Bàn luận

Về mỹ học vị quan hệ (phần 1)

(Soi xin nói ngay từ đầu, bài thế này là rất cao so với trình độ của Soi :-). Bài viết này có liên hệ chặt chẽ với dự án sắp tới của Thiên Thu Bình, tại Ga 0, do Như Huy – giám đốc Ga 0 dịch và giới thiệu).  Lời người dịch: Trong bản thông cáo báo chí của Ga 0 về […]

Ý kiến - Thảo luận

11:48 Thursday,3.10.2013

Đăng bởi:  phó đức tùng

sieunoob

để giải thích rõ hơn, mình chỉ nói relational art không có không gian đặc thù, tức là không gian chuyên dụng để trưng bày như gallery, bảo tàng. Còn tất nhiên khi đã trưng bày nghệ thuật trong một quán cà fê, hay một góc phố hay là một vườn nhà thì không gian vốn bình thường đó có thể trở thành không gian nghệ thuật. Có nghĩa là tác phẩm nghệ thuật định nghĩa không gian chứ không phải ngược lại.

như vậy thì nếu coi đồ của ông Chứng là nghệ thuật thì tự khu vườn biến thành không gian trưng bày. Ngược lại, nếu ai đó không coi những hoạt động của Ga 0 là nghệ thuật thì việc gọi quán trà đó là không gian trưng bày nghệ thuật cũng vô nghĩa, và nó chỉ là quán trà.

11:28 Thursday,3.10.2013

Đăng bởi:  phó đức tùng

sieunoob
mình không khẳng định gì về relational art. theo mình đó chỉ là một dòng quan điểm, không đại diện cho tất cả các loại art. ý mình nói là trong bài dịch, quan điểm của tác giả như vậy. Sieunoob có thể đọc lại. còn điều đó là đúng hay sai thì tùy nhận định của mỗi người.

10:47 Thursday,3.10.2013

Đăng bởi:  SiêuNoob

@Anh Phó Đức Tùng:
Anh Tùng viết "...đối với relational art, không có một loại không gian đặc thù nào là không gian trưng bày, nhất là không phải ở gallery, bảo tàng hay nhà nghệ sỹ". Theo tôi điều này là không chính xác. Relational art luôn diễn ra ở các không gian trưng bày. Chỉ có điều cấu trúc của các không gian trưng bày đó đã bị thay đổi, không còn những yếu tố institutional/phân cấp như các không gian trưng bày thông thường nữa. Chính Như Huy đã phải dùng đến địa điểm Ga 0 để trả lời câu hỏi của D.Q về sự khác biệt giữa Bến Trà Không và một quán trà ngoài đường. Không còn địa điểm Ga 0 thì không còn relational art trong việc uống trà nữa.
 
Anh Tùng viết "Ngược lại, chính những cái nằm khơi khơi ngoài đường, gây sự chú ý và cuốn vào nó những luồng quan điểm xã hội khác nhau, từ dân thường đến công an, luật sư, giáo sư, độc giả SOI và vô số người khác mới có nhiều điểm khả nghi là nghệ thuật nhất." Có lẽ định nghĩa này rộng hơn khái niệm Relational Art của Bourriaud. Các mối quan hệ được Bourriaud nhắc đến chủ yếu là quan hệ hòa hảo, thân thiện. Các trình diễn này thường không có sự xung đột của các luồng quan điểm khác nhau.
 
Tôi không có cơ hội đến Bền Trà Không, nhưng mạo muội đoán rằng những người đến đó đều có nhiều điểm chung, cùng yêu nghệ thuật, hay yêu trà. Không biết trong bối cảnh đó các tương tác/quan hệ có vượt ra ngoài khuôn khổ của những điểm chung hay không?
 
Cuối cùng, khi phê phán sự hòa hảo thân thiện trong khái niệm Relational Aesthetics của Bourriaud, Claire Bishop có nêu ra một thuật ngữ khác: Relational Antagonism.

6:47 Wednesday,2.10.2013

Đăng bởi:  nan

Nghệ thuật ư, chẳng qua chỉ là 1 ngành lập dị trong tất cả các ngành, chẳng có gì gọi là cao siêu ghê gớm, đơn giản nó chỉ lập dị so với những cái tầm thường khác mà thôi. Sao Soi không đăng tiếp phần 2 để mọi chuyện được rõ 10, mọi người khỏi om sòm nữa.
1 phe là các con mọt sách, 1 phe là nhân danh mỹ thuật "cao siêu" đấu đá thế này biết đâu là điểm kết? mà nghĩ cũng lạ thật, 1 bài dịch mà lại gây sự tranh luận sôi nổi thế này thì đúng là ít thấy.

23:25 Tuesday,1.10.2013

Đăng bởi:  admin

@SiêuNoob: Kỹ thuật đang sửa bạn ạ, cám ơn bạn đã phát hiện và nhắc SOI nhé 

23:19 Tuesday,1.10.2013

Đăng bởi:  SiêuNoob

@Soi: Hình như đang có vấn đề với link "Xem tất cả Ý kiến - Thảo luận" ở dưới các bài viết phải không Soi?

23:11 Tuesday,1.10.2013

Đăng bởi:  SiêuNoob

@Mythuatdinhcao:
Đọc comment của bạn mình thấy mông lung thật. Tự hỏi không biết có phải bạn đang coi bài dịch của Như Huy như một nghệ phẩm không? Một nghệ phẩm theo phong cách (Public) Relational Art :). Nếu quả vậy thì không có gì để bàn thêm về những sáng tạo độc đáo trong nghệ phẩm này. Mà đúng là nó rất đỉnh cao vì đã tạo được một cuộc đối thoại lý thú của những người đọc (ngây thơ :)).
Trở lại với khái niệm relational aesthetics của ông Bourriaud. Trước tiên phải nói cái ông này chỉ là một curator hạng sang thôi, chứ không phải là triết gia như dịch giả giới thiệu. Bản thân khái niệm relational aesthetics cũng gặp rất nhiều phản bác (ví dụ như từ Claire Bishop). Có ý kiến còn cho rằng đây chẳng qua chỉ là một sự thông đồng về ngôn ngữ/khái niệm của các art curators, nhằm đánh bóng sản phẩm và nhắm tới một bộ phận các nhà tổ chức triển lãm, giới sưu tầm, và công chúng quan tâm đến nghệ thuật đương đại.

21:37 Tuesday,1.10.2013

Đăng bởi:  mai ngoc

@mythuatdinhcao: tôi không biết nghệ thuật cao siêu thế nào, ở đây tôi chỉ dựa vào văn bản để phân tích, từ đó có cách hiểu thật đúng mà thôi. Riêng về mặt từ vựng, liên quan đến mục Artwork interstice ta thấy một loạt các thể hiện đề cập đến kết nối, mở rộng khoảng không, liên kết, chẳng hạn như realm of human interactions and its social context, development of networks and roads, telecommunications, freeing-up,opening-up, territorial acquisition, opening, unlimited
inter-subjectivity, and which takes being-together as central theme (mối liên hệ giữa các chủ thể, các tương tác cùng nhau là chủ đề trung tâm)
Ngoài ra còn có linkage, bond (các liên kết, ràng buộc)
 
Relational được hiểu là mở rộng khoảng không gian cho việc trưng bày tác phẩm nghệ thuật và có sự tương tác với cuộc sống, con người...
Đấy là những gì tôi đọc được từ Nicolas Bourriaud. Nếu ai đó hiểu là khe nứt, đột phá xã hội thì hãy lấy dẫn chứng từ bài viết của chính tác giả để tôi được rõ chứ đừng mắng mỏ nhau là thiếu cao siêu.
 

19:32 Tuesday,1.10.2013

Đăng bởi:  Mythuatdinhcao

Nghệ Thuật là một cái gì thật là cao siêu, thật là khó hiểu và rất mông lung đối với phần lớn những người quan tâm nhưng ít hiểu về nghệ thuật, nhưng nó thật là gần gũi và tuyệt với với những người thực sự yêu và hiểu nghệ thuật? Dịch giả đã dùng mỹ thuật vị quan hệ để nói đến sự tương tác giữa con người với xã hội với..., ý nói đến sự hài hòa của tác phẩm mang hơi hướng thời đại, hơi hướng của 1 nền nghệ thuật đình đám vào những năm 90. Sau đấy mượn khe nứt xã hội của Mac để nói về sự biến đổi mang tính đột biến hay cách mạng trong sự hài hòa đấy. Chắc chắn là nói đến cái mới cái độc của nghệ phẩm...Mục tiêu chính là ca ngợi và quảng cáo các tác phẩm sắp trình làng. Đây cũng chính là mong muốn của dịch giả. Nên việc sử dụng khe nứt xã hội của Mac là một sự sáng tạo độc đáo và phù hợp với mục tiêu cần đạt tới. Với dụng ý quá rõ ràng như thế thì dùng khe nứt là hoàn toàn chính xác để nói về tính đột phá của nghệ phẩm nhưng không làm thay đổi bản chất của nghệ phẩm, điều này hoàn toàn không đề cập đến cái hài hòa kết nối gì cả vì nó vỗn dĩ phải luôn có mặt trong nghệ phẩm.

17:34 Tuesday,1.10.2013

Đăng bởi:  admin

@ Tủng 2: Cmt của bạn Soi không đưa lên. Khi nào bạn có được cmt với nội dung đỡ mất dạy hơn thì gửi cho Soi nhé.

16:10 Tuesday,1.10.2013

Đăng bởi:  phó đức tùng

Mai Ngọc
relational và interactive không hoàn toàn là một.
Khái niệm interactive chủ yếu nhằm vào việc chủ động cùng tạo tác ra sản phẩm nghệ thuật của người xem, có nghĩa là tương tác giữa người xem và tác phẩm. Gốc gác của khái niệm này đã được nghiên cứu kỹ từ đầu thế kỷ 20, cùng với dòng biểu hiện Áo (tra cứu Gombrich). Cơ sở của nó chủ yếu xuất phát từ tâm lý học và nghiên cứu não.

Còn relational art thì mong hướng tới quan hệ giữa người với người trong xã hội. Tác phẩm nghệ thuật có thể coi như xúc tác cho quá trình này. Cơ sở của dòng này từ xã hội học.

15:33 Tuesday,1.10.2013

Đăng bởi:  mai ngoc

Khi chưa đọc bản gốc, đọc bản dịch đến từ khe nứt là tôi đã thấy khó hiểu và không tương thích với nội dung của bài. Tôi tra lại bản gốc thì thấy từ interstice, từ này trong tiếng Anh có mấy nghĩa nhưng tôi chọn nghĩa opening, theo tôi là phù hợp.
Bạn tùng cũng đã truy về nghĩa gốc của từ này trong tiếng Đức và đưa ra lý giải hợp lý.
Chúng ta đang dịch chứ có phải sáng tác đâu. Dịch thì phải theo sát nghĩa của từ chứ.
Cụm từ khe nứt xã hội theo tôi là không hay, không rõ nghĩa, vì tác giả đang bàn đến nghệ thuật tương tác, cần phải kết nối mọi người với nhau chứ không thể khe nứt, nghe cứ như nuốt mọi thứ đi ấy.
 
Còn ai đó buồn cười hay buồn não nề thì kể cũng hơi tội nghiệp, đừng ôm nỗi buồn một mình, cố gắng hiểu và chia sẻ sẽ thấy vui hơn. (chỉ một sự khác ý mình mà nảy sự não nề thì kể cũng là người quá nhạy cảm, nghệ sĩ là thế chăng???)

15:31 Tuesday,1.10.2013

Đăng bởi:  SiêuNoob

Mình nghiêng về lập luận của anh Tùng, và cũng thấy từ "khe nứt" ở đây là không ổn.
Đành rằng interstice có thể dịch là khe nứt, khoảng trống... nhưng ở đây Bauriaud đang mượn khái niệm "social interstice" của Marx. Mà Marx dùng "social interstice" để chỉ những cộng đồng tồn tại hài hòa trong một xã hội lớn, nhưng lại hoạt động độc lập với những nguyên tắc/khuôn khổ của xã hội lớn đấy. Như vậy Marx đã thêm 2 nghĩa cho từ "interstice" trong trường hợp này, nôm na là "hài hòa" và "độc lập".
Ở đây Như Huy có thể dịch theo ý mình, vấn đề là dịch như thế nào cho thoát ý và để người đọc dễ hiểu. Vì Như Huy không phải là Marx, để có thể thêm nghĩa cho từ "khe nứt" của mình :).
Theo mình nếu chỉ dịch để thuận tiện trao đổi, thì nên dịch cho thoát nghĩa, ở đây có thể dùng "khoảng mở xã hội" chẳng hạn.

15:07 Tuesday,1.10.2013

Đăng bởi:  phó đức tùng

mình rất hiểu tại sao các nghệ nhà ta lại thích từ khe nứt. Nếu để tả nghệ thuật chung chung hoặc hiện tượng nghệ thuật hoặc tác phẩm nghệ thuật, từ này có thể dùng. Vì có thể nói như một dạng đứt gãy, đột biến, khe sâu khôn cùng, nơi mà có thể có dung nham núi lửa phun trào hoặc mịt mù kỳ ảo không đáy v.v.
Tuy nhiên, quan điểm về mỹ học vị quan hệ thì lại không chú trọng vào bản thân tác phẩm nghệ thuật như một dạng phát tiết thiên tài của nghệ sỹ và một thứ hàng độc xa xỉ mà chỉ có một số bậc am hiểu mới có thể sưu tầm và thưởng thức. (mặc dù loại hình nghệ thuật này chắc chắn vẫn còn tồn tại tiếp và có lẽ vẫn là dòng chính) Tác giả đã dành gần nửa bài viết để giải trình về sự khác biệt này.
Mỹ học vị quan hệ quan tâm tới sự tương tác giữa các cá thể trong đô thị với nhau, giữa người thường với người, với vật, với cảnh. Người nghệ sỹ và tác phẩm nghệ thuật đóng vai trò tạo điều kiện, không gian cho các tương tác này diễn ra. Vì vậy, vấn đề là ở không gian trung chuyển, kết nối giữa các thành phần xã hội, chứ không phải những đứt gãy thiên tài.

14:16 Tuesday,1.10.2013

Đăng bởi:  balap

Đọc các cmt của Phó Đức Tùng và bạn Mai Ngọc vừa buồn cười vừa buồn não nề. Một dịch giả giỏi nói chung, ngoài yếu tố cần là giỏi ngoại ngữ còn phải thêm yếu tổ đủ, là người am hiểu lĩnh vực cần dịch. Tuy nhiên, đối với một dịch giả liên quan đến nghệ thuật thì am hiểu thôi là chưa đủ mà còn phải có sự rung cảm, đồng điệu cùng “bước sóng” với tác giả nguyên mẫu thì mới có thể truyền đạt một cách có “thần” nhất những ý đồ của tác phẩm gốc. Ngay cả ngôn ngữ mẹ đẻ của các bạn, 1 chữ cũng có dăm ba nghĩa chắc gì tất cả các nghĩa chắc gì các bạn đã biết hết và dùng đúng(?) dịch 1 tác phẩm nghệ thuật thì phải lấy cái ý tưởng tổng thể làm gốc, không phải như con vẹt biết chữ gì thì soi chữ đấy thì làm sao mà ra 1 tác phẩm dịch nghệ thuật được nhỉ.
Nếu ai đã đọc và có hiểu biết về nghệ thuật thì mình chắc chắn rằng từ “khe nứt” trong bài dich là hoàn toàn chính xác và cực kỳ hay. Phản ánh đúng bản chất của cái tác giả muốn truyền đạt.
“Khe nứt” bản chất của nó chính là 1 khoảng trống, còn tự nhiên hay do con người tạo ra cho mèo chui hay người chui...và gọi là lối thoát hay lối mở gì gì..thì bản chất nó vẫn là 1 khoảng trống thì mới mở, mới chui được nhé bạn Mai Ngọc. Còn đối với bạn Tùng cho rằng “khe nứt” là sự ngăn cách cũng không phải là sai, nhưng cách nghĩ hạn hẹp như thế thì không thể áp dụng vào nghệ thuật được bạn ạ.
“Khe nứt” nó ám chỉ một hiện tượng không mong muốn thường là nằm ngoài sự kiểm sóat của con người. Trong nghệ thuật thì hình ảnh “khe nứt” nói lên một cái gì đấy rất độc đáo, rất đặc biệt mang tính đột biến, nó thoát ra khỏi cái thông thường nhưng không làm thay đổi hoàn toàn cái thông thường...sorry muốn viết tiếp nhưng phải đi công việc.

12:02 Tuesday,1.10.2013

Đăng bởi:  phó đức tùng

Moho
đây là một bài dịch, không phải bài viết của Như Huy hay là kinh thánh đâu, vậy có gì mà bạn phải lên gân như thế. Dịch có thể nhiều cách. Mình đã nói là dịch là kẽ nứt cũng không sai, tuy nhiên hơi khó hiểu, cụ thể là Mai Ngọc đã hỏi là tại sao dịch như vậy.
Chữ interstice có nhiều nghĩa, dịch như Mai Ngọc nói là một lối thoát theo hướng cửa cho chó mèo thì cũng không sai. Có điều trong bài viết gốc, tác giả lại trích của Marx, mà Marx thì viết câu này bằng tiếng Đức. Vì vậy, sát nghĩa nhất là dịch thẳng từ gốc tiếng Đức. Chữ Zwischenraum của Marx có nghĩa là khoảng không gian ở giữa, trung gian. Mình thấy nghĩa này chẳng có gì là không phù hợp với bài, và làm rõ nghĩa hơn. còn bạn không thích thì thôi. Chẳng qua là chút dịch cỏn con, việc gì mà phải đao to búa lớn biết với chả không biết, sự thật với chân lý, trình độ cao thấp nọ kia.

9:02 Tuesday,1.10.2013

Đăng bởi:  mai ngoc

interstice bao hàm nét nghĩa là opening, nhưng không phải là một khoảng trống tự nhiên, mà là một lối mở, một khe hở do con người tạo ra. Ví dụ trong nhà kín mít,  phải tạo ra một cái interstice ở dưới cửa cho con mèo chui ra ngoài (để giải quyết nỗi buồn, đi tìm bạn, vân vân)

8:29 Tuesday,1.10.2013

Đăng bởi:  moho

@Phó Đức Tùng: khi phân tích bất kỳ 1 sự vật, hiện tượng nào bạn phải nắm bắt được bản chất của nó trong 1 không gian thời gian nhất định giống như câu “đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma thì mặc áo giấy”. Cái mình cho rằng biết chưa chắc mình biết cái mình cho rằng sai nó chưa chắc là sai, sai hay đúng còn tùy vào hoàn cảnh, tùy thuộc vào nhận thức cao thấp của 1 cá thể. Đặc biệt là trong nghành nghệ thuật thì cái sai cái đúng đôi khi cách nhau không phải bằng khoảng cách vật lý mà là khoảng cách của tri thức, khoảng cách vô hình mà . Nếu bạn chưa đọc hết bài thì nên cố gắng đọc cho hết, còn nếu đã đọc hết rồi thì nên dành thêm thời gian để nghiền ngẫm lại để hiểu để thấm tránh tình trạng cà lơ phất phơ rồi phán cứ như sấm làm nhiễu loạn thông tin và giảm giá trị của bài viết rất có giá trị này.
“Khe nức” ở trong bài viết mang ý nghĩa thể hiện sự khác biệt rất đặc biệt khác với nhịp sống thông thường, nó cao siêu là thế, thâm thúy là thế, vậy mà Tùng nở nào đem nó đánh đồng với cái bình thường thì còn gì là ý tưởng nữa. Đúng là nghệ thuật luôn kén người!

23:14 Monday,30.9.2013

Đăng bởi:  phó đức tùng

Khái niệm nguyên gốc tiếng Đức của Marx là gesellschaftlicher Zwischenraum ­hoàn toàn có nghĩa là khoảng không liên kết ở giữa các yếu tố xã hội, không mang nghĩa khe nứt theo dạng vết nứt ngăn cách.

23:08 Monday,30.9.2013

Đăng bởi:  phó đức tùng

Employing a term used by Marx, he defines relational art as the type that “represents a social interstice.”[7] In other words, the work itself becomes space of potentiality, a free realm of possibility for human interaction.
Chữ interstice tuy có thể dịch nguyên văn là khe nứt, nhưng sẽ không rõ nghĩa, bởi vì ta luôn hiểu khe nứt là ngăn cách. Trong bài này, tác giả giải thích luôn nghĩa từ này là một khoảng trống, khoảng tự do cho các tương tác cộng đồng. Vì vậy có thể dịch là một "sân chơi cộng đồng" thì sát nghĩa hơn.

22:58 Monday,30.9.2013

Đăng bởi:  mai ngoc

Tôi đã tìm đọc được nguyên bản tiếng Anh, cụm từ khe nứt xã hội có lẽ được dịch từ cụm từ
Workart as social interstice
từ interstice đúng là mang nghĩa khe hở, khe nứt, tuy nhiên nó còn mang một nghĩa nữa là lối thoát, lối mở (opening). Vậy có thể dịch là Tác phẩm nghệ thuật như là lối thoát xã hội (không biết có hơi khiên cưỡng không)

22:25 Monday,30.9.2013

Đăng bởi:  mai ngoc

Hình như relational aesthetics và interactive aesthetics cũng tương đương như nhau, nhưng relational thì mang tính socially interactive nhiều hơn. "Đây là một loại hình nghệ thuật đương đại dựa trên sự tương tác giữa con người để tạo nên ý nghĩa và thông điệp. Những công trình này nặng về "performance", đòi hỏi sự tham gia của khán giả, và do đó không thể sao chép lại (non-reproducible) và cũng rất khó lưu giữ. Phương tiện lưu giữ hữu hiệu là ghi hình, truyền hình trực tiếp, hoặc online.  Các nghệ sĩ chú trọng đến trải nghiệm, quá trình hơn là đến sản phẩm cuối cùng.
 
Tôi hơi nghi ngờ khái niệm khe nứt xã hội. Từ nguyên bản là gì vậy?

18:44 Monday,30.9.2013

Đăng bởi:  Hương Thủy

Chào mọi người, 
 
Mình vui quá vì lần đầu tiên thấy các bình luận toàn là những lời lẽ khiêm nhường, của cả tác giả lẫn của người đọc. Lâu lắm rồi mới thấy một cuộc tranh luận thật sâu sắc và thú vị mà không cần đến lời lẽ trịch thượng, sỉ vả nhau. Trên thực tế, cách các bạn hỏi và trả lời, cách dùng từ cũng như trình bày bài viết, tự nó đã cho mình thấy đây toàn là những người rất hiểu biết. Mình xin gọi vui là " các cao thủ giấu mặt". Chúc tất cả sức khỏe và tiếp tục hỏi-đáp để mình được học ké
Về bài viết, đây đúng là một lĩnh vực thật khó nhằn. Nhưng chắc do mình hiểu biết nông cạn nên chưa lĩnh hội hết được. Mình sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm. Một lần nữa cảm ơn Như Huy đã cho mình biết về một chủ đề mới. 

22:09 Tuesday,9.11.2010

Đăng bởi:  Lơ Ngơ

Phải rồi Như Huy. Chiều nay mình cũng vừa giật mình nghĩ đến chuyện này rồi lục quyển Cựu ước mở ra, thấy ngay đoạn 1-1 Chúa gọi Mose. Nó là phần của Gioan 1-1 ở Tân ước. Tụi mình mải chat mà sơ ý. Phải kỷ luật ngay tay đánh máy thôi :-)

20:44 Tuesday,9.11.2010

Đăng bởi:  Lê Quốc Thành

Mới xem lướt lại bài "Về mỹ học vị quan hệ" này. Đọc các comment có thể thấy, hầu như người đọc bị tê liệt hết. Không có ai nêu ra câu hỏi về các tiền đề lý thuyết và thực tiễn của khuynh hướng mỹ học này, cũng như vị thế và các ảnh hưởng của nó trong sự vận động của nghệ thuật đương đại, các thách thức, trở ngại đối với nó là gì v.v... Khi không đặt ra những câu hỏi như vậy, sẽ khó biết, thực chất nó có phù hợp với hiện tình xã hội VN hay không? có ý nghĩa giải phóng năng lượng sáng tạo cho các nghệ sĩ hay không? v.v...

10:36 Tuesday,9.11.2010

Đăng bởi:  Như Huy

Ghi chú nhỏ: Tôi vừa check lại, câu "Khởi thủy là Lời" không phải trong Cựu Ước- mà là trong Tân Ước, John 1:1

6:43 Tuesday,9.11.2010

Đăng bởi:  A.N

Tranh luận như vậy mới là tranh luận chứ :-). Chúc ga 0 ngày càng có nhiều dự án hay.

0:05 Tuesday,9.11.2010

Đăng bởi:  Lơ Ngơ

Cảm ơn Như Huy. Khi nào có dịp vào Sài Gòn, nhất định sẽ qua Ga O chơi, gặp bạn và xem các tác phẩm của mọi người. Thêm một chút về cái vụ Cựu Ước, theo mình nghĩ dù từ Logos - λόγος của Hy Lạp nó có nhiều nghĩa, thì người đầu tiên dich câu đó thành “Au commencement estait le Verbe” là một người đáng phục nhất, vì nó diễn đạt được tốt nhất cái ngữ cảnh ấy, và lại giản dị và dễ hiểu .
Về mặt dich thuật là như vậy, còn về mặt ‘soạn thảo văn bản“ thì mình nghĩ những từ như “giải hóa” ,’hân hưởng” “sản tạo”… có thể không thay thế được nhưng có thể có cách đơn giản hơn diễn ý thay thế cho cả đoạn có những từ đó …
Ồ mà chúng mình lại toàn nói chuyện lạc đề mất rồi, toàn từ với chữ
Cảm ơn Huy lần nữa và chúc bạn có thêm nhiều dự án mới

13:29 Monday,8.11.2010

Đăng bởi:  admin

Đồng ý với Như Huy hoàn toàn, những việc Như Huy làm cho Bến Trà 0 là quá tốt rồi: tạo một cơ sở cho mọi người từ đó có thể tham gia và ngẫm nghĩ về dự án. Soi không coi Như Huy là ông kẹ, căn cứ vào những việc Huy đã làm cũng như cách ứng xử điềm đạm và kiên nhẫn của bạn trước những lời khen chê, dù với chính sản phẩm của bạn. Thân mến.

12:59 Monday,8.11.2010

Đăng bởi:  Như Huy

Gửi bạn Lơ Ngơ cũ
Cảm ơn bạn đã góp ý. Tôi tự biết khả năng của mình còn hạn chế rất nhiều, và vì thế, nhiều khi- không phải tự thân không muốn làm rõ ràng- mà chỉ đơn giản là, có lẽ do năng lực có hạn, nên có lúc tưởng là đã rõ ràng rồi- mà rồi hóa ra là không phải:)
Nhưng chuyện này chắc các bạn cũng cho phép tôi có thêm nhiều thời gian mới có thể cải thiện được. Những chuyện có liên quan tới nhận thức thì thường là khó mà nhanh. Và cũng thường là “dục tốc bất đạt”
Nhân vì bạn đề cập tới khái niệ KinhCựu Ước- cụ thể là câu bạn trích từ Kinh Cựu ước: “Thoạt tiên là ngôn ngữ “ ( Au commencement estait le Verbe), cho phép tôi trao đổi riêng tư một chút với bạn vì bản thân tôi cũng là người rất thích đọc Kinh Thánh.
Thật ra ở đây , theo những gì tôi biết được-“ Verbe” chỉ là chữ tiếng pháp dịch lại chữ Logos (λόγος) của Hy Lạp. Mà chữ logos, tôi tin rằng bạn biết rõ- nó là một trong những chữ khó dịch nhất – vì trong đó hàm chứa cả một tổng thể của words ( ngôn từ), reason ( lý tính), và wisdom ( minh triết), ( study) sự nghiên cứu…etc
Rõ ràng là ở đây, “verbe” ( tiếng pháp), “word” ( Tiếng ANh), hay “Lời”, “ngôn ngữ” ( “Khởi thủy là lời”, “Thoạt tiên là ngôn ngữ”) tiếng Việt- đều chỉ là “một giải pháp” mà không nên được coi là hoàn hảo nhất để dịch chữ Logos (hình như trong tiếng Việt còn một giải pháp khác để dịch chữ Logos, đó là dịch nó thành “ ngôi Lời” ). Muốn hiểu đúng nó- có lẽ chỉ có một cách là truy tận nguồn mà thôi.
Bàn chuyện này với bạn thật ra là tôi chỉ mong muốn tìm được sự thông cảm từ bạn ở chỗ - nhiều khi “đơn giản trong diễn ngôn” không phải là việc dễ dàng tẹo nào. Và với những ai sử dụng tiếng Việt từng ngồi trước các văn bản lý thuyết nghệ thuật, mỹ học, triết học- chắc chắn đều thấu rõ nỗi…đau khổ này. Ở đây, lực hầu như luôn luôn rơi vào tình trạng…bất tòng tâm ☺
Một lần nữa xin cảm ơn bạn và mong có được sự thông cảm từ bạn
Nhân đây tôi cũng có vài lời xin thưa với bạn Lơ Ngơ cũ- và các bạn khác về dự án Bến-Trà-Không
Bến-Trà- Không là dự án của Thiên Thu Bình. Ga 0 chúng tôi chỉ là nơi điều phối, tổ chức và tài trợ. Chúng tôi không hề sắm vai bất kỳ một “ông kẹ” nào (hình như tôi nghe đâu đây trên Soi có bạn viết thế), cũng không sắm vai bất kỳ lý thuyết gia nào để “bảo kê “ cho dự án ☺
Đơn giản là – với chúng tôi, đây là dự án hay- và vì thế, khi Thiên Thu Bình đề nghị được thực hiện nó tại Ga 0, chúng tồi đã đồng ý.
Lẽ dĩ nhiên, rất có thể, dù với chúng tôi dự án này hay, song nó lại rất dở theo cách nhìn của các bạn, hoặc giả nó vẫn hay, nhưng là hay theo cách nhìn của bạn chứ không theo cách nhìn của chúng tôi. Tất cả những điều này là bình thường, thậm chí rất bình thường. Bởi qua đó, chỉ chứng tỏ một điều – dự án đã có một đời sống của nó - điều mà nếu chỉ ở trên giấy –chắc chắn nó sẽ không có được.
Và có lẽ cũng rất bình thường – khi, là những người đứng ra tổ chức, điều phối, cho dự án, đến giờ đây, khi dự án đã có một đời sống như thế- chúng tôi xin được lùi lại phía sau, để mặc nó tự sống sót trong không gian của nó, với cả những tiếng khen lẫn lời chê, với cả những sự ủng hộ lẫn phản đối.
Nói tóm lại, nó phải sống cuộc đời của nó. Mọi sự can thiệp nào bằng ngôn từ đến từ chúng tôi vào lúc này sẽ chỉ là vô nghĩa- và có lẽ sẽ( nếu không cẩn thận, sẽ) rơi vào tình trạng đáng buồn- “ ai cho mày chê con tao xấu” ^^
Vì lẽ đó, xin các bạn cho phép chúng tôi từ bây giờ, chỉ là những kẻ ngoài cuộc. “Bản thân dự án sẽ phải tự mình tồn tại”.
Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả những ý kiến của các bạn dành cho dự án- dù khen hay chê- vì thật tâm coi đó chính là sự quan tâm của các bạn dành cho dự án, và cho ga 0- những sự quan tâm mà- như chúng tôi đã nói- là lý do tồn tại cho Ga 0

Trân trọng
Như Huy

0:37 Monday,8.11.2010

Đăng bởi:  Lơ Ngơ

Dạo này mình ít online, hôm nay một người bạn nói mới biết có thêm một bạn Lơ Ngơ nữa. Hì hì, hay nhỉ. Thế là mình vào xem phần trao đổi giữa Lơ Ngơ-mới và Như Huy . Đọc xong thì mình thấy mình cũng hoàn toàn " đồng thuận " với bạn Lơ Ngơ mới là đọc xong thì thấy toàn cùi bắp bay vòng quanh vòng quanh.

Bạn Như Huy không biết không hiểu ý bạn Lơ Ngơ-mới hay là cố tình không hiểu? Vì ý bạn ấy theo mình là Như Huy diễn ngôn quá ‘ảo” chứ không phải bác người Pháp kia viết ‘ảo” . Cá nhân mình nghĩ Huy nên đơn giản trong cách diễn ngôn đi thì bạn đọc sẽ hiểu rõ điều bạn muốn nói hơn.

Câu mở đầu Kinh Cựu ước: “Thoạt tiên là ngôn ngữ “ ( Au commencement estait le Verbe). Ngôn ngữ là phương tiện căn bản để con người giao tiếp với nhau, vậy nên mình nghĩ nó càng súc tích thì càng tốt. Câu chuyện con người xây tháp Babylon cao vống lên rồi ở trển không “đồng thuận” mà khiến cho loài người nói đủ thứ tiếng khác nhau là câu chuyện rất hay. Không giao tiếp được với nhau trong trường hợp này là một bi kịch không mong muốn. Vậy nên cớ chi mà ta là người Việt Nam lại nhọc công diễn ngôn để cho đồng bào mình không đọc nổi để mà làm gì? Vả lại theo mình nghĩ, võ thuật đi đến thượng thừa lại là người đi những động tác cơ bản một cách chính xác thuần thục nhất nhất chứ không phải là ở tư thế xuất chiêu lạ mắt…

@ Lơ Ngơ-mới : theo mình thì bài viết trên đây so với mấy cuốn sách bạn đã đọc có khác nhau ở cách dùng ngôn ngữ Lơ Ngơ-mới ạ. Các sách Vật Lý theo mình cơ bản là dễ vào, các từ chuyên môn buộc phải có, không bỏ được. Sách nhà Phật thì theo mình tất nhiên có hay có dở , mọi sự trên đời đều hữu duyên- cái đó thì hay... Nhưng dù rất nặng về nội dung thì về mặt diễn ngôn theo mình họ đều hướng tới muốn người đọc hiểu họ .

Đến đây mình chợt nhớ có lần có người bạn bảo mình. Kinh Cô-ran của Hồi giáo thực chất chả có cái quái gì, nó chỉ dùng cái vỏ ngôn ngữ rườm rà, khó hiểu để lòe bịp người ta. Và người ta không hiểu thì càng tốt. Nếu đem gạn hết cái rườm rà, loằng ngoằng của nó đi, chỉ còn cái lõi nội dung của nó, thì nó chả còn gì, chả ai sợ, cũng chả ai tin…

11:41 Sunday,7.11.2010

Đăng bởi:  admin

Như Huy ơi,
Bài này dài quá, hơn 5.000 chữ, vả lại chính tác giả cũng chia thành hai phần với hai tít nhỏ nên Soi mới cắt thành 2 kỳ như thế để dễ theo dõi. Hiện giờ cả hai kỳ đều đã có đầy đủ, vì thực chất chỉ post cách nhau khoảng 6 tiếng thôi Như Huy à.

11:26 Sunday,7.11.2010

Đăng bởi:  Như Huy

thân gửi bạn Lơ Ngơ,

cảm ơn bạn đã đọc kỹ bản dịch mà tôi tự biết rằng có lẽ... chưa lấy gì làm hoàn hảo.
Tuy nhiên đúng là đọc Bourriaud thì hơi khó, không chỉ do cách dùng chữ lý thuyết của ông ta, mà còn do ông ta đề cập tới rất nhiều lãnh vực khác nhau, cũng như sử dụng nhiều ví dụ mà có lẽ ít quen thuộc với công chúng Việt Nam. Chưa kể, muốn đọc ông này, còn cần phải hiểu thêm một số tác giả và lý thuyết trước ông ý nữa- trong lãnh địa này, có lẽ nghệ thuật có chút gì giống khoa học

Nhưng tôi cho rằng , bởi bình luận của bạn là từ hôm qua- khi phần 2 của bài dịch này chưa đăng (thật ra trong bản gốc đăng ở facebook của Ga0 - bài dịch này không bị chia làm hai như thế) -có lẽ một phần những gì làm bạn cảm thấy khó hiểu là do ban biên tập của Soi đã cắt bản dịch làm hai phần (có lẽ với mục đích cho các bạn tiện theo dõi).

Song, theo tôi, cũng chính vì thế mà hình như sự liên nối giữa lý thuyết và thực hành, tức sự liên nối có thể giúp soi rõ lẫn nhau và qua đó làm cho ta có thể hình dung rõ hơn về những ý tưởng của Bourriaud đã phần nào bị mất đi. Thật sự là nếu chỉ đọc phần 1 - tôi tin chắc ai cũng sẽ cảm thấy hiểu... lơ mơ như bạn thôi:)

Không biết vào hôm nay khi bạn đã đọc phần 2, bạn còn thấy băn khoăn về những gì được viết trong phần 1 không?

Trong còm của bạn, bạn có đề nghị tôi làm tóm tắt lại bản dịch - tuy nhiên tôi nghĩ để làm việc đó thì... hơi thừa:) vì kiểu làm đó các từ điển wiki làm tốt hơn và có lẽ đầy đủ hơn. Chưa kể thú thực với bạn tôi hiện cũng đang rất bận rộn với một đống deadlines còn đang nợ :).

Có lẽ nếu có duyên và có dịp nào gặp gỡ ngoài đời thực- ta sẽ có thể trao đổi sâu hơn chăng?

Một lần nữa cảm ơn bạn!

Thân mến

Huy

0:29 Sunday,7.11.2010

Đăng bởi:  Lơ Ngơ 2

Trước tiên tôi có lời cảm ơn sự thịnh tình của anh Như Huy trong loạt bài trả lời một cách rất trách nhiệm tới những thắc mắc của D.Q. Cũng khá lâu rồi tôi mới thấy trên Soi có một sự đối thoại một cách chuyên nghiệp như vậy. Tạm thời gạt ngữ nghĩa và các vấn đề được đặt ra, ở đây tôi thấy thú vị khi các bạn đọc được tôn trọng. Và đó cũng là cách khôn ngoan nhất và xứng đáng được nhận sự tôn trọng ngược lại từ các bạn đọc tới mình.
Quay trở lại với loạt bài trả lời của anh Như Huy, và nhất là bản trích dịch của anh về Mỹ học vị quan hệ của Nicolas Bourriaud. Quả thực, đối với tôi, đây là một văn bản khó nhằn. Với một sự nỗ lực, tôi đã quyết định thử sức bằng cách đọc đi, đọc lại vài lần. Chưa yên tâm, tôi copy văn bản ra một file riêng và dùng bút màu đánh dấu những câu nào tôi cam đoan là hiểu bằng màu đỏ, những đoạn nào hiểu lơ mơ bằng màu xanh, những đoạn nào chưa hiểu bằng màu vàng. Rồi tìm cách liên kết những câu được coi như đã hiểu với những câu lơ mơ thành một cái gì có thể luận ra được bằng những chấm màu tím. Rồi liên kết những chấm màu tím và kết nối với những câu không hiểu để tìm được một giải pháp tạm chấp nhận được bằng những ô vuông màu hồng. Và cuối cùng, tôi đã có trên tay một bức tranh văn bản khá đẹp mắt vì trông nó giống như một khăn choàng được dệt bằng những sợi len nhiều màu. Thế nhưng, với một bức tranh văn bản khá đẹp nó cũng không làm cho tôi sáng rõ thêm nhiều lắm khi va chạm với những khái niệm mỹ học mà ông Nicolas Bourriaud muốn truyền đạt, thông qua bản dịch của anh.
Tôi là người khá tò mò và cũng đã từng thử sức qua các cuốn sách được cho là khó hiểu ví như sách viết về vật lí học hiện đại, cơ học lượng tử, hay lí thuyết dây… và cả thuyết tương đối hay là tính không trong Phật giáo... (tất nhiên là những cuốn được biên soạn theo kiểu sách “dùng cho người đần”). Vậy mà trong lĩnh vực mỹ học này, tôi cảm giác như va vào bức tường. Thực ra nói không hiểu tí gì thì đã ra một nhẽ, ở đây mọi thứ được hiểu một cách mơ hồ và lẫn lộn. Thôi thì không biết thì hỏi, chắc chả ai chê người cầu thị. Vây tôi mạo muội đề nghị anh Như Huy (nếu không quá phiền)có thể tổng kết lại một cách đơn giản hơn những mấu chốt của lí thuyết mỹ học này bằng khoảng vài cái ghạch đầu dòng và sự liên hệ giữa các gạch đầu giòng này tương hỗ với nhau thế nào. Điều này giúp tôi có thể hệ thống và kiểm chứng lại những gì mà tôi đã nhận được trong phần trích dịch của anh. Đa tạ anh trước.

20:57 Saturday,6.11.2010

Đăng bởi:  hoang hoa

thực sự bài viết khó hiểu quá..

18:06 Saturday,6.11.2010

Đăng bởi:  đờ tuột cu nhông

Gán mớ lý thuyết này với việc uống trà miễn phí thì tôi thấy gượng ép quá. Hi vọng sẽ có hình ảnh khai mạc để những ai không đến xem trực tiếp có thể hiểu được mĩ học vị quan hệ là gì!, có hơn gì uống trà bình thường không!

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả