Văn & Chữ

Nghĩa của tiếng Việt 10: Chim nhạn - Hãy trả lại tên cho ngỗng

Hiện nay, nếu bạn lật từ điển (kể cả wikipedia tiếng Việt) thì sẽ thấy hầu hết ghi chim nhạn là loài chim thuộc họ Sẻ, có khi còn đồng nhất với chim én. Kể cả nhiều từ điển Anh-Việt mới cũng dịch con chim swallow là chim én, hoặc chim nhạn.    Thế nhưng, […]

Ý kiến - Thảo luận

8:23 Thursday,16.5.2019

Đăng bởi:  Trần Thuý Vinh

Hay quá!  Cảm ơn trang và tác giả bài viết. 
Có nhiều cơ sở để xem lại cách gọi tên của 2 loài chim này. Có những nguyên nhân về ngôn ngữ giữa Việt và Hán làm cho các từ có những biến âm gần giống nhau. Khi dịch và sử dụng của các nhà văn, nhà thơ... Việt đã làm cho cách đọc bị lẫn lộn. Chính vì vậy, "én" là gốc tiếng Việt. Người Hán đọc là "yian". Còn các nhà Hán Nôm của ta dịch là "yến". Đối với con ngỗng trời thì dịch là "thiên nga"  vì "nga" là ngỗng mà. Còn vịt và ngan thì không có chữ "thiên" vào. Con ngan- sẽ được cư dân phương bắc gốc Việt đọc là "jan-jian". Và ta cũng dịch là "nhạn". Tiếng hán đâu có âm đầu ng và nh? lơ lớ âm giữa xát ngạc và mạc làm cho nó dịch sang tiếng Việt lần nữa thành "nh". Vì vậy đem đến nhầm lẫn. Cá nhân tôi thiển nghĩ: én - yếu là tên của chim tí xíu, nhạn là tên gọi của vịt, ngan trời. Từ xa xưa bọn vịt, ngan, ngỗng trời đã được tổ tiên ta ghi lại trong văn hoá, ngôn ngữ như văn học, thơ ca...
Tôi thích bài viết này của tác giả. Xin cảm ơn./.

22:40 Thursday,25.6.2015

Đăng bởi:  rieng&chung

Bác Candid, cảm nhận của người Việt về hàm én hay hàm yến chắc đều giống bác, và nói lên một nét riêng của người Việt với tiếng Việt. Còn sang chữ Hán thì đều là Yến cả, người Hán không "thắc mắc" gì.

Nhân tra cứu về râu hùm hàm én, thấy nhà chữ nghĩa học An Chi (kính trọng bác này)đã khảo cứu và phân tích khá sâu. Duy một vấn đề là cái râu hùm ra sao, thì có vẻ bác An Chi chưa thấy thỏa đáng, vì chắc ít ai thấy cái râu hùm là thế nào và nó oai ở đâu. Nếu là mấy cọng ria thì vô lý quá. Về điểm này, em ngắm mấy cái hình vẽ mặt hổ của người TQ, rồi tranh tượng về Trương Phi, Lâm Xung v.v... mới đi đến kết luận thế nào là râu hùm. Thật ra nó là đám lông mọc ở khoảng dưới tai kéo xuống hàm và đám lông đưới cằm con hổ, nhìn trực diện thấy như hàm nó càng bạnh, trông dữ khiếp.

Còn về lý giải của bác Phan Cẩm Thượng, thú thực là em hơi phân vân. Lý do thứ nhất, (em tra trên mạng thấy bảo) ở miền bắc VN cày ruộng vào khoảng tháng 3 và tháng 9-10 gì đó (lần lượt cho vụ mùa và vụ chiêm, mỗi năm thường là 2 vụ như thế). Tháng 3 với tháng 10 đều không phải là lúc quá nóng để phải trốn cày buổi trưa.

Thứ 2, thường đi cày bao giờ cũng đi rất sớm, nhưng có vẻ như không phải cày đến nửa buổi sáng thì bỏ về trốn nắng, hôm sau cày tiếp, mà cày cả ngày luôn. Nhất là những đội cày thuê vào vụ cày phải nhanh để sang cày ruộng khác.

Thứ 3, trong văn học văn nghệ đều có nói đến cày buổi trưa. Em chỉ đơn cử bài hát nổi tiếng "Đưa cơm cho mẹ đi cày":
Mặt trời soi rực rỡ. Gió đùa tóc em bay. Giỏ cơm trên tay, em đi đưa cơm cho mẹ em đi cày.
Mẹ ơi mẹ nghỉ tay, trời trưa vừa tròn bóng, mẹ ăn cơm cho nóng...

Kết luận là ở ta (xứ nóng) không phải là không có cày đồng buổi trưa. Còn ở xứ Tàu, người ta có đi cày từ sáng sớm không, em nghĩ không quan trọng.

20:37 Thursday,25.6.2015

Đăng bởi:  Candid

Đọc "Râu hùm hàm én mày ngài" nghe ổn hơn chứ Râu hùm hàm yến có vẻ thoang thoảng mùi son phấn. :D

Câu "cầy đồng" em có đọc bác Phan Cẩm Thượng có giả thuyết là ở xứ lạnh người ta không cầy buổi sớm vì đất cứng do giá, ở xứ nóng thì chỉ cày buổi sớm chứ buổi trưa nóng.

18:30 Thursday,25.6.2015

Đăng bởi:  rieng&chung

Bác Candid, chữ Nôm em cũng mù tịt, bèn tìm trên mạng có cái link khá tâm huyết về chữ Nôm, có từ điển tra cứu
http://www.nomfoundation.org/vn/cong-cu-nom/Tu-dien-chu-Nom
và nhiều bản Truyện Kiều bằng chữ nôm (1866, 1870, 1872, 1902 ...), ví dụ:
http://www.nomfoundation.org/vn/du-an-nom/truyen-kieu/truyen-kieu-ban-1866

Em ngó qua vài bản thì kết luận là: chữ Én (con én đưa thoi - câu số 39) và chữ Yến (gần xa nô nức yến anh - câu 45) trong Truyện Kiều đều viết giống y chữ Yến của tiếng Hán.

Dẫn đến câu hỏi, vì sao một câu đọc là Én một câu đọc là Yến? Cái này còn... chưa rõ : )

Về bài "Cày đồng đang buổi ban trưa..", cũng là một "nghi án" không biết ta với tàu ai mượn của ai. Bản tiếng Việt gọi là ca dao tức là không rõ tác giả??? Còn bản tiếng Hán được thống nhất cho là thơ đời Đường, nhưng chưa thống nhất là tác giả nào giữa 李绅 và 聂夷中. Dù sao "Cày đồng" cũng rất thuần Việt, nhiều từ tượng hình tượng thanh, đọc cảm giác sướng hơn hẳn bản tiếng Hán.

16:45 Thursday,25.6.2015

Đăng bởi:  candid

cám ơn bác Riêng Chung đã tận tình giải thích. Chắc cũng giống như trường hợp bài ca dao "Cầy đồng đang buôi ban trưa". :D

Em thắc mắc là chữ nôm chữ én với yến có giống nhau không? Thơ cụ Nguyễn Du là thơ Nôm?

15:53 Thursday,25.6.2015

Đăng bởi:  rieng&chung

Bác Candid,
Về con én trong "ngày xuân con én đưa thoi...", đoán chắc đó là con én nhà, và trong tiếng Hán vẫn dùng từ Yến (燕). Như em nói ở trước đó, én này không phải là én biển mà mình giờ gọi là chim yến. Tóm lại én hay yến thì tiếng Hán vẫn là Yến, chỉ khi đi sâu phân biệt mới ra "én nhà", "én biển" v.v...

Em dốt về từ Hán Việt, chỉ đoán trong câu thơ này nhiều từ thuần Việt (ngày, con, đưa, chín, chục, sáu, mươi, đã), nên tự dưng thấy thơ hay lên hẳn : ))

Còn câu thơ "Nga nga lưỡng nga nga". Nhân một công tra cứu, em chép vào đây rườm rà một tí nhé:

Tài liệu tiếng Việt ghi là vào năm 987 sứ nhà Tống tên Lý Giác sang ta, ứng khẩu 2 câu đầu, rồi thiền sư Pháp Thuận ứng khẩu 2 câu sau, thành một bài ngũ ngôn tứ tuyệt:
Nga nga lưỡng nga nga,
Ngưỡng diện hướng thiên nha.
Bạch mao phô lục thuỷ,
Hồng trạo bãi thanh ba.
Chứ Hán là:
鵝鵝兩鵝鵝,
仰面向天涯。
白毛鋪綠水,
紅棹擺青波。

Điều đáng nói là, ta phát hiện ra theo tài liệu TQ thì trước đó 261 năm, (tương truyền) vào năm 626 đời Đường có một nhà thơ (dạng thần đồng) 7 tuổi tên là Lạc Tân Vương, đã viết ra bài Vịnh Ngỗng như sau:
Nga nga nga, Khúc hạng hướng thiên ca.
Bạch mao phù lục thuỷ, Hồng chưởng bát thanh ba.
鹅,鹅,鹅,曲项向天歌。
白毛浮绿水,红掌拨清波。

So hai bài thơ cách nhau 261 năm thấy không khác bao nhiêu (có 2 chữ của Pháp Thuận là chữ phô và chữ trạo có thể cần bàn, nhưng không nói ở đây nữa). Từ đó hình dung ra một khả năng thế này: chắc là 2 cụ này đều đọc thơ Đường, rồi lảy như lảy Kiều cho nhau nghe, rồi gật gù là à thì ra mày cũng thuộc thơ Đường đấy nhỉ, tao thích mày rồi đấy.

Còn về câu hỏi của bác Candid rằng nga ở đây là ngỗng hay nhạn hay thế nào. Thì em cũng chỉ đoán qua hình dạng. Ngỗng mà lông trắng chân đỏ thế này chắc không phải con nhạn, mà là ngỗng trắng hay thiên nga chăng : )) Bác so với hình con nhạn trong bài của bác Cùng học tiếng Việt xem có phải thế không.

13:33 Thursday,25.6.2015

Đăng bởi:  candid

Các bác cho hỏi trong câu "Ngày xuân con én đưa thoi/ Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi" thì chữ én dùng là chữ nào ạ?

Chữ nhạn để chỉ ngỗng và chữ nga trong câu :

"Nga nga lưỡng nga nga
Ngưỡng diện hướng thiên nha"

Hai từ này có chỉ 1 con không ạ?

9:56 Thursday,25.6.2015

Đăng bởi:  rieng&chung

Em cũng rất thích bài này của bác Cùng học tiếng Việt.
Xin cũng cấp thông tin để khẳng định khác biệt giữa én (không có én sào) với yến (có yến sào) như sau:

Về tên khoa học: Yến có tên latin là Collocalia;cave swiftlets (2 tên??), còn Én tên là Hirundo rustica. Từ chuyên ngành của sinh học thì em không biết, nhưng ta tạm gọi 2 con này "cùng họ khác loài", hoặc "cùng loài khác xyz gì đó".

Về đặc điểm tổ: Én làm tổ đầu hồi nhà, bằng đất bùn, không ai ăn loại tổ này. Yến làm tổ trong hốc đá, bằng nước bọt + lông + linh tinh nhặt về.

Tuy nhiên về tên trong tiếng Hán. Hai con này đều gọi chung là 燕, nên dịch Hán Việt đều là Yến. Tiếng Hoa phân biệt hai con này thành 家燕 (Gia Yến, hay én nhà, làm tổ bằng bùn) và 金丝燕 (Kim Tơ Yến, làm tổ bằng nước bọt).

Chữ Én không biết từ đâu ra. Có thể là biến âm do cá nhân hoặc vùng miền ở VN chăng. Còn bác Đặng Thái nói con Ý Nhi, thì tài liệu ở TQ nói 2 ý, một là giải thích trực tiếp "Ý Nhi tức là Yến". Hai là tiếng vùng Phúc Kiến / Đài Loan hiện nay phát âm Ý Nhi giống hệt tiếng phổ thông nói từ Yến Tử (燕子)tức, "con chim yến".

Về cơ bản chỉ có én nhà mới được dùng trong văn học để chỉ tin tức hay mùa xuân v.v.... Văn nghệ sĩ TQ ngày xưa chắc chỉ biết con này để tả thôi, vì én biển (loại làm ra yến sào) chỉ tồn tại hiếm hoi ở đảo Hải Nam của TQ (trong khi Đông Nam Á nhiều vô biên).

Vì vậy, tiếng Việt mình gọi tách thành én với yến là rất tiện cho phân biệt.

Sau cùng, trong tiếng Hán, Nhạn và Yến đều cùng một bính ấm là "yàn" nên nếu chỉ nghe mà không đọc chữ cũng dễ nhầm. Có thể đây cũng là một trong các nguyên nhân khiến các cụ tự điển nhà mình nhầm lẫn.

7:46 Thursday,25.6.2015

Đăng bởi:  Đặng Thái

Cảm ơn bác Cùng học tiếng Việt đã giúp em sáng tỏ được vấn đề rất ấm ức này mà lâu nay không biết chia sẻ cùng ai. Chỉ xin góp thêm chút ý kiến: chim én và chim nhạn thường bị nhầm lẫn là vì chúng hay đi đôi với nhau trong văn thơ biền ngẫu, cùng để chỉ mùa thu ở Đông Bắc Á. Chim én tượng trưng cho mùa xuân là ở miền Nam Trung Quốc và miền Bắc Việt Nam.

Chim én tiếng Hán là ý nhi (鷾鴯) gọi tắt là chim ý, khác hoàn toàn với chim nhạn (雁) và chim yến (燕). Chim yến cùng họ với chim én, có thể tạm coi yến là én, nhưng thực ra không phải là chim én. Tác giả Lê Mạnh Chiến cũng có phần sai sót khi cứ lặp đi lặp lại câu "én tiếng Hán là yến".

Em cũng là người viết cho Wikipedia tiếng Việt một thời nhưng em bỏ lâu rồi, vì chất lượng nó ngày một tồi tệ đi, quan tâm số lượng hơn chất lượng, chỉ có chính trị với sex là viết rất khỏe, còn các bài viết học thuật thì không được quan tâm hoặc độc ăn cắp ở đâu về nên nó nham nhở và thảm hại vô cùng. Vì vậy họ viết chim sẻ với chim nhạn giống nhau cũng thường thôi, lắm lỗi dịch thuật còn khủng khiếp hơn nhiều.

Tái bút: Bác Cùng học tiếng Việt mà thi 1 kyū chắc max điểm ấy nhỉ? :)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả