Tạp hóa - Xã hội

Thời sự cho nghệ sĩ:
Tù với tội, Fây chơi rộng bến
Nước cùng non, lươn chén tịt ngòi

(Xem bài trước ở đây) Một tuần quá nhiều tin tức. Ngoài những tin như Nga dội bom IS không ngẩng mặt lên mà lái Toyota nổi, hay bảo mẫu Hải Phòng nhét giẻ vào miệng trẻ con, hoặc Lệ Rơi đang trầm cảm vì ba quán bún chả thì hai quán đóng cửa…, Đoàn […]

Ý kiến - Thảo luận

20:45 Sunday,18.10.2015

Đăng bởi:  Big Br

Bác Đoàn Lê quên vụ cháy khu chung cư của Đại gia Thanh thản điếu cày.

12:14 Thursday,15.10.2015

Đăng bởi:  admin

Cảm ơn bạn Ban Ki Mi. Để cmt của bạn đợc hiểu được, Soi xin được phép giữ nguyên lỗi sai của Soi khi nói về chức danh của ông "Cựu chủ tịch LHQ" :-) và sẽ nói rõ là sai, như thế bạn đọc nào còn mù mờ như Soi sẽ hiểu ra.

11:16 Thursday,15.10.2015

Đăng bởi:  Ban Ki Mi

Một bản tin thú vị, thơ dí dỏm, hài hước mà vẫn sâu sắc. Nhưng có một chi tiết tôi thấy buồn cười có ngay trong phần tin đầu tiên, ấy là chức danh Cựu Chủ tịch Liên hợp quốc(!).
Thật ra, không hề có chức danh Chủ tịch Liên hợp quốc (nên cũng không có “cựu”) mà trên thực tế chỉ có chức danh Tổng thư ký Liên hợp quốc, tính đến đời ông Ban Ki-moon người Hàn hiện nay có tổng cộng là 8 vị. Một nhiệm kỳ của mỗi Tổng thư ký Liên hợp quốc thường kéo dài 5 năm.
Mặc dù trên danh nghĩa, đây là một trong những chức vụ có quyền lực nhất thế giới bởi là Tổng thư ký của tổ chức lớn nhất hành tinh với 193 thành viên, thế nhưng thực tế không hẳn như vậy bởi nhiều nghị quyết của Liên hợp quốc được thông qua cũng chỉ để đấy rồi đưa vào trong các bản thống kê, chứ không có khả năng được đem ra thực thi trong đời sống quốc tế (trong khi có những quyết định của các cá nhân như các vị V.Putin, B.Obama hay Tập Cận Bình lại có ảnh hưởng sâu sắc đến toàn thế giới!).
Còn Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc là chức danh luân phiên được bầu chọn mỗi năm một lần, do các khu vực được phân chia theo địa lý luân phiên đề cử rồi Đại hội đồng tiến hành bầu chọn. Hiện nay, 5 khu vực địa lý có quyền đề cử đại diện vào bầu chọn chức danh này là châu Phi, Đông Âu, châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ latin và Caribe, Tây Âu và các nước khác.
Do Đại hội đồng, về danh nghĩa cũng là cơ quan quyền lực bậc nhất của Liên hợp quốc (vì là cơ cấu duy nhất có mặt đủ tất cả các đại diện thành viên Liên hợp quốc) nên chức danh Chủ tịch Đại hội đồng cũng được coi là quan trọng! Tuy nhiên, trên thực tế, vai trò của Chủ tịch Đại hội đồng chỉ là chủ trì phiên họp Đại hội đồng (gồm cả toàn thể và thượng đỉnh), thường diễn ra vào dịp tháng 9 hàng năm. Vì thế, ở các phiên họp Đại hội đồng, ông (hay bà) Chủ tịch Đại hội đồng thường cùng với hai người nữa ngồi trên cái bục bằng đá cao nhất phía sau bục diễn giả, gọi tên các diễn giả đến lượt phát biểu, nhắc nhở nếu diễn giả nói quá dài hay nêu những vấn đề cần thảo luận trong phiên họp... Nói tóm lại là đóng vai trò chủ xị của các phiên họp Đại hội đồng.
Mặc dù chỉ quan trọng về danh nghĩa như vậy nhưng chức danh Chủ tịch Đại hội đồng, theo một quy luật bất thành văn ở Liên hợp quốc, sẽ không thuộc về những người có quốc tịch thuộc 5 nước thành viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc là Nga (trước đây là Liên Xô), Anh, Pháp, Mỹ, Trung Quốc để tránh khả năng các nước này, thông qua vị trí Chủ tịch Đại hội đồng, sẽ “lũng đoạn” các kỳ họp theo hướng có lợi cho mình. Ngay cả những nước tuy không phải là Ủy viên thường trực nhưng được coi là “cường quốc” như Nhật Bản cũng khó có khả năng có người được bầu chọn vào cương vị này.
Có lẽ chính vì cái luật bất thành văn đó mà đại diện của nhiều nước kém phát triển hay bé tí trên thế giới đã có cơ hội ngồi vào vị trí Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc. Nhân vật trong bản tin nói đến, ông John Ashe, công dân của Antigua và Barbuda, một hòn đảo bé tẹo diện tích khoảng 440 cây số vuông và dân số còn chưa tới trăm ngàn người ở vùng biển Caribe, là vị Chủ tịch thứ 68 của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong lịch sử tổ chức này, nhiệm kỳ từ tháng 9- 2013 đến tháng 9-2014.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả