Ăn uống

Đồ ăn Hàn Quốc (bài 1): Ăn cơm bát không được bưng, uống rượu nhớ đừng tự rót

(Xin lỗi các bạn là Soi post nhầm thứ tự, đây mới là bài đầu tiên về đồ ăn Hàn Quốc nhé. Bài mà các bạn đã đọc là bài tiếp theo. Các bạn nhớ đọc thêm bài về đồ uống Hàn Quốc.) * Lời mở đầu: Nhớ lúc còn bé, ngồi ăn cơm bố […]

Ý kiến - Thảo luận

2:12 Friday,3.7.2015

Đăng bởi:  Nguyễn Khánh Dương

Bài viết thật sự rất hay và mang nhiều thông tin bổ ích, phần nào cũng đã giải thích được những hiện tượng trong văn hoá Hàn Quốc. Lối viết hài hước, tươi trẻ cũng là một điểm cộng không nhỏ khiến mình vote cho tác giả

14:19 Wednesday,24.6.2015

Đăng bởi:  candid

Ăn thịt nướng kiểu Hàn do lượng nhiều nên rất đầy bụng, lúc nào cũng phải có tỏi nướng ăn kèm vào mới chóng tiêu và đỡ đầy bụng.

7:09 Monday,22.6.2015

Đăng bởi:  Đặng Thái

Vậy chớ nhà Mòe béo bụng hằng ngày dùng muỗng xúc cơm ăn hay sao? :)

1:53 Monday,22.6.2015

Đăng bởi:  CON MÒE BÉO BỤNG

Thìa và đũa ăn bằng bạc của vua Nhân Tông nhà Cao Ly là đồ tùy táng trong lăng mộ (1146). Điều đó cho thấy người Triều Tiên đã dùng thìa từ rất lâu đời. Đặc biệt là dùng khi ăn cơm, kết hợp với đũa. Phong tục này không tồn tại ở các nước khác có cùng văn hóa Hán. Nhìn cái thìa trong ảnh tự nhiên thấy việc phồng mồm trợn mắt âu cũng là lẽ thường tình!

>>>>>>>

Đoạn này là sao, muỗng ( hay thìa) đâu có hiếm lạ gì với mấy nước Đông Bắc Á nhỉ?

23:21 Sunday,21.6.2015

Đăng bởi:  gourmet-wannabe

bibimbap nói riêng hay các món cơm trộn nói chung thì ăn với trứng sống mới ngon. Cái nhơm nhớp của trứng sống cộng với vị beo béo của lòng đỏ hòa quện vào hạt cơm, thêm tí nước tương nữa là ngon tuyệt. Nhớ có lần ăn một món cơm trộn Nhật gồm trứng sống, cá ngừ sống, đậu bắp, nguấy ra một bát cơm trông nhớp nháp hơi tởm nhưng lại là gooey delight thực sự.
Người Việt mình đa phần có thói quen ăn mấy món thịt trứng chín hoàn toàn, thịt heo gà thì không nói chứ thịt đỏ mà chín thì vừa dai vừa dở.

22:55 Sunday,21.6.2015

Đăng bởi:  Thái Linh

Hồi gặp mấy bạn củ sâm, các bạn ấy nói dân Hàn hay bào nát quả lê rồi ngâm thịt vào đấy ướp cùng gia vị, nên khi nướng thịt sẽ ngọt ngon mùi trái cây, mà lại mềm vì axit trong trái cây sẽ giúp thịt mềm.

Có bận xực món bò sống của Hàn, thấy bọn nó cũng trộn bò sống với lê.

18:19 Sunday,21.6.2015

Đăng bởi:  Đặng Thái

Nói về kimchi thế là bốc phét chứ còn gì nữa hả bác Thông? Thực ra là nó có một phần sự thật. Đấy là một phương pháp truyền thống để giữ gìn hương vị của thực phẩm lên men, thường dùng trong những gia đình chuyên nghề ẩm thực ở Á Đông.

Nước muối kimchi sau khi đã vớt hết rau ra rồi thì bỏ đi (vì nó sẽ thối hỏng) và chỉ giữ lại một lượng nhỏ, để khi làm mẻ mới với công thức pha chế giống hệt, lại cho thêm vào. Cách này giữ được nồng độ ổn định và hương vị đậm đà vì chất men càng lâu ngày càng có hiệu quả.

Người Nhật áp dụng cách này cho nước ướp lươn nướng.
Người Trung Quốc là cha đẻ của bánh bao, có những hàng bánh nổi tiếng nhờ lưu truyền cục bột men từ đời này qua đời khác, khiến cho bột bánh nở xốp, mềm mịn hơn bất kì chất hóa học nào vì nó đã được lên men suốt cả trăm năm. Ở Việt Nam ta, ví dụ đơn giản nhất là các thím các dì muối dưa chua ngoài chợ, ai muối ngon là dùng bí quyết này cả. Người Tây cũng học theo, bánh mì và rượu vang đều được họ áp dụng.

23:38 Saturday,20.6.2015

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

1. Ở Hàn Quốc, chuyện rót rượu không bao giờ được tự rót cho mình là bởi làm thế là tỏ thái độ coi khinh tất cả bọn còn lại ngồi trong mâm. Như kiểu tuyên bố là "tao tự rót vì tao đang uống rượu một mình, lũ chúng mày không tồn tại trong mắt tao". Đại loại thế. Ở nước khác có thể có cách giải thích khác.

2. Xã hội Hàn Quốc phân biệt tôn ti đẳng cấp một cách rõ rệt luôn. Một lần tớ đi triển lãm bên đó, triển lãm do nhiều đơn vị tài trợ và bảo lãnh, nhưng trực tiếp vận hành triển lãm là một khoa mỹ thuật của một trường đại học trong Seoul. Nhân lúc đi đái ở hâu trường, tớ chứng kiến một chuyện thế này: Có một sai sót gì đó (mà chẳng ai nhận ra) trong hôm khai mạc (có lẽ là nêu thiếu tên quan khách) nên một thầy trưởng bộ môn phụ trách soạn bài phát biểu bị lôi ra cánh gà khiển trách. Thầy trưởng khoa lớn tuổi mắng ra rả, tay cầm quyển catalo đập bôm bốp vào đầu thầy trưởng bộ môn. Quanh đó các sinh viên làm tình nguyện cho triển lãm len lét đứng nhìn. Mà ông thầy trưởng bộ môn thì đâu còn trẻ trung gì, cũng tầm 50 có khi hơn, nhưng vẫn nem nép cúi đầu nhận những nhát đập chan chát. Thử tưởng tượng ở Việt Nam mà thế xem, thầy hiệu trưởng lôi thầy trưởng khoa ra đập trước mặt sinh viên xem. Có mà to chuyện. (Việt Nam không thế được, các thầy ra đòn với nhau kiểu khác). Tầm chục năm trước, các quản đốc Hàn Quốc đến Việt Nam, thời kỳ đầu mới đầu tư vẫn chưa bỏ được thói quen thụi cấp dưới nên bị đối tác Việt Nam kiện nhiều, lắm lúc làm gắt quá còn bị công nhân mình hội đồng úp sọt. Bây giờ mấy vụ đó có vẻ ít đi, chắc do các bác Hàn Xẻng cũng hiểu được sự khác biệt trong văn hóa. Dù gì thì trên lý thuyết, ở Việt Nam thì công nông vẫn làm chủ. :)
3. Tớ không biết làm Kim Chi như thế nào. Nhưng nghe tụi họa sĩ bên đó nói là vại Kim Chi (cải thảo) cứ vơi thì lại cho thêm cải thảo vào, đổ thêm ớt bột và ủ cho lên men. Tớ hỏi lại, vậy là có khi trong đống cải thảo đó có cả những cọng cải thảo từ thời ông bà mày còn trẻ hả? Bọn nó trả lời là cũng có thể lắm chứ. Không biết bọn nó có bốc phét không nữa.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả