Gẫm & Bình

Muốn biết bản sắc một dân tộc, hãy nhìn vào con gà của họ (bài 1):
gà Nhật, gà Tàu, gà Indo

Người ta tính cách, thẩm mỹ, mong muốn như thế nào, đều có sự kỳ vọng vào những thứ xung quanh và thường xuyên nỗ lực thay đổi môi trường cho phù hợp với ý mình. Cây trồng, vật nuôi, tất nhiên, từ hàng chục ngàn năm nay, một phần lớn chúng đã được thuần […]

Ý kiến - Thảo luận

8:29 Wednesday,13.1.2016

Đăng bởi:  candid

Sáng ra đọc được bài này trên báo Thể thao văn hóa thấy có nhiều điểm mới mẻ.

http://thethaovanhoa.vn/van-hoa-giai-tri/giai-ma-900-manh-khuon-duc-trong-dong-o-luy-lau-n20160113061548007.htm

Năm 99 mảnh đúc trống đồng đầu tiên được một nhà khảo cổ tìm thấy thì đến nay đã có đến 900 mảnh khuôn đúc được tìm thấy ở Luy Lâu. Thú vị là ở địa tầng thế kỷ thứ 4 - thứ 5 sau CN, thời kỳ bị Hán hóa mạnh. Chứng tỏ việc đúc trống vẫn tiếp tục diễn ra đến tận thế kỷ thứ 5 cho dù có giảm về độ tinh xảo.

15:59 Sunday,27.12.2015

Đăng bởi:  Hải Trần

Vẫn biết là anh Phó Đức Tùng hay thích lý sự ngược đời nhưng anh nói "một nền văn hóa như Đông Sơn lại hoàn toàn biến mất, từ kỹ thuật đúc, hình dạng đồ vật, cho tới những hình thức nhà cửa, ăn mặc, thuyền bè vẽ trên trống đều biến mất, không chỉ trong sản phẩm đồng, mà cả ngoài đời", "nhà đốt thì làm lại được, thuyền phá thì làm lại được, quần áo cũng may lại được, trống đồng cũng đúc lại được" và nhận định "chủ nhân trống đồng đã bị xóa sổ" và đấy không phải tổ tiên người Việt thì hơi quá lố.

Để phản biện những điều anh nói trên không phải là khó, em hỏi ngu tí chẳng hay anh có đọc gì về nền văn minh Ai Cập cổ đại? Nền văn minh ấy vĩ đại gấp nhiều lần Đông Sơn, dân tộc ấy có văn tự, có tiếng nói riêng đàng hoàng mà còn bị cưỡng ép/tự động chuyển đổi hoàn toàn, đầu tiên cải đạo Thiên Chúa, nói tiếng Roman, ngày nay nói tiếng Ả Rập thì không hiểu Đông Sơn có gì phải khiến anh băn khoăn đến vậy?

Em đọc loạt bài của bác Đặng Thái rồi tự tìm hiểu thêm thì biết người Hàn Quốc ngày nay đâu còn đặc điểm gì khác biệt với người Trung Quốc ngoài một bằng chứng duy nhất, thuyết phục nhất là tiếng nói. Tiếng nói của họ là ngôn ngữ cô lập nhất trên thế giới, không có họ hàng với bất kì ngôn ngữ nào khác, nghĩa là giống người cổ đại ở Hàn Quốc vẫn còn đến ngày nay đấy chứ, mặc dù họ không văn minh được như Đông Sơn, kỹ thuật đúc đồng cũng do người Tàu truyền sang nhưng đâu phải vì thế mà tổ tiên họ biến mất được? Nền văn minh Đông Sơn bị đồng hóa là điều dễ hiểu, duy có tiếng nói còn tồn tại cũng là một điều có thể hiểu được nữa, vì việc này phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới.

12:14 Monday,9.11.2015

Đăng bởi:  rieng&chung

Anh Tùng
Em thì nghĩ là chủ nhân trống đồng vẫn duy trì được gen di truyền đến ngày nay.
Thời Triệu Đà, và cả đời Hán sau đó, có lẽ việc giết chóc và đồng hóa đều xảy ra mạnh mẽ. Tuy nhiên phạm vi tồn tại của dân Bách Việt rất rộng lớn từ đồng bằng đến núi non, nên 2 hoạt động nói trên chủ yếu tập trung ở những điểm dân cư lớn mạnh đủ để gây nguy hại đến sự cai trị thôi. Dĩ nhiên chủ nhân trống đồng thời đại Đông Sơn sẽ là đối tượng bị tấn công hàng đầu, vì trình độ phát triển cao. Trong quá trình này, chủ nhân trống đồng sẽ phải chạy trốn, lên vùng núi tây bắc, hoặc vào phía nam.
Về sự biến mất của hoa văn sinh hoạt trên mặt trống đồng mà thay vào đó là hoa văn hình học tại các trống đồng có niên đại muộn hơn Đông Sơn. Ta có thể giải thích theo 2 logic, thứ nhất là để tránh sự truy sát của thống trị phương bắc; thứ hai là có sự giao lưu nào đó với văn hóa địa phương, nơi ở mới của họ.
Hình như các trống đồng hậu Đông Sơn đa phần đều bé nhỏ và đơn giản hơn (?), cho thấy các trống này ra đời vào thời điểm và địa điểm không được thịnh vượng bằng đời trước.
Việc coi Mê Linh là trung tâm văn hóa Đông Sơn, nhưng trống đồng Đông Sơn lại được tìm thấy ở Thanh Hóa có thể cho thấy việc chủ nhân trống đồng chạy trốn vào nam cùng với nó?

Khái niệm chủ nhân trống đồng, có lẽ nên được hiểu là các sư phụ của nghề đúc đồng, và thủ lĩnh của tộc người sở hữu kĩ thuật trống đồng. Đây chắc hẳn là hai đối tượng bị kẻ xâm lược quan tâm nhất. Nhưng đối tượng bị giết sẽ thường là thủ lĩnh và chiến binh. Còn sư phụ đúc đồng chắc vẫn sống sót. Cộng với lượng người lánh dạt đi các vùng khác, em nghĩ hậu duệ của tộc người sở hữu trống đồng vẫn không bị xóa sổ hoàn toàn, và họ tiếp tục tham gia đúc ra những cái trống muộn hơn trống Đông Sơn, cho đến ngày đồ đồng bị thay thế.

7:42 Monday,9.11.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

Riêng chung
giết hay thiến thì khác gì nhau đâu. Thiến thì cũng chỉ dùng được vài chục năm là cùng, còn sau đó họ chết cũng là hết.
Vấn đề là ta đồng ý với nhau là từ thời Triệu Đà, trên toàn bộ vùng Lĩnh Nam có sự đồng hóa và giết chóc mạnh tới mức xóa sổ các nền văn hóa bản địa hay không. Vì theo mình, một tinh hoa văn hóa như đúc đồng Đông Sơn, khó có thể bị cấm đoán hoàn toàn, mà chỉ có thể bị cấm làm dạng này dạng khác. Nếu người tàu đã giữ lại văn hóa bản địa để làm cơ sở cát cứ một phương, thì không thể không giữ nghề đạt đỉnh cao để làm cơ sở kinh tế, chỉ có điều có thể cấm trống đồng, bắt làm sang thứ khác thôi. Mặt khác, nếu đồng hóa mạnh tới mức giết hoặc thiến hết đàn ông của một bộ tộc, thì sau hàng ngàn năm, tỷ lệ máu bản địa không còn bao nhiêu (mỗi đời giảm 1/2) và không thể tin là tiếng nói có thể giữ lại được, cho dù là dạng pha tạp. Ta cứ hình dung mấy cô gái Việt lấy tây hoặc lấy Hàn quốc mà xem, con cái họ có pha tiếng không, và giữ tiếng Việt được mấy đời?

Vì thế, quan điểm của mình là chủ nhân trống đồng đã bị xóa sổ, giết hết hay để lại một ít đàn bà là như nhau sau hàng ngàn năm. Còn bách việt Lĩnh nam và đồng bằng sông Hồng có bị hán hóa một phần, nhưng chỉ nhỏ thôi, nên vẫn giữ được tiếng nói và nhiều bản sắc. Đồng bằng sông hồng thì bị đồng hóa ít hơn lưỡng quảng, vì xa hơn, đường sá hiểm trở. Việc hán hóa Lĩnh nam qua đường đồng hóa nhiều hơn, trong khi đó hán hóa đồng bằng sông hồng chủ yếu do du nhập văn hóa thôi, kiểu như Singapor, Hồng kông là thuộc địa, nói tiếng Anh nhưng không phải người Anh, chỉ học tiếng Anh như tiếng phổ thông thôi, nên có thứ tiếng anh pha giọng tàu.

23:17 Sunday,8.11.2015

Đăng bởi:  Candid

Theo em thì thời Triệu Đà có lẽ một phần do văn hoá bản địa mạnh, phần khác do Triệu Đà muốn xưng vương cát cứ một phương thoát li khỏi nhà Tần nên muốn giữ phần nào văn hoá bản địa. Mặt khác chính Triệu Đà từng cho di đến mấy chục vạn dân đến để lai với Bách Việt. Thế nên ta mới thấy các yếu tố mang tính Việt trong lăng mộ cháu của Triệu Đà.

Đến thời Sĩ nhiếp, Tàu đang bị loạn Tam quốc, mỗi đất Việt yên ổn, người Hán qua chạy loạn rất đông, riêng danh sĩ lên đến mấy trăm. Chính đám này mang theo Khổng giáo, lão giáo từ đấy mới đẩy mạnh đồng hoá.

22:06 Sunday,8.11.2015

Đăng bởi:  rieng&chung

Bác Phong, dĩ nhiên là thằng yếu phải hận thằng khỏe nhiều hơn thằng khỏe hận thằng yếu chứ bác. Còn thằng khỏe thì bảo rằng thằng yếu vừa bướng vừa không được quân tử cho lắm. Tuy nhiên em nghĩ yếu tố tuyên truyền chính trị là chính. Thằng khỏe bảo rằng có giai đoạn cả nhà nó nể trọng và ca ngợi thằng yếu lắm, khi thằng này tuy yếu mà dám uýnh lại mấy thằng đầu gấu nhất nhì làng. Đáng tiếc là không được bao lâu, chuyện phe phái của các đại ca khiến cho thằng khỏe quay sang tuyên truyền cho cả nhà nó coi thường thằng yếu. Mới yêu đấy đã ghét đấy, không phải do tuyên truyền thì do gì... Về chuyện vì sao Lào không bị đánh đập nhiều như VN, em sẽ đề cập một chút phía dưới.

Bác Candid. Em cũng nghĩ rằng với trình độ đúc đồng "đỉnh cao" như thế thì khả năng tồn tại chữ viết là cực kì cao. Và nếu thế thì bây giờ nó đâu rồi? Em nghĩ là nó đang tồn tại trong chữ viết của các dân tộc thiểu số phía tây bắc VN.

Em đồng ý với giả thuyết cho rằng thời Triệu Đà và về sau (Nam Việt, Nam Hán) có sự giết chóc, hủy hoại văn hóa và áp đặt đồng hóa rất thô bạo, nhưng lưu ý là nó diễn ra rộng lớn trên khắp vùng Lĩnh Nam chư không riêng đồng bằng sông Hồng. Tại vùng đồng bằng sông Hồng, trừ bộ phận người rút lên tây bắc, hoặc vượt biển đi xa, thì những người còn lại bị đồng hóa mạnh, dĩ nhiên cũng bị lai tạp một cách phức tạp về mặt huyết thống, giữa các tộc Bách Việt với nhau và với các tộc phía bắc TQ. Quá trình này kéo dài cả nghìn năm.

Do di vật trống đồng và đồ đồng được phát hiện cả ở vùng Lĩnh Nam thuộc TQ ngày nay, hơn nữa mức tương đồng về hoa văn họa tiết rất cao, nên cũng có thể là những người Âu Việt, Lạc Việt đã di cư từ phía băc xuống vùng đồng bằng sông Hồng. Tuy nhiên dù sao em nghĩ cũng chỉ mới là giả thuyết, vì em không có kiến thức về khảo cổ. Nhưng nếu như vậy, thì giai đoạn Triệu Đà (thời Tần Thủy Hoàng) sẽ là lần di dân nam tiến thứ 2 trong lịch sử văn minh con người khu vực này??

Việc Triệu Đà và tướng lĩnh lấy vợ Bách Việt (không chỉ ở VN, mà cả vùng Lĩnh Nam) là được ghi chép và công nhận, việc này sẽ "cứu sống" một nhóm người Bách Việt, nhỏ thôi, còn bọn chống đối khác sẽ bị tiêu diệt. Ngoài ra, không rõ thời này có kĩ thuật thiến giống chưa nhỉ, bởi vì nếu giết hết đàn ông thì sẽ thiếu nguồn lao động, có lẽ kẻ thống trị thời đó không (thể/nên) giết hết đàn ông như giả thuyết của anh Tùng đâu nhỉ?

Về ngôn ngữ của người Việt nói riêng và Bách Việt nói chung, thì ngay ở TQ bây giờ cũng không còn nguyên bản. Ở TQ cho rằng ngôn ngữ Bách Việt là nguồn gốc của tiếng Thái, tiếng Choang bây giờ. Còn tiếng Quảng Đông là một dạng tiếng Hán (phương Bắc) thời xưa xa mang xuống và lai lẫn với tiếng bản địa, do đó người ta còn bảo rằng tiếng Quảng Đông là một thứ hóa thạch của tiếng Hán cổ. Như vậy quá trình đồng hóa về ngôn ngữ chỉ thành công chủ yếu ở chữ viết, chứ phát âm thì có nhiều sản phẩm phái sinh ngoài mong muốn ban đầu của kẻ thống trị. Bằng chứng là riêng Quảng Đông đã có nhiều thứ tiếng khác nhau, sang Quảng Tây, Vân Nam v.v... lại càng khác. Do đó không thể nói tiếng Kinh bây giờ khác tiếng Hán phổ thông thì có nghĩa là tiếng Kinh chưa bị đồng hóa. Nói cách khác, có lẽ cho rằng tiếng Kinh bây giờ là sản phẩm đặc thù (chịu ảnh hưởng) của quá trình đồng hóa thì hợp lý hơn.

Về nét văn hóa trên trống đồng. Có lẽ ngay cả ở vùng Lĩnh Nam của TQ, nơi cũng tìm được trống đồng tương tự của ta ngày nay, cũng không tìm thấy sự kéo dài của các mô tip trang trí này trong lịch sử. Theo em đích thị là do bị đồng hóa (và hủy hoại, cấm đoán), đồng thời còn do giao lưu kinh tế (kéo theo văn hóa) khá mạnh của các đời sau Triệu Đà. Chứ không phải là toàn bộ người Bách Việt ở Quảng Đông Quảng Tây và một phần Vân Nam cộng với phía bắc Việt Nam đều đã hoặc bị giết hoặc bỏ đi biệt xứ khiến cho đứt đoạn về văn hóa như suy luận của anh Tùng.

19:17 Sunday,8.11.2015

Đăng bởi:  Phong

Lào cũng biên giới với tàu mà sao không thấy tàu đánh nhỉ? Việt Nam thì 2000 năm bị anh tàu hành cho tơi tả.
rieng&chung: thấy bác ở TQ nhiều nên muốn hỏi là cảm nhận của người TQ về người Việt là như thế nào? Mức độ thù hận có khủng khiếp như người Việt ghét TQ không?

17:21 Sunday,8.11.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

siêunoob
Năng lực quản lý của La Mã là ngoại lệ trên thế giới, thực ra không có một đế chế nào có nổi năng lực kiểu La mã. Còn lại bao nhiêu đế chế rộng lớn khác trên thế giới, khi phát triển đế chế chủ yếu vẫn dựa trên chinh phạt. Bạn có thể nói Tàu nằm ở một vị trí đặc biệt, chẳng có ai lớn xung quanh, nên không bị đe dọa nên không cần chinh phạt. Dù lý do gì đi nữa thì thực tế vẫn là người Tàu không có nhu cầu chinh phạt, chỉ khi bọn kia tự thối nát, quá yếu thì họ mới đi thu phục. Còn nói Tàu không bị đe dọa thì cũng không đúng, vì việc trấn giữ biên ải là nhiệm vụ thường trực của mọi triều đại, hở ra là rối loạn ngay, không mất nước cũng bị chiếm đất dần dần. ngoài ra, ít nhất lịch sử tàu 2 lần mất nước hoàn toàn vì các bộ tộc nhỏ là Mông cổ và Mãn Thanh. Kiểu mất nước này các đế chế khác gần như ít bị. các đế chế khác mở rộng rất nhanh rồi tan rã, thu hẹp cũng nhanh, vì các bộ phận là do chinh phạt mà có, thực ra không cùng một nước. Khi các bọn nhỏ mạnh lên, sẽ nổi dậy dành độc lập. Còn nước Tàu ít thu lại, chỉ mở rộng dần trong lịch sử, chính là do không chinh phạt nhiều, mà chỉ thu phục và đồng hóa khi đội bạn yếu kém, nên các bộ phận mới sát nhập dù sao vẫn có tính liên kết hơn.

14:20 Sunday,8.11.2015

Đăng bởi:  SiêuNoob

Anh Tùng nói Đế quốc La Mã không bị đe dọa thì không đúng. Lịch sử của Hy Lạp rồi La Mã luôn là các lực lượng cạnh tranh, tiêu diệt lẫn nhau. Chinh phạt hoặc bị chinh phạt. Sau khi đánh bại Macedonia, Đế quốc La Mã vẫn luôn có đối thủ ngang tầm là Đế quốc Ba tư (Pathia, Sassanid). Rồi còn người Goth, từ chỗ nhỏ lẻ trở thành đối thủ đe dọa sự tồn vong.

Các hoàng đế Tàu tuy có bị quấy nhiễu bởi người Hung nô phương bắc như Candid nói, nhưng không đến mức bị đe dọa tồn vong chế độ. Ngay như thời hưng thịnh nhất của Hung nô, khi nhà Hán phải biếu xén để có hòa bình, thì tham vọng của Hung nô cũng không phải là tiêu diệt nhà Hán.

Còn mình nói các hoàng đế Tàu không có năng lực quản lý các vùng xa xôi, khác chủng tộc là khi so với người La Mã. Quân La Mã đi đến đâu xây đường xá, giao thông thủy bộ đến đó. Chỗ nào ngo ngoe là đại binh tới dẹp ngay, khả năng tiếp vận chuyên nghiệp hơn hẳn các quân đội khác. Để giữ được các vùng chư hầu, họ thường xuyên dùng biện pháp răn đe, sẵn sàng phế vua lập bù nhìn (hơi giống Mỹ chỗ này...). Cái này quân Tàu không có khả năng thực hiện được.

Tóm lại các bác Tàu từ thời đó đã biết mình biết ta. Tất nhiên muốn đánh thắng để trục lợi nhưng luôn biết chờ thời cơ, khi các đồ đệ có biến mới ra tay.

11:15 Sunday,8.11.2015

Đăng bởi:  Candid

Nói Tàu không bị đe doạ thì cũng không đúng. Từ thời Tần Thuỷ Hoàng do sợ các bộ tộc phương Bắc quấy nhiễu mới phải xây vạn lý trường thành. Có bác nào còm về việc bị phương Bắc ép mới mò xuống phương Nam quấy nhiễu cũng đúng.

Tàu có người cho rằng đến cuối đời Tống vua quan ôm nhau nhảy xuống biển tự tử đã là hết Tàu rồi.

15:35 Saturday,7.11.2015

Đăng bởi:  a tủm

Bài viết đã hay đọc còm lại sướng!

8:53 Saturday,7.11.2015

Đăng bởi:  mai mai

Ở Việt Nam cũng có nhiều dân chơi gà đẹp gà hay chứ, chỉ có điều chưa có thương hiệu thôi. Gà Đông Tảo cũng độc đáo mà. Thời cổ xưa Vua Hùng kén rể chẳng bắt phải dâng gà chín cựa, chắc cũng là dân chơi gà sành sỏi mới đòi thế chứ. Dân ngày nay dù có đại gia cũng chỉ biết đến tiền, vàng, các thứ hàng chợ kèm theo thôi.

Bác nào chịu khó ngâm cứu về gà Việt Nam cũng ra khối thứ hay, dân gian ta cũng sành đấy, chỉ có điều không lộ ra thôi (vì không được khuyến khích, vì bị dìm hàng, đôi khi bị vùi dập, đàn áp, vân vân..)

7:15 Saturday,7.11.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

Sieunoob
Bạn nói vì tàu không bị ai đe dọa nên không chinh phạt, nhưng La mã thời đó cũng làm gì bị ai đe dọa. Mông Cổ cũng không có nền tảng kỹ thuật thống trị nhưng vẫn chinh phạt, đánh đâu giết cướp đến đó. Thiếu gì cách để trục lợi nếu thắng trận. Từ thời nhà Tần thống nhất Trung Quốc, lãnh thổ đã vô cùng rộng lớn. So với thời đó, nếu Trung Quốc không có năng lực quản lý thì ai có năng lực quản lý nữa. Vấn đề là họ không có chính sách muốn chinh phạt thôi.

7:10 Saturday,7.11.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

Sieunob nói đúng, mình nhớ nhầm về đảo Sumatra, tưởng đế chế Khmer xuống hết Indo.

22:18 Friday,6.11.2015

Đăng bởi:  Dương Trần

@bác Tùng: Tôi có đọc được trong cuốn "The Middle East: A Brief History of the Last 2,000 Years" có đoạn tác giả Bernard Lewis nhận định về điểm khác biệt giữa người Do Thái, Hy Lạp và La Mã với các dân tộc khác, nguyên nhân làm cho 3 dân tộc này giữ những vai trò then chốt trong các nền văn minh. Ấy là trong khi các nhóm người khác nhau thường có khuynh hướng vạch rõ ranh giới với nhau bởi những mối liên hệ sắc tộc, thì với 3 dân tộc trên, ranh giới đó là có nhưng không phải là không thể vượt qua: dân man rợ có thể trở thành người Hy Lạp nếu học theo ngôn ngữ và văn hóa Hy Lạp, dân ngoại đạo có thể trở thành người Do Thái nếu tuân theo tôn giáo và luật pháp Do Thái. Người La Mã còn đi xa hơn nữa bằng cách xây dựng một quy chế chung cho công dân trên toàn đế quốc.
Tôi nghĩ nhận định đó cũng hoàn toàn có thể áp dụng với dân tộc Trung Hoa.

16:47 Friday,6.11.2015

Đăng bởi:  SiêuNoob

Anh Tùng nói Khmer Empire bao gồm cả Sumatra thì chắc không đúng rồi. Sumatra thuộc về Srivijaya mới phải.

Còn nói Trung Hoa không đi chinh phạt nhiều như La mã, Ba tư có lẽ không phải vì tính họ dĩ hòa vi quí, mà bởi vì:

- Nước Tầu không có những đối thủ ngang tầm luôn đe doa sự tồn vong. Trong khi đó các đế chế như La mã hay Ba tư trong quá trình gây dựng, tồn tại luôn phải cạnh tranh khốc liệt với 1, 2 đối thủ ngang tầm bên cạnh, vì vậy chỉ có đường chinh phạt hay bị chinh phạt mà thôi.

- Nước Tầu cũng không có nền tảng kỹ thuật hay chính trị để quản lý hiệu quả những vùng đất thuộc địa từ xa như người La mã.

13:57 Friday,6.11.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

Candid
form con gà Sumatra và gà nòi trong nam rất giống nhau, chắc chắn có cùng nguồn gốc. Thì đế chế Khmer ngày xưa cũng bao gồm tất cả những vùng này. Còn gà phía bắc của mình thì không thể giống gà Sumatra được.

13:54 Friday,6.11.2015

Đăng bởi:  candid

Về vấn đề lai thì từ thời Triệu Đà (ông này cũng đang bị tranh cãi xem đăng ký hộ khẩu KT3 ở đâu) đã lấy vợ Việt, con cháu Triệu Đà cũng lấy vợ Việt, vua đã thế thì quan lại binh lính chắc cũng phổ biến hôn nhân như thế?

13:50 Friday,6.11.2015

Đăng bởi:  candid

@bác Tùng: Nghiên cứu nguồn gốc người Việt thì các nhà sử học còn đang vật nhau uỳnh uỵch mà vẫn chưa ngã ngũ làm sao em dám bàn xem ta là ai, ta từ đâu tới. :D

Tuy nhiên có những vấn đề động tới cũng tế nhị. Ví dụ như vừa rồi em được xem ảnh "Nha chương" rất đẹp. Nha chương là tín vật bằng ngọc gắn liền với văn hóa Long Sơn, Hồng Sơn ở Trung Quốc. Mỗi khi chư hầu không tuân lệnh thì vua sai quan đại phu cầm đến để điều động binh sĩ để thảo phạt. Nha chương này lại được tìm thấy ở Phú Thọ (văn hóa Phùng Nguyên, tương đương đời Thương) chứ không phải ở Trung Quốc. Chả có nguồn gốc bản địa gì cả, không hiểu sao lưu lạc đến đây. Em tìm đọc thì thấy di chỉ khảo cổ này có lẽ là mộ của một người rất quyền uy. Tìm đọc nữa thì trong sách sử của ta có đoạn sau: "Đời Chu Trang Vương ở bộ Gia Ninh có người giỏi làm yêu thuật áp phục được các bộ khác, lên làm thủ lĩnh lập nước Văn Lang đóng đô ở Phong Châu..."

Còn về ngôn ngữ thì qua các bài của bác Cùng học tiếng Việt thì thấy là ngôn ngữ của chúng ta đã biến đổi cực kỳ nhiều.

12:19 Friday,6.11.2015

Đăng bởi:  candid

Trong bài viết của anh Tùng có nhắc đến giống gà chọi ở đảo Sumatra. Thuyết về người Việt cổ lưu lạc đến Minangkabau là do Trương Thái Du đưa ra, theo bác ý thì Minangkabau là Mị Nương Cái Bầu. Em nhớ hồi xưa khi bác Du đưa các thuyết của bác lên mạng cũng bị xúm vào vật cho oành oạch, em cũng có tham gia trao đổi nhưng lâu rồi chả nhớ. Cũng có người ủng hộ trích dẫn nghiên cứu về DNA heo chỉ ra nguồn gốc của heo ở các đảo Đông Nam Á (có Sumatra) và Thái Bình Dương có nguồn gốc từ Việt Nam. Do đó có thể người Việt cổ trong lúc di tản mang theo heo đến đảo Sumatra, biết đâu mang theo cả gà nữa.

Em cũng không biết có nghiên cứu nào về gà Sumatra và gà Việt Nam không.

12:10 Friday,6.11.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

candid
mình cũng nghe nói về chuyện thảm sát người việt sau vụ Hai bà trưng, ít nhất là giết hết đàn ông. Như vậy, có thể nói tộc Việt trên đất này không còn. như vậy, giữa chúng ta ngày nay và tộc Việt đã từng làm nên trống đồng không phải là một, có chăng chỉ lai một tí phía đằng mẹ thôi. Lạ ở chỗ tại sao đã bị diệt sạch như vậy là lại bảo tồn được ngôn ngữ? Nếu tình trạng người Hán sang giết sạch người việt, may ra để lại ít đàn bà, thì ngôn ngữ sau hàng ngàn năm đồng hóa chắc chắn không phải là tiếng việt, mà phải là tiếng Hán rồi. Hay chăng kẻ giết hết người việt cũng không phải người Hán, mà chỉ là một bộ lạc nào khác trong bách việt, thời đó thuộc biên chế quân Nam Hán thôi?

9:57 Friday,6.11.2015

Đăng bởi:  candid

Minh văn chữ Hán là chữ Hán, trong bài của Nguyễn Việt có ảnh chụp, có dịch nghĩa ra rõ ràng.

9:14 Friday,6.11.2015

Đăng bởi:  Bố Xô mẹ Ziệc

Về "trống đồng có minh văn chữ Hán" nếu "minh văn" chưa phải là chữ Hán như hiện nay, xin góp là bố cháu từng đọc tiếng Nga thấy nói ban đầu chữ viết loằng ngoằng, rồi nó vuông như hòm thành chữ Hán, móc móc như chữ Nga cổ, và loằng ngoằng như chữ Ả Rập (rồi về sau mới có chữ latin) - nhớ đại loại như vậy.
Nhớ chính xác là sách lịch sử của Nga, chắc là lớp 6, có đăng hình vẽ những người cổ (ở gần Moskva) mặc áo bên vai có những miếng bảo hộ như những vây cá. Sách này nói tránh đi là trông giống của những người hàng xóm (phương Nam) của chúng ta.
Nhân đây nhận lỗi với Soi là không có thời gian dịch khoảng vài chục bức tranh về người dân trên lãnh thổ nay là nước Nga, trông chẳng "tây" tí nào.
Rồi Chủ tịch No 1 TQ một dạo cũng sùng sục lên bảo Ulan Ude (thuộc Liên Xô) là nơi Tô Vũ chăn dê. Ý của tôi là trước không có biên giới, chia nước vớ vẩn thể thôi, ai thờ (sống) vua nào thì coi là người nước ấy... Có một bọn Bách Việt bị Hán đấy đi (bản thân Hán lại bị bọn Hun/Hung nô nó đẩy. Hung Nô - Bắc Địch), đọc Xưa và Nay đầu thế kỷ thất các học giả Nhật nói người Việt hiện đại và người Nhật có cùng gốc. Chắc là nói cái gốc Đông di Nam Man...

6:11 Friday,6.11.2015

Đăng bởi:  Candid

Em gõ nhầm người Việt ở Minangkabau.

6:04 Friday,6.11.2015

Đăng bởi:  Candid

Có thuyết khác đơn giản hơn là trận Lãng Bạc là sự phản kháng cuối cùng của các thủ lĩnh người Việt dưới lãnh đạo của Hai Bà. Quân Hán đã thảm sát gần hết người Việt như anh Tùng nói người Việt thảm sát Chăm pa. Chỉ một nhóm nhỏ thoát đi bằng thuyền (như hoàng thân Lý Long Tường sau này) họ định cư tại Kinabalu. Nên đến giờ còn bảo tồn được kiểu nhà, chế độ mẫu hệ. Người Việt còn lại ở Việt Nam bị đàn áp và đồng hoá.

0:01 Friday,6.11.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

Dương Trần, Candid
mình thì không nghĩ có chủ nhân chân chính của mảnh đất này. giống người di cư từ chỗ nọ ra chỗ kia. chủ nhân trống đồng từng ghé qua đây. Và ngay cả khi có bằng chứng trống được đúc tại Luy Lâu thì cũng không có gì khẳng định người đúc trống đó là tổ tiên chúng ta. Thậm chí cũng không loại trừ được việc các bạn phương Bắc nhận là họ đúc, cũng giống nhiều điêu khắc Lý Trần do thợ Chăm pa làm thôi.
Còn vụ Dương Trần nói ta giành độc lập từ tay TQ giống Mỹ giành độc lập từ tay nữ hoàng, mình rất đồng ý.

22:19 Thursday,5.11.2015

Đăng bởi:  Dương Trần

Tôi mạnh dạn đưa ra một ý kiến rất chi là đột phá, các bác đọc cho vui: ấy là nước ta ngày nay giành được độc lập từ tay Bắc phương cũng giống như nước Mỹ giành được độc lập từ tay Nữ hoàng, tức là dân thuộc địa chống lại dân chính quốc. Còn giống dân mà nay ta nhận là tổ tiên, chủ nhân chân chính của vùng đất này, trong thời kỳ 1000 năm "khai hóa" đó họ tản mát trong các dân tộc thiểu số xung quanh hay vượt biển đi đâu mất hút thì không biết được. Các bác thấy giả thuyết đó có đáng để ngâm cứu không hay đem ngâm rượu ạ?

20:58 Thursday,5.11.2015

Đăng bởi:  Candid

Rất may là chúng ta tìm được khuôn đúc trống ở Luy Lâu chứ anh bạn vàng Phương Bắc cũng muốn chứng minh là họ đúc.

20:57 Thursday,5.11.2015

Đăng bởi:  Candid

Em nhớ đọc sách sử có viết là thời Bắc Thuộc các triều đại TQ độc chiếm nghề đúc đồng sắt để thu thuế. Cái này chắc tương tự thuế rượu muối đời Pháp?

20:48 Thursday,5.11.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

candid
thì mình mới nói nghề đúc đồng không bao giờ không có, vậy mà những thứ như trống đồng, hoặc ít ra các thứ khác nhưng với motive tương tự lại không tìm thấy trong các thời kỳ sau. Nói là tất cả đồ đồng đều đúc theo thị hiếu người Hán nghe không logic. Số lượng người Hán sang Việt Nam không nhiều đến mức như vậy. Người Việt làm đồ đồng đâu thể chỉ để bán cho người Hán, phải làm cho người dùng chứ. Những đồ đồng từ các đời lý, mình chưa được xem nhiều, nhưng cũng chưa thấy những đồ có nét đặc trưng Việt Nam, toàn đồ kiểu tàu. Không thấy những đồ đồng có được tầm cỡ như trống đồng. Chính vì vậy mới muốn hỏi rằng liệu chúng ta có thực sự là chủ nhân trống đồng hay không.

20:31 Thursday,5.11.2015

Đăng bởi:  NMH

Nhà có mái vút ngược lên như anh/chú Phó Đức Tùng nói thì còn bên Indonesia của một tộc người thiểu số mà bản thân họ nhận rằng tổ tiên họ di cư đến đó cách đây khoảng 1.400 - 1.500 năm. Có thể một hoặc những bộ tộc đó là tác giả Trống Đồng.

20:18 Thursday,5.11.2015

Đăng bởi:  Candid

Em thấy hiện vật bằng đồng thời Lý tồn tại đến nay rất hiếm. Chả nhẽ ta kết luận là thời Lý không đúc đồng? Trong khi sử sách đều ghi nhận thời Lý có tứ đại khí.

Vũ khí bằng đồng cũng tồn tại đến thời An Dương vương với dấu tích lò đúc và rất nhiều mũi tên đồng ở Cổ Loa. Sau đấy thời Bắc thuộc cũng có những cái gương đồng họ Lý được chế tác bởi người Hán ở Giao Chỉ thế kỷ thứ 2. Chứng tỏ nghề đúc đồng vẫn còn nhưng sản phẩm làm theo thị hiếu người Hán.

19:50 Thursday,5.11.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

Phúc Bồ
lịch sử Angkor mới rất gần đây, và vẫn còn sử liệu tương đối rõ ràng về từng triều đại đã làm những gì ở đó. Mình nghĩ chỉ từ khi tham gia vào chủ nghĩa cộng sản, dân Campuchia mới không làm được những thứ đẹp đẽ nữa.

Candid
đúng là có sự vượt trội về công nghệ, nhưng ngày xưa, sự vượt trội này không tới mức đó. đồ sắt có thể lợi hại hơn đồ đồng trong chiến tranh nhưng không thay thế hoàn toàn đồ đồng trong sinh hoạt. Cho tới gần đây, đồ dùng bằng đồng vẫn còn là phổ biến. Vậy không có lý gì mà những hình vẽ, hoa văn, đồ vật quen thuộc bỗng dưng bị bỏ hẳn. Mình chưa được nhìn thuyền của người Mường, nhưng nhà người Mường thì cũng như nhà sàn khác, không có những dạng mái vút ngược lên như trong trống đồng.

19:26 Thursday,5.11.2015

Đăng bởi:  Phúc Bồ

@ Candid: mình không nghĩ Angkor là của người Campuchia, mà nghĩ dân Campuchia đến đuổi tận diệt tuyệt những người đã làm nên văn minh Angkor, cho nên cả một kinh thành đó bị bỏ hoang, chẳng ma nào dám ở mãi cho đến khi có ông Tây tìm ra. Chứ cả một cơ ngơi như thế, vua quan mà kéo đi thì vẫn còn những người tranh thủ ở lại chui vào sống chứ, dại gì.

19:21 Thursday,5.11.2015

Đăng bởi:  Candid

Sự thực thì các nền văn hoá rực rỡ cũng có thể bị con cháu lãng quên. Có mấy trăm năm mà dân Cam quên angkor wat. Văn minh ai cập với chữ tượng hình mà cũng bị quên lãng đến tận thời Napoleon.

19:18 Thursday,5.11.2015

Đăng bởi:  Candid

Khi Pháp sang chiếm nước ta nói riêng và Châu Âu chiếm châu Á nói chung là kết quả của vượt trội về khoa học kỹ thuật. Thời Bắc thuộc cũng thế thôi. Vượt trội về vũ khí (thép so với đồng), vượt trội về đội hình chiến đấu (binh pháp) từ đấy dẫn đến thay đổi lối sống. Lạc việt trước kia có lẽ mang tính du canh hơn là định canh?

Thuyền và nhà trên trống đồng hoàn toàn có thể tìm thấy ở cộng đồng người Mường.

19:00 Thursday,5.11.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

Candid
trăm năm nay, công nghệ thay đổi nhiều, việc một số dạng thuyền bè, nhà cửa, phương tiện, quần áo thay đổi là bình thường. Nhưng mà cả ngàn năm trước đó thì khác, không có lý do gì để thay đổi nhanh cả. Những dạng thuyền như Candid nói hoàn toàn không phải cùng dòng với dạng thuyền trên trống đồng. Trong khi đó, bộ tộc Toraja ở Indo, ta có thể thấy được từ thuyền bè, nhà ở, trang phục, lễ hội v.v. đều gần như giữ nguyên như trong trống đồng.

17:27 Thursday,5.11.2015

Đăng bởi:  candid

Về thuyền bè đi lại gần đây có cuốn Thuyền buồm Đông Dương do NXB trẻ mới xuất bản, bác có thể tìm đọc. Em đọc thì thấy một số loại thuyền như bè tre Thanh Hóa, thuyền cánh dơi Hạ Long ngày xưa em vẫn thấy mà giờ tuyệt chủng. Đọc thì thấy là các dân tộc cổ đại cũng học hỏi sao chép lẫn nhau chứ khó mà tách bạch lắm.

17:25 Thursday,5.11.2015

Đăng bởi:  candid

EM nghĩ là từ khi chúng ta độc lập đến giờ mới có 1000 năm mà đã đủ thứ lịch sử biến động xảy ra nữa là 1000 năm Bắc thuộc. Còn về Hán hóa trong quá trình Bắc thuộc thì có thể thấy được qua một vài mảnh ghép lờ mờ.

Ban đầu khi Triệu Đà sang VN, tiếp xúc sứ thần của Trung Hoa có lẽ do ảnh hưởng văn hóa bản địa nên ngồi xổm tiếp còn bị chê là không biết giữ lê nghĩa. Có lẽ khi ấy các giá trị bản địa còn lưu giữ được.

Tuy nhiên khi sau này người Hán sang sinh sống nhiều, đem theo cách sống thì có lẽ đã lấn át đi văn hóa bản địa nhiều.

Ví dụ như mộ Hán tìm thấy rất nhiều ở miền Bắc nước ta, có những mộ rất khủng. Trong mộ Hán có chôn kèm theo nhiều mô hình gốm nhà của người Hán, chứng tỏ người Hán định cư ở VN thời kỳ ấy đã phải sống trong những ngôi nhà kiểu Hán, ăn mặc kiểu Hán. Rất tiếc đến giờ em vẫn chưa tìm hiểu được xem liệu có dấu tích khảo cổ nào về một cộng đồng như thế không?

Về mặt sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, từ thế kỷ thứ 2 đã có Mâu Tử sang Giao Chỉ và viết cuốn Lý và Luận cùng một số sách khác. Minh văn trên chuông đồng cổ nhất ở VN (cuối thời Bắc thuộc) có khắc tên những người cung tiến bao gồm cả người Hán và người Việt...

Tuy nhiên tất cả những thứ ấy chỉ là do em suy luận thôi vì chúng ta có quá thiếu dữ liệu. Sau này con cháu chúng ta sẽ rõ hơn chăng?

17:11 Thursday,5.11.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

Candid
hiện vật có thể bị đốt, phá, cướp, nhưng có lý do gì người ta không làm lại được? Sách vở bị đốt sẽ mất hẳn, vì chưa có công nghệ sao chép, nhân bản. Nhưng nhà đốt thì làm lại được, thuyền phá thì làm lại được, quần áo cũng may lại được, trống đồng cũng đúc lại được. Có người nói trống đồng sau đó bị cấm đúc, giống như thường dân không được dùng đồ vua chúa. Nhưng mà các đồ đồng khác thì sao? vẫn có thể đúc lại chứ. Còn nếu giết hết người đúc đồng, thì có thể tuyệt một nghề, nhưng thuyền bè, nhà cửa, mũ áo, sao không còn dùng loại như từng có ở trên trống đồng nữa? Chưa thấy nói người tàu cấm dân việt ăn mặc kiểu cũ, đi thuyền kiểu cũ, ở nhà kiểu cũ ở đâu cả. Chúng ta biết rằng thời ngày xưa, những truyền thống kiểu như trang phục, nhà cửa, phương tiện đi lại, cả ngàn năm ít thay đổi, chứ khó có thể biến mất hoàn toàn trong thời gian ngắn mà không còn vết tích.

16:37 Thursday,5.11.2015

Đăng bởi:  candid

Có bài viết về chiếc trống đồng có minh văn chữ Hán ở link sau để bác Tùng tham khảo.
http://www.drnguyenviet.com/?id=6&cat=1&cid=85

Có thể đặt giả thuyết nghệ thuật đúc trống đồng đến đầu thời Bắc thuộc vẫn còn tồn tại nên người Tàu mới cho khắc chữ Hán lên trống đúc mới?

16:34 Thursday,5.11.2015

Đăng bởi:  candid

Bác lại chơi khó nhau, từ thời Minh xâm lược VN đến giờ có mấy trăm năm chỉ một chỉ vụ phá sạch, cướp sạch, đốt sạch mà hiện nay còn lại có tí tẹo sách vở, hiện vật nữa là từ thời Đông Sơn. :D

16:17 Thursday,5.11.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

Candid
bạn có thể giải thích được hiện tượng một nền văn minh đồ đồng đến mức như Đông Sơn lại hoàn toàn biến mất, từ kỹ thuật đúc, hình dạng đồ vật, cho tới những hình thức nhà cửa, ăn mặc, thuyền bè vẽ trên trống đều biến mất, không chỉ trong sản phẩm đồng, mà cả ngoài đời không? Liệu người Việt chúng ta có thực sự liên quan tới Đông Sơn không?, hay chỉ ở cùng trên một vùng đất?

14:52 Thursday,5.11.2015

Đăng bởi:  candid

@bác riêng&chung:

Em có một cuốn tài liệu viết về nghiên cứu chữ viết trên đồ đồng thời Lạc Việt có một luận điểm rất đáng để ý. Hầu hết các rìu đồng thời kỳ này đều có motif là chó đuổi hươu, lúc thì 2 hươu 1 chó, lúc thì 1 chó 2 hươu chắc là có ý nghĩa gì đấy. Trên hiện vật lưỡi cầy đồng thì có hình chó. Hình chó lúc đầu được mô tả rất kỹ nhưng càng ngày càng giản lược thành hình X và O. Theo tác giả đấy chính là chữ viết của âm "Chó".

Hiện tại em không có ở đây nên không nhớ tên tác giả để trích nguồn.

14:07 Thursday,5.11.2015

Đăng bởi:  candid

Thì lịch sử các dân tộc không có chữ viết hoặc bị hủy hoại đều dựa vào truyền miệng nên mơ hồ cả. Người Việt chúng ta giờ cũng cãi nhau loạn lên Triệu Đà, An Dương Vương, Bách Việt... thì nguồn gốc người Bạch không rõ cũng là dễ hiểu.

13:58 Thursday,5.11.2015

Đăng bởi:  rieng&chung

Bách Việt đúng là "có trước Tàu", nếu hiểu "Tàu là Hán Đường Tống Nguyên". Cái này chắc không ai phủ nhận cả.
Bách Việt về cơ bản là bị nhà Tần (Tần Thủy Hoàng) thôn tính trước khi nhà Hán ra đời. Triệu Đà chính là tướng do Tần Thủy Hoàng cử xuống miền nam đánh Bách Việt.
Nói cách khác, khi Thục An Dương Vương xây thành Cổ Loa ở Âu/Lạc-Việt, thì Tần Thủy Hoàng tiêu diệt hết các nước ở trung nguyên và "thống nhất" TQ lúc đó.

Cụ thể là Tần Thủy Hoàng đã sai nhóm Triệu Đà (ban đầu Triệu Đà chỉ là cấp phó) nam tiến để chinh phục Bách Việt. Về cơ bản là chinh phục thành công. Sau đó Tần bị Hán diệt, Triệu Đà lúc theo lúc chống, còn hậu duệ của Triệu Đà cai trị đất Lĩnh Nam (gồm cả Quảng Đông, Quảng Tây v.v.. và miền bắc VN ta ngày nay) sau cùng cũng quy phục nhà Hán và rồi đến một ngày Hai Bà Trưng vùng lên...

Cũng có thể hiểu theo "hiển sử" nước ta, thì những món Kinh Dịch, Khổng, Lão nọ kia mà ta nhắc cửa miệng đã diễn ra ở TQ tương đương với giai đoạn ở bên ta có các sự tích Mai An Tiêm trồng dưa hấu v.v... vào thời các vua Hùng và những chiếc trống đồng đẹp đẽ. Có lẽ văn minh Lạc Việt không chỉ có như thế, nhưng nghi án lớn nhất có lẽ phải bắt đầu từ Triệu Đà đã khởi đầu cho việc hủy hoại văn minh Bách Việt để chinh phục và cai trị một cách lâu dài.

Thành phố Quảng Châu (thủ phủ tỉnh Quảng Đông TQ), được coi là thủ phủ vùng Lĩnh Nam từ thời Triệu Đà. Tuy nhiên, việc tìm ra lăng mộ Triệu Đà cũng chỉ là chuyện gần đây. Còn dấu tích của văn minh Bách Việt hầu như chẳng còn bao nhiêu (có lẽ đồ đồng - trống đồng là chính). Người Hán đã "mạnh dạn" cho rằng trước khi bị Triệu Đà chinh phục, thì vùng Bách Việt còn chưa có cả ... chữ viết.

13:56 Thursday,5.11.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

Candid

Số phận Đại lý và Champa theo mình rất khác nhau.

Đại lý là một quốc gia nhỏ, chỉ tồn tại vài trăm năm. Dân tộc ở đây chủ yếu là người Bạch và người Thái, trong đó người Bạch là chính. Nhưng nguồn gốc người Bạch lại không rõ ràng, có nhiều phần gốc hoa. Các triều đại của đại lý về cơ bản cũng rất mang nhiều tính Tàu. Vì thế có thể coi Đại lý như một vùng cát cứ của lãnh chúa mang ảnh hưởng tàu tại một vùng sơn cước. Khi Đại lý thất thủ thì cũng chỉ như thay đổi vương triều, không còn là vương triều họ Đoàn nữa, chứ dân chúng về cơ bản vẫn như vậy, tất nhiên một số sẽ chạy di tản. Mặt khác, Đại lý mất nước cũng không phải do tàu chiếm, mà là do quân Mông Cổ. Quân Mông đã mở mang bờ cõi cho nhà Nguyên rất nhiều. Sau này nhà Minh lật nhà Nguyên, nghiễm nhiên quản lý một lĩnh vực rộng.



Ngược lại Chiêm Thành là quốc gia lâu đời hơn hẳn, về tiếng nói, văn hóa, tôn giáo, đều không liên quan gì đến người Việt. Hai bên đánh nhau mấy trăm năm, lúc được lúc thua, thực ra Chiêm Thành được nhiều hơn là thua. Trong thời gian đó, thắng thua thì giết vua của nhau, cướp của cải rồi lại ai về nhà đấy, nước nào lại tự lập vua nước đó. Rồi cuối cùng Chiêm Thành bị xóa sổ, vụ này không phải như trước, mà phải giết gần hết dân mới được.

13:37 Thursday,5.11.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

Candid
chữ Cochin china thì đúng là đông dương. và con gà tên là cochinchina. Nhưng ý thì không phải là đông dương, mà là đọc phiên âm chữ cửu kim hoàng là tên giống gà này bằng tiếng tàu. Việc trùng âm với đông dương là ngẫu nhiên. nhưng bọn tây sử dụng chữ này đều hình dung ra là tàu, không phải chỉ vì chữ chin, cũng không phải vì bọn nó nhầm china với cochinchina, mà là cái âm nó mang tính chất tàu.

Minh
Bạn đồng ý với mình hay không cũng được, mỗi người có một cách nhìn nhận lịch sử khác nhau. Tất nhiên nếu xét cả bao nhiêu nghìn năm lịch sử, nước nào cũng có thể xâm lược hàng xóm, ranh giới các nước ở tất cả các châu lục đều thay đổi thường xuyên. Đó là chuyện thường tình. Mạnh thắng yếu thua cũng là chuyện thường tình. Tuy nhiên cũng phải thấy rằng nếu so về tương quan giữa các cường quốc lớn từng thời thì những bọn như La Mã, Hung nô, Ba tư, Mông cổ, Thổ nhĩ kỳ v.v. là những cường quốc rất thiện chiến và dùng hình thức chinh phạt để mở rộng đế chế rất nhiều. Còn như Trung Quốc, ngay những lúc mạnh cũng không chuyên về chinh phạt. Ví dụ điển hình là chuyện thất cầm Mạnh Hoạch. Nhưng ngay cả ví dụ Trung quốc đô hộ Việt Nam thì ta cũng có thể thấy thực ra là làm vì, chính vì vậy mà sau 1000 năm đô hộ ta mới còn nước được.
Chuyện chúng ta giết gần hết người chăm là có thật. còn tất nhiên bây giờ, ta không phê phán chuyện đó, vì giữa hai nước đã can qua cả ngàn năm, lúc thì bên này giết bên kia, lúc thì bên kia giết bên này. Còn nếu bạn nói chúng ta chiếm chiêm thành và miền nam cũng không khác gì Trung Quốc từng đô hộ Việt Nam, tức là 1000 năm sau, nếu họ mạnh lên, đuổi mấy người Việt đi là nước chiêm vẫn là chiêm, Campuchia vẫn là Campuchia, tây nguyên vẫn là tây nguyên thì mình cũng chịu thua.

13:10 Thursday,5.11.2015

Đăng bởi:  candid

Số phận của Champa và Đại Lý có giống nhau không các bác?

11:05 Thursday,5.11.2015

Đăng bởi:  Quỷ nước Nam

Xin cùng nhớ lại chữ Đông Dương = Ấn Độ China (cũng là sau này), khi Tây đã mon men đến. Phần vì địa lý, phần vì người ở quãng miền Trung trở đi gợi nhớ dân Ấn (hoặc Indonessia cũng rứa). Các huynh nhỉ?
Rồi, tui còn nhớ các cụ nói chữ Cochinchina là "Trung Hoa giao chỉ" (các cố đạo tây đặt cho vùng đất mới mà họ lập tức tới "khai phá'). Dù tới xớm, dưng mà hệ tư tưởng (doctrine) của họ vẫn không spam được vào đầu tiểu lục địa Á Âu tưng bừng như giáo lý của các đồng chí Mác và Lê.
Từ đó, câu của tác giả: "không phải ngẫu nhiên được dùng tên Cochin – hay là gà Tàu" trong bài khiến moa nhớ về một cách lý giải chữ Kitai (Trung qốc) của các học giả Xô - Việt, Việt - Xô (ý nói họ học lẫn nhau) là Kitai xuất phát từ chữ "Kẻ Chợ" (nơi những tập đoàn người thuộc Bách Việt họp thành chợ - tui xin dịch lìu như vậy, xin các huynh chỉ giáo thêm).
Ý của tôi là: Bách Việt có trước Tàu (Hán Đường Tống Nguyên..)

10:06 Thursday,5.11.2015

Đăng bởi:  Minh

Không thể đồng tình với ý kiến tác giả khi suy luận về Trung Quốc. Không hiểu sao tác giả tuy nói về dã tâm làm bá chủ thì TQ là số một nhưng người Hán ít khi xâm lược mở mang bờ cõi, mà chỉ chinh phạt để lấy chư hầu cho oai. Chẳng một nước nào chinh phạt xâm chiếm nước khác chỉ để cho oai cả (nếu có cũng chỉ hãn hữu). Nếu chỉ để cho oai thì sau khi đem quân đi đánh chiếm nước khác thì sao sau đó không rút về- chỉ cần đánh cho họ sợ là được chứ sao lại chiếm nước người ta). Vấn đề là đánh là một chuyện còn có đủ lực giữ được không là chuyện khác. Còn chuyện TQ bị các tộc khác chiếm thì cũng là chuyện đương nhiên dễ hiểu. Mạnh được yếu thua, không bao giờ có chuyện hai nước láng giếng lại không bao giờ có ý định xâm chiếm lẫn nhau trong suốt quá trình hình thành và phát triển cả. Nước mạnh thì đi xâm lược nước yếu hoặc không bị nước khác xâm chiếm.
Còn chuyện dùng văn hóa để đồng hóa các nước bị chiếm thì thực ra là một âm mưu rất thâm độc của các triều đại TQ vì đem đến hiệu quả chắc chắn mà lại đõ tốn xương maú hơn (hãy nhìn vào việc hủy diệt nền văn hóa của nhà Minh trong mấy chục năm đô hộ nước ta).
Tác giả cũng cần phải xem lại lịch sử khi nói quá trình mở mang bờ cõi của VN về phía Nam là quá trình đuổi cùng tận diệt. Xin hỏi tác giả trừ mấy cuộc xâm chiếm Chăm pa thì quá trình mở mang bờ cõi ở miền Nam bộ cha ông ta có phải đổ xương máu gì không hay toàn bằng các con đường mềm mại (như thông qua hôn nhân, di dân mở cõi...). Còn chuyện có diệt nhiều người dân ở những vùng bị chiếm thì cũng là chuyện khó tránh khỏi nếu họ chống đôi lại những kẻ xâm lược (nếu đuổi cùng tận diệt chắc bây giờ chẳng có dân tộc CHăm hay Khơ me sinh sống tại VN).

6:15 Thursday,5.11.2015

Đăng bởi:  Candid

Cái cochin ở Ấn và Cochinchina như bác nói em cũng biết nhưng em thắc mắc vấn đề là có liên quan gì tới giống gà Cochin không? Hay tình cờ trùng thôi.

21:58 Wednesday,4.11.2015

Đăng bởi:  Cùng học Tiếng Việt

Từ Cochinchina là tên ban đầu do người Bồ Đào Nha đặt cho vùng Nam Bộ. Lúc người Bồ Đào Nha đến đất này thì ở đây vẫn còn vương quốc Champa. Họ gọi tên đất này dựa theo cách gọi trong tiếng Mã Lai là Kuchi, vốn lại bắt nguồn từ chữ "Giao Chỉ". Vì ở Ấn Độ cũng có một vùng có sẵn cái tên là Cochin rồi, nên người Bồ gắn thêm chữ China vào để thành Cochin-china.

9:03 Wednesday,4.11.2015

Đăng bởi:  Candid

Không rõ Cochincos phải địa danh và có liên quan gì đến Cochinchina không? Bác nào biết xin chỉ giáo

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả