Văn & Chữ

Nghĩa của tiếng Việt: Chiêm tinh với thiên văn, can đảm với gan ruột

1. Chiêm tinh học và Thiên văn học Nhân có bạn hỏi mình về hai từ này, và sự liên hệ giữa hai môn này, mình xin trả lời và phân tích một tí về tính khoa học của hai môn này luôn.Thiên văn học: là ngành khoa học nghiên cứu về các thiên thể, […]

Ý kiến - Thảo luận

10:12 Thursday,6.8.2015

Đăng bởi:  rieng&chung

Vâng bác Cùng học tiếng Việt.
Chữ Chiêm cấu tạo bởi trên là bộ bốc, dưới là bộ (chữ) khẩu.
Cái này là tự em dốt (biết không rõ những điều đã biết, chứ Chiêm này em học đã 20 năm). Giờ biết rõ hơn rồi, thì không biết có phạm vào loại dốt khác (biết những điều không cần biết) hay không. Pha trò tí cho vui thôi bác nhé chứ cái dốt thứ 2 này của em nặng không chữa được nữa rồi, kaka

18:42 Wednesday,5.8.2015

Đăng bởi:  Cùng học Tiếng Việt

Đặng Thái và Rieng&Chung: Hai bạn đang đi lệch ra khỏi vấn đề. Bộ thủ vốn chỉ là cách sắp xếp các chữ vuông trong từ điển, dựa theo các nét cơ bản, các nghĩa cơ bản hoặc là các thành phần âm. Bài này mình không bàn nhiều về chữ Hán, nên mình không đi sâu. Mình đưa ra chỉ để nói sơ về nghĩa của chữ chiêm.

Các từ điển trên mạng dễ tra như Thiều Chửu, Wiktionary tiếng Anh đều ghi chiêm có bộ thủ là bốc. Dĩ nhiên mình biết 2 chữ nó nghĩa khác nhau. Đâu có ai nói cái chữ phải có nghĩa giống y hệt bộ thủ của nó đâu.

17:55 Wednesday,5.8.2015

Đăng bởi:  Đặng Thái

Bác rieng&chung nói về chữ "chiêm" thế là rất chuẩn. Chiêm bốc (占卜) nghĩa là xem bói nói chung, gồm hai chữ tách biệt chứ chữ "bốc" không phải bộ thủ của chữ "chiêm". Soi nên sửa lỗi này trong bài.

Bạn Con mòe béo bụng chỉ dạy hay quá, mỗi tội không liên quan gì đến bài viết. Với lại không biết bạn dựa vào thống kê nào mà nói như thánh tướng "chả mấy người hiểu", mình thì thấy mấy đứa em họ đang học cấp ba chúng nó biết chữ "quy củ" cả vì có giải thích rõ ràng trong sách giáo khoa Ngữ Văn.

13:54 Wednesday,5.8.2015

Đăng bởi:  CON MÒE BÉO BỤNG

Có 1 chữ rất là "chuẩn mực" trong tiếng Việt mà chả mấy người hiểu nghĩa đó là Quy Củ.

Quy ( 規) là một vật giống cái Compa để vẽ hình tròn, còn Củ ( 矩) là vật giống cái Eke để đo góc vuông.

Có Vuông có Tròn, chuẩn mực chính xác nên gọi là Quy Củ.

http://pik.vn/2015287394fc-43f0-4029-a821-d6c8db59cc79.jpeg

Hình vẽ Nữ Oa và Phục Hy đầu người mình rắn đào được ở Tân Cương. Trong đó Nữ Oa Quy ( 規), Phục Hy cầm Củ ( 矩).

16:30 Tuesday,4.8.2015

Đăng bởi:  rieng&chung

Bác Cùng học tiếng Việt
Câu này liên quan đến chữ Hán, em xin phép bàn thêm: "Chữ “chiêm” 占 vốn có nghĩa là “bói”, nó có bộ thủ là bộ bốc 卜 nghĩa gốc là đốt mai rùa để đoán điềm."

Chữ Chiêm (占) vốn đi cùng Thi Chiêm, tức là một cách bói bằng cỏ thi. Còn chữ Bốc (卜) vốn đi cùng Quy Bốc, là một cách bói bằng mai rùa. Đây là 2 cách bói khác nhau.

Hai chữ Chiêm - Bốc là 2 chữ độc lập, dùng cho 2 cách bói khác nhau, chứ không phải Bốc là bộ thủ của chữ Chiêm. Nhưng mà em không rành chữ Hán cổ, nên luận theo chữ phồn thể bây giờ thôi, chứ cổ nữa thì em chịu. Bác xem lại giúp

15:50 Tuesday,4.8.2015

Đăng bởi:  Dương Trần

Tán thêm một chút về quan niệm của Tây y cổ đại. Cái quan niệm bác chủ thớt nói ở trên có từ Hypocrat. Ổng cho rằng trong cơ thể có 4 chất nước: máu ở tim (nóng), nước nhờ ở não (lạnh), nước mật vàng ở gan (khô), nước mật đen ở dạ dày (ướt). Ở ai mà chất nước nào chiếm ưu thế thì tương ứng có tính cách hăng hái (sanguin), bình thản (flêmatique), nóng nảy (cholerique), ưu tư (mélancholique). Kiểu này hao hao giống mấy em nhỏ bây giờ thích đoán tính cach qua nhóm máu vậy đó.

9:50 Tuesday,4.8.2015

Đăng bởi:  Candid

Có câu gan to mật lớn cũng là dịch nghĩa của từ can đảm.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả