Kiến trúc

Thiên tử ngồi quay mặt hướng Nam vừa tắm nắng vừa xem Google Maps

Trong phần thảo luận của bài Seoul 2, Candid có hỏi: “Hướng Nam là hành Ly vì sao lại được dành cho hướng của Thiên Tử hả bác?Ở Việt Nam có câu “Lấy vợ đàn bà, làm nhà hướng Nam” không hiểu có liên quan gì đến hướng của thiên tử không?Em hỏi thế vì […]

Ý kiến - Thảo luận

21:02 Saturday,7.11.2015

Đăng bởi:  Ớ ớ

Thế tức là những cái nào nhìn trên bản đồ đúng chính Nam thực chất lại là hơi Đông Nam hả bạn Đạt, nếu nói như bạn?

20:52 Saturday,7.11.2015

Đăng bởi:  Nguyễn Quang Đạt

Đọc thấy buồn cười quá. Chắc tác giả không có kiến thức về từ trường trái đất và trục quay của trái đất nên mới viết như vậy. Trái đất tự quay quanh 1 cái trục nghiêng 23°27'. Cái điểm trên mặt đất mà trục quay đi xuyên qua ở Bán cầu bắc là cực bắc địa lý, ở Bán cầu nam là cực nam địa lý. Đó chính là 2 điểm cực bắc và cực nam vẫn được thể hiện trên bản đồ, các đường nối 2 điển này với nhau gọi là kinh độ. Trái đất được các nhà khoa học coi là 1 nam châm khổng lồ có từ tính với 2 cực Bắc và Nam. 2 Cực từ tính này không trùng với 2 cực từ địa lý. Mà Trung Quốc là nước đầu tiên phát minh và sử dụng la bàn. Trong xây dựng họ cũng dùng la bàn để xác định phương hướng, cực Bắc của Nam châm sẽ chỉ về cực Bắc từ trường chứ không phải cực bắc địa lý trên bản đồ bây giờ, Cực nam cũng vậy. Từ đó dẫn đến sự hơi lệch 1 chút khi xem trên bản đồ nhưng ra thực địa dùng la bàn thì cổng thành nó vẫn ở hướng chính nam thôi. Nói tóm lại là vì cục từ và cực địa lý không trùng nhau. Người Trung Quốc từ xưa đã dùng nam châm để xác định phương hướng theo cực từ, còn bản đồ bây giờ thể hiện theo cực địa lý nên sinh ra cái gọi là lệch 1 chút theo hướng nam tây nam.

10:55 Thursday,1.10.2015

Đăng bởi:  candid

Em thì học cách lấy phương hướng theo cách của bọn Tây dạy sinh tồn nghĩa là xác định hướng Đông và Tây đầu tiên vì dễ nhất. Ở ngoài trời cứ ngửa mặt lên trời là biết đâu Đông đâu Tây. Sau đấy quay mặt về hướng Đông rồi xác định Nam Bắc bằng trái phải.

Cách xác định phương hướng này dạy cho trẻ con từ lúc chưa biết chữ cũng được.

10:36 Thursday,1.10.2015

Đăng bởi:  phạm quang hiếu

Bác Đặng Thái càng viết càng hay, bài nào cũng đầy kiến thức!

Theo em dc biết thì việc trục kinh thành thường đặt lệch một chút sang Tây Nam, Đông Nam ko phải do người xưa ko đủ trình, mà vì họ tránh 4 hướng đại hung: chính Nam, chính Bắc, chính Đông, chính Tây. 4 hướng hung khác phải tránh là: chính Đông Nam, chính Tây Nam...
Lý do tại sao lại coi nó là hung thì em ko biết (vì sợ chữ "cực" chăng?):)

10:24 Thursday,1.10.2015

Đăng bởi:  Nina

Mình thì nhớ ngày xưa khi đi học lớp 1 hay lớp 2 gì đó có được học truyện về một bạn học vẹt:

Rắn là một loài bò... ê a ... rắn là một loài bò
Sát không chân ... ê a... sát không chân

Cũng là phương bắc phía dưới ... ê a ...cũng là phương bắc phía dưới
Là phương nam phía tay trái ... ê a ...là phương nam phía tay trái

Hôm sau đi học, cô giáo đưa bản đồ yêu cầu bạn ấy chỉ phương nam. Vì học vẹt kiểu như thế, nên bạn ấy bèn chỉ ... phía tay trái, còn phương bắc thì chỉ xuống dưới bản đồ. Cả lớp cười bạn ấy....

Tất nhiên sau đó cô giáo giải thích rõ ràng cho bọn nhãi ranh - tại sao không nên học vẹt.

Sau bài đó thì mình nhớ rất rõ quy tắc xác định phương hướng trên bản đồ :)

8:16 Thursday,1.10.2015

Đăng bởi:  Đặng Thái

Bác Candid khi xem bản đồ cổ của Tàu-Ta-Hàn thì cứ yên tâm là phía mình đứng bao giờ cũng là phía nam bản đồ (đọc xuôi đấy nhé). Địa đồ luôn quay mặt về phía nam nhìn từ trên xuống, bản đồ thiên văn thì quay về phía nam ngửa mặt lên.

Em còn nhớ lúc học cấp một trong sách địa lý có hướng dẫn đứng quay mặt về hướng Bắc thì sau lưng là Nam, tay phải là Đông, tay trái là Tây. Đó là cách xác định của phương Tây còn của Tàu thì về bản chất cũng là một nhưng lại là Tiền Nam hậu Bắc tả Đông hữu Tây, nghĩa là đứng quay ngược lại. Bác đọc truyện chưởng Tàu những lúc phân ngôi thứ ngồi uống rượu sẽ thấy luôn xác định phương hướng dựa trên góc nhìn của người chủ tướng ngồi giữa. Còn vì sao Tây khác Tàu thì xin hẹn bác kỳ tới!

8:15 Thursday,1.10.2015

Đăng bởi:  candid

Tiện thể em trả lời bác Riêng chung vào đây luôn. Cám ơn bác đã làm rõ thêm.

Em rất thú vị khi đọc trả lời của bác Đặng Thái về vấn đề Nam bán cầu và đường đi của mặt trời. Khi em học về năng lượng mặt trời phát hiện ra giữa cái suy nghĩ của khoa học phương Tây và Kinh Dịch ngày xưa của phương Đông có những vấn đề trùng khớp nhau rất thú vị. Mà vấn đề hương ánh sáng, hướng mặt trời trong bài này chính là một trong những vấn đề đấy. Có lẽ là bởi vì người xưa quan sát tự nhiên đúc kết thay đổi mà thành Kinh Dịch.

Vì Trung Hoa cổ đại nằm ở Bắc Bán cầu nên hướng thu được nhiều ánh sáng nhất sẽ là ở hướng Nam. như trong hình minh họa

http://4.bp.blogspot.com/-aosgiG2UtMg/T7TaFgDI8OI/AAAAAAAAASE/2tyqYZyy9P4/s1600/sun+path+aa.jpg

Ngày xưa giả sử ông Văn Vương sinh ra ở Nam Bán Cầu thì có lẽ đã dạy rằng Thiên tử phải quay mặt về hướng Bắc. :d

5:54 Thursday,1.10.2015

Đăng bởi:  Candid

Cám ơn bác, em không dùng google map vì dấu tích thành Thăng Long còn lại ít quá mà dựa vào các bản đồ cũ. Phải cái là trong các bản đồ cũ thấy trên mạng người ta hay bỏ qua cái cơ bản là hướng.

Về phần hướng Nam để được nhiều ánh sáng thì đúng như bác nói, ngày nay khi lắp pin mặt trời người ta cũng dùng kỹ thuật tương tự.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả