Thiết kế

Mặc cái áo mưa 5 nghìn, nghĩ về “Made in Vietnam” một thời

  Mua sắm bây giờ, nếu thấy logo vàng đỏ “Hàng Việt Nam chất lượng cao”, người ta nghĩ ngay chất lượng chắc chắn hơi lùn. Nhưng dù sao cũng may, vì hàng mà không có cái logo đó thì quả thật nhiều khi còn là thánh của lùn. Không hiểu từ lúc nào, người […]

Ý kiến - Thảo luận

19:43 Sunday,8.11.2015

Đăng bởi:  Con cua

Nản thật. Súng Annam:
https://www.liveauctioneers.com/item/6178238_a-very-rare-matchlock-gun
https://www.liveauctioneers.com/item/6752729_a-rare-matchlock-gun

11:58 Thursday,5.11.2015

Đăng bởi:  admin

@ LC và Ivan Tung: Ý kiến của các bạn rất hay, Soi đã đưa lên thành bài đây nhé:
"Câu chuyện mỹ nghệ của Ivan Tung và LC"
Cảm ơn hai bạn.

10:05 Thursday,5.11.2015

Đăng bởi:  LC


Bác Ivan Tung
Em mới làm một shop gift handicraf trong sảnh nhà hát múa rối nhỏ mà đẹp nhất bờ hồ , nên em phải tìm tòi ghê lắm, mấy tháng qua. Về đồ thủ công nước mình, thì không tinh xảo , không ke nuột, kỹ một cách chống đối chứ không kỹ đến đam mê như người Tầu người Nhật. Cái đẹp của đồ ta là vẻ ngô nghê, dễ thương...xót, do còn đọng lại cái nghèo cái khổ và ít nhiều exotic của chất thổ dân địa phương. Tác động của văn minh và designer là rất chậm ,luôn bị tháo bỏ lược bớt cũng như biến thể cho phù hợp với tâm tính người Việt.
Trực quan thế này nhé. Mình đi tìm mua bát gáo dừa về bán. Bát này là vỏ cứng của quả dừa già bổ đôi, bỏ cùi, vét nhẵn mặt trong và đánh ráp sao cho vỏ ngoài bóng mờ, cầm mát tay, giữ nguyên mầu tự nhiên, chỉ sơn phần lòng bát. Rồi kẹt sơn phần trong của bát, tạo thành vóc. Vóc này đợi khô phải đánh cho nhẵn mịn, rồi mới sơn ta hoặc sơn Nhật lên, vẽ vời hoa lá cá chim( những hình này thì xộc xệch thoải con gà mái nhất thế giới !!!). Công để làm ra cái bát cộng nguyên vật liệu, bán buôn cũng hơn 1 đô la Mỹ. Nên các anh thợ và cả bà chủ xưởng đã nghĩ cách ăn bớt công đoạn. Thay vì lacquer, họ hết dán trứng lại khảm trai, để lấy cái gập gềnh của bề mặt che bớt đi phần không làm vóc, không đánh nhẵn, mà khách nhìn lại tưởng đắt tiền hơn!
Một hôm mình đến chơi, đến mua thì ít mà do tính thích du nhàn thì nhiều. Xưởng còn làm tủ khảm xà cừ, các ông thợ cắt hình nhân vật trong Tam quốc, cẩn từng tí một,để lại bao nhiêu vụn cửu khẩu xanh biếc óng ánh, tiếc quá. Mình bèn xúc một ống, đem vào nhờ cậu thợ bát dừa gắn luôn cho vài chục chiếc, xếp hình ngôi sao ở giữa, còn đâu là tứ toé toàn xà cừ cửu khẩu, bằng vụn thừa của thợ cả. Chị chủ xưởng đồng ý chỉ làm đúng mẫu ấy cho riêng mình.
Ai ngờ, bát dừa vụn xà cừ bán nhanh như chớp. Tây ta đều thích, về đựng kẹo đựng kim chỉ và có một bà đi đâu cũng cầm cái bát, để khất thực bằng ý tưởng !?!? Mình thì sướng

0:42 Wednesday,4.11.2015

Đăng bởi:  Con cua

Có cụ bảo nhìn hoa văn chi tiết của cây súng không chắc nó của VN. Vậy theo cụ, súng đó là của xứ nào? Vì sao?

16:38 Tuesday,3.11.2015

Đăng bởi:  Ivan Tung

Em nghĩ là các bác bỏ buổi chiều, đi thong thả dọc phố Hàng Gai xem các hàng thủ công mỹ nghệ, nhìn những cái ống hút thuốc phiện, đồ bạc, mặt nạ kịch, rối nước, sẽ thấy tay nghề thủ công của người Việt tinh xảo, tỷ mẩn đến mức nào.
Như em có chiếc áo vải lanh của người Dao, đệt bằng tay, em mua khi đó là 400k, rất đẹp và tỷ mẩn, đến mức các bà người Mông ở chợ Sapa còn trầm trồ.
Dưng tại các bác cứ thích mua cái áo 50k-70k hàng nhái ở chợ đó chứ.
Cho nên em nghĩ, tiền nào thì của nấy, chỉ tiếc là người Việt mình giờ không chịu bỏ tiền cho những thứ đồ tỷ mẩn, mà lại thích những cái tiện lợi, dễ kiếm thôi.

12:22 Tuesday,3.11.2015

Đăng bởi:  Nguyễn Hưng Thủy

Bây giờ nói đến hàng Việt, chất lượng Việt, đa phần mọi người nghĩ ngay tới những sản phẩm ăn được (xong bệnh), dùng được (hư ngay). Hai lãnh vực này làm ảnh hưởng quá nhiều tới những thứ khác cũng của người Việt, ở khâu dịch vụ chẳng hạn, đang ngày càng tốt lên và chuyên nghiệp lên.
Mình nói chuyện sửa nhà và chuyển nhà thôi.
Cách đây chừng vài năm thôi, nếu sơn nhà, sửa nhà còn là ác mộng đối với các gia đình, đặc biệt là những người bừa bộn, thì nay đã là một việc đơn giản hơn rất nhiều.
Ngày ấy, thợ đến sơn sửa cứ như ông tướng, làm đâu quăng đó, chủ nhà nếu siêng đi theo dọn dẹp cũng muốn khờ, còn nếu làm biếng đợi đến cuối ngày thì bao nhiêu đồ đạc, áo quần bám đầy bụi, đầy sơn; thậm chí sơn phun làm hỏng hết cả mặt tủ đẹp.
Ngày nay, có những nhóm thợ đến làm lặng lẽ, gọn gàng. Họ mang theo giấy báo, vải phủ đồ đạc. Họ làm tới đâu gọn tới đấy, có cả người dọn dẹp lau chùi của riêng nhóm. Tiền nong sòng phẳng, đồ đạc không mất mát, chủ nhà cứ rúc ở trong phòng xem T.V, ra tới nơi đã thấy có một phòng khách, một nhà bếp như mới.
Dịch vụ của người Việt Nam đấy, rõ ràng có tiến bộ hơn rất nhiều, phải không nào?
*
Một thí dụ nữa việc dọn nhà, chuyển nhà.
Ai cũng ngán việc chuyển nhà, tức là ngán việc phải đóng gói đồ đạc, vận chuyển đi. Nhiều khi chỉ vì ngán ngại mà đành tặc lưỡi ở lại căn nhà mình đang ở, trong khi có những lựa chọn tốt hơn.
Đặc biệt với những gia đình có con nhỏ, trước nay lỡ mua sắm những đồ đạc cồng kềnh, nhiều kiếng dễ bể, dọn nhà là một hình thức khác của bị đày xuống địa ngục.
Nay thì dịch vụ chuyển nhà trọn gói đã có ở khắp nơi. Bạn gọi điện cho họ, họ tới nhà bạn quan sát đồ đạc mà bạn có, thảo luận với bạn sẽ phải chuyển đồ đạc tới đâu. Ở đầu tiếp nhận (thí dụ Sài Gòn-Hà Nội-Sài Gòn) họ sẽ có người tiếp đón, lại bưng bê hết chừng đó đồ đạc vào đúng vị trí sơ đồ mà bạn đã dặn dò, bàn giao.
Cách đây vài năm, cũng dịch vụ này, những thứ linh tinh trong tủ, trong ngăn kéo, bạn phải tự đóng gói, bỏ hộp, dán băng keo. Tức là bạn phải có mặt để mà làm những việc ấy. Nay thì đang ở nước ngoài, đang ở tỉnh xa, những thứ linh tinh ấy cũng không phải hột xoàn, đô la, thư tình bí mật, thì công ty vận chuyển có thể làm luôn cho bạn, đảm bảo khi ra tới nhà mới, bạn mở ngăn kéo nào ra là vẫn có nguyên đồ đạc của ngăn đó: gấu bông đúng ngăn của con, tà lỏn đúng ngăn của bố, không lầm lẫn được.
Mình có một trải nghiệm là nghe người bạn gái cũ sắp dọn nhà, bèn chuộc lỗi lâu nay không tới chăm nàng bằng cách xin nàng cho tới phụ dọn nhà, “tống tiễn” nàng đi tỉnh khác. Nàng nói đâu có gì để phải phụ đâu. Mình nghĩ nàng giận nên vẫn cứ tới, vì nhớ lại hồi trước ở nhà nàng, trong nhà có rất nhiều đồ đạc – nàng mua sắm nhiều mà.
Tới nơi thì trong nhà nàng đã có chừng chục nhân viên đồng phục xanh của công ty chuyển nhà Đức Minh. Tiếng kéo băng keo xé tai, tiếng chỉ đạo đanh thép của kíp trưởng cho hai anh bưng cái tủ kiếng trên lầu xuống…, làm mình thấy mình rất bé nhỏ và… vô dụng. Đồ đạc được bọc kỹ, có đánh số theo từng món, từng phòng. Bạn gái mình cũng ái ngại cho mình, đành nhờ mình đi mua nước ngọt và đồ ăn nhẹ cho các anh thợ chuyển nhà. (Một chia sẻ nhỏ ở đây: dù có áy náy tới mấy, bạn cũng không được mua bia cho các anh thợ uống, vì một là họ sẽ không dám uống, còn hai là nếu cả nể quá, họ mà uống thì sau đó đồ đạc có bị va vấp, kiếng có bị bể, lỗi dĩ nhiên là do bạn, hehe).
Đồ đạc sau đó được chất lên xe tải chở về công ty, rồi chuyển về tỉnh. Bạn mình cứ thế thong dong lo các việc khác của công ty, sau đó bay về nhà mới đã thấy đâu vào đấy. Mình nói đùa, phải gọi các anh thợ này là các anh Tấm, còn giỏi hơn cô Tấm rất nhiều.
Có người bảo, giá chuyển nhà đắt thế làm sao mà chẳng tốt. Nhưng như mình đã nói, ngày xưa có tiền cũng không có dịch vụ mà dùng. Nay thì với những người có điều kiện về tiền bạc, lại ít thời gian, lại không muốn trải qua cái cảnh hãi hùng là đóng gói đồ đạc, thì theo mình nên dùng tiền để sử dụng dịch vụ. Đằng nào một đời người có mấy lần chuyển nhà đâu!
Hơn nữa, gọi là chuyển nhà nhưng không hẳn chỉ chuyển nhà, mà có khi là chuyển văn phòng, kèm hoàn lại nguyên trạng mặt bằng cho chủ cũ. Khi đó mới thực sự là ác mộng của ác mộng. Những vách kính, cửa nhôm, rồi vách thạch cao, lỗ đóng đinh trên tường… đều không phải là việc mà ai cũng làm được.
*
Nói vậy để các bạn thấy, người Việt mình đã rất nhanh nhạy và học được những cách phục vụ con người. Dĩ nhiên là phần thực phẩm có rất nhiều thứ tệ lậu, và điều đó thì bản thân người chăn nuôi Việt đã phải trả giá, khi mà thủy hải sản và nông sản xuất đi không được, bị trả về, rồi chết trắng trên sân nhà. Nhưng còn ở khu vực dịch vụ thì rõ ràng là có tiến bộ nhiều. Không tin bạn cứ thử mà xem!

10:45 Tuesday,3.11.2015

Đăng bởi:  Luận

@Lê Công:
Nếu bạn không chắc chắc nguồn gốc xuất xứ Việt Nam thì thử đến Long Sơn, Bà Rịa tham quan Nhà Dài. Trong chánh điện ngôi nhà này có nhiều điêu khắc ngoài sức tưởng tượng. Đặc biệt là phù điêu con cua ngày phía dưới cây cột lớn.

21:19 Monday,2.11.2015

Đăng bởi:  Trên răng, dưới xương rồng

Làm dao kiếm với súng dóp năm dóp ba thì có thể ngon, chứ các hàng dân dụng thì (đọc sách thấy nói) người Việt xưa cũng khá... là kém. Có cái lày VN giỏi: chuyên bán hàng ngoại, hàng tàu thì bảo đài loan, đài loan thỉ bào hàn, hàng Hàn thì bảo Nhật, hàng Nhật thì bảo xịn Nhật đấy nhé, bĩu môi nhìn mình - mày éo mua ông đốt vía chiết kon mịa nhà kuê mày. Thật mà tôi U lăm mươi có lẻ, chủ iếu sống ở Phố kổ.

18:40 Monday,2.11.2015

Đăng bởi:  Lê Công

Nhìn hoa văn chi tiết của khẩu súng trong bài này, tôi không chắc chắn lắm về nguồn gốc xuất xứ Việt Nam của nó. Bác tác giả bài viết có thể cung cấp chi tiết hơn chút về nguồn gốc khẩu súng hay ít ra là bức ảnh chụp khẩu súng ở đâu được không ạ? Xin cảm ơn.

8:15 Monday,2.11.2015

Đăng bởi:  candid

Về vấn đề này thì em nghĩ cần phải nghiên cứu nhiều lắm, phải xem xét trong các bối cảnh cụ thể ví dụ như:
- Chính sách tỏa quốc của Nhà Minh.
- Mối quan hệ giữa Lưu Cầu và Nhật Bản.
- Chính sách Châu ấn thuyền của Mạc Phủ.
- Nhu cầu trang bị hải quân để cạnh tranh với Đàng ngoài và sau này là Tây Sơn.

Về mặt dao kiếm thì trong sổ sách các thuyền buôn của Nhật Bản họ xuất sang nước ta một số lượng lớn kiếm.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả