Văn & Chữ

Từ ngỗng sang én, sang yến, lại về ngỗng...

Những bàn bạc này nằm trong phần thảo luận của bài “Chim nhạn: hãy trả lại tên cho ngỗng”. Soi xin đưa lên thành bài cho các bạn dễ theo dõi tranh luận nhé. * Đặng Thái Cảm ơn bác Cùng học tiếng Việt đã giúp em sáng tỏ được vấn đề rất ấm ức […]

Ý kiến - Thảo luận

10:43 Sunday,28.6.2015

Đăng bởi:  Hồ Thiên Nga chết

Vậy là các nàng thanh Nga chỉ là "Ngỗng"? (không hẳn như vậy đâu, họ có thể lột đại gia cả quần xà lỏn). Ngoài ra còn Văn Ngan tướng công không thấy nói đến. Hung hăng, không có kẻ nối dõi, "thơm thịt".

22:38 Saturday,27.6.2015

Đăng bởi:  lc

Thôi các bác để em đi Pháp về, em mua quyển Từ điển các loài lông vú, bằng tranh vẽ trực hoạ. Em chụp lại post lên, én hay nhạn hay ngỗng nga gì cũng có hết... chứ cứ giữa thành phố không có thiên nhiên mãi, hình như chúng ta đang sống bằng ý niệm hết. Sở thú cũng chỉ có mấy bạn công buồn rủ, chán lắm.

18:32 Saturday,27.6.2015

Đăng bởi:  rieng&chung

Bác Candid, phân biệt giữa vịt trời - ngỗng trời (nhạn) - thiên nga có thể dựa vào độ dài của cổ và kích thước lúc trưởng thành. Theo đó vịt trời thấp bé nhẹ cân nhất, cổ ngắn nhất. Ngỗng trời với thiên nga to ngang ngửa nhau, thiên nga có thể to hơn một chút nhưng đều có thể đạt hơn 10kg, riêng cổ thiên nga dài hơn hẳn. Ngoài ra còn nhiều chi tiết khác, các bác họa sĩ chắc là rành để còn vẽ. Chẳng hạn hình dạng của phần gốc mỏ tiếp giáp lên trán của 3 con này khác nhau v.v...

Người TQ ăn khỏe như bác kể, một cô gái ăn hết một con vịt quay một bữa, nhưng ngỗng quay với thiên nga quay thì chắc khó...

Về chữ Hán, ngỗng là 鹅, Hán Việt đọc là Nga. Còn vịt là 鸭, Hán Việt đọc là Áp. Sông Áp Lục ở biên giới TQ với Bắc Hàn dùng chữ này, chắc để tả nước sông này có màu xanh như lông đầu con vịt : )).

15:33 Saturday,27.6.2015

Đăng bởi:  Candid

Còn con vịt trời gọi là gì hả bác? Xem ra rắc rối phết.

ngỗng trời thì có truyên "cuộc phiêu lưu của Nils hơ gớc xơn" gần đây được anh Châu và đồng bọn in lại.

13:57 Saturday,27.6.2015

Đăng bởi:  rieng&chung

Cảm ơn bác Candid, hình như tiếng Tày, Nùng, Mường đều có liên hệ gốc gác với tiếng Việt (của người Kinh). Các nhà ngôn ngữ học chắc sẽ trả lời dễ dàng hơn mình về vụ nguồn gốc từ vựng.

Ngoài Én-Yến, câu hỏi của bác Candid về Ngỗng-Nga-Nhạn cũng thú vị. Em xin bổ sung vài ý sau:

Thứ nhất, chữ Ngỗng hình như không phải từ Hán Việt, mà phải là chữ Nga (鹅). Tra từ điển Hán Việt trên mạng thì Nga (鹅)gồm cả ngỗng lẫn ngan.

Thứ hai, tra cứu một hồi thì có thể kết luận con ngỗng trời (phân biệt với ngỗng nhà)chính là con nhạn (雁). Cái này bác Cùng học tiếng Việt đã khẳng định.

Thứ ba, từ đây nảy sinh vấn đề Ngỗng trời lại không phải là con Thiên nga. Mặc dù Ngỗng = Nga và trời = thiên, nhưng Ngỗng trời khác Thiên nga, hay con Nhạn (tức ngỗng trời) khác con Thiên nga.

Vậy tạm thời kết luận: Ngỗng nhà - Ngỗng trời (Nhạn) - Thiên nga là 3 con khác nhau.

Nhưng nảy sinh tiếp một câu hỏi: con ngỗng lông trắng chân đỏ trong bài thơ "nga nga lưỡng nga nga..." có phải là ngỗng nhà không? Hay là con Thiên nga? Hay một loài ngỗng nào đó nữa (không phải ngỗng nhà)? Cái này em chưa rõ : ))

11:41 Friday,26.6.2015

Đăng bởi:  candid

Như bác Riêng Chung tra thì chữ én và yến trong chữ Nôm hoàn toàn giống nhau, em cũng mù tịt chữ Nôm nhưng trước đọc ở đâu đấy nói là chữ Nôm khác với chữ Hán là có phần ký âm để phân biệt phát âm.

Em nghĩ âm én có khi từ các cộng đồng dân tộc miền núi ở Tây Bắc như Mường, Thái, Tày, Nùng gì đó. Trong bút ký người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân có nhắc đến "những con đò đuôi én thắt mình dây cổ điển" của những người dân tộc sống trên thượng nguồn của con sông Đà.

Em cũng đọc bài về hình tượng con chim én rất gần gũi với dân tộc Tày và phát âm từ Én trong tiếng Tầy cũng rất gần với chữ Én như trong bài dưới đây.

Bức thư với những câu từ tha thiết, như: Ẻn hợi! Ẻn pích lương/Loàn hợi! Loàn pích đáo/Ẻn hợi! Lồng thâng kác pỉ toan/Loàn hợi! Lồng chang chàn pỉ cạ/Pỉ mì cần táng xạ vuồn slương/Nhở Ẻn chẩư slư pây hử chài/Én hợi! Liền tốp pích bên pây/Bên mừa lộn phả mươi, phả moóc/Bên mừa thâng sluôn boóc rườn nàng... (Tạm dịch: Én hỡi! Én cánh vàng/Loan hỡi! Loan cánh đào/Én hỡi! Bay tới gác anh nhờ/Loan hỡi! Đậu xuống sàn anh bảo/Anh có người khác xứ nhớ thương/ Nhờ én mang thư xuân tới đó/Én hỡi! Hãy vỗ cánh bay đi/Bay tới vườn hoa trước nhà nàng/Đậu xuống vai người thương đợi cửa/Én hãy trao thư tới tay nàng…).

http://baocaobang.vn/Van-hoa/Bieu-tuong-doc-dao-cua-chim-En-trong-doi-song-nguoi-Tay-Nung/38543.bcb

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả