Gẫm & Bình

Muốn biết bản sắc của một dân tộc... (bài 2): từ gà Mã Lai, đến gà Ả Rập, tới gà Việt Nam

(Tiếp theo bài trước) Malaysia Thực ra, Indonesia và Malaysia từ trước vẫn được coi như một khối văn hóa. Bản thân Malaysia thì cũng là một dạng quốc gia đa văn hóa, đa dân tộc, trong đó chính người Malay không có thực lực nhiều. Malaysia cũng là một quốc gia không lớn, không […]

Ý kiến - Thảo luận

9:44 Sunday,8.11.2015

Đăng bởi:  mai mai

Ôi con gà con có gặp chân to trông yêu quá đi mất. Chắc chả đâu có giống gà chân ác chiến như vậy

15:46 Saturday,7.11.2015

Đăng bởi:  Candid

Bản sắc Việt Nam là con nào nuôi chả để thịt. Giống quý ở Việt Nam chắc chắn có mà không giữ gìn thì cũng thoái hoá đi. Như giống chó của người Mông ngày xưa, nhà em từng có một con khôn như quỷ, dữ như cọp mà chả phải dạy dỗ gì. Lúc có thì cũng chả để ý nó chết đi mới thấy tiếc.

15:42 Saturday,7.11.2015

Đăng bởi:  a tủm

sò ry, quên ko đưa link :D
http://www.baomoi.com/Can-canh-cac-doi-chan-xau-kinh-hoang-dac-trung-cua-nguoi-xua/c/13148383.epi

15:33 Saturday,7.11.2015

Đăng bởi:  a tủm

Đọc câu cuối phì cười (sorry!). Sao cái bản sắc VN hay liên quan đến chân thế nhỉ?! Bàn chân Giao Chỉ hiện lên trong đầu. Gúc phát thì thấy hiện lên trang này, ngó bàn chân mấy cô Tàu mà rùng mình, tưởng tượng cảnh mấy ông chồng ngày xưa mân mê bàn chân vợ :))

14:40 Saturday,7.11.2015

Đăng bởi:  Candid

Vì tài nguyên dầu khí Malaysia nhiều nên họ ưu đãi cho dân Mã vô cùng. Khi đi làm người Mã hồi giáo được cho mua nhà mua xe trả góp với lãi suất rất tượng trưng. Trong chính quyền thì dân khác đạo Hồi không mong gì được thăng quan tiến chức.

Cũng chả phải tự nhiên mà có Singapore.

13:42 Saturday,7.11.2015

Đăng bởi:  Đặng Thái

Cái chán của người Việt mình là ở chỗ ấy anh Tùng ạ, nói chuyện Liên Xô chống Mỹ thì rất am tường nhưng chuyện ngay trong khu vực, hàng xóm sát vách thì lại không hiểu gì. Nhiều người muốn học tập Singapore, Malaysia nhưng chúng ta gần như chẳng hiểu gì về họ.

Tiện đây thì em chia sẻ một chút về Malaysia thôi, Hiến pháp Malaysia định nghĩa một người Malaysia là một người tuân theo phong tục Malay, nói tiếng Malay và là người Hồi giáo. Cái định nghĩa này nhằm phủ định bản chất của Malaysia là một đất nước đa dân tộc, đa văn hóa. Chính phủ Malaysia muốn tạo ra một đất nước của người Malay bản địa thuần túy, đàn áp các dân tộc còn lại dù họ chiếm đến hơn 30% dân số. Đó là lí do chính để Singapore ra đời, một đất nước mà người gốc Hoa chiếm đa số. Khó có thể nói chính sách Bumiputra này là tốt hay xấu nhưng chỉ biết rằng người gốc Hoa, gốc Ấn đã bị chèn ép, phân biệt đối xử và giết hại thẳng tay. Đất nước này không hề hòa hợp một chút nào, ngay thời điểm hiện nay, họ vẫn hằn học nói về nhau dù cùng một quốc tịch. Vấn đề chủng tộc luôn là thứ người ta gọi là nhạy cảm, Việt Nam cũng đã từng trải qua việc tương tự trong lịch sử nhưng hoàn cảnh của chúng ta khác biệt và ít căng thẳng hơn Malaysia rất nhiều.

Chỉ khi nhìn thấy cộng đồng người Malay gốc Hoa ở phương Tây và ngày càng nhiều người Malay gốc Hoa bỏ ra nước ngoài ta mới hiểu được mức độ xung đột và sự sai lầm trong chính sách đồng hóa của chính phủ Malay. Ngày nay chính phủ Malay kêu gọi kiểu bào (gốc Hoa) (mang tiền) trở về xây dựng đất nước nhưng chẳng ai thèm về. Trong mấy chục năm, Malaysia may mắn trở thành một nền kinh tế mạnh là nhờ mấy yếu tố sau: hệ thống chính quyền và pháp luật dân chủ của người Anh để lại, tài nguyên dầu khí, sự học hỏi ý tưởng, sao chép mô hình và cạnh tranh với Singapore.

Trên Soi cũng có một ví dụ về sự phân biệt này ở Malaysia http://soi.today/?p=176086. Dù đã trở nên giàu có hơn nhưng họ vẫn là một nước Hồi giáo, và để đạt đến văn minh vẫn còn là một chặng đường rất dài.

10:57 Saturday,7.11.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

đặng thái
mình không am hiểu về Malaysia lắm. Mình biết đó là một quốc gia nhiều sắc tộc, trong đó lại có các thành phần tôn giáo rất khác nhau như hồi giáo, nho, ấn. Nhưng chính vì sự phức tạo đa dạng đó mà mình khâm phục họ vì sự đoàn kết, thống nhất. Trong lịch sử xa xưa thế nào mình không rõ, nhưng những thành tựu gần đây có liên quan lớn tới sự đoàn kết này. Tất nhiên, ai cũng có thể nhìn ra những khía cạnh khác nhau của một quốc gia, vì thực ra trong cái thực thể lớn đó, cái gì cũng có. Nhưng bản thân mình khi sang Malaysia nhiều lần đều có cảm giác chung về một sự hòa hợp, yên bình, một sự phân công mỗi vùng một thế mạnh rõ ràng chứ không cạnh tranh hết cả với nhau như chúng ta.

9:48 Saturday,7.11.2015

Đăng bởi:  Đặng Thái

Về gà thì em không dám bàn vì cái này nằm ngoài hiểu biết của em nhưng phần bác Tùng viết về Malaysia thì em khó mà đồng ý với ý kiến của bác được. Thứ nhất bác nói Malaysia "không có tài nguyên lớn", vậy thì không biết bác giải thích thế nào về cái tháp đôi Petronas bác có nhắc đến ngay bên dưới. Công ty dầu khí này một năm làm ra đến một phần ba GDP của Malaysia mà nói là nước họ không có tài nguyên thì khó mà cho là hợp lý được.

Thứ hai bác nói nước này "đoàn kết","đồng tâm hiệp lực", "kết hợp"... là luận điểm hoàn toàn không chính xác. Cũng có thể do bác chưa tiếp xúc với người Malay gốc Hoa nào, nhưng em nghĩ lịch sử Singapore, Brunei ắt hẳn bác phải biết chứ. Đúng là Malaysia đã đạt được những thành tựu phát triển đáng mừng nhưng đó là do chính sách phân biệt chủng tộc, phân biệt vùng miền của chính phủ họ chứ không phải như lí do trên. Hai cuốn hồi ký của Lý Quang Diệu và Mahathir Mohamad đều đã được dịch ra tiếng Việt, dày như từ điển, nhưng rất đáng đọc, có câu trả lời thẳng thắn về xung đột sắc tộc và sự phát triển của Malaysia trong đó.

Đấy là Malaysia thôi, còn về Ả Rập, Ấn Độ thì em công nhận là bác có cái nhìn rất tinh tế.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả