Bàn luận

Cửu và Long và một bầy linh vật

Trong phần thảo luận của bài Hàn Quốc, Candid có hỏi:  “Bác cho hỏi 7 linh vật với 9 linh vật là những linh vật gì? Ở Tử Cấm Thành em thấy trên mái ngói hay có một loạt các tượng phù điêu nhỏ trang trí xếp thành hàng nhưng cũng không rõ là gồm […]

Ý kiến - Thảo luận

23:08 Thursday,20.12.2018

Đăng bởi:  Hiếu

Nhật Bản thời trung đại lạc hậu về văn hoá? .Những nét đẹp trong văn hóa Trung Hoa đều được Nhật chắt lọc và phát huy. Văn hoá và Nghệ thuật của Nhật độc đáo và được bảo tồn qua nhiều biến động như nội chiến và thiên tai. Văn hoá và Nghệ thuật của Nhật rất phát triển vì vậy không thể coi là "lạc hậu văn hoá" được

17:12 Thursday,26.5.2016

Đăng bởi:  Đặng Thái

Đúng rồi NMH, là cái đầu rồng thời Lý nhà ta đấy.

7:35 Thursday,26.5.2016

Đăng bởi:  NMH

Cho em hỏi con này - được làm để tặng tổng thống Mỹ Obama này báo chí gọi là Rồng thì có đúng không ạ?

9:51 Sunday,22.11.2015

Đăng bởi:  Pham Zung

Bài viết giá trị. Lâu nay tìm hiểu về việc này, giờ mới "thỏa lòng mong mỏi". Cám ơn tác giả Đặng Thái.

20:55 Wednesday,18.11.2015

Đăng bởi:  Sơn Nguyễn

1. Người Trung Quốc thích số 8 và người Việt ta thích số 9. Lý do thì gần như ai cũng biết nhưng mà tại sao lại thế, có ẩn ý gì trong đó?

2. Nguyễn An, người Việt bị quân Minh bắt về Trung Quốc, là kiến trúc sư trưởng của Thiên An Môn bao gồm Tử Cấm Thành. Vậy thì có gì liên hệ với số 9 mà người Việt chúng ta thích không?

Hết lòng cảm ơn những bài viết rất súc tích và bổ ích của tác giả Đặng Thái và mong được thưởng ngoạn nhiều bài viết có giá trị hơn nữa - có sai sót thì sẽ sửa cũng không sao.

15:00 Thursday,6.8.2015

Đăng bởi:  rieng&chung

Kaka, dạo này can hỏa vượng hay sao mà phát biểu xong mới lật đật đi tra google, thấy sai, phải đính chính nhiều quá. Em xin nói thêm mấy câu về Cảnh Thái Lam không thì em sai lè lè ra ạ:

1. Tên chuẩn của công nghệ gọi là 珐琅, đọc Hán Việt là pháp lang. Ở TQ cũng gọi như vậy. Nôm na nó là đồ đồng tráng men, du nhập vào TQ từ lâu (tk 12?), nhưng cực thịnh ở đời vua Cảnh Thái. Tên gọi này không liên quan gì đến màu xanh (của chữ Lam). Nhưng đến đời Cảnh Thái thì ngoài rất thịnh hành, các đồ Pháp Lang lại hay được phủ lớp men màu xanh lam rất đẹp. Nên dân gian sau này gọi là màu xanh Cảnh Thái, tức Cảnh Thái lam. Tiếp nữa gọi tuốt các đồ Pháp Lang có chạy chỉ (tơ) đồng là Cảnh Thái Lam, thay vì 掐丝珐琅 (kháp ti pháp lang).

2. Ở Huế sau đổi Pháp Lang thành Pháp Lam thì phải, wikipedia có giải thích vụ này. Đọc giải thích công nghệ thì hoàn toàn giống. Nhưng dĩ nhiên có nhiều màu chứ không chỉ xanh lam.

14:32 Thursday,6.8.2015

Đăng bởi:  rieng&chung

Các Candid

Đúng là có liên quan. Công nghệ Cảnh Thái Lam ra đời dưới triều vua Cảnh Thái.

Về niên đại thì Lam Huế (Pháp Lam, Pháp Lang??) muộn hơn Cảnh Thái Lam rất nhiều (tính theo đơn vị thế kỉ). Nhưng em không rõ giữa 3 Lam này quan hệ với nhau thế nào.

14:10 Thursday,6.8.2015

Đăng bởi:  Candid

Bác Riêng chung cho hỏi vua Cảnh Thái có phải liên quan đến Cảnh Thái Lam? Không hiểu Cảnh Thái Lam, Lam Hồi và Lam Huế có liên quan đến nhau không?

9:49 Thursday,6.8.2015

Đăng bởi:  rieng&chung

Bác Đặng Thái,
Về vụ rồng là linh thiêng nhất nhưng Hàng Thập còn ghê hơn, em chỉ muốn pha trò từ một "éo le thực tế" thôi. Dĩ nhiên trong Tử Cấm Thành thì chắc hẳn mái nhà nào cũng có thú rồng là tối thiểu. Sau đó đẳng cấp càng cao mới càng có các con khác. Dẫn đến có thể bà phi chửi bà tần thế này: Nóc nhà mày có rồng chưa là cái đinh gì nhé, nóc nhà tao có thiên mã hải mã, nên mày phải dạ tao. Hoàng hậu bèn quát lớn, chúng mày láo, nóc nhà chúng mày đứa 3 đứa 5, gặp tao vẫn phải quỳ xuống nghe chưa, nhà tao có ...7 con đây. Vua nghe thế cười mà rằng, các nàng ôi, trẫm còn có con giải trãi, con đấu ngưu trên mãi nhà cơ. Hôm nào trẫm thăng triều ra điện Thái Hòa còn con Hàng Thập nữa, vô địch thiên hạ luôn. Nhìn thấy con khỉ (Hàng Thập là thân người mặt khỉ, có cánh) là nhìn thấy thiên tử.
Ngày xưa ở trong cung chắc chắn dùng "phẩm bậc" đè nhau dữ lắm, nên chỉ có "rồng" (trên mái) vẫn chưa là cái gì, mà chưa có giải trãi, hàng thập, thì chưa phải thiên tử.

Tuy nhiên, cuộc thảo luận đến nay mới chỉ tập trung vào 11 bức tượng đầu chót bờ chảy trên mái cung điện. Còn bức ảnh bác Đặng Thái dẫn link chụp một linh thú không thuộc nhóm này. Cụ thể như sau:

Linh thú trên mái được phân chia làm 4 loại dựa vào vị trí của nó. Trong đó 3 loại thường gặp: Chính vẫn (正吻) là 2 con nuốt hai đầu bờ nóc (bờ nóc gọi là 正脊); Thùy thú (垂兽) là con đứng đầu bờ chảy, cũng là con mà bác Đặng Thái dẫn link minh họa; Bão thú (跑兽)(cũng gọi là Tẩu thú 走兽)là mấy con lâu nay ta vẫn thảo luận. Ngoài ra còn một loại nữa chỉ xuất hiện ở kết cấu mái chồng diêm (như mái điện Thái Hòa) tạm không bàn ở đây.

Loại Thùy thú không tính chung với bộ Bão thú (Tẩu thú), và luôn to hơn bọn Bão thú, nhưng không phải là linh thu to nhất trên mái. Trên mái to nhất là 2 con loại Chính vẫn nuốt 2 đầu bờ nóc. Mà Chính vẫn lại không phải rồng.

Về tên gọi Long, Phượng, Sư, Hải mã, v.v... trên điện Thái Hòa là sản phẩm đời Thanh, sau đời Minh, và có ghi chép của triều đình, có chuyên gia ngày nay khẳng định. Hồi tốt nghiệp đại học, vụ gọi tên nhóm bão thú này em đã thỉnh giáo bà Giáo sư già Guo Daiheng (có viết cuốn Chinese Architecture v.v...) và một tiến sĩ làm việc trong Bảo tàng Cố cung. Guo Daiheng là chuyên gia kiến trúc cổ Trung Quốc, đệ tử của Lương Tứ Thành (Liang sicheng, or Liang Ssu Cheng) - được gọi là cha đẻ kiến trúc Trung Quốc hiện đại, và sáng lập ra khoa kiến trúc đại học Thanh Hoa (Bắc Kinh) năm 1946.
Còn Thập Tam Lăng (em cũng có đi thăm vài cái và tham gia trùng tu lăng vua Cảnh Thái, nhưng không trong hệ thống Thập Tam Lăng vì ông này bị biếm làm vương thân trước khi chết), là kiến trúc đời Minh, chắc hẳn sẽ có khác với đời Thanh.

Sau nữa, đúng là hiện nay cũng có quan điểm không gọi con đầu tiên trong bộ Bão thú là con rồng, thế mới mệt : ))

18:41 Wednesday,5.8.2015

Đăng bởi:  Đặng Thái

Rất đồng tình với phần lớn thông tin Bác rieng&chung đưa ra. Chỉ có vài chi tiết mình muốn nói như sau: Con to nhất, ngoài cùng bên trái sau Hàng thập là con rồng, đấy là chắc chắn, rồng không bao giờ đứng cùng những con nhỏ hơn kia.
http://previews.123rf.com/images/multilisks/multilisks1110/multilisks111000104/10852912-dragon-with-snow-on-roof-beijing-China-Stock-Photo.jpg

Rồng luôn luôn là con vật cao cấp nhất, cái này thì mình khẳng định, khó lòng đồng ý với bác rieng&chung được. Mái nhà càng nhiều con linh vật thì càng thể hiện tầm quan trọng của công trình và đẳng cấp của người dùng. Cấp thấp nhất không có linh vật mà có rồng là vì nhà trong Tử cấm thành thì nhà nào cũng có quyền gắn rồng là tối thiểu, tầm quan trọng tăng dần từ việc có thêm 1-3-5-7-9 linh thú. Ngoài bức tường đỏ thì cho vàng cũng không ai dám gắn rồng lên mái.

Con những con ở giữa, chính xác con nào tên gì có lẽ cần ý kiến của chuyên gia. Điện Thái Hòa là trường hợp hơi cá biệt vì tính độc bản của nó. Có điều chín con là cửu tử của rồng được đông đảo giới nghiên cứu chấp nhận là giả thuyết hợp lý nhất, điều này đồng bộ với trang trí ở khu Thập Tam Lăng nhà Minh, không biết bác rieng&chung đã có dịp tham quan chưa? Nhà Thanh không phải Hán tộc nên dùng hơi lộn xộn một tí, có khi đưa cả phượng lên mái, nhưng về cơ bản thì vẫn tuân thủ.

Nhà Minh làm cái gì cũng cẩn thận lắm, sau này người Trung Quốc dỡ mái ra để thay ngói còn thấy cả đống vàng miếng nhét dưới để trấn yểm với chống sét nữa cơ mà. Người Mãn tham, lấy bớt vàng xuống nên trời mới giáng cho nhiều trận vỡ toác cả mái, mấy con linh vật có nước men mới hơn là sau này thay vào. Chưa kể là thời Mao Chủ tịch không có kinh phí (và không quan tâm) tu sửa, lúc bắt đầu trùng tu thì đã hỏng hết cả, thay bậy bạ nhiều lắm.

13:29 Wednesday,5.8.2015

Đăng bởi:  CON MÒE BÉO BỤNG

@ Riêng & Chung:

Cảm ơn Riêng & Chung về tên mấy con linh thú. :3

10:51 Wednesday,5.8.2015

Đăng bởi:  rieng&chung

Bác Đặng Thái kính,
Theo chỗ em biết thì hơi khác với một nội dung trong bài này của bác ở chỗ: 9 con linh thú mà bác liệt kê, lại không phải là 9 con trên mái điện Thái Hòa ở Cố Cung TQ mà ta nhìn thấy ngày nay. Chi tiết hơn, thì là có con có con không, nhưng theo em không phải là vấn đề "dị bản", mà là khác thật.

Về 9 con linh thú được coi là con đẻ của Rồng, theo câu "long sinh cửu tử", là lối nói xuất hiện từ đời Minh (trước đó không có), và đúng như bác nói, là có nhiều version khác nhau, ví dụ có những dị bản không có con Tì Hưu, cho thấy đây là những sản phẩm khá "dân gian hóa".

Thời nhà Minh cũng là thời gian xây dựng Tử Cấm Thành ngày nay. Tuy nhiên Tử Cấm Thành cũng được dựng lại vài lần do hỏa hoạn. Chủ nhân sau cùng của nó lại là người Mãn Thanh (dân tộc Mãn, không phải Hán). Triều đại phong kiến cuối cùng dài 300 năm này đã soạn ra bộ "Đại Thanh Hội Điển", trải dài 5 đời vua từ Khang Hy đến Quang Tự. Bộ này ghê gớm ở chỗ nó quy định đủ mọi thứ về cấp bậc phong kiến, ai không biết mà vi phạm thì mất đầu như chơi. Trong đó đã quy định gọi tên 9 con linh thú trên nóc điện lần lượt là:
1:Long 龙, 2:Phượng 凤, 3:Sư tử 狮子, 4:Thiên mã 天马, 5:Hải mã 海马, 6 Toan nghê 狻猊, 7 Áp ngư 押鱼, 8 Giải trãi 獬豸, 9 Đẩu ngưu斗牛 (hay Đấu ngưu?). Còn con thứ 10 là Hàng Thập 行什 cũng là một linh thú hình người mặt khỉ có cánh và cầm chùy. Con này chỉ tồn tại duy nhất trên nóc điện Thái Hòa, khắp TQ không còn chỗ nào có.

Nếu nhìn kĩ hình ảnh các linh thú này, thì cái đầu của chúng rất phù hợp với chuỗi tên gọi kể trên. Con đầu tiên (không tính Tiên ông cưỡi phượng mà dân gian TQ gọi chệch thành tiên nhân cưỡi gà) là rồng, có râu. Con thứ 2 là phượng, có mỏ nhọn... Con thứ 3 là sư tử, có tóc xoăn và mồm bạnh v.v...

Có điều em đọc tài liệu gián tiếp, chứ chắc chẳng bao giờ mò ra được cái quy định này viết ở trang nào trong bộ sách đồ sộ hơn ngàn quyển (卷) ấy. Tuy nhiên, hồi đại học em có đụng chạm một tí đến bộ sách kĩ thuật khác là "Doanh tạo pháp thức" do bộ Công của nhà Thanh ban hành (em chưa tra lại, hình như nó chính là nằm trong hệ thống Đại Thanh Hội Điển nói trên : )). Trong đó nói về quy cách kiến trúc cung đình, có nói đến 10 con linh thú kia.

Ngoài ra, có vẻ như chẳng ai biết vào đời Minh, trên nóc điện Thái Hòa có những con thú nào, nó có giống với con thú ta nhìn thấy ngày nay trong Cố Cung do người Mãn Thanh để lại hay không. Biết đâu đời nhà Minh thì linh thú như bác Đặng Thái liệt kê, sang đời Thanh mới thay đổi...

Lý giải của bác Đặng Thái về Hàng ngũ và Hàng thập rõ ràng rất hợp lý. Tuy nhiên nếu theo đó để gọi con Hàng Thập là con lính canh không biết có làm mất oai nó không, vì nó là linh thú cơ mà...

Một điểm nữa hơi thú vị ở văn hóa TQ, đó là không phải lúc nào cũng rồng là "cao cấp nhất". Bằng chứng là số lượng các con linh thú nói trên, khi ở các công trình kiến trúc có đẳng cấp thấp hơn, thì giảm ngược từ con Hàng Thập trở đi. Cho đến chỗ đẳng cấp thấp nhất thì chỉ còn con Long (rồng) với Tiên ông cưỡi phượng mà thôi.

Thông thường thì luôn có bộ 3 con Long-Phượng-Sư. Thật ra mỗi con ứng với (ngồi trên) một viên ngói, 3 con (hoặc 5 con) tạo ra một tỉ lệ vừa phải về kích thước của "bờ chảy" so với toàn mái. Còn lên đến 9 con thì mái trông hùng vĩ hơn hẳn do toàn bộ mái to lớn hơn và "bờ chảy" cũng có tỉ lệ lớn hơn, dẫn đến hàng hiên bên dưới rộng rãi hơn, "sang trọng" hơn.

17:14 Thursday,30.7.2015

Đăng bởi:  Đặng Thái

Là quân đội Trung Quốc các đời bác ạ. Đến nhà Nguyễn cải tiến/lùi quân đội theo kiểu nhà Thanh thì ta có thể thấy tổ chức như sau: "Đơn vị nhà binh nhỏ nhất gọi là ngũ gồm năm người có ngũ trưởng đứng đầu. Hai ngũ là một thập, tức 10 người có cai chỉ huy."

15:00 Thursday,30.7.2015

Đăng bởi:  candid

có chi tiết "hàng ngũ" và "hàng thập" không hiểu đây là tổ chức quân đội của nước nào và thời nào?

Trước em đọc về tổ chức quân đội thời Đinh, Tiền Lê như sau:

Mỗi đạo có 10 quân
Mỗi quân có 10 lữ
Mỗi lữ có 10 tốt
Mỗi tốt có 10 ngũ
Mỗi ngũ có 10 người

Toàn quân có 10 đạo, đứng đầu là Thập đạo tướng quân.

Người ta tranh cãi là bởi nếu tính theo cách này thì tổng số quân lên đến 1 triệu người. Hơi khó tin với quy mô diện tích và dân số nước ta thời ấy.

Nhưng nếu hiểu ngũ là 5 người thay vì 10 người thì số quân đã giảm bớt đi.

10:04 Thursday,30.7.2015

Đăng bởi:  Candid

Cám ơn Soi và bác Đặng Thái, hỏi linh tinh mà được những hai bài chi tiết. Quả là ưu tiên. :D

9:01 Thursday,30.7.2015

Đăng bởi:  admin

@ Candid: Đặng Thái đã có bài để trả lời cho câu hỏi về Toan và Toan Nghê của bạn. Soi sẽ đưa lên sớm. Đón đọc nhé.

12:46 Wednesday,29.7.2015

Đăng bởi:  candid

@bác con mèo béo bụng:

Cám ơn bác trước, về sách Sơn Hải Kinh em cũng có xem qua nhưng mù tịt chữ nên nhìn hình là chính. :D

12:42 Wednesday,29.7.2015

Đăng bởi:  candid

Trước giờ em vào đình chùa thấy con nào hơi giống rồng cũng nghĩ là rồng cả, nhờ đọc bài của bác mới tìm hiểu thêm là có nhiều loại thế. Tuy nhiên từ đời Nguyễn trở đi thì ảnh hưởng của Trung Quốc nhiều nên sử dụng linh vật giống là dễ hiểu.

Như bác nói từ đời Minh có ghi chép về 9 con vật này nhưng không rõ trước đấy thì sao. Ví dụ như trong 9 con của Rồng có con Bồ lao được tạo hình làm quai chuông, các quả chuông cổ của VN như chuông Thanh Mai, chuông Vân Bản đều có hình bồ lao (rồng). Không hiểu là những con linh vật này vào VN từ lúc nào?

Ngoài ra em đọc thấy có giả thuyết là rùa Văn Miếu chính là Bí Hí nhưng nhìn ảnh Bí Hí ở Tàu với rùa Văn Miếu khác xa nhau.

12:35 Wednesday,29.7.2015

Đăng bởi:  CON MÒE BÉO BỤNG

@Candid:

Trong 9 con thần thú trên thì có một số con có lịch sử rất lâu đời ( Sơn Hải Kinh là cổ tịch thời Tiên Tần có nhắc đến Tỳ Hưu, Thao Thiết... nhưng ko liên quan gì đến Rồng, hình dạng cũng ko giống đời sau tạo hình).

Chiến quốc sách (戰國策) hay Sử kí (史記) cũng có ghi chép lẻ tẻ về việc Rồng có con, nhưng chủ yếu là các mẩu vụn vặt.

Đời sau mỗi thời tô vẽ thêm 1 chút, đến thời Minh thì bắt đầu có sự kết tập lại, ví dụ một số sách mà mình thấy nhiều nguồn liệt kê là: Giới Am lão nhân mạn bút (戒庵老人漫筆) - Lý Hủ, Hoài Lộc đường tập (懷麓堂集) - Lý Đông Dương, Ngọc Chi đường đàm vân (玉芝堂談蕓) - Từ Ứng Thu, Thục Viên tạp kí (菽園雜記) - Lục Dung, Thăng Am tập (升庵集) - Dương Thận...

Nhưng cũng vì đời sau tô vẽ, mỗi người 1 phách nên danh sách 9 con của Rồng có nhiều dị bản, ko xác thực cái nào là chính xác hoặc cổ nhất.

Về Nghê thì mình cũng từng viết một bài bên LichsuVN, nhưng qua mấy lọc data ko biết bên đó còn ko. Để mình tìm lại... :D

11:52 Wednesday,29.7.2015

Đăng bởi:  Đặng Thái

Trả lời cho bình luận đầu tiên của bác Candid: Chín linh vật này từ xa xưa truyền lại, người ta cứ dùng nhưng không ai chép vào sử sách cả. Ghi chép sớm nhất một cách rõ ràng về chín con thần thú này là ở trong tập "Ngũ tạp trở"(五雜俎) gồm mười sáu quyển của học giả Tạ Triệu Chiết đời Minh ghi lại những sự vật sự việc đương thời. Về sau còn nhiều ông khác cũng viết, mỗi ông một kiểu nên xác định con nào ra sao em cũng chịu.

Về hoàng thành Thăng Long thì em chưa dám bàn vì chứng cứ còn mơ hồ quá, các bác bên Viện khảo cổ vẫn đang nghiên cứu. Dù sao rất cảm ơn bác đã chịu khó tìm tòi những bài viết rất hay. Về con nghê, đã có bài trả lời, đợi Soi đưa lên nữa thôi, bác chịu khó chờ tí nhé.

10:53 Wednesday,29.7.2015

Đăng bởi:  candid

Nhờ bài này của bác Đặng Thái mà em tìm đọc ra được các bài có liên quan như bài về Xi vẫn trên nóc chùa Một cột (Diên Hựu)

http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=115&News=5071&CategoryID=41

Theo bài viết này thì Xi vẫn (Xi vĩ) có nguồn gốc từ văn hóa Ấn Độ. Và cũng trong bài viết có hình ảnh đầu rồng đất nung khai quật được ở Hoàng Thành cũng là tượng xi vẫn chứ không phải tượng rồng.

Theo hình ảnh em xem được tại khu khảo cổ Hoàng Thành, thì có vẻ như đầu Phượng không phải trang trí cho cung của Hoàng hậu mà cũng là trang trí ở trên kiến trúc chính ở khu vực đó.

Có bài viết về khai quật được đầu phượng đất nung ở khu vực gọi là Hoàng thành Yên bái vốn có ngôi chùa đời Trần ở đấy. Đầu phượng đơn giản hơn nhưng khá giống đầu phượng ở Hoàng thành.

http://toancanh.nguoiduatin.vn/ngam-nhung-co-vat-nghin-tuoi-cua-hoang-thanh-yen-bai-011238751.html

Em trộm nghĩ là cả Phượng và Rồng đều được trang trí trên mái điện Càn nguyên chứ không phải như hình 3D minh họa chỉ có hình rồng.

13:58 Monday,27.7.2015

Đăng bởi:  Candid

Các bác cho em hỏi toan nghê với nghê nhà mình trang trí mái đình chùa có phải là 1 con? Nếu là một hoảa con nghê thuần việt cũng gốc tàu ạ? Nhân tiện nhớ chuyện thay sư tử tầu bằng nghê năm nọ.

11:12 Monday,27.7.2015

Đăng bởi:  CON MÒE BÉO BỤNG

鴟尾 – Si Vĩ thế này.
http://www.ilaca.net/img/series/05autumn/1.jpg

Còn con trên.
http://soi.today/wp-content/images/2015/07/Ono-jodoji-onigawara.jpg

Là Si Vẫn (Li Vẫn - 螭吻): Một trong 9 con của Rồng, miệng trơn họng to, rất thích nuốt các vật lớn, lại có thể phun nước làm mưa. Vì thế Si Vẫn được tạc trên nóc nhà để phòng hỏa hoạn, khác với Trào Phong là đầu quay vào trong, nuốt lấy xà nhà hoặc bờ nóc.

Hai cái này tách biệt, ko có cái nào dựa trên cái nào cả.

7:23 Sunday,26.7.2015

Đăng bởi:  Candid

Trước em cứ thắc mắc không hiểu lá đề hình rồng gắn lên mái thế nào, nhìn hình 3D thì mới rõ. Không hiểu là có cách nào xác định 9 hay 7 linh vật trên mái? Hay sách sử nào ghi rõ.

Ở chỗ hố khảo cổ trong hoàng thành em thấy vếttichs các cột còn lại cho thấy một cấu trúc lớn như điện Càn Nguyên trong hình nhưng không rõ ngày xưa có xây được cung điện với khẩu độ giữa các cột lớn thế không?

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả