ định kiến thế, khổ thân các con bác, lỡ yêu phải con nhà phố cổ, thì...

17:58 Sunday,21.6.2015

Đăng bởi:  Cụ già khó tính

Anh Tùng làm gì mà phải phản đối dữ dội, dùng câu chữ ghê gớm như thế. Bác "Nửa thế kỷ" trông thấy những điều chướng tai gai mắt thì đau đớn lòng nên thật thà nói ra thôi mà. Đúng là ở đâu cũng có cái xấu, nhưng cái xấu nó đặc kịt như ở phố cổ thì ai mà chẳng nhận ra, có chăng là nói ra hay không mà thôi.

Mười người phố cổ thì chín người đi buôn (không công khai thì bí mật), không chợ búa, không thị phi thì không tồn tại được. Phố cổ người thì đông, toilet thì ít, không mất vệ sinh không được. Văn hóa thị dân hấp dẫn người Tây, phục vụ du lịch thì được, chứ ra sức bảo vệ, tôn nó lên làm mẫu mực thì loạn. Người ta bực, vì báo đài (hình như toàn người "Hà Nội gốc") cứ ra rả cái cụm "Tràng An thanh lịch". Chắc là họ tưởng chỉ London mới có quý tộc Anh? Riêng cái ngữ điệu, cứ một câu "tỉnh lẻ", hai câu "nhà quê" đã thấy cái văn hóa ấy đáng bỏ đi được rồi. Vì có thấy ai vỗ ngực bảo ta đây là người Huế gốc hay người Sài Gòn gốc bao giờ? Chỉ thấy khi chửi nhau lại lôi ra: "Tao là Hà Nội gốc". E rằng khó khiến cho người ta không khinh không ghét được.

16:38 Sunday,21.6.2015

Đăng bởi:  nửa thế kỷ vẫn không tiêu

Đọc thoáng một bài khác trên Soi thấy có câu này gây suy nghĩ:
"Đồ ăn HQ thì không đặc sắc lắm nhưng vì họ ướp món ăn và các sản phẩm HQ bằng tinh thần dân tộc nên làm nhiều thực khách, khách hàng 'xúc động lây', tạo ra nhiều giá trị ảo. Có thể nói đó cũng là thành công của họ trên thương trường quốc tế."

Liệu bây giờ ta lên đồng với các giá trị "phố cổ" (thực ra cũng xây vào khoảng đầu thế kỷ trước, sau cuộc xâm lược của Pháp) liệu có là giải pháp.
Anh candit nói làm moa nhớ đến việc sau khi vào tiếp quản Hà Nội, thấy một con số khủng những cave (noi nhẹ đi). Lại nữa, gần đây có một nghiên cứu tiếng Pháp cũng rất say sưa về mục này, sâu, kiểu như KT thì là (nữ) dân từ tỉnh nào lên, còn Đồn Thủy thì tứ chiếng ngoài đê vân vân.
Quay lại với Hàn, có thể họ vẫn may hơn mình là đã không bị thí nghiệm mô hình này kia. Còn nhớ thời xô viết các KTS Liên Xô chê một số chuyện của Hà Nội (ông Trần Phương phó thủ tướng nói Hà Nội đèn lập lòe như ma trơi - năm 82 thế là coi như được gắn Bội tinh thánh Georgy dúng cảm), nói chung là đúng. Nhưng nhà mài bằng thì bây giờ vẫn rõ là không để dành cho con người. Hình như Hà Nội cũng là điểm nhấn (thực ra tôi kị chữ này) để nhỡ đâu vỡ òa ra những lý tưởng tươi đẹp từng phải dùng mác, dùng lê để kiên quyết lập trường...Làm mất thời gian của các anh chị.

16:05 Sunday,21.6.2015

Đăng bởi:  nửa thế kỷ vẫn không tiêu

Hoi buồn cho câu hỏi của anh Tùng. Thời chúng tôi người ta không ngủ với nhau dễ như vậy. Vả lại người Việt cũng không hỏi nhau ngủ với ai (hỏi như anh theo tôi là một kiểu quấy rối tính dục).
Đồng thời không thể nào nói mình đã từng chăn gối, xin lỗi, với cô Tư Hồng (vợ quan ba Garlan) nên được vỗ ngực nói mình ăn chơi đệ nhất Hà Thành,
Việt Nam trông bề ngoài tơ lụa, nhưng thành Tám Bính dễ như chơi. Hà Nội phố cổ cúng quyết liệt kiểu kho thịt người như Moscow, Paris, nhưng không tự nhiên được như Pháp, cũng không hình thành được tập quán pháp luật, chí ít, tàm tạm được như Paris. Đó phần nào do người Hà Nội đã già nhân ngãi, non vợ chồng với một mô hình nay sụp đổ. Nếu quan sát sự fail của người ở các nước từng thuộc khối xô viết, hay Bulgaria, sẽ thấy sự băng hoại ngoai các bệnh trực tiếp, còn do sự tằng tịu của các bệnh ấy với nhau, gần như vô phương... Và còn do, như một học giả Nga nói, còn có các tác nhân kiểu autoimmune khi cơ cấu đánh dấu marker bị hỗn loạn, bạch cầu lại đánh giết những tế bào tốt (còn sót lại)
Tiếp cận các vấn đề của Hà Nội (và phố cổ nói riêng) phải cực kỳ quyết liệt và căn bản, vì nói chung đã khá muộn. Các cải cách không khéo chỉ như những phẫu thuật thẩm mỹ lên xác ướp được phong làm hoa hậu. Tàn tạ cực nhanh vì thiếu sức tự đề kháng, nhưng lại không vội được đâu nhá.
Đọc anh Tùng ở đây thấy anh khá là emotional. Vậy chúng ta cũng nên chỉ trích loa phường ít thôi, anh nhỉ.

15:46 Sunday,21.6.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

Candid
mình cũng không bao giờ muốn nhấn mạnh vào cái văn hóa tràng an nọ kia. Hà Nội là kẻ chợ, và đó là bản chất. nó không phải một tầng lớp quý tộc kiểu Boston. Nhưng bản thân cái chợ có giá trị văn hóa xã hội của nó. Mình muốn nói về không gian chợ, không khí chợ. chứ mình hoàn toàn rất không ưa các loại cảnh vẻ ra vẻ quý phái, tinh vi, vì ta làm gì có tầng lớp quý tộc.

15:29 Sunday,21.6.2015

Đăng bởi:  candid

Trong 1 cuốn sách của nhà văn Nguyễn Khải có một nhân vật bà cụ ở HN có nói về người HN đại loại là ngày xưa bà là người quê ở phố, giờ thấy ở HN toàn là người phố ở quê. Trong sách cũng nói về việc sau năm 54 có sự thay thế người ở trong phố cổ thế nên những người mà chúng ta nhìn thấy từ sau năm 54 không phải đại diện cho giá trị mà người ta muốn nói.

8:46 Sunday,21.6.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

mình không phản đối bạn, những điều bạn thấy không phải không có thật, nhưng để làm gì. rác rưởi đâu cũng thế, chẳng qua bọc dưới vỏ gì. mổ bụng hoa hậu thì vẫn là cứt thôi. Bạn chê phố cổ thế, chẳng hay theo bạn thì ở đâu có văn hóa, không có rác? Royal city chăng? hay Ciputra? hay PMH? Một nơi đông như phố cổ, tất sẽ có đủ loại hạng người. bạn đã ngủ với ai mà nghĩ rằng đó là đại diện cho phố cổ.

23:08 Saturday,20.6.2015

Đăng bởi:  Nửa thế kỷ vẫn không tiêu được phố cổ

Kính trọng anh Tùng, nhưng ý rác rưởi thì xin được bảo lưu. Những gì tôi được chứng kiến (không riêng gì Hàng Chiếu) thì còn tồi tệ hơn nhiều. Có một câu: đầu óc bừa bộn, bừa bãi (bardak) thì cuộc sống cũng như vậy. Tôi rất tiếc là không thể thay đổi ý kiến của mình về phố cổ và dân phố cổ, vì nó đã hình thành 50 năm rồi. Lại đọc một số tư liệu của Pháp nên hiểu vì sao nó rác rười. Với tôi, trốn thuế, ăn ở mất vệ sinh, và, xin lỗi, đĩ điếm, nghiện hút, đánh bạc, xã hội đen ký sinh vào cuộc sống... là rác rưởi. Tôi xưa cũng lòn thòng đôi em phố cổ (khá nổi tiếng) nhưng thời gian và bụi xã hội đen đã phủ lên khá, dù lúc còn trẻ, tôi nghĩ, các em cũng tốt. Sao Việt Nam mình không có Victor Hugo hay Balzac nhỉ? Có vũ Trọng Phụng thì chết sớm. Nhưng nếu đi sâu vào "bí mật thành Paris" của phố cổ, thì những gam kiểu Lục Xì bây giờ chắc vẫn đậm. Thôi ý ở ngoài lời. Tôi thỉnh thoảng nói thật bị ném đá, "như ở Azerbajan", một bạn Liên xô cũ bảo tôi.
Anh Tùng chắc đã đọc về lumpen, nhiều khi nhiễm nặng quá, thì đâm ra bất tử, kiểu như ma ấy mà. Dù sao thì diễn đàn Soi cũng tơ lụa, không phải là chỗ mình đem nhật ký hình sự của sở cẩm ra nói.
Chỉ xin nói một câu, có hôm một thằng "Năm hà thành" (không phải năm Sài Gòn) xách một cô khóc lóc van xin đi sang bên kia đê. Một cậu Tây (khoảng 15 tuổi) thấy thế chạy ra báo với lực lượng chức năng, no reaction.
Bản thân tôi hôm Tết phải dắt xe máy vỉa hè lên đường Hàng Cót (vì đông quá không đi nữa, quay lại, thấy một bọn đang đánh bạc (đánh bài ăn tiền) giữa đường (tết mà). Lại còn bị chúng mắng: thằng khố.. kia (tôi đi xe 82) mày định phá phố cổ đấy à?
Óc mình có khả năng delete, tôi đã xóa đi nhiều chuyện phổ cố như chuyện thời trung cổ, vì có viết chắc cũng không dễ đăng. Phần vì, xin nói thật, tuyệt vọng rồi. Không bút nào tả xiết, và khó mà chữa được. Khoét ruỗng lâu rồi. Thôi ta dừng ở đây. Đợi các bài nghiên cứu đô thị của anh (thấy đăng ở báo khác). Cảm phiền Soi.

19:26 Saturday,20.6.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

bạn ơi, mình nhìn thấy gì cũng một phần do mắt mình đấy. trong mắt sẵn rác thì nhìn đâu cũng ra rác. Tất cả những chuyện dối trá, lừa lọc, rởm rít v.v. không có lý do gì để chỉ tồn tại ở phố cổ. Chỗ nào chẳng có những thứ đó. E rằng dưới những bộ áo xịn nhất, sang trọng nhất sẽ là những sự dối trá, lừa lọc gớm ghê nhất chứ không phải trong đám nhếch nhác. Phố hàng chiếu thì đúng là không có gì thay đổi, vì nó cũng không phải phố đi bộ mà mình nói. Nhưng nếu biến nó thành phố đi bộ, thì lập tức sẽ khác ngay. Mã Mây trước cũng nhếch nhác không khác gì Hàng Chiếu.
Còn bạn nói bạn ở Lý Nam Đế, từng học trường Thanh Quan, mà vẫn không chịu được dân phố cổ. Bạn nói thế có phải tự cho mình đã là dân phố cổ rồi mà vẫn còn không chịu nổi văn hóa này chăng? Phố Lý Nam Đế vốn là phố quân đội, không có mấy người Hà Nội ở đó, lại cũng chưa bao giờ được liệt vào phố cổ. vậy ý bạn nói là gì?

13:08 Saturday,20.6.2015

Đăng bởi:  Nửa thế kỷ vẫn không tiêu được phố cổ

Nghe như về thế giới nào ấy nhỉ. Mấy hôm trước đứng chờ mụ vợ (shopping nữ quái) có việc ở phố Hàng Chiếu, thấy vẫn nhếch nhác tởm lợm ho gà. Bố cháu nhớn lên ở Lỹ Nam Đế, học Thăng Long rồi Thanh Quan (cấp 2) những năm cuối 60, không thể ngửi được đất và người phố cổ - xin được quyền nói thật. Và chỉ thấy cải Khu phổ cổ này nó ngày một tiều tụy và rởm đởi hơn, du côn dô kề hơn. Một món thập cẩm gồm các nhà nát Gooc bô và những cái ổ Tê nác đi ê, hàng ngoại thì hàng Tàu nói là Đài Loan, hàng Hàn bảo hàng Nhật... Những đứa con hư trước bắt mẹ phải nộp cho xã hội đen để chuộc mình vài chục triệu (khoảng đầu thập niên trước), nay thấy nói cả chục tỉ (hay mẹ nó nói dối - cũng chẳng quan trong, vì bố cháu quen một số vị phố cổ thấy suốt đời nói dối, câu nọ thọi câu kia vì đầu óc như cái thùng rác). Đến lúc sang Liên Sô tồi gặp bọn phố cổ vẫn thấy muốn rồ: kênh kiệu, đài các rởm, thiếu vệ sinh (xin lỗi), dối trá như ranh.
Nay chả quan tâm kinh tế nhưng nếu văn hóa phố cổ lên thì bố cháu chết cũng mát.

10:06 Friday,19.6.2015

Đăng bởi:  Cao sỹ Thăng

bài viết của anh Tùng rất hay, điều này đáng phải xảy ra từ lâu, mọi thứ phải trở về với với nguyên bản gốc của nó mới đúng, thế cũng là dấu hiệu tốt, chỉ có điều được bao lâu, và hoạt động văn hóa trên đường phố có đúng với chất văn hóa và có tâm không...n ếu không rồi lại trở thành trò bàn tán như chuyện mấy con vẹt đứng chào khách, hay tuồng bác học ở rạp Hồng hà... Chân thành cảm ơn!

13:57 Thursday,18.6.2015

Đăng bởi:  Thanh Tâm

Đọc bác Tùng viết xong em muốn đi luôn. Lâu nay cuối tuần trốn hẳn khỏi Hà Nội, có khi một tuần nào đó phải ở lại mới được. Đúng là cái mà em đáng lẽ nhìn thấy ở Hà Nội bao năm nay nhưng không có cơ hội được nhìn. Giờ có thể yên tâm rồi. Bài viết hay quá! Cả chê và khen đều rất tuyệt!

14:55 Wednesday,17.6.2015

Đăng bởi:  phucnguyen

Khi nào Hà Nội cấm xe máy thì việc để toàn bộ khu phố cổ thành tuyến đi bộ rất dễ dàng.
Hiện trong các quy hoạch đô thị mới tại Việt Nam, các đơn vị tư vấn Quốc tế bằng kinh nghiệm của mình đều tổ chức các khu đi bộ tại trung tâm đô thị. Tuy nhiên để hình thành thực sự đều rất khó do vấp phải tập quán dùng xe máy thay chân của chúng ta.

11:20 Wednesday,17.6.2015

Đăng bởi:  candid

Em cũng nghĩ từ lâu là nên biến cả khu phố cổ thành khu phố đi bộ, cho phương tiện chạy chậm như đoàn tàu điện để phục vụ người yếu chân. Lâu dần thì những người thấy bất tiện và không có nhu cầu sẽ tự chuyển đi chỗ khác. Ở lại chỉ có những người tham gia cung cấp dịch vụ du lịch, ăn uống, giải trí... thế là vừa tạo công ăn việc làm, vừa giãn dân phố cổ.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả