Điện ảnh

Câu chuyện về người Việt xấu, ác trên cái nền bưu thiếp xanh tươi giả tạo

 Chú ý: Bạn nào chưa xem phim không nên đọc bài, vì có tiết lộ nội dung phim. Mở đầu phim, hai anh em Thiều và Tường chơi chọi cỏ gà. Tường bé hơn, thắng anh. Thiều mắt him híp, trông mưu mô, khó chấp nhận cái thua, khích em chơi ném đá. Trong trò […]

Ý kiến - Thảo luận

9:00 Friday,9.10.2015

Đăng bởi:  Mạnh

Bạn Uyên Bùi: Mình chưa đọc truyện gốc của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Nhưng như Uyên Bùi nói, dở hay hay thì truyện gốc đó cũng không liên quan đến việc phim này dở hay hay. Người xem chỉ biết có phim khi xem, không cần đối chiếu sách. Mình cũng thấy nhiều bạn khi tranh luận cứ bảo đọc sách đi, sách thế này, sách thế kia, mình cũng thấy buồn cười nhưng mà..., thôi kệ!:-))

0:44 Friday,9.10.2015

Đăng bởi:  Uyên Bùi

@Mạnh: ha ha, giờ thì thì mình đã hiểu. Nhưng thầy Nguyễn Duy Cần có nói, nếu biết một bộ phim dở mà còn tốn thời gian để xem thì quả là phí phạm cuộc đời mình. :D

Tớ thấy các bạn cứ lẫn lẫn lộn lộn giữa phim và truyện. Một bộ phim nghĩa là tự bản thân nó phải có sức sống riêng của nó khi đứng độc lập. Nếu nó dở thì hẳn nhiên là do người viết kịch bản kém hay đạo diễn tồi, chứ nó cũng chả hay lên được chỉ vì nó được làm dựa trên một câu truyện hay. Không thể nào phim dờ lại bảo đọc truyện đi vì truyện hay nên phim không dở. Logic rất phi logic này đang được các bạn sử dụng rất hồn nhiên. Chỉ khi nào người ta chê truyện dở thì các bạn hãy phản biện chứ! :/ Mạnh có thấy thế không?

21:41 Thursday,8.10.2015

Đăng bởi:  linh

theo quan điểm của mình thấy thì các bạn đang có cái nhìn quá bi quan về cuộc sống. Mình đã từng đọc truyện và cũng đã xem phim này rồi, cũng có thể nói là phim không lột tả được hết ý nghĩa của truyện. Nhưng để có thể diễn tả một tập truyện dài thành một bộ phim trong vòng 90 phút như thế thì mình thấy là rất xuất sắc rồi. Và cũng không phải chỉ do cảnh đẹp mà phim đoạt được giả thưởng "phim hay nhất" cùng với 2 phim khác nữa.
Nếu các bạn nhớ lại những trò mà hồi còn bé các bạn chơi các bạn thấy những hành động của Thiều không hề xấu xí chút nào. Tất cả những tính cách đó theo mình thấy đều là tính cách của những đứa trẻ mới lớn: một chút bồng bột, một chút trẻ con, một chút hờn ghen,... có lẽ các bạn đã quên đi hình ảnh Thiều đã chăm sóc Tường khi Tường nằm liệt giường, quên đi hình ảnh Thiều tìm thấy một con cóc khác định mang về thay thế cho con Cu Cậu, quên hình ảnh đánh nhau với thằng Sơn để mang về cho Tường củ khoai vừa mót được,...
Còn nếu bạn muốn viết về các nhân vật "được đưa ra rồi mất hút con mẹ hàng lươn" thì các bạn nên đọc truyện để hiểu thêm, và thử tưởng tượng mình là đạo diễn xem các bạn sẽ làm bộ phim dài bao lâu để có thể cho các nhân vật "râu ria" đó ko bị "mất hút".
Theo mình thấy thì các bạn nên nhìn nhận theo các hướng tích cực thì hơn vì dù sao cuộc đời vẫn còn rất đẹp.

17:03 Thursday,8.10.2015

Đăng bởi:  Thành Vinh

Bài viết khá sát với cảm nhận của mình khi xem phim này. Nếu mà nói mình cảm nhận hời hợt, không thấy được cái tình trong bộ phim thì có lẽ là do anh đạo diễn anh ấy giấu cái đó sâu quá mình cảm nhận không tới.
Đạo diễn khắc họa hình ảnh Thiều ác quá, ác tới nỗi chìm luôn cái tình anh em đi mất. Cậu em thì ngây ngô quá, ngây thơ tới mức nhạt luôn cả thực tế. Có lẽ truyện vẫn là truyện, mà khi đưa lên phim rồi thì sẽ làm ta liên hệ thực tế trực quan nhất. Có mấy thằng em bị táng đá vô đầu mà ra sức nhận tội cho thằng anh chạy, có thằng em nào cắn răng nhận té cây cho thằng anh thoát án. Bản thân mình cứ hi vọng rằng sau khi táng thằng em một cú trời giáng liệt vài tháng như vậy, ít ra thằng anh cũng có một lời nhận lỗi với bố mẹ chứ sao bao ngày bứt rứt cũng không có điều gì xảy ra. Trộm nghĩ, nếu hai anh em này trưởng thành an toàn, trong một tình huống bực tức nào đó, tên anh cũng hoàn toàn có thể xử đẹp mạng của ông em, đơn giản thôi, thói quen mà.
Các bạn có thể nói, tại sao không nhìn vào những khía cạnh khác mà cứ xoáy vào những điểm trừ của phim để nói. Thú thiệt là ngoài đoạn đầu thú vị nên thơ, nửa phần sau không có gì hay hơn để lấn át những điểm trừ đó. Cũng nghĩ, nếu như cho anh Victor Vũ làm dài thêm 1 tiếng, có lẽ bộ phim này sẽ truyền đạt tốt hơn hình ảnh cuốn truyện của bác Ánh.
Kết lại, bộ phim này coi cũng được mà không coi cũng được, nếu nói có giá trị nhân văn sâu sắc thì không đâu, cổ tích mãi là cổ tích thôi.

8:05 Thursday,8.10.2015

Đăng bởi:  Vũ Trần

Mình tự hỏi không biết mình và bạn Mạnh có cùng xem một bộ phim. Mình lại thấy đây là một bộ phim rất nhân văn, ca ngợi tình yêu thương. Tại cái làng quê nghèo đói ấy, trong cái thiên nhiên khắc nghiệt ấy, nơi cái xấu và cái ác sẽ có nhiều điệu kiện để phát sinh hơn, cái gì đã gắn kết và mang lại hy vọng cho những số phận ấy? Đó chính là tình yêu, sự hy sinh, lòng độ lượng... Mình thú thực là mình không thấy phim ác. Mình chỉ thấy một đứa em trong sáng, thiện tâm. Mình thấy một đứa anh, có xù xì thô ráp, có nóng nảy, thiếu suy nghĩ, nhưng cũng là đứa biết sót em theo cách của riêng nó. Mình thấy một cô gái yêu một anh cụt tay, một ông bố sẵn sàng giả điên để cho con gái cuộc sống. Mình thấy một ngừoi cùi được vợ con yêu thương.... Nhưng cái anh gọi là ác, mình tự hỏi phải chăng trong cả cuộc đời có con ngừoi nào là không có và không phải đối mặt, ngay cả khi mình là người lớn. Và ở đây lại là những đứa trẻ. Một thằng anh sẽ cho mình luôn khôn hơn thằng em, và có thể bảo vệ được thằng em bằng sức mạnh, cuối cùng lại được thằng em bảo vệ bằng 'trí' và bằng tình yêu dành cho anh mình. Thế sao gọi là phim Ác. Mình cũng không thể đồng tình nói là Thuần ghen với Tường vì Mận. Tình cảm của hai đứa trẻ trong sáng hơn cái mà ngừoi lớn thường ghép cho nó. Cảnh hai đứa ngủ cùng giường và Thuần nhẹ nhàng bỏ tay bé Mận ra khỏi ngừoi mình cho thấy điều đó. Thuần tức vì thích Mận mà Mận lại cứ chơi với thằng em mà không vui như thế với mình, nên bực tức. Thuần đã hỏi Tường tại sao như vậy khi anh em cõng nhau về. Nó đánh em vì vừa phải đánh nhau đổ máu giành khoai cho hai đứa mà hai đứa ăn vụng giấu mình. Tất cả chúng ta có ai là không có những lúc đối mặt với tất cả những dằn vặt, suy tính, tức giận ấy? Nhưng cái gì sẽ níu chúng ta lại. Tình yêu và sự độ lượng. Mình nghĩ đấy mới là bài học nhân văn của phim. Mình đã lớn tuổi. Đi xem ngồi cạnh mình là một cặp teen. Và trong rạp đến 80-90% là teen. Nhưng rất im ở nhưng lúc phim cao trào ở cái anh gọi là Ác. Mình tự hỏi sao lại vậy, và mình nghĩ đấy là vì họ thấy họ ở đó. Tuổi trẻ ngạo mạn, nông nổi, nghĩ lấy sức để thắng ngừoi, nghĩ dùng lực sẽ chiếm được tình yêu. Nhưng bộ phim làm họ có được câu trả lời mà vốn họ đã có, nhưng không theo vì không dám theo, hoặc không đủ trải nghiệm để theo. Đó là chỉ có tình yêu thương thực sự, sự độ lượng mới là câu trả lời cho cuộc sống. Tất nhiên nghệ thuật là nghệ thuật, phải có độ hư cấu nhất định để chạm tới người xem. Nhưng nếu xem chỉ để nhìn vào những chi tiết ấy theo lăng kính 'tiêu cực" thì mình e là bài học nhân văn của bộ phim không còn. Xem phim và mình thấy có niềm tin vào giới trẻ, khi mình chứng kiến thái độ của họ khi xem phim. 

14:21 Wednesday,7.10.2015

Đăng bởi:  Mạnh

Uyên Bùi: :-)) Mình hiểu ý Uyên Bùi chứ, nhưng mình đùa nên lấy phần đầu của câu Uyên nói, rồi thêm phần đuôi của mình vào (chưa đi xem phim), nên mới thêm ba chấm vào.
Mình cũng nghĩ là nếu có thể thì Uyên Bùi nên xem phim này. Trong phim thì cậu anh khi đánh em chắc không có ý định đánh cho liệt, nhưng cà tiến trình phim dẫn tới đó cho người ta thấy vụ đánh em để trả hận không diễn ra lúc này thì cũng lúc khác, không vì lý do này thì cũng sẽ vì lý do khác. Đó chính là cái ác sâu thẳm và căn cốt của nhân vật. Phim ác vì cái ác ấy không bị trừng trị như trong cổ tích và kẻ gây ra cái ác ấy không hề có hối cải một cách đầy đủ và xứng đáng. Không có một bài học nào về cái ác được dạy trong phim để người ta thôi ác, thay đổi hành vi ác. Vậy mất tiền làm phim để làm gì, mình tự hỏi khi xem xong.

13:23 Wednesday,7.10.2015

Đăng bởi:  Uyên Bùi

@Lan: ở nước nào xét đến luật pháp của nước đó. Bạn đang ở VN, phim VN, nên xét vấn đề dưới góc cạnh pháp luật VN đi bạn. Chứ còn nói như bạn thì lại thành nguỵ biện rồi. Còn nói theo kiểu của bạn thì phá thai có nước cho phép có nước cấm, bạn muốn phá thai thì qua nước không cấm. nếu bạn phá thai ở nước ban hành luật cấm nghĩa là bạn phạm tội ác bị xử phạt dù cái thai là của bạn. Thế thôi!

@Mạnh: bạn hiểu sai ý mình rồi. :)

12:09 Wednesday,7.10.2015

Đăng bởi:  eo si

Mình chưa xem phim, mà chỉ thích đọc các còm của Soi. Nó đi xa hơn là phim. Xem phim không khác gì được ngủ mơ có dẫn dắt, hoặc cùng mơ giấc mơ tập thể và cùng thức dậy khi hết film, để đi ra khỏi rạp. Vậy nên ai xem xong film rạp đi ra cũng thấy rất chòng chành, rất giống tình trạng khi mới ngủ dậy. Còn khi còm hay đúng hơn, khi đã tỉnh rồi, thì nghệ thuật của điện ảnh như liều thuốc đã hết tác dụng, hay cũng thành dở, mà có chỗ nào chưa hay, sẽ được đào xới đến vài trượng sâu xa. Trước một cuốn sách hay, đọc xong ai cũng im lặng để suy tưởng. Còn với mọi bộ phim, người ta xem rồi lên tiếng, cứ tưởng mình vẫn sống trong giấc mơ, để rồi sẽ mau chóng quên đi, và lại háo hức đi xem film mới...

10:40 Wednesday,7.10.2015

Đăng bởi:  Tô Minh

Nhân chi sơ, bản tính ác
Có lẻ đúng trong trường hợp này

10:28 Wednesday,7.10.2015

Đăng bởi:  Mạnh

Theo mình thì mọi tranh cãi, như Uyên Bùi nói, đều vô ích và thiếu căn cứ hết, nếu ta... chưa đi xem phim :-) (Mở ngoặc mình không phải người của nhà sản xuất nói thế để câu khách vào rạp nhé).
Khi xem phim, mình thấy sự ác của người anh là cái ác từ bản chất, là một cái ác trong máu. Trải qua suốt phim, hết lần này đến lần khác, người anh không hề có một sự biến chuyển (hay gọi là tiến bộ/hoàn lương) về mặt tâm lý đối với người em. Vừa hối hận một tí về giết cóc xong là chút sau đã đập em một cú chí mạng. Luôn luôn hằn học và trả đũa, vì bản chất của Thiều là không chịu thua ai.
Tuy nhiên điều đáng sợ nhất ở Thiều chính là sự hèn nhát. Hèn trong tỏ tình và hèn trong bảo vệ mình. Hèn + đố kị thì ra bao nhiêu thứ ác. Ac thế là logic thôi.
Mình cũng không nghĩ trẻ con ngoài đời ác thế. Chúng nó có cách chuộc lại lỗi lầm hay những cái ác vì vô tình của bản thân một cách rất dễ thương. Trong phim thì Thiều hoàn toàn không.
Đây hoàn toàn không phải là cổ tích. Mình e rằng mọi người thấy nó là cổ tích vì màu cổ tích của người quay phim. Mà ác trong cổ tích thì cũng khác, sẽ bị trừng trị và người thiện được tưởng thưởng. Là cái thứ ác mà trẻ con biết tỏng ngay từ đầu là sẽ trải qua 3 lần và cuối cùng bị đánh bại.
Nhân tiện nói về ác/thiện, có một phim về cái thiện bì biến thành cái thù hận, rồi cái thù hận bị thành cái ác, xong cái ác chuyển hóa thành cái thiện rất hay là phim Maleficent, giờ có đĩa rồi.

10:26 Wednesday,7.10.2015

Đăng bởi:  Lan

Uyên Bùi: dựa vào pháp là sao hả bạn? Điều luật các quốc gia khác nhau thì đánh giá như thế nào? Như ngoại tình, ở Việt Nam không có trong Luật hình sự( trừ trường hợp sống như vợ chồng với người khác trong khi đã kết hôn), ở Ả rập bị ném đá đến chết. Thế ngoại tình có phải là tội ác không?

0:00 Wednesday,7.10.2015

Đăng bởi:  Uyên Bùi

Cho mình góp ý đôi lời:

Đọc hết các cmts của các bạn rồi, mình thấy các bạn có phản biện nhau kiểu gì thì cũng vô ích thôi. Bởi mình chỉ thấy vấn đề ác hay không ác mà thuộc về chủ quan thì không bao giờ kết thúc bởi mỗi người một quan điểm.

Còn giờ, muốn khẳng định hành động đó có ác hay không thì chỉ có thể dựa vào nhìn nhận khách quan, mà khách quan thì dựa vào pháp luật.

Nếu bạn có con, con bạn bị con hàng xóm đánh đến mức liệt người, thì bạn có đâm đơn kiện không? Và liệu pháp luật có trừng trị không? bạn có coi đó là hành động ác không?

Điều đó cũng tương tự như việc người anh đánh người em đến liệt trong phim thôi. Chuyện là anh em không thay đổi bản chất của sự việc. Nếu là vì anh - em mà lại thành không ác thì quả là ngụy biện.

Chứ còn xét về vấn đề đạo đức thì là tùy từng người, có người thấy ác, có người thấy không ác. Cũng giống như người khác vứt rác ra đường bạn thấy bình thường, còn mình không thấy bình thường. Vậy thôi mà! :)

4:07 Tuesday,6.10.2015

Đăng bởi:  Mạnh

Chào các bạn phê bình mình khi mình thấy phim là ác,
Bài này như đã nói, là một cái nhìn cá nhân, có nghĩa là dựa cũng rất nhiều trên trải nghiệm cá nhân về một tuổi thơ quá êm đềm (tuy nghèo và ở làng quê).
Khi nhỏ mình sống ở quê, nhà đông anh em, có người phải nghỉ học sớm. Trẻ con đứa nào cũng có lúc chơi vụng dại, nhưng bao trùm hết là yêu thương nhau và mau quên, cãi lộn đó rồi rủ nhau vui chơi ngay. Mà không chỉ nhà mình như vậy, nhà các bạn mình cũng vậy. Nên mình coi phim này mình không thấy thông cảm nổi. Mình không thấy ký ức tuổi thơ của mình hiện lên. Còn các bạn thấy lại ký ức tuổi thơ các bạn hiện qua phim, thấy trẻ con trong phim là trong trẻo, thì đó là tùy vào cái nhìn và kinh nghiệm đã qua của mỗi người.
Như bọn Tây qua VN thấy người ta chạy xe máy ì xèo trước mũi taxi là ghê rợn. Mình đi theo họ, tuổi trẻ của mình là chạy xe như vậy trước mũi trâu, nên mình thấy bình thường.
Hoan nghinh đa dạng kinh nghiệm và cảm xúc nha!

23:44 Monday,5.10.2015

Đăng bởi:  Vũ Alex

Tôi đã suy nghĩ, và quyết định là xin phép SOI cho tôi đề lại bình luận phản biện của mình ở đây.

Là một người đã đọc truyện này, trước khi xem phim, và đã xem phim, rất khó để tôi đồng ý với quan điểm và lý luận của anh Mạnh được.

Anh nói: 'Bạn đã chính thức bước vào thế giới ác độc của “Hoa vàng trên Cỏ xanh”.'
Tôi hoàn toàn không thấy cái ác gì thông qua hành động của hai đứa trẻ, một đứa là anh, lớn hơn, thông minh hơn, nên muốn hơn thua với đứa em một cách cay cú, và sau đó là hối hận cho hành động đó.
Có lẽ anh nên đọc truyện, và con nít một chút để hiểu hơn về Thiều.

Anh nói: 'Xem Thiều, tôi nghĩ: “Chà, tội ác nhan nhản và đơn giản ở nước này là từ những con người như Thiều đây.”'
Không phủ nhận là xuyên suốt truyện là tâm ly ganh tỵ của Thiều với Tường, vì Tường đẹp trai hơn (truyện), sống vì anh hơn.
Với một đứa trẻ trung học, anh dành cho nó “Chà, tội ác nhan nhản và đơn giản ở nước này là từ những con người như Thiều đây.” Liệu có quá lời không?

Anh viết: "'Tôi tự hỏi: “Phim này muốn nói cái gì?” Nếu nói là dựng lại được một thời thì dám chắc ở Việt Nam mình chưa từng có cái thời nào như thế. Làm nghề du lịch, tôi biết nước Nam ta cảnh đẹp không liền mạch, cái xấu bao quanh chỉ chực ăn tươi nuốt sống cái đẹp. '
Không biết anh dựa vào đâu mà 'dám chắc ở Việt Nam mình chưa từng có cái thời nào như thế'. Rất khó để tôi đồng ý với anh chỗ này nữa.
Anh làm du lịch, và anh tuyên bố 'tôi biết nước Nam ta cảnh đẹp không liền mạch, cái xấu bao quanh chỉ chực ăn tươi nuốt sống cái đẹp.' Vậy anh làm du lịch vì điều gì, khi mà cảm xúc của anh về Việt Nam chúng mình như vậy. Và cách anh gọi là nước Nam nghe rất là phương Bắc, tôi không thích cách gọi vậy chút nào.

Anh viết: "Phim rất ác độc và giả tạo. Mình sẽ viết bài nhưng đợi qua đợt chiếu đã. Quyết định của mình là: KHÔNG MANG TRẺ CON ĐẾN RẠP XEM PHIM NÀY."
Thứ nhất là tôi hoàn toàn không thấy phim này ở cấp độ 'ác độc' như anh nói.
Thứ hai, nếu có trẻ con, và nếu có sự ác độc như anh nói, tôi tin là tôi cũng đủ hiểu và đủ biết cách để phân tích cho con trẻ mình cái đúng, cái sai, cái đẹp, cái xấu, cũng như những ý nghĩa, ký ức mà con trẻ của tôi hiện nay không có để cảm nhận được.

Việc hằn học với một sản phẩm của người khác khi chưa hoàn toàn hiểu về nó, cảm về nó thì chỉ có thể dừng lại mức phiếm diện.

22:54 Monday,5.10.2015

Đăng bởi:  DNA

Gửi bạn,

Tôi là một khán giả đã đọc truyện và xem bộ phim này. Theo tôi, câu chuyện về những năm tháng mới lớn, thể hiện suy nghĩ của một thiếu niên đã được nhà văn miêu tả một cách nhẹ nhàng trong câu chuyện, và đạo diễn truyền đạt lại tương đối trọn vẹn, đúng chất hướng tới thiếu nhi của tác giả. Chính vì vậy, cái tính "xấu, ác trên cái nền bưu thiếp xanh tươi giả tạo" có lẽ thực chất cũng là sự đúc kết từ kinh nghiệm, quan sát của tác giả về một đứa trẻ ở lứa tuổi đó. Sở dĩ nói vậy, vì chính tôi cũng thấy bản thân mình trong bộ phim này, bởi ngày còn bé tôi cũng đã nhiều phen "hành hạ" đứa em của mình, mà sau này nghĩ lại thì cũng thấy ác thật, trong khi mình bị bắt nạt thì chính em lại đứng ra giải nguy. Thiết nghĩ, chính sự hiểu và cảm được một phần nào tâm lý của tuổi mới lớn, mà tác giả đã đưa tới những sự kiện như vậy, khiến cho mỗi chúng ta tìm lại được phần nào con người của mình trong tác phẩm. Dù ai cũng từng một thời là thiếu nhi, có lẽ không phải người lớn nào cũng còn cảm nhận lại được cái tâm lý đặc biệt, mà chỉ ở tuổi đó mới hiểu nổi.

Trân trọng.

22:50 Monday,5.10.2015

Đăng bởi:  Vũ Alex

Cái buồn cho người làm nghệ thuật ở Việt Nam hiện tại, đó là sự thiếu cảm, thiếu hiểu, thiếu biết. Và lạ một điều, là có những người cố tạo ra vỏ bọc đó để đánh giá nghệ thuật, bằng những lý luận càng khó hiểu càng tốt, càng ngạo nghễ cang tốt, trích dẫn những cái không thực tế ở nơi đâu. Không phải nghệ thuật thành công là cứ phải đi ngược lại số đông. Lười đọc, lười sáng tác, thiếu cái tâm, phiếm diện... không làm chúng ta tốt hơn.

18:24 Monday,5.10.2015

Đăng bởi:  Anny Nguyễn

Gửi bạn Mạnh thân mến.
Mỗi người có cảm nghĩ khác nhau nên mình không có ý kiến gì. Mình chỉ comment lý giải một cho đoạn "một vài thứ xung quanh" của bạn.
Nếu bạn đọc truyện của Nguyễn Nhật Ánh rồi thì câu chuyện sẽ logic hơn có lẽ lên phim không đủ thời lượng để giải thích rõ ràng.
Trong truyện:
"Cặp đôi chú Đan cụt tay với cô con gái thầy giáo" vì thầy giáo phản đối mối nhân duyên này nên nhân dịp nước lũ, cô con gái loan tin mình bị chết đuối để trốn đi cùng chú Đan và kết duyên vợ chồng ở nơi khác có lẽ vì vậy mà "tự nhiên biến mất" trong phim.
Còn vụ "một con yêu hổ trong rừng do người lớn bịa" không phải cái cớ mà nhà làm phim bày ra mà là một yếu tố bí ẩn do nhà văn Nguyễn Nhật Ánh cố tình sắp xếp trong câu chuyện của mình. Mình chưa xem phim nên không rõ nhưng nếu bạn đọc truyện sẽ thấy câu chuyện rất tự nhiên, một yếu tố lạ lùng thu hút khiến người đọc tò mò.
Đúng ra một bộ phim chuyển thể phải đứng độc lập với truyện nhưng mình thấy hầu hết cái bộ phim làm theo cốt truyện thường phải đọc truyện rồi mới hiểu hết được nội dung.
Mình nghĩ nhiều người xúc động khi xem phim vì họ đã đọc và yêu mến câu chuyện này của Nguyễn Nhật Ánh.

17:11 Sunday,4.10.2015

Đăng bởi:  Mạnh

Nakul thân mến,
Mình thấy ác, bạn không thấy ác, là chuyện bình thường. Cũng như mình ăn thịt không thấy tanh, nhưng nhiều người ăn thịt thấy tanh, là chuyện rất bình thường. Có khác nhau về mức độ thấy ác hay không ác thì xã hội mới đa dạng, mới có người không dám giết một con gà và kẻ thì giết người như ngóe chứ. Nên đừng mất công bảo rằng mình thấy ác thế là sai. Thay vào đó nếu bạn đã xem, bạn cứ viết về cái nhân hậu của phim mà bạn thấy cho mọi người cùng được chia sẻ cái nhìn.

16:28 Sunday,4.10.2015

Đăng bởi:  mai mai

Nghệ thuật tìm mọi cách để nói về cái ác và đôi khi phải biện hộ cho cái ác. Một con cá mập quyết tâm ăn chay nhưng không thể cưỡng nổi thói ăn thịt, khi nó ngửi thấy mùi máu thì nó ăn thit bạn mình lúc nào không biết. Các nhà làm phim Mỹ mô tả con cá mập trong sự dằn vặt và xám hối. Hay một con ma cà rồng phải kìm nén tột độ khi ngồi bên bạn gái "rất ngọt". Cái ác đôi khi là bản năng sinh tồn, và chủ thể của cái ác biết mình làm ác nhưng vẫn không thể vượt qua sự cám dỗ của thói quen. Kiều người tây nhìn người ta ăn thịt chó mèo thì thấy ác không thể tưởng, còn người ta thì yêu chó nhưng cứ ngửi thấy mùi thịt chó là không thể ngăn được cơn thèm. Hay chuyện bà con dâu róc thịt mình cho mẹ chồng ăn thì ta cũng chả thấy ác, chỉ thấy có.. nhân văn.
Một người anh nếu luôn hằn học với em mình, thì hình như là có tính ác ...bẩm sinh, vì các lý do đưa ra ở đây đều không mấy thuyết phục. không phải do sinh tồn (vì đánh em thì cũng đâu có no gì hơn), không phải do hoàn cảnh (vì em cũng ở trong hoàn cảnh y hệt), vì gái thì ... chưa đủ tuổi khốc liệt. Tự nhiên tác giả lại gán cho người anh tính ác, mà lại ác với em ruột của mình. Kiểu ác một cách tự nhiên thế này, tôi thấy là rất ...ác.

14:53 Sunday,4.10.2015

Đăng bởi:  Nakul

Mình thấy tác giả không đặt mình vào bối cảnh trong phim, đó là bối cảnh của những năm 80,90 của thế kỷ trước, câu chuyện ở một vùng quê, khi mà cái đói, cái nghèo vẫn còn đeo đẳng hằng ngày, lũ lụt, thiên tai triền miên, người dân phải lo cái ăn cái mặc từng bữa, thử hỏi sao không rầu? Câu chuyện nói về cảm xúc của em Thiều, em ấy mới lớn, mới chớm nở tình cảm đầu đời với cô bạn chung lớp, vậy mà cô bạn ấy lại chơi thân với em trai hơn, hai đứa nhỏ hay chơi với nhau, rủ nhau chơi đủ trò con nít, sao Thiều không thể không ghen tức? Mình không thấy cái ác cái xấu nào quá đáng trong phim, mặc dù tác giả hơi bị cường điệu trò ném đá ở đầu phim, mà bình thường thì con nít ngày trước hay chơi ném cát (cho tí nước vào, vo lại thành 1 cục tròn xoe rồi ném nhau) nhưng đó cũng chỉ là trò con nít. Bạn không thấy cuối phim Thiều đã nỗ lực như thế nào để giúp em mình ư? Em ấy buồn rầu cũng là vì hối hận, rồi vượt lên đó để giúp em từng ngày (bế em đi chơi, giúp em đi nạng để tìm công chúa). Tuy phim còn nhiều sạn nhưng nói rằng “Chà, tội ác nhan nhản và đơn giản ở nước này là từ những con người như Thiều đây.” thì mình cũng không hiểu được tác giả bài viết này muốn gì (câu likes chăng :)). Thân!
(Vừa đi xem phim tối hôm qua)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả