Bàn luận

Nghê hay là Toan Nghê?

Trong phần thảo luận của bài “Cửu và Long và một bầy linh vật“, Candid lại hỏi: “Các bác cho em hỏi toan nghê với nghê nhà mình có phải là một con? Nếu là một hoá ra con nghê thuần Việt cũng gốc Tàu ạ? Nhân tiện nhớ chuyện thay sư tử Tàu bằng […]

Ý kiến - Thảo luận

14:35 Thursday,21.7.2016

Đăng bởi:  candid

Em đang đọc một bài viết của cụ Hoàng Xuân Hãn về Lý Thường Kiệt có đoạn này liên quan đến sư tử, theo cụ Hãn thì sư tử là cá sấu. Em chưa tra được nguồn gốc nên tạm dẫn ra đây cho các bác tham khảo.

Sau khi Lý Công-Uẩn lên ngôi, Chiêm-thành chịu cống. Năm 1011, có cống sư tử (có lẽ là tên cá sấu, xem II/4), nhưng năm 1020, vua Lý Thái-Tổ đã phải sai con là Khai-thiên-vương và tướng Đào Thạc phụ vào đánh đất Bố-chánh.

Trong Ức-trai dư-địa-chí, có kể chuyện rằng : " Lý Thường-Kiệt kéo đại quân tới sông Phan-định. Sông Phan-định tiếp với phủ Hoài-nhân (gồm địa hạt thuộc tỉnh Bình-định từ Quảng-ngãi đến sông Khu-cương). Sông có nhiều sư tử (tức là cá sấu). " Sư tử " khuất phục được các thú khác ; tê, tượng đều phải sợ. Sông Phan-định có ba đoàn sư tử. Nó ở dưới nước, vẫy đuôi làm dợn sóng đổ thuyền. Lúc Lý Thường-Kiệt đánh Chiêm, đại quân kéo đến sông ấy, vì sợ " sư tử ", quân không qua sông dễ dàng được ".

Sách ƯTDĐC chép thêm rằng : " Lý Thường-Kiệt phong cho ba đoàn sư tử ấy chức Hiệu-thuận tam thần-bá. Ngày tuyên sắc, sư tử nổi lên mặt sông để nghe. Nhờ đó, quân ta qua sông không bị trở ngại ".

Ở Phan Rang (tên Chàm là Panduranga), có sông tên là Kron-Biyuh nghĩa là sông Cá-sấu (theo Cabaton). Chắc rằng xưa sông này có nhiều cá sấu hơn các sông khác. Hoặc giả, sông Phan-định của ƯTDĐC là sông này. Nếu thật vậy, thì sự Lý Thường-Kiệt bị cá sấu trở ngại là vào lúc ông đuổi vua Chàm tới biên giới Chân-lạp.

10:02 Thursday,6.8.2015

Đăng bởi:  rieng&chung

Bác Dương Trần, hai chữ Toan Nghê xuất hiện rất sớm, vào thời Sư Tử nhập vào Tàu. Em nghĩ lúc đó chưa có vụ thiêng hóa con sư tử, nên Toan Nghê chỉ là tên gọi đơn thuần

Tuy nhiên ngay từ đầu sư tử hay toan nghê đều là đặc quyền đặc lợi của vua TQ rồi, nên đã rất cao cấp và được ca tụng.

Khi Phật giáo vào TQ, chắc hẳn mang theo những "đặc tính" linh thiêng của Sư Tử, nên dần dần Toan nghê trở thành linh thú, không dùng chữ Toan Nghê để gọi tên con sư tử bằng thịt ngoài đời nữa. : ))

8:01 Thursday,6.8.2015

Đăng bởi:  admin

Nhắn bạn Con Mòe vào email đọc tin của Soi nhé.

23:20 Wednesday,5.8.2015

Đăng bởi:  Dương Trần

@ rieng&chung: Theo tôi cóp nhặt từ mấy quyển bách khoa loại dành cho học sinh của Tàu thì: Sư tử bắt đầu xuất hiên ở Trung Quốc sớm nhất cũng phải từ thời Tây Hán, khi Hán Vũ Đế sai Trương Khiên đi sứ Tây Vực, được một vị vua ở đó tặng sư tử như một lễ vật. Khoảng năm 125, hoàng đế thứ 7 của Đông Hán là Thuận Đế Lưu Bảo lên ngôi, được quốc vương Sơ Lặc đất Tây Vực tặng một cặp sư tử. Hoàng đế rất thích nên di chiếu rằng sau khi trẫm băng hà hãy dùng cặp sư tử này canh lăng mộ cho trẫm. Đến lúc ổng chết thật thì cặp sư tử cũng "tèo" lâu rồi, không lẽ sang Tây Vực mua cặp mới, nên người ta phải tạc sư tử đá đặt trước lăng. Về sau sư tử được cấp thêm chức năng mới xua đuổi tà ma, tiêu trừ tai họa, vì thế được bày trước các công trình tôn giáo như chùa chiền, hang đá. Nên tôi cũng nghĩ rằng con toan nghê là dân Tàu thiêng hóa con sư tử (vốn ít được thấy tận mắt) lên.

15:12 Wednesday,5.8.2015

Đăng bởi:  rieng&chung

Bác Con Mòe Béo Bụng
1. Đúng là em đã nhầm, tài liệu TQ ghi về con Sư Tử được cống nạp vào TQ là thời Đông Hán, tức cách đây khoảng 2200 năm, chứ không phải đời Đường (cách đây khoảng 1500 năm).

2. Song song với đó tài liệu được cho là sớm nhất nói về con Toan nghê là "Nhĩ Nhã" (尔雅), cuốn này cũng được cho là xuất hiện "không sớm hơn thời Chiến quốc và không muộn hơn thời Tây Hán" tức là cũng "bao phủ" khoảng thời gian của Đông Hán. Có thể thời Chiến Quốc đã có người TQ đi sang phía Tây và thấy con Sư tử, nhưng chỉ sau khi TQ thống nhất và hưng thịnh vào đời Hán thì Sư tử mới được đem biếu làm quà vào TQ.

3. Tuy chưa/không thấy tài liệu nào giải thích vì sao có cái tên Toan Nghê, nhưng kết hợp dữ kiện thời gian và quan điểm của một số tài liệu khác, thì với người TQ đời Hán, Đường thì Toan nghê đơn giản là một tên gọi khác của con Sư Tử vào thời điểm đó. Rất có thể đây là vấn đề dịch thuật với chuyển ngữ giữa tiếng Hán lúc đó với tiếng của vùng Tây Vực/Ấn Độ mà thôi (?)

4. Em không biết đạo Phật ở Ấn Độ sử dụng những hình ảnh nào về sư tử (Hộ Pháp? Vật cưỡi của một vị Bồ Tát? Âm thanh dữ dội chấn động thế giới v.v...). Nhưng từ tài liệu của TQ, em vẫn cho rằng con Toan Nghê ban đầu chỉ là con Sư tử, dần về sau người TQ mới gán cho nó tính cách "ưa hít khói nhả mù" v.v...

13:31 Wednesday,5.8.2015

Đăng bởi:  CON MÒE BÉO BỤNG

@ Riêng & Chung:

A. Theo mình biết thì ở Trung Quốc có 2 loại quái thú có hình dạng "Sư Tử"

Một loại là Toan Nghê xuất hiện từ rất sớm, là thứ vẫn thường thấy ở các miếu thờ hoặc chặm khắc trên lư hương.

Một loại xuất hiện rải rác (có dị bản từ thời Hán), nhưng phải đến thời Thanh thì mới thịnh hành, nó có hình dạng Sư Tử rõ ràng, thường dẫm quả cầu hoặc chơi đùa với con... đây là Sư tử Phật giáo (do nhà Thanh rất sùng Phật, Thái Hậu còn được tôn xưng là Lão Phật gia).

Con Sư tử Phật giáo này lấy từ nguyên mẫu hộ pháp trong kinh Phật, các nước theo Phật giáo đều có phiên bản của riêng mình như Chinthe (Myanmar), Reachsei (Khmer)...

Con Sư tử Phật giáo này được nhà Nguyễn nhập khẩu về nên "Nghê" thời Nguyễn giống y hệt Sư tử Phật giáo của nhà Thanh.

Sư tử Phật giáo cũng theo chân người Hoa du nhập vào đời sống dân Việt và được dân gian gọi là... Lân. Chính là cái con hay múa tùng tùng tùng cheng mỗi khi Trung Thu hay năm mới ấy.

Việc kêu gào Nghê thuần Việt, Nghê Việt giống chó còn Toan Nghê Trung Quốc giống Sư Tử là do các vị tự kỉ dân tộc đem Toan Nghê Việt so sánh với Sư tử Phật giáo đời Thanh của Trung Quốc.

Nếu đem so sánh Toan Nghê Việt với Toan Nghê Trung Quốc thì không khác lắm đâu, và việc Toan Nghê giống... chó không phải đặc sản của Việt Nam.

Các tranh cổ vẽ Ngao Tạng vẫn chú là Toan Nghê, hay như Nghê của Hàn cũng mang dáng dấp của chó, Nhật du nhập Toan Nghê gián tiếp từ Hàn nên còn gọi nó là "Cao Ly Khuyển".

Hay như Shisa ở Okinawa (Lưu Cầu Quốc) cũng mang dáng vẻ của chó.
https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/0/0b/Shisa2.jpg

Tóm lại do đặc thù ko có Sư tử để làm mẫu, các nghệ sĩ dân gian Trung, Hàn, Nhật, Việt dùng hình tượng chó thân thuộc để bù khuyết vào.

B. Lan man tí về Rồng

Rồng Trung Quốc có nhiều phiên bản, đợt mình tìm hiểu thì thấy bên đó nói có 4 loại.

Một loại là Trư Long ở Nội Mông ( Mặt Rồng, mũi lật lên như mũi lợn, thân hình không rõ vì đa số các hiện vật đào được là khuyên tai hay vòng có hình tròn nên phỏng đoán nó thân rắn hoặc thân cá).

Một loại xuất hiện ở phía bắc, hình dạng giống như Sói hay Vân Báo, thân hình mềm mại nhưng ko quá dài, đứng hẳn lên bằng 4 chân, chân có lực và cơ bắp ( hình tượng rồng thời Thương, Chu, Chiến Quốc... là dạng này).

http://i2.sinaimg.cn/cj/2012/0120/S48576T1327041784101.jpg
http://zlk.sssc.cn/w/uploads/200907/s_12464120660lomC16B.jpg

Một loại xuất hiện ở khu vực Trung Nguyên, có một bộ phận thân thể của người ( ví dụ như con Chúc Long có thân rắn, mặt người chẳng hạn), hay như VN có chạm khắc Rồng có tay phụ nữ ở sập, đền Vua Đinh.

http://images.tienphong.vn/uploaded/oldimages/967/203967.jpg

Một loại phía nam, có thân rắn ( dạng như Thuồng Luồng của các dân tộc miền núi, hoặc Naga của dân ven biển).

Hình tượng Rồng đời sau liên quan đến việc thôn tính đất đai và văn hóa, cuối cùng mới hình thành cái của nợ lai ghép như ngày nay.

16:15 Tuesday,4.8.2015

Đăng bởi:  rieng&chung

1. Em vào chùa Quang Hiếu, chùa mệnh danh cổ xưa hơn cả thành phố Quảng Châu (Quảng Châu đâu đó hơn 2000 tuổi) thì thấy có tượng (tạm gọi) sư tử cỡ bằng cái đầu người trên các trụ lan can trước chính điện.Dĩ nhiên những tượng này có niên đại muộn màng hơn rất nhiều.
Sư tử "đứng" đấy mà để hít khói như con nghê thì cũng miễn cưỡng (hít được ít hơn so với con nghê ở ngay lư hương). Xem ra giống tư duy trang trí kiến trúc thông thường hơn là chuyện hít khói, nên cũng không biết nó gọi là sư tử hay nghê. Tóm lại là người đời rất đa dạng, mỗi nơi tạc một kiểu dáng, và đặt linh vật ở đâu đó...khá sáng tạo. Nhưng nếu (như báo chí) phán "con nghê thuần Việt" là phải giống con ...chó (giống nòi chó bản địa Việt?), thì em thấy cứ thế nào. Chưa kể có báo nhà mình còn bảo sư tử đá ở TQ là để canh mộ người chết (mà thôi?) v.v...

2. Con Rồng được người TQ coi như đã xuất hiện từ 6000-8000 năm trước dưới dạng hình vẽ trên lăng mộ ai đó thì phải, nhưng họ cũng thừa nhận nó "trơn tru" về tạo hình, và rõ ràng lúc đó còn chưa ai sinh ra chữ Long để gọi tên. Nên em nghi đó là con rắn bự mà thôi. Từ con Rắn bự của 6000-8000 năm trước đến chữ Long trong quẻ thuần Càn của Chu Văn Vương khoảng 3000 năm trước, đến câu "rồng sinh 9 tử" trong loại sách nhàn đàm phiếm luận của cụ Lý Đông Dương (李东阳) thời Minh khoảng 500 năm trước quả là quá dài và quá đủ cho các sự sáng tạo. Theo em thì rất có thể con Sư tử có trước vì nhập vào TQ từ thời Đường cách đây ngót nghét 1500 năm, con Nghê được tưởng tượng ra theo sau, và con nghê là sản phẩm Trung Hoa chính hiệu.

3.Do đó, nếu chùa chiền ở Thái Lan theo phái tiểu thừa cũng có con "sư tử" thì em nghi nó được nhập thẳng từ Ấn Độ về. Còn chùa do người Hoa sau này xây dựng tại Thái Lan, có con sư tử đá hoặc sư tử kim loại nhưng giống sư tử đá TQ hiện nay, thì tạo hình đấy chắc là dạng tạm nhập vào TQ (hơn ngàn năm) rồi tái xuất sang Thái.
Câu chuyện ở VN có thể cũng là như vậy chăng?

4. Túm lại, hình tượng con sư tử ở TQ có 2 quá trình tiến hóa, một là trong tín ngưỡng, đi cùng Phật giáo, sau hóa thành con nghê và bị người TQ gộp vào làm con của con rồng (cái này rất thể hiện quan niệm trung tâm thiên hạ và bá chủ văn hóa của người TQ xưa). Quá trình thứ 2 là sư tử dân gian hóa để xuất hiện ngày càng nhiều trong đời sống xã hội (nhất là kiến trúc các loại). Có thể một vài nghệ nhân thời Đường được phép ngắm con sư tử và điêu khắc "nhân giống", đệ tử đời sau chắc ít có dịp xem mẫu gốc, nên biến hóa thay đổi dần. Đến đời Tống-Nguyên trở đi bắt đầu đại chúng hóa thì càng lắm dị biệt...

5. Còn ở VN, rất có thể có 3 con "sư tử" khác nhau về nguồn gốc hoặc thời đại. Con thứ nhất nhập thẳng từ Ấn theo Phật giáo tiểu thừa (loại này chắc quá hiếm, ko biết ở đâu còn???). Con thứ 2 là Nghê từ TQ sang, có thể theo Phật giáo Đại thừa, hoặc theo văn hóa cung đình (nhưng gắn liền với phật giáo, kiểu như chùa chiền hoặc công trình gì đó của hoàng tộc, nhất là trong giai đoạn Bắc Thuộc cả nghìn năm của người Việt). Con thứ 3 là loại sư tử đá (rất đời thường bên TQ ngày nay) mới nhập về VN cùng với xu hướng tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu mậu dịch TQ kể từ khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao.

20:12 Saturday,1.8.2015

Đăng bởi:  Đặng Thái

Rất cảm ơn sự đóng góp chân thành của bạn Lê Mai Thiện. Đúng là sư tử và toan nghê rất khó để phân biệt rạch ròi, hầu như là gọi tên lẫn lộn, hiện tại chúng ta tạm thống nhất với nhau là toan nghê thì dùng trên lư hương, đỉnh trầm, bệ thờ ở đền miếu còn sư tử thì canh cổng và thêu trên bổ tử.

Còn sư tử/toan nghê và nghê (ta) thì khác nhau rõ rành rành. Tạo hình của nghê quả thật cực kỳ đa dạng nhưng có một điểm chung đồng nhất đó là đều gầy, nhỏ trông giống con chó (loại chó ta). Bạn có thể xem hai link này để thấy rất nhiều hình ảnh của sư tử và nghê trong mỹ thuật cổ của Việt Nam. Mặt con sư tử Ta khác nghê và sư tử Tàu rõ rệt:
*http://vnkatonak.com/modules.php?name=Forums&file=viewtopic&p=20753#.VbyQHtDh0bg
*http://tuoitre.vn/tin/van-hoa-giai-tri/20141107/chum-anh-linh-vat-viet-suot-chieu-dai-lich-su/668685.html
Còn việc nhà Nguyễn tôn sùng văn hóa Tàu là việc rõ ràng vì đến thời Nguyễn không còn hiện vật con nghê (ta) với những đặc điểm của chó nữa. Nghê chỉ hưng thịnh ở đời Lê-Mạc mà thôi. Bạn xem hình sẽ thấy những con nghê thế kỉ 19 béo tròn, lỗ mũi bỗng dưng to đùng, bè ra, mõm ngắn lại, trán dô, tai bé xíu, thế đứng theo chiều ngang chứ không ngồi kiểu chó theo trục dọc. Không chỉ nghê mà tứ linh nhà Nguyễn cũng sao y bản chính bên Trung Quốc. Đó là do yếu tố lịch sử, không phải vì thế mà ta tẩy chay di sản của ông cha ta.

2:48 Saturday,1.8.2015

Đăng bởi:  Lê Mai Thiện

Bản thân e cũng là người rất thích tìm hiểu các linh vật phương Đông, nên khi đọc bài viết này tì có 1 số ý kiến sau muốn đóng góp cho bác Đặng Thái.
Ở Việt Nam hiện nay còn nhiều lăng miếu đình đài còn lưu giữ lại rất nhiều tượng "nghê", nhưng e thấy chưa có cách nhìn chung về hình tượng nghê, đặc biệt là các tượng nghê thời Lê Trung Hưng. Tạo hình nghê thời này rất đa dạng, có con có vẩy, có con không, có con lại có bờm rất dầy và dài như bờm sư tử như nghê ở lăng Dinh Hương. Nếu gộp chung vào 1 nhóm mà gọi là nghê liệu có ổn không ạ. VÌ nghê xét chung vẫn là linh vật tưởng tượng, nhưng tạo dáng của nó lại không đồng nhất nên có thể gây nhiều ngộ nhận. Còn thời Nguyễn theo ý kiến riêng của em không phải vì họ sùng bái văn hóa Trung Hoa mà mới có cái hình giống sư tử Tàu, mà bản thân nó chính là toan nghê (1 trong 9 con của rồng) và thường được tạc trên đỉnh lư hương. Theo các quan chế triều phục thời Lê và Nguyễn thì sư tử là 1 trong các con vật được đưa vào bổ phục (áp dụng theo quy chế của nhà Minh bên Tàu) và vì thế hình tượng sư tử hẳn là đã được sử dụng tù rất lâu, nhưng vì không có hình ảnh cụ thể để xem nên rất có thể chỉ được tham khảo qua sách vở quy chế của Trung Quốc do các sứ thần Việt Nam mang về. Và vì thế, con toan nghê và sư tử của Việt Nam thời xưa có thể đã được sử dụng song song với nhau, tách rời. Hiện nay chúng ta vẫn còn có thể nhìn thấy hình ảnh con sư tử thời Lê Sơ qua gốm chu đậu. Một số người cho đó là nghê, nhưng theo em thì rất có thể đó là sư tử.

0:22 Saturday,1.8.2015

Đăng bởi:  Lính nhà quê

ơ hơ!
Nếu mà rốt cuộc nó ra thế này thì nhà em biết phải nói lại thế nào. không khéo thì cái bọn sư tử nó lại tìm về như anh Phạm Huy Thông dọa "Chứ cứ như cách bây giờ, thấy sư tử "lạ" là bắt "giấu vào chỗ kín" (từ lấy nguyên văn trên một tờ báo cách mạng) . Lâu lâu, các sư thầy, thủ đền, chủ tòa nhà tiếc của lại cho linh vật "lạ" từ "chỗ kín" xông ra thì phiền lắm." Chết dở ngâm với cứu chuyên giả ngô Nghê

22:39 Friday,31.7.2015

Đăng bởi:  CON MÒE BÉO BỤNG

Mòe có nhắn tìm Em-Co-Y-Kien rất nhiều lần mà không thấy, ai biết Em-Co-Y-Kien ở đâu thì cho mình biết với.

22:12 Friday,31.7.2015

Đăng bởi:  Vương Đình Phú

Mình lâu nay lại cứ ngộ nhận con Nghê đó lấy hình tượng con chó Ngao của Tây Tạng. Thấy nó là chó mà giống con sư tử. Mà mình cũng không biết là có vùng nào của Trung Quốc có sư tử tự nhiên không nữa.

21:57 Friday,31.7.2015

Đăng bởi:  Đặng Thái

Tiên sinh Bàn-Văn-Lùi cho tại hạ hỏi khí không phải, chẳng hay cụ có phải là đồng môn, đồng hương hay đồng bút danh với cụ Em-Co-Y-Kien không ạ?
Chẳng hay cụ Em-Co-Y-Kien đi tu luyện ở đâu, mai danh ẩn tích đã lâu mà vẫn bặt vô âm tín. Soi có thông tin gì không đấy?

21:37 Friday,31.7.2015

Đăng bởi:  Đặng Thái

Em rất là thích câu của bác Tùng:"Hai con này bản thân đã có dáng vẻ kỳ quái, chỉ tạc nguyên hình là đã thành con nghê" nhưng về phần người Tàu tưởng tượng con sư tử thì phải nói rõ hơn một chút.

Bài này viết về con Toan nghê, nó thì đúng là con tưởng tượng, như em đã viết ở bài linh vật là một con đầu rồng, mình sư tử, thường dùng ở nơi đền miếu. Còn con sư tử (đá), tiếng Hán gọi tắt là sư (獅), chuyên trị tạc để canh cửa thì không phải tưởng tượng hay dựa trên con gì mà do người Tàu đã nhìn thấy thật từ đời Hán, hàng nhập khẩu tươi sống nguyên con từ Ấn Độ và Trung Á sang. Dẫn chứng ở trong sách này đây: https://books.google.co.uk/books?id=PcvA373XEJwC&pg=PA109&hl=vi#v=onepage&q&f=false

Thế nên con toan nghê là ra đời dựa trên con sư tử. Cũng vì thế mà con chó Bắc Kinh được gọi là sư tử cẩu. Người Tàu hư cấu nguồn gốc của con chó Bắc Kinh như sau: Có con sư tử yêu một con khỉ, nhưng mà kích cỡ hai con rõ ràng là... không khớp nhau. Hai con mới đi chùa thành tâm niệm Phật, Phật tổ rung động mà điều chỉnh kích thước hai đứa cho hòa hợp, thế là thành con chó Bắc Kinh. Xem Tây Du Ký, ta sẽ thấy có Văn Thù Bồ Tát cưỡi sư tử, sau con này trốn xuống trần làm loạn hay là chuyện sư tử Hà Đông đời Tống. Nói cách khác, sư tử là con có thật, nguồn gốc Ấn Độ nhưng được người Trung Quốc làm cho tăng phần huyền bí và chọn làm biểu trưng cho sức mạnh, lại thường có liên kết với Phật giáo, nên cũng hay được đặt ở chùa.

Con mà người Trung Quốc hư cấu hoàn toàn là con kỳ lân. Đến nỗi các cụ nhà ta đời Lý, bắt được con quái thú một sừng, xuýt xoa hàng hiếm, cực nhọc đem cống sang nhà Tống vì tưởng bắt được kỳ lân. Nhà Tống cũng bó tay không biết con gì mà lại sợ nuôi không được, nó chết thì xúi quẩy nên đem giả lại cho nhẹ nợ. Giờ thì chúng mình đều biết nó là con tê giác.

20:57 Friday,31.7.2015

Đăng bởi:  Bàn-Văn-Lùi

chèng đéc,
lại có cả vụ
"... dấm dúi nghiên cứu cho nhau xem ..."
????
dân đóng thuế để các nghiên cứu gia thì thà thậm thụt ngâm nhau cứu nhau không cho bà con biết ư?
buồn thúi ruột :(

13:42 Friday,31.7.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

mình nghĩ là con sư tử có ở Ấn Độ, nên tượng Ấn Độ và những nền văn hóa có liên quan thì có tạc con sư tử giống con thật nhất, có nghĩa là một con có bờm và lông mình trụi. Người Tàu hay người Việt cũng chỉ nghe kể về con sư tử, chứ hầu như không ai trông thấy bao giờ, nên coi là một con linh thú, tưởng tượng. Nhưng sự tưởng tượng thì cũng phải biến hóa từ con gì ra. Người Tàu thì chắc nhìn con Tạng Ngao, hay con chó Bắc Kinh để làm mẫu. Theo mình thì sẽ là cả hai, trong đó con chó Bắc Kinh có lẽ là mẫu điển hình hơn, vì không phải nhiều người được thấy con Tạng Ngao. Hai con này bản thân đã có dáng vẻ kỳ quái, chỉ tạc nguyên hình là đã thành con nghê. Người Việt thì chỉ có con chó xù bình thường.

7:40 Friday,31.7.2015

Đăng bởi:  Candid

Cám ơn bác Đặng Thái đã rất nhiệt tình trả lời. Về nguồn gốc của Toan Nghê như bác nói xuất xứ từ Tây vực ký của Đường Tăng thì rất có khả năng vốn là con Chó Ngao của Tây Tạng? Bọn Ngao tạng này cũng cơ bắp và lông lá chả kém sư tử chưa kể dân Tạng cũng coi là thần khuyển.

Về các linh vật và kiến trúc Vn ngày xưa em thấy hay được so sánh với các nước đồng văn Nhật, Hàn. Theo ý em tiêng đời Lý thì có lẽ phải so sánh ảnh hưởng các nước phía Nam như Chăm pa, Thái, Ấn.

Con xi vẫn, rồng đời Lý trang trí mái cung điện em thấy motif rất giống rắn Naga và có bài viết chuyên môn chỉ ra chính là Makala ở Ấn Độ. tương tự Phượng và Garuda, uyên ương (vịt) và ngỗng Hamsa?

Đáng tiếc là nước ta nhiều chiến tranh và do nhiều yếu tố Ban tổ chức không tiện nêu ra nên các hiện vật còn rơi rớt lại rất ít. Em có tìm thấy một bài viết của GS Hà Văn Tấn viết khoảng năm 90 về con xi vẫn trên mái chùa Diên Hựu. Trước đấy người ta nghĩ xi vẫn là một loài chim, chim cú mèo chả hạn, GS Hà Văn Tấn cũng chưa khẳng định xi vẫn chính xác là gì. Nếu mà không có khảo cổ ở Hoàng Thành thì có lẽ giờ này vẫn là hồ nghi.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả