Văn & Chữ

Nghĩa của tiếng Việt: Lạp là hạt, là chạp, là sáp…

Khi học Sinh học ở phổ thông, chúng ta hay gặp chữ lạp khi học về tế bào, nào là lục lạp, rồi lạp thể, khá là khó hiểu. Chữ lạp ở đây là một chữ Hán Việt, nghĩa là hạt (hạt cát, hạt gạo…) viết là 粒, có hình bông lúa bên trái. Lục […]

Ý kiến - Thảo luận

4:28 Friday,22.4.2016

Đăng bởi:  Cùng học Tiếng Việt

@đức dũng: Chữ "chạp tổ" bạn hỏi có chữ "chạp" chính là chữ trong "giỗ chạp". "Chạp" này nghĩa cúng giỗ, cúng ông bà. Ông An Chi từng giải thích chữ "chạp" này chính là chữ "chạp" chỉ tháng cuối năm đã nói trong bài. Từ đó, "lễ chạp" là lễ cúng ông bà trước khi bước sang năm mới, và dần dần "chạp" đi thành từ ghép với "giỗ", mang nghĩa chỉ việc cúng tổ tiên nói chung.

22:11 Wednesday,20.4.2016

Đăng bởi:  đức dũng

Bài viết bổ ích. Nhưng xin cho biết thêm về nghĩa khác của từ "chạp" trong "chạp tổ". Cảm ơn nhiều .

12:53 Friday,10.7.2015

Đăng bởi:  Phan Minh

Nói kiếm chữ đúng cho bạn thì tôi cũng không biết, vì đây là từ bình dân đã Việt hóa rất nhiều nên khó truy được chữ chính xác.

Nếu bạn muốn hiểu về ngôn ngữ Sài Gòn-Chợ Lớn xưa thì chịu khó vào mấy khu sâu sâu, ngồi tiệm nước, kêu chú ki cho ly xỉu quầy, chắc sẽ giúp được ít nhiều.

22:07 Thursday,9.7.2015

Đăng bởi:  Giáo nghèo

"bạc tẩy xỉu phé" trong tiếng Quảng là 白底小啡, nên chữ "tẩy" ở đây nghĩa là "đế" hay "đáy". Cụm từ trên không có nghĩa là ly nhỏ uống cà phê mà là cà phê ít sữa nhiều (sữa đặc dưới đáy ly, nghĩa là có một lớp dưới đáy màu trắng nên thành tên "bạch đáy"). Còn tại sao lại dùng chữ "tẩy" để chỉ ly nước đá thì mình cũng không rõ.

21:18 Thursday,9.7.2015

Đăng bởi:  Candid

Bạc tẩy xỉu với bạc xỉu (sữa cafe) có giống nhau không bác?

20:51 Thursday,9.7.2015

Đăng bởi:  Cùng học Tiếng Việt

Nhân nói tới cái "tẩy" là ly nước đá, hay ly nhỏ uống cà phê (bạc tẩy xỉu phé), bác Phan Minh cho em hỏi là chữ Hán của cái tẩy là chữ gì vậy? Vì em tìm hoài vẫn không ra. Nghe loáng thoáng có người bảo là chữ "trản" giọng Quảng Đông nhưng có vẻ không đúng lắm.

16:17 Thursday,9.7.2015

Đăng bởi:  Phan Minh

Có một câu khá nổi tiếng ở Tàu là "Giang Nam thập lý bất đồng âm". Nôm na là ở Giang Nam thì mười dặm là tiếng khác. Lý do chính xác thì tôi không rõ nhưng chuyện này quả thật là có. Từ làng này sang làng khác nghe như hai nước khác nhau rồi. Tiếng Phổ thông mà ngày nay tiếng Anh gọi là Madarin thật ra là giọng Khai Phong đời Tống, sau này pha thêm giọng Tô Châu, đến khoảng thế kỷ 20 thì thành quốc âm, pha giữa giọng Tống và giọng U Châu với giọng Mãn Châu Đông Bắc (Bắc Kinh là thành U Châu xưa, An Lộc Sơn nổi loạn ở chỗ này). Ông Nội tôi là người Xán Đầu, bà nội người Đông Hoản, nhưng hai ông bà nói tiếng Hoa như anh nghe người Nam với người Trung nói chuyện vậy, dù cả hai cùng nói tiếng Quảng Đông.

Nói dài dòng để cho thấy cái rối của âm tự Trung Hoa xưa.

Khi ông cha ta học chữ Hán thì chủ yếu là ta học chữ Hán giọng Ngô (vùng Chiết Giang ngày nay). Sau này thì ta tự phát triển riêng một hệ phát âm Hán Việt, thành ra ta nói dù có dùng tiếng Hán thì người Tàu chính cống cũng không nghe nổi. Đó là nói miền Bắc.

Miền Nam phức tạp hơn một chút vì trực tiếp có sự giao lưu giữa người Hoa gốc Phúc Kiến, Quảng Đông, Tiều Châu, Hẹ, Khách Gia với người Việt thành ra người Việt phát âm theo họ luôn, ví dụ như vô quan phở Sài Gòn kêu cái "tầy", ngườ ta đem ra ly nước đá, là Tiếng Quảng, còn ngồi xe "Hủ tiếu", thì lại là mượn tiếng Tiều.

15:53 Thursday,9.7.2015

Đăng bởi:  Pham Zung

Tôi cứ "théc méc", lạp xường thì OK rồi, nhưng sao qua con vịt làm khô thì dân Nam lại dùng Hán-Việt đề huề là "vịt lạp".

10:09 Thursday,9.7.2015

Đăng bởi:  candid

Em đọc các tài liệu về Lục tổ Huệ Năng thì đều nói đến việc ngài lúc đến học Ngũ tổ Hoằng Nhẫn không biết chữ. Trong tác phẩm quan trọng của Lục tổ Huệ Năng là kinh pháp bảo đàn cũng nói đến việc này, như đoạn Lục tổ không đọc được bài kệ của Ngũ tổ mới nhờ người đọc và nhờ người viết lại bài kệ đối lại:

"Bồ đề vốn không cây
Gương sáng cũng không đài
Phật tánh thường thanh tịnh
Chỗ nào để nhuốm bụi?"

Từ đó mới dẫn đến việc được trao y bát và phải trốn đi suốt mười mấy năm trời về phương Nam vì bị đuổi giết (lúc này vẫn chưa chính thức quy y). Sau này khi xuất hiện lại mới chính thức quy y và hoằng đạo. Việc học đọc, học viết có lẽ là sau khi đã được chính thức trao y bát.

Đại khái là thế thôi, chứ tranh cãi về những thứ như Lĩnh Nam, Việt Nam thì nhức đầu lắm mà em cũng chả phải chuyên gia.

Chẳng qua nhân tiện thì nhắc đến cho vui. :D

9:39 Thursday,9.7.2015

Đăng bởi:  Tô Minh

@Cannid: Hôm nọ em mới đọc một tài liệu trên mạng giả thiết là Lục Tổ Huệ Năng của Tàu là người Việt với nhiều lý do trong đó có một lý do là ngài xuất thân thấp kém từ Lĩnh Nam đến nên chỉ biết nói mà không biết viết, nghe cũng có lý.
Em đã đọc cuốn Thiền luận của tác giả: Daisetz Teitaro Suzuki(Dịch giả Trúc Thiên)Thì thấy Lục Tổ Huệ Năng là người biết đọc biết viết nhé, đơn cử như lời tựa của Huệ Năng viết cho bộ Kim Cương còn lưu giữ.Riêng về xuất thân và cuộc đời của Lục Tổ, sách có viết rất rõ ràng, xin trích dẫn một đoạn: "Huệ Năng là người ở Tân Châu xứ Lãnh Nam mồ côi cha từ thuở nhỏ, Năng bán củi nuôi mẹ. Ngay kia sau khi gánh củi bán tại một tiệm khách, ông ra về thì nghe có người tụng kinh Phật. Lời kinh chấn động mạnh tinh thần ông. Ông bèn hỏi khách tụng kinh gì và thỉnh ở đâu, và sau khi biết rõ đem lòng khát khao muốn học kinh ấy với vị thầy ấy. Kinh ấy là kinh Kim Cương, và thầy ấy là Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn ở núi Hoàng Mai trại Kỳ Châu. Huệ Năng bèn lo liệu tiền bạc để lại cho mẹ già, và lên đường cầu pháp." Riêng địa danh Tân Châu, Lãnh Nam thì xin mọi người giải thích có phải thuộc Việt Nam hay không(xin phân biệt giúp em giữa lãnh thổ của người Lạc Việt với Bách Việt)? Xin cảm ơn trước

9:06 Thursday,9.7.2015

Đăng bởi:  candid

Lần lại tiếng nói của 1000 năm trước ở VN đã khó, bác học tiếng Việt có lấy Cư trần lạc đạo phú làm ví dụ cho nhiều chữ đã biến mất, không còn được sử dụng nữa.
Ngay truyện Kiều của Nguyễn Du được viết cách đây mấy trăm năm, rất nhiều người thuộc thế mà giờ cũng còn tranh cãi nhau xem nhiều chữ viết như thế nhưng đọc là gì.

Còn lần lại từ thời Bắc thuộc xem dân ta nói thế nào chắc khó khả thi.

22:27 Wednesday,8.7.2015

Đăng bởi:  rieng&chung

Bác Candid, nói hơi nghiêm trọng một tí thì, cái vui dân gian của Trạng Lợn, Trạng Quỳnh cũng hại dân ta không nhỏ. Coi cái may rủi, biến báo, khỏa lấp làm hay ho... và phát huy trong nhiều lĩnh vực :p

19:51 Wednesday,8.7.2015

Đăng bởi:  Candid

@riêng chung:

Có ví dụ "Nong tay dí bẹn đỏ hăm hăm" và "đông tây chí biện đổ hân hân" đấy thôi. :D

16:15 Wednesday,8.7.2015

Đăng bởi:  rieng&chung

Cảm ơn bác Cùng học tiếng Việt, bác Đặng Thái, bác Candid

Ý em là nhiều sách dạng phổ thông (không phải tài liệu chính thống như sách bác Đặng Thái giới thiệu) của mình khi kể về lịch sử giữa VN với TQ hình như rất hay quên vấn đề khác biệt ngôn ngữ. Đáng ra phải rõ ràng hơn. Như vụ đọc thơ thần Nam Quốc Sơn Hà cũng vậy. Lính quân ta và quân Tống chắc 99% là mù chữ, vì người nông dân đi lính hồi xưa mấy ai biết chữ với cả nghe sách thánh hiền đâu, nên khó mà nghe hiểu được thứ "văn ngôn" (như bác Cùng học tiếng Việt nói) của bài thơ.

Hoặc vụ sứ Tống là Lý Giác họa thơ cùng sư ông nhà mình (comments về ngỗng, nhạn trong bài trước của bác Cùng học tiếng Việt), có thể là người này đọc lên, xong thấy bên kia không hiểu thì viết ra giấy, bên này đọc xong, tủm tỉm cười rồi cũng họa mấy câu ra mồm, họa xong mới viết ra giấy cho người kia đọc : ))

Hồi bé em đọc mấy cuốn sách thiếu nhi, kể chuyện từ trạng Nguyễn Hiền 13 tuổi giải được bài thơ "Lưỡng nhật bình đầu nhật", đến Giang Văn Minh đi sứ khảng khái đối đáp "Đằng giang tự cổ huyết do hồng" v.v... hầu như không đả động gì đến vấn đề bút đàm hay thông dịch gì cả. Cứ tưởng nghiễm nhiên 2 bên hiểu nhau dễ dàng.

Về ngôn ngữ hành chính trong triều đình VN có thể là tiếng Hán (theo ý bác Candid và bác Cùng học tiếng Việt) em nghĩ có lý, nhưng chắc chỉ ở một mức độ nào đó, chứ không lẽ suốt ngày mở mồm ra với nhau cứ "chi hồ giả dã" có khi cũng ù tai. Tuy nhiên bởi vì trên wiki còn có cả thông tin một số hoàng triều của VN có nguồn gốc từ TQ, ví dụ nhà Trần đến từ Phúc Kiến, nhà Lý từ đâu đó... nên nếu đúng vậy thì các cụ nói tiếng Trung tốt cũng dễ hiểu. Nhưng cá nhân em cũng chưa có tài liệu gì xác thực thông tin này. Mà xem ra có phần "nhạy cảm" nữa.

11:42 Wednesday,8.7.2015

Đăng bởi:  Bông lông xã ba la huyện

Xin góp 1 ý là do bài Nam quốc sơn hà (được lính biệt chữ trèo lền cây đọc giả giọng thánh?) và việc bôi mỡ lên lá cho kiến ăn thành chữ "Lê Lợi vi quân..." là lý do khiến phía Mỹ, như trong sách Cuộc chiến bí mật chống Hà Nội, coi VN là những vị đầu trò trong làm chiến tranh chính trị.

10:47 Wednesday,8.7.2015

Đăng bởi:  Cùng học Tiếng Việt

Vụ "Nam quốc sơn hà" có phải của Lý Thường Kiệt hay xuất hiện từ sớm hơn thì đã có thời kỳ gây tranh cãi. Ở đây mình không có đủ tư liệu (và thời gian để khảo) nên giả thiết là của Lý Thường Kiệt. Tương tự, mình cũng không có tư liệu lịch sử và thời gian để tìm hiểu kỹ luôn nên mong mọi người hiểu là những cái sắp viết không phải là tuyệt đối đúng.

Vụ bài thơ thần đó theo kể lại thì là vang lên từ trong đền Trương Hống Trương Hát (vốn là 2 ông tướng yêu nước của Triệu Quang Phục, chết được phong thánh gọi là Đức Thánh Tam Giang). Sử (cả chính sử lẫn dã sử) chép là trong trận Như Nguyệt, buổi tối từ đền này vang lên tiếng ngâm bài thơ. Có nhiều truyền thuyết còn gắn bài thơ với linh hồn của 2 ông tướng này, đọc lên để giúp chống Tống, vân vân.

Mình thì nghĩ, đọc trong đền thì nó tăng tính thần thánh của cái "tuyên ngôn độc lập" này, nhưng chắc chưa đủ đô. Có lẽ Lý Thường Kiệt còn chơi rải truyền đơn nữa (ví dụ gắn lên gốc cây chung quanh khu quân Tống...).

Về chuyện thứ 2 là đọc bằng tiếng gì. Bạn ơi, bạn đừng ngộ nhận là ngôn ngữ ngày xưa cách đây gần ngàn năm nó y chang ngôn ngữ bây giờ. Tiếng Tàu bây giờ, cụ thể là tiếng Bắc Kinh, nó mới nghe xủng xoẻng. Cách đây 1000 năm nó nghe như thế nào thì mình không biết, nhưng mình biết chắc là nó khác bây giờ, và nó gần với âm Hán-Việt hơn. Bản thân tiếng Việt lùi lại tới thời Nguyễn thời Lê đã nghe khác rồi, với một đống phụ âm đầu chúng ta đã mất, như bl-, km-, ... (nhờ chữ quốc ngữ, nó thống nhất phần nào nhưng cũng giản lược âm nói của chúng ta). Lùi một tí nữa về đọc văn thơ thiền Lý Trần là nghe như học ngoại ngữ luôn:
"Chưng ấy: Chỉn sá tua rèn; chớ nên tuyệt học.
Lay ý thức chớ chấp trằng trằng; nén niềm vọng mựa còn xóc xóc."
(Trần Nhân Tông - Cư trần lạc đạo phú)

Tóm lại, thời Lý Thường Kiệt, âm Hán-Việt của chúng ta vẫn còn khá giống âm tiếng Tàu lúc đó. Dĩ nhiên là tương đối thôi, vì tiếng Tàu có rất nhiều phương ngữ (xem các còm trước). Nhưng văn viết hẳn sẽ truyền đạt tốt hơn cái bài thơ thần, nên logic mà nói, mình nghĩ vẫn phải có tí truyền đơn. Chuyện đọc từ đề có thật hay không hay chỉ là truyền thuyết, có vang đủ nghe hay không, có dễ hiểu không, thì mình không chắc.

9:57 Wednesday,8.7.2015

Đăng bởi:  Xuân Từ

Bác Cùng học tiếng Việt có thể giải thích giùm em cho một case-study cụ thể như lày được không: trong vụ bác Lý Thường Kiệt đọc bài thơ Nam quốc sơn hà ấy, thì bác Lý đọc cho binh lính của mình hay binh lính của đối phương nghe? Đọc bằng tiếng Hán đã phiên theo kiểu sang tiếng Việt như chúng ta đọc ngày nay, hay vẫn giữ nguyên những âm xủng xoẻng như tiếng Tàu nguyên bản? Hay bác ấy gửi truyền đơn, trên có chép lại văn bản cho nó dễ hiểu?

8:33 Wednesday,8.7.2015

Đăng bởi:  candid

@Riêng Chung: Theo em thì phải quan sát như hiện tại ở Philippin, Malaysia, Ấn độ... tồn tại ngôn ngữ bản địa
trong cuộc sống và tiếng Anh sử dụng trong hành chính. Thời Bắc thuộc cũng có lẽ thế, chữ Hán được sử dụng trong tầng lớp quan lại cai trị, tăng lữ, còn thường dân vẫn sử dụng tiếng Việt. Em thấy trên minh văn của quả chuông cổ nhất ở VN có ghi rõ do một hội cung tiến trong đấy tên cả người Việt và người Hán. Rồi những nhà sư như Khương Tăng Hội đi từ VN sang Tàu, hay Mâu Bác từ Tàu sang VN, giao tiếp dễ dàng vì lẽ đó. Lâu dần giao thoa mới tạo ra các từ Hán Việt.

Hôm nọ em mới đọc một tài liệu trên mạng giả thiết là Lục Tổ Huệ Năng của Tàu là người Việt với nhiều lý do trong đó có một lý do là ngài xuất thân thấp kém từ Lĩnh Nam đến nên chỉ biết nói mà không biết viết, nghe cũng có lý.

8:32 Wednesday,8.7.2015

Đăng bởi:  Bông lông xã ba la huyện

Những lời bình thật sáng sủa gây phấn khích. Riêng tôi không biết tiếng Tàu, nên ngỡ ngàng at least 2 chuyện. Thứ nhất, sách báo tiếng Nga chê Tàu gần như không có nghiên cứu (nhiều lý do - do chủ nghĩa tập thể, do làm khoa học như chính trị), chỉ ra rằng Tàu cần cả một ban để viết bài báo khoa học, rồi một ban khác để review bài đó... Tây thì chê Tàu suốt ngày đạo của nhau, mà có khi là văn hóa (để chứng tỏ sự nhất trí? cái này ta môi với răng đoán thế).
Hồi ở Tàu thấy người ta chưng một cái tờ kiểu báo chữ to, thông báo hành chánh gì đó, khoảng dăm chục chữ. Nếu ở VN thì các vị đi lướt qua, đọc bằng đuôi mắt hết vài chục giây. Ở Tàu (giữa những năm 90) tôi thấy đám đông mưoi lăm người đứng tần ngần đọc vài chục phút, hầu như không trao đổi, mà quày quả đi, sau khi "tủng"?
Gần đây hợp tác với BTV của một học viện, thấy họ dịch tới lui những bài từ sách báo Tàu để ngâm cứu, tên bài kêu như mõ nhưng nội dung nhạt toẹt. Lại nhớ nhận định của Nga về hoạc thuật Tàu nói trên, và tiệc tiền của của VN.
Đồng thời các bài nghiên cứ của một Wang JJohn nao đó ở trời Tây lại không hề mỏng về học thuật (?!)

7:56 Wednesday,8.7.2015

Đăng bởi:  Đặng Thái

Gửi Rieng&chung: Không có chuyện các cụ nhà ta đối đáp ầm âm và lúc nào cũng nói chuyện được đâu bác nhé. Tiếng Hán thời Trung Đại có phổ biến trong vùng văn hóa Hán bao gồm Đông Bắc Á và Việt Nam nhưng chỉ dừng lại ở văn tự mà thôi (vì chính trong nội địa Trung Quốc có quá nhiều tiếng nói địa phương: Bắc Kinh, Quảng Đông, Phúc Kiến, Khách Gia...). Các nước phiên thuộc của Trung Hoa đều dùng tiếng nói riêng và đấy là lí do để hình thành các quốc gia độc lập thời hiện đại (Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên). Vì vậy các cụ nhà mình đi sứ có một từ để chỉ việc giao tiếp, ấy là "bút đàm" nghĩa là viết cho nhau đọc (bằng chữ Hán). Còn lại việc nói chuyện đương nhiên là thông qua phiên dịch, những người này gọi là "thông sự".

Dẫn chứng cho chuyện này rất nhiều. Bác rieng&chung có thể tìm truyện Trần Nhật Duật nói chuyện với sứ Tàu không cần phiên dịch trong "Đại Việt sử ký toàn thư" và "Nam Ông mộng lục". Rõ ràng nhất là trong "Bắc sứ thông lục" của Lê Quý Đôn kể chi tiết chuyện đi sứ, trong danh sách phái bộ có hẳn 3 người thông sự. Lê Quý Đôn có gặp sứ giả Triều Tiên, không nói chuyện được (vì ông không biết tiếng Triều, cả hai cùng không biết tiếng Trung) nhưng vẫn đối đáp, ngâm vịnh... trên giấy, viết thơ tặng nhau, kể chuyện nước mình rất nhiều.

Người Việt Nam không biết tiếng Trung Quốc là việc bình thường từ xưa đến nay. Hoa kiều ở ta thường nói tiếng Việt chứ làm gì có ai học tiếng Trung để nói chuyện với Hoa kiều bao giờ!

4:52 Wednesday,8.7.2015

Đăng bởi:  Cùng học Tiếng Việt

Còn về việc rieng&chung hỏi vì sao ngày xưa sách chép đối đáp ầm ầm giữa Việt và Tàu, trong khi giờ phải có phiên dịch. Câu trả lời đơn giản là vì ngày xưa vị trí của tiếng Tàu trong khu vực nó cao hơn rất nhiều. Nó là ngoại ngữ số 1, do đó giới có học dĩ nhiên phải biết dùng (nói, nghe, đọc, viết), y như tiếng Anh bây giờ. Các cha đạo Tây sang Tàu cũng chép sách rằng cái khu vực này có quá nhiều phương ngữ, do đó họ dùng tiếng "mandarin" để trao đổi với nhau, y như bên tụi mình dùng tiếng Latin.

Còn thời hiện đại thì vị thế của tiếng Tàu đã giảm rất nhiều, dẫu là trong khu vực. Vì ai cũng đua đi học cái lingua franca mới là tiếng Anh nên dẫu là ngoại giao thì cũng phải có phiên dịch mới hiểu nhau được.

4:46 Wednesday,8.7.2015

Đăng bởi:  Cùng học Tiếng Việt

Để trả lời cho rieng&chung thì phải xét trên 2 phương diện văn viết và văn nói:

- Văn viết: thời trung đại, văn viết dùng trong hành chính, khoa cử, vân vân không giống cái văn viết tiếng Tàu đang dùng bây giờ. Người ta dùng thuật ngữ "văn ngôn" để chỉ cái lối viết theo cổ văn. Chỉ tới sau khi lật nhà Thanh và lập nên Trung Hoa Dân Quốc thì mấy nhà cải cách (điển hình là Hồ Thích và Trần Độc Tú) mới đòi bải bõ văn ngôn cũ, kêu gọi người Tàu viết văn giống như văn nói, dựa trên phương ngôn miền Bắc, thuật ngữ gọi là "bạch thoại".

Thời phong kiến thì "văn ngôn" chính là cái lingua franca (ngôn ngữ cầu nối) của cả vùng Đông Á. Người ta dùng ngôn ngữ viết này để cai trị, làm hành chính, buôn bán, và ngoại giao trong toàn bộ nước Tàu siêu rộng có rất nhiều phương ngôn (ngôn ngữ nói địa phương), lan ra cả Triều Tiên, Nhật Bản, Lưu Cầu và dĩ nhiên Việt Nam. Vậy mới có chuyện Lý Long Tường với Lý Dương Côn tị nạn ở Cao Ly, có thể trao đổi với nhà cầm quyền địa phương lúc đó.

- Văn nói: Dĩ nhiên có một mối liên hệ giữa lingua franca nói và viết, nhưng dù sao văn nói cũng dễ biến dạng hơn. "Tiếng phổ thông" là khái niệm có sau khi nước Trung Hoa hiện đại ra đời. Cái gọi là "quan thoại" (tiếng nói nhà quan) chỉ hình thành vào thời Minh-Thanh, khi triều đình phần lớn thời gian đặt ở Bắc Kinh. Còn nói chung thì triều đình đặt ở đâu thì ngôn ngữ chung thường là lòng vòng ở đó. Thỉnh thoảng lâu lâu, các hoàng đế lại cho soạn từ điển quy định cách phát âm chuẩn để chuẩn hóa cái ngôn ngữ chung này. Tuy nhiên theo sách Tây ghi lại thì việc này ở thời phong kiến không có mấy hiệu quả nếu so với cải cách thời hiện đại sau này. Chắc là vậy nên vua mới cần quan dâng sớ bằng văn viết để đọc cho dễ hiểu hơn.

Trải qua nhiều ngàn năm xê dịch kinh đô thì dĩ nhiên cái bộ mặt của cái lingua franca Á Đông cũng thay đổi rất nhiều. Điển hình là cái tiếng Phổ Thông hiện nay có ít âm vị hơn nhiều so với âm Hán-Việt của chúng ta (vốn nhập về từ thời Đường, thời Hán), cũng như ít chỉ có 4 thanh so với 8 thanh của Hán_Việt (bình, thượng, khứ, nhập) × (phù, trầm). Đó là chưa kể một đống biến âm, đơn cử như cái l-s-ch nói tới ở bài này.

21:51 Tuesday,7.7.2015

Đăng bởi:  rieng&chung

Thật ra đọc loạt bài của bác Cùng học tiếng Việt, thấy dính dáng rất nhiều đến từ Hán Việt, thì câu hỏi ám ảnh nhất của em là, từ thời nhà Nguyễn trở về trước - đến thời Triệu Đà thông gia với An Dương Vương, thì người TQ giao tiếp với người VN bằng tiếng gì? Tại sao bây giờ lại phải có phiên dịch mới nói với nhau được?

Thế mà sách vở nhà mình kể chuyện các cụ đi sứ sang phương bắc đối đáp ầm ầm. Sứ phương bắc sang ta cũng thơ phú ngâm vịnh nọ kia.

Em thấy tiếng phổ thông (Bắc Kinh) rất khác tiếng Quảng Đông. Tiếng Quảng Đông khá gần tiếng VN của mình, nhưng cũng không thể giao tiếp bình thường được. Dân tộc Kinh của mình và dân tộc Choang ở Quảng Tây đều tự nhận là hậu duệ của người Âu Lạc, nhưng Choang với Kinh cũng chẳng hiểu ngôn ngữ của nhau.

Mấy ngàn năm của phong kiến phương bắc, có phải bên đấy chỉ dùng một thứ ngôn ngữ khi sang mình đâu, thế mà sang VN lúc nào cũng "nói chuyện" được, hơi lạ phải không ạ.

17:58 Tuesday,7.7.2015

Đăng bởi:  Dương Trần

@Phan Minh: cảm ơn, vậy mà trước giờ tôi cứ nghĩ hai chữ "liệp" và "lạp" là đọc trại đi của nhau.

17:18 Tuesday,7.7.2015

Đăng bởi:  Bố đĩ

Hay hè. U60 tui nhớ ngày xưa đọc sách qỉa là có chữ (ngọn) bạch lạp, rùi các cụ miền nam tập kết nói tháng lạp (tháng chạp), rồi nước Chân Lạp.

16:36 Tuesday,7.7.2015

Đăng bởi:  Phan Minh

săn bắn là liệp 獵, bính âm là liè, không có liên quan tới lạp

15:59 Tuesday,7.7.2015

Đăng bởi:  Dương Trần

hình như từ "lạp" còn có nghĩa là "săn bắn" nữa phải không bạn ?

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả