Văn & Chữ

Giả Chính: dấu chân trên tuyết của tình phụ tử

Nếu Đại Quan viên là vườn địa đàng thì Bảo Ngọc là Adam duy nhất ở giữa vô vàn Eve. Giới phụ nữ trong Hồng Lâu Mộng là những đóa hoa muôn hồng ngàn tía, mười hai chiếc thoa vàng mỗi người mỗi vẻ khiến người đọc say mê không dứt. Giới đàn ông trong […]

Ý kiến - Thảo luận

20:59 Friday,10.9.2021

Đăng bởi:  Nguyễn Hoàng Nam

Không thích bài này, có gì đó không sâu sắc bằng mấy bài trước mà mùi nhồi não tình yêu hay "tư tưởng mới" quá.
 
Mình thấy việc Giả Chính làm là đúng và dạy con như vậy là đúng. Nhiều cái bạn nhét kiểu ám ảnh tâm lý thủa nhỏ bảo ngọc gì đó nhưng mình thấy đó là tính cách Bảo ngọc ẻo lả sẵn rồi, chính mấy bài viết của bạn cũng công nhận như vậy mà giờ đổ tội cho Giả Chính. Nghe không thuyết phục gì cả.

9:04 Monday,23.11.2015

Đăng bởi:  An bùi

Mình cảm nhận không như bạn với góc nhìn về tình cha con. Giả Chính và Bảo Ngọc là sự nghiêm khắc để ác đi phần ẻo lả thiên bẩm của Bảo Ngọc cùng với sự nâng niu chiều chuộng quá mức của cánh phụ nữ xung quanh. Sự nghiêm khắc, lạnh lùng nhưng không hề ác cảm, căm ghét ...', nhưng ẩn chứa sự tự hào của ông về nét tài hoa hơn nguời của Bảo Ngọc .... Giả Chính đúng là thấm nhuần tư tưởng Khổng Mạnh ....

17:54 Sunday,15.11.2015

Đăng bởi:  Bộc tuệch

"Giả Chính đã gần sáu mươi tuổi, quá già để “xét lại” nhân sinh quan của bản thân mình. Có lẽ Giả Chính sẽ không bao giờ hiểu rằng chính Hệ Tư Tưởng Nho giáo đè nén tự nhiên là thứ bóp (gần) chết quan hệ cha con của ông" tác giả Anh Nguyễn đã đi một trận khủng khiếp qua các thể loại bão tuyết từ đầu bài để tới một kết luận quan trọng (với bố cháu đây - kẻ mừng hú vì Soi cũng múc câu này ra để cover bài). Những dấu chân của Nguyễn tác giả trên tuyết là minh chứng cho 1 cái, moa xin vụng về minh họa, là tiếp cận hệ thống, khiến cho cả độc giả lẫn các nhân vật của HLM hẳn phải chịu cứng đứ đừ đừ). Nhưng làm như vây mệt lắm cơ, thời này người ta thích tàu nhanh, dù đi tắt đón đầu một trân... vẫn thấy mình ở bến cũ lơi xưa (nước đang pt).

7:51 Saturday,14.11.2015

Đăng bởi:  Ngọc Trà

Tình cờ đọc được bài này của Anh Nguyễn thật là duyên may. Mình đã "lượn lờ" xung quanh HLM lâu rồi mà chưa dám xông vào, nhân hqua đang ở trong một tiệm cà phê sách mà ... điện thoại hết pin thế là cầm tập 6 lên đọc từ lúc Bảo Ngọc đi tu đến hết. Thật là kinh tâm động phách.

22:44 Friday,13.11.2015

Đăng bởi:  Anh Nguyen

@ Thy Thương @ beelikeshoney: cảm ơn những chia sẻ chân thành của mọi người, đó là động viên rất lớn để mình viết đấy ạ. Thy Thương ơi mình là nữ nè, còn kém bạn 2 tuổi nữa cơ. Ước mơ của mình là học được tiếng Trung Quốc để có thể đọc HLM nguyên bản và các tác phẩm khảo cứu. Nhưng hiện giờ bận bịu với con nhỏ nên ước mơ đó còn xa vời lắm.

22:21 Friday,13.11.2015

Đăng bởi:  Thy Thương

Cứ lâu lâu mới được đọc 1 bài của Anh Nguyễn về Hồng Lâu Mộng, lần nào cũng vậy, bõ công chờ đợi của tôi, Anh Nguyễn đã viết những điều sâu sắc và thú vị về tác phẩm mà tôi yêu thích nhất.

Cách đây 10 năm, khi mới 17 tuổi, đọc Hồng Lâu Mộng lần đầu tiên tôi đã bị cuốn vào cái thế giới thực mà hư hư mà thực của truyện, đến mức mất 1 thời gian dài không dứt ra được. Nhưng lúc đó còn non nớt, chẳng có 1 chút kinh nghiệm sống nào, tôi nhìn mọi thứ đều đơn giản, chỉ thấy Đại Ngọc Bảo Ngọc thật đáng thương, Bảo Thoa đáng ghét, và cái ông Giả Chính sao mà thô lỗ nhất trần đời, động tí là chửi là mắng. Mỗi lần đọc lại sau tôi đều thấy thêm nhiều thứ ở Hồng Lâu Mộng nhưng ác cảm và sự thờ ơ với nhân vật Giả Chính thì không hề thay đổi. Đọc bài của Anh Nguyễn tôi thấy thông cảm và hiểu ông nhiều hơn. Bài viết này của Anh Nguyễn và nhiều bài khác về Hồng Lâu Mộng của anh (tôi không biết tuổi của tác giả nên xin tạm gọi như vậy) đã lật giở đến những khía cạnh mà tôi không hiểu được, làm dầy thêm những kiến thức và cảm xúc của tôi về HLM lên rất nhiều. Rất cảm ơn tác giả và mong không phải đợi quá lâu để được đọc những bài viết tiếp theo của anh.

8:52 Friday,13.11.2015

Đăng bởi:  abc

1. Mình nghĩ ở đây Tào tiên sinh dùng thủ pháp chơi chữ, lợi dụng hiện tượng đồng âm khác nghĩa trong tiếng Hán cũng như chuyện Giả Bảo Ngọc và Chân Bảo Ngọc vậy. Chữ Giả dùng làm họ có nghĩa khác với chữ "giả" (thực).
2. Bức tranh thứ 2 đúng rồi

7:39 Friday,13.11.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

Anh Nguyễn
mình gần như tin chắc Tào Tuyết Cần sử dụng từ đồng âm, vì đó là thủ pháp rất thường gặp của Trung Quốc. Khi dùng từ đồng âm, chữ được viết ra thậm chí thường lại không phải chữ chính mà người ta muốn nói. Ngày xưa chưa tới 1% dân Tàu biết chữ. Truyện viết ra, sẽ được kể lại là nhiều. Cho dù viết chữ gì thì khi kể lại, cái người ta hiểu vẫn là rất quan trọng, vì thế, rất có sự chú ý đến chơi âm, chứ không chỉ là chữ.

23:01 Thursday,12.11.2015

Đăng bởi:  Phúc Bồ

Nói thật nhé, tôi đố ai khi đọc một thứ gì đấy mà lại “không dựa trên những quan điểm thực nghiệm hay đạo đức cá nhân mà phân tích” như bác Dương Trần phản đối. Ngay như bác Dương Trần đây, sao đọc phân tích của Phúc Bồ tôi mà không thử tưởng tượng ra thế giới quan của tôi, để lấy đó làm sợi chỉ dẫn đường vào lời tôi :-).
Vả lại, sao bác không nghĩ là tôi đã vào trong truyện, tưởng tượng ra thế giới quan của ngài Giả Chính (ai bảo đó không phải là một cái nhìn của Tào Tuyết Cần nào?), lấy đó làm sợi chỉ dẫn đường vào việc xử lý của tôi với thằng con trời của tôi?

22:37 Thursday,12.11.2015

Đăng bởi:  Dương Trần

Bác Phúc Bồ,
Xin lỗi bác nhưng chắc bác hiểu nhầm ý tôi. Tôi không muốn nói rằng cái gì tác giả nói ra cũng là đúng. Nhưng trong khi phân tích một tác phầm, nhà phê bình trước tiên phải mày mò xây dựng cho ra được cái thế giới quan của riêng tác giả, lấy đó làm sợi chỉ dẫn đường vào tác phẩm; chứ không phải dựa trên những quan điểm thực nghiệm hay đạo đức cá nhân mà phân tích. Chắc bác cũng biết ông Vũ Ngọc Phan ngày trước từng phê thẳng cánh ông Vũ Trọng Phụng và cô Huyền trong "Làm đĩ".
Vì thế cách bác Anh Nguyễn đã phân tích quan hệ Giả Chính - Giả Bảo Ngọc theo hướng "Oedipus complex", hay ý kiến của bác Phó Tùng cho rằng Tào đã từ Phật và Lão mà lý giải sự suy vi của một xã hội theo đạo Khổng đều là đúng, theo cái sợi chỉ mà mỗi người nắm được. Còn cảm xúc yêu, ghét, ngưỡng mộ hay khinh bỉ một nhân vật nào đó, đó mới chỉ là thưởng văn chứ chưa phải là bình văn.

21:28 Thursday,12.11.2015

Đăng bởi:  beelikeshoney

Dear @Anh Nguyễn,

Phải thú thật là những bài phân tích các nhân vật Hồng Lâu Mộng của Anh Nguyễn là mục mà mình trông đợi nhất. Nói ra bảo mình đang cố lánh mấy anh TQ, nhưng vẫn thấy các tác phẩm văn học của họ quá hay.

Với mình, sự yêu thích các bài phân tích của @Anh Nguyễn có lẽ là cảm giác yêu thích những con người thâm trầm, có chiều sâu. Các hành động đều có dụng ý, ý nhị - thứ mà hiện nay nhiều người quên mất, nhân danh sự chân thật và giản tiện.

21:23 Thursday,12.11.2015

Đăng bởi:  Anh Nguyen

Cảm ơn bạn abc nhé, mình không biết tiếng Trung nên phải tìm qua pinyin, hình kia chắc là sai rồi, mình đã gửi một hình khác cho Soi, bạn lên kiểm tra lại xem có đúng cho mình không nhé.
Về phần phát âm thì có thể Tào Tuyết Cần sử dụng biện pháp đồng âm nhưng khác mặt chữ không ạ? Vì mình đọc một số tài liệu về HLM bằng tiếng Anh thì tên của Giả Chính có cả ngụ ý kia.

20:31 Thursday,12.11.2015

Đăng bởi:  Phúc Bồ

@ Anh Nguyễn: Cảm ơn Anh Nguyễn nhé. Tôi sẽ chờ đợi đến tuần sau để đọc bài của bạn. Chính ra nói qua nói lại mà ra bài được cũng có ích đấy chứ!

20:23 Thursday,12.11.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

Phúc Bồ
Nếu chỉ nói chuyện ngày xưa có những hành vi được coi là hủ bại, ngày nay lại coi là tiến bộ, rồi nói Tào Tuyết Cần biết bênh những thứ vài trăm năm sau trở thành thời thượng mà nói là ông nhìn xa trông rộng thì có lẽ ông như kiểu một nhà tiên tri, nhìn thấy trước một số sự thay đổi. Cái đó không phải là chuyện lớn.

Mình đồng ý với Anh Nguyễn là vấn đề Tào Tuyết Cần là muốn phản bác Nho Giáo. Nhưng nếu chỉ cho rằng ông phản bác Nho giáo bằng cách dựng nên một người nho gia ngô nghê, cứng nhắc và giáo điều, bất cận nhân tình thì cái đó không thể phản bác được nho giáo. Nếu ta đọc những kinh điển nho gia, nhất là Dịch thì phải thấy sự ngô nghê, cứng nhắc, duy lý mà vô tình là một trong những đại kỵ của người quân tử. Nếu Giả Chính mà chỉ như vậy thì đâu có thể nói là Chính, cho dù là Giả hay thật.

Câu truyện Giả Chính, Bảo Ngọc có liên quan đến những vũ trụ quan, nhân sinh quan cốt yếu của Nho Giáo. Theo như Nho Giáo, vũ trụ cũng như xã hội loài người là một cỗ máy, trong đó, mỗi bộ phận có một vị trí của nó. Giữ được trật tự này thì vũ trụ hoạt động trôi chảy. Chính vì mỗi vật có vai trò của nó, nên mỗi vật có một cái tên, đó chính là thuyết Chính Danh. Chữ Chính của Giả Chính theo mình quan trọng nhất là Chính Danh, chứ không phải liêm chính hay chính trị. Không phải ngẫu nhiên mà Giả chính chỉ có danh mà không cần có quyền lực thực để đại diện cho quan trường.

Xã hội loài người của Nho giáo dựa trên cấu trúc gia tộc. Chính vì thế mới có quy trình: Tu tề trị bình. Trong đó, mỗi con người chỉ là một mắt xích giữa một chuỗi thế hệ tổ tiên và các thế hệ con cháu. Nếu giữ vững được dây chuyền này, con người trở nên bất tử, mặc dù mỗi thế hệ có thể chết đi. Không giữ được dây chuyền này, một đời người sẽ là vô nghĩa. Vì thế, việc nối dõi tông đường mới là điều quan trọng bậc nhất. Nhưng việc nối dõi này không chỉ là có con một cách vật lý, mà là phải nối dõi về ý thức. Mấu chốt của sự "hữu vi" trong nho giáo là niềm tin vào khả năng giữ được ý thức này xuyên thế hệ.

Khi xây dựng câu truyện Bảo Ngọc từ hòn đá, Tào Tuyết Cần đã ý thức là phá vỡ sợi dây dòng tộc, vì giữa Bảo Ngọc và Giả Chính thực ra chẳng có liên quan gì, chỉ là có người mang hòn đá vứt vào Giả Phủ. Vấn đề tiếp theo của Bảo Ngọc không phải là có một số thói hư tật xấu, mà là không hề ý thức và coi trọng về sự kế thừa bất kỳ một hệ giá trị nào của gia đình. Một gia đình như vậy cũng coi như tuyệt tự, cho dù có bị suy yếu trong đời Giả Chính hay không. Giả Chính là người khôn ngoan, tất phải cảm nhận được điều đó nhưng hoàn toàn bất lực. Việc thịnh suy, giàu sang rồi lại mất hết đối với nho gia vốn không là cái gì cả. Vì thế nếu lấy việc họ Giả vì không biết ăn hối lộ mà khuynh gia bại sản thì chưa hề chạm tới luận lý của Nho gia. Toàn bộ câu truyện Bảo Ngọc, từ điềm ngậm ngọc khi sinh cho tới khi bay đi cùng sư và đạo là một dàn dựng để khiến Giả Chính từng bước phải thừa nhận rằng sợi dây dòng tộc, sự chính danh này là hão huyền, và bản chất của mọi sự là duyên phận, không phụ thuộc vào ý chí của con người. Giả Chính chạy theo Bảo Ngọc một cách tuyệt vọng e rằng không phải vì tình cha con mềm yếu, mà là nỗ lực cuối cùng muốn cứu với lại sợi dây dòng tộc, cứu vớt sinh mạng vĩnh cửu của chính mình và của cả một vũ trụ quan.

Nếu nói Bảo Ngọc là chính Tào Tuyết Cần, thì cũng ở khía cạnh nhìn thấy mình chỉ là hòn đá rong chơi tạm ở nhân gian. Hòn đá đó vốn dĩ thiên niên vạn đại, chứ không phải là một hạt ngọc trong muột chuỗi hạt vô tận của thời gian. Đó chính là quan điểm Phật, Lão trong ông mà ông muốn dùng để phản biện Nho Gia. Chứ còn nói ông cũng là công tử con nhà giàu ham gái, ái nam ái nữ nên đã tả thực bản thân bằng Bảo Ngọc thì e rằng không đúng, vì cho dù ông có những tính nết như vậy thật thì đó cũng chẳng đáng để viết thành truyện, lại còn được người đời tôn sùng mấy trăm năm.

Bản thân việc Bảo Ngọc sinh ra từ đá, vốn không rõ là âm hay dương, rồi thành người vừa âm vừa dương, cũng là một chiêu tấn công vào thuyết chính danh của Nho Gia, một thuyết cho rằng về bản chất, vũ trụ phân âm dương, và nho giáo cũng phân biệt nam nữ, quân tử, tiểu nhân. Vấn đề không phải trọng nam khinh nữ mà là cho rằng mỗi giống có bản mệnh và bản chất khác nhau.

19:45 Thursday,12.11.2015

Đăng bởi:  abc

Mình là một độc giả mới của SOI. Xin phép được góp ý một chút về phần chữ Hán trong bài
1. Do hiện tượng đồng âm khác nghĩa trong tiếng Hán nên tác giả có sự nhầm lẫn. Theo bức tranh đầu tiên thì Chữ "chính" trong tên của Giả Chính có nghĩa là chính trị, còn "chính" trong công chính sẽ được viết khác.
2. Bức tranh thứ 2 từ trên xuống đề tên chữ Hán là Giả xá, không phải Giả Chính.
Xin cám ơn

18:47 Thursday,12.11.2015

Đăng bởi:  admin

Gửi Phúc Bồ:
Anh Nguyễn có một thư cho bạn, về cái sự "hư hỏng" trong truyện. Nhưng Soi thấy phần trả lời ấy hay lắm, có thể triển khai thành một bài đàng hoàng đăng ngay trong... tuần sau. Nên bạn chịu khó đợi nhé.

Gửi Anh Nguyễn:

Viết cái đoạn trả lời Phúc Bồ thành bài luôn Anh Nguyễn nhé :-) Cảm ơn bạn nhiều.

18:17 Thursday,12.11.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

Anh Nguyễn phân tích rất hay
Tào Tuyết Cần đặt tên Giả Chính, đã có ý rõ ràng là ông đại diện cho tất cả những gì gọi là Chính, nhưng đồng thời tất cả những thứ tưởng như rõ ràng là Chính đó lại là giả chứ không phải là chính thật. Trong phút cuối cùng, cái chính thật mới hé lộ ra, để làm rõ rằng những cái trước chỉ là giả.

13:02 Thursday,12.11.2015

Đăng bởi:  Phúc Bồ

Bác Dương Trần,
Tôi đang nói chúng ta đọc cổ văn, bình văn cổ thì cần có cái nhìn của cả cổ cả kim. Ấy là chúng ta nói chuyện của chúng ta khi bình. Nếu bác nói tôi phải dựa vào cái nhìn của tác giả thôi thì cần gì não của tôi và bác nữa hả bác? Tác giả nói gì ta cũng coi là đúng rồi, cần gì có bộ môn bình văn?

Vả chăng trong chuyện của Tào Tuyết Cần cũng đã có cái nhìn đi trước thời đại (yêu Giả Bảo Ngọc) và cùng thời đại (tiêu chuẩn làm trai mà Giả Bảo Ngọc không đáp ứng được). Nay xét Giả Chính thì cũng cần đặt mình vào đôi giày của Giả Chính. Mà riêng tôi, tôi thấy đôi giày ấy đi vào thời nào cũng có lý. Con tôi thời này tôi làm mửa mật mà thằng ấy cứ vẩn vơ hết đi mua son với lại hát karaoke với gái thì tôi cũng đập như Giả Chính thời nào.

Một tâm lý nữa là viết truyện về mình, về điều giống mình bao giờ cũng có tinh thần ưu ái, cho phép mình được hư hỏng hơn, phóng túng hơn, nên hay có tinh thần “đi trước thời đại” là như thế. Người bênh Giả Bảo Ngọc có thể lấy con mắt của người con để phê phán Giả Chính. Người bênh Giả Chính có thể lấy cái nhìn của người cha để thất vọng vì con, mà người bênh phe nào cũng có cái lý của họ. Ấy là cái lớn của Tào Tuyết Cần.

Lại nữa, người ta nào có phải ông Trời nên trong hành vi luôn có điều vị kỷ. Con giận cha vì nghĩ con nghĩ tới mình nhiều hơn nghĩ tới cha. Cha giận con vì cha nghĩ tới mình nhiều hơn nghĩ tới con. Cho nên câu chuyện Giả Chính – Giả Bảo Ngọc nó có nhiều mặt, mà góc nhìn của Anh Nguyễn mới chỉ là một mặt, có thể là nhìn từ một người còn trẻ và sống ở thời nay.

12:41 Thursday,12.11.2015

Đăng bởi:  Dương Trần

@ Bác Phúc Bồ: Bác nói rất đúng, đọc văn, bình văn thì nên đọc bằng cả hai tâm thế. Nhưng cái tâm thế "ngày hôm qua" mà bác nói, thì cần dựa trên cái nhìn riêng của tác giả chứ không phải là cái nhìn chung của thời đại đó. Mà Tào Tuyết Cần thì là một trong những nhà văn có tư tưởng đi trước thời đại của mình. Vì thế nếu bác nhận xét rằng "theo tiêu chuẩn thời đó thì Giả Bảo Ngọc là thằng ăn hại", chính xác, và đó cũng là đánh giá của Giả Chính với con trai mình. Nhưng Tào thì không, và trong tác phẩm của ông thì đánh giá của ông mới là quan trọng nhất.

10:50 Thursday,12.11.2015

Đăng bởi:  Phúc Bồ

Quá hay đấy, Anh Nguyễn, chờ đón đọc bài về Diệu Ngọc của bạn. Nói thật là cũng quên mất nhân vật này rồi :-)
Hồi đọc Hồng Lâu Mộng, cứ nhớ cái đoạn cô hầu (?) thêu cảnh trai gái lên cái túi thơm, nghĩ sao mà ngày xưa “hư” thế. Khi nào Anh Nguyễn rảnh rỗi viết hộ một bài về sự “hư” trong Hồng Lâu Mộng.
Cãi nhau là chuyện vặt nhé bạn. Kệ tôi đi, cứ viết đi :-)

10:47 Thursday,12.11.2015

Đăng bởi:  Phúc Bồ

Anh Nguyễn
Đọc cổ văn thì nên đọc bằng cả hai tâm thế: của ngày hôm qua và ngày hôm nay. Với ngày hôm qua, Giả Bảo Ngọc là hạng không ra gì, có ưu ái với chàng chẳng qua là do Tào Tuyết Cần tự tả về mình. Những cái hay của Giả Bảo Ngọc đối với tâm hồn tự do của chúng ta ngày nay đều hay cả đấy, trọng nữ, công bằng đấy nhưng đối với ước vọng của thời xưa thì là chuyện nhỏ, đáng vứt đi, những ăn son với đùa vui với a hoàn chỉ thêm ngứa mắt, khi mà học thì không học, chẳng có chí khí gì.
Nói thể để thấy Giả Chính nhìn chẳng lầm người vào lúc đó. Con hư thì rõ ràng nhìn thấy con hư, đánh là đúng, tôi mạnh dạn cầm roi nhắc lại. Sau này khi con đã lộ chân người trời thì Giả Chính đã đuổi theo trên tuyết.
Tóm lại, người ta nếu cứ hành xử kiểu “người đời”, không chứng tỏ được phẩm chất “người trời” nào cho xứng đáng, thì đừng đòi hỏi người khác phải nhìn thấy mình ra thánh thần.

10:46 Thursday,12.11.2015

Đăng bởi:  Anh Nguyen

Ngoài ra, Tào Tuyết Cần bản thân đã từng là một công tử nhà giàu, gia thế sa sút, ông viết Hồng Lâu Mộng để kể lại giấc mộng đời ông. Bảo Ngọc chính là cái loa phóng thanh của Tào Tuyết Cần, mà Tào lão gia lại không ưa cả đạo Khổng lẫn đạo Phật. Tuy nhiên bút pháp của ông vẫn rất tuyệt vời, người đọc cảm thấy bức chân dung Giả Chính ông vẽ ra thật tự nhiên, là một con người có hỉ nộ ái ố, có điểm tốt điểm xấu khiến người đọc thông cảm chứ không một chiều. Sự chán ghét đạo Phật của Tào Tuyết Cần tôi sẽ phân tích qua nhân vật Diệu Ngọc.

10:37 Thursday,12.11.2015

Đăng bởi:  Anh Nguyen

Trong việc Giả Chính đánh con thì có một điểm tôi quên không nhắc đến. Đó là Giả Hoàn mách tội Bảo Ngọc, góp phần làm lửa giận của Giả Chính bùng lên không kiểm soát được. Giả Hoàn và dì Triệu vốn rất căm thù Bảo Ngọc và luôn tìm cách hãm hại cậu ta. Giả Hoàn đã có lần hất đĩa dầu nóng vào mặt anh. Dì Triệu thì thuê đạo sĩ ám hại Bảo Ngọc và Phượng Thư. Giả Chính là vị trưởng lão nhưng lại mù mờ chuyện đàn bà con gái, không nghĩ tới việc lòng ghen tị có thể đẩy người ta đến những việc vô liêm sỉ. Giả Hoàn hèn hạ ti tiện xúc xiểm Bảo Ngọc, thay vì cho Bảo Ngọc một cơ hội bào chữa thì ông ta đã lao vào đánh con ngay. Vì thế ngay cả trong việc đánh con Giả Chính cũng không hoàn toàn có cơ sở. Tôi vẫn cảm thấy Giả Chính là một con người hồ đồ.

10:21 Thursday,12.11.2015

Đăng bởi:  Phúc Bồ

Anh Nguyễn
Con người trong tiến trình sống sẽ có thay đổi, tiến bộ hoặc thụt lùi, là điều không tránh khỏi và cũng nên có. Xét quan hệ Giả Chính và Bảo Ngọc cũng nên xét trong tiến trình biến đổi của hai người.
Giai đoạn khi Giả Chính còn thịnh, thì ở nhà, Giả Bảo Ngọc theo tôi là đồ ăn hại đái nát, làm bố thất vọng, đánh là phải.
Khi Giả Chính suy, và Giả Bảo Ngọc lớn lên, trưởng thành lên, biết suy nghĩ, thì cái nhìn của ông bố dành cho con cũng khác, với điều kiện thằng con rõ là có thay đổi.
Cuối cùng, khi thằng con đã thay đổi kịch liệt, từ chỗ thiếu nhi thiếu niên chỉ ích kỷ chỉ ham vui, tới chỗ thành công nhưng chẳng thiết gì phù hoa trên đời, đi tu, thì rõ ràng bố có điên mới vẫn đánh con.
Tôi thấy bài viết này của Anh Nguyễn như người đứng tại chỗ trong một dòng nước, bình dòng nước mà không bình theo dòng chảy, chỉ nhìn chăm chăm xuống hòn sỏi dưới chân mà nói về nước cả sông.
Nhưng cảm ơn bạn nhiều, vì không có bạn viết, tôi cũng quên béng mất Giả Chính, đọc lâu quá rồi Anh Nguyễn.
Cảm ơn lần nữa. Khác nhau trong việc đọc là chuyện thường, việc lớn là đại tiểu thuyết này đã làm chúng ta nghĩ lại nhiều việc trên đời.

9:46 Thursday,12.11.2015

Đăng bởi:  Anh Nguyen

Bạn Phúc Bồ không cần phải căng thẳng. Mình chỉ muốn chỉ ra vài điểm:

1. Trong phạm vi truyện này thì Bảo Ngọc quả thật là "người trời," còn Giả Chính là Vương phu nhân đúng là "người đời." Bài viết này chỉ bàn về trường hợp cụ thể của Giả Chính và Bảo Ngọc, không nói rộng về quan hệ cha con trong xã hội nói chung. Tào Tuyết Cần cho Bảo Ngọc là hòn đá vá trời thì ta phân tích theo hướng đó, không ai khen Bảo Ngọc là tuyệt vời hoàn mỹ. Nếu không đồng ý với điều đó tức là bạn phủ nhận tác giả? Vậy bạn nghĩ thế nào về nhận xét cuối cùng của Giả Chính về Bảo Ngọc?

2. Bảo Ngọc trong suốt truyện là kẻ vô tích sự, song cuối truyện đã làm được hai việc: đỗ cử nhân và sinh con trai nối dõi. Tuy nhiên Giả Chính nhận ra hai điều đó là vô nghĩa đối với ông ta, bởi Bảo Ngọc đã ra đi vĩnh viễn. Đạo Khổng luôn có nhiều quy định cư xử cho từng vị trí trong xã hội, bề tôi thế nào, con cái làm sao,... Khi Bảo Ngọc đi mất thì Giả Chính nhận ra những quy định đó là vô nghĩa. Trước ông ta chỉ chiếu Bảo Ngọc theo những 'gạch đầu dòng" đó nên thấy nó là một đứa con trai xấu. Nhưng khi nhìn Bảo Ngọc bằng trái tim người cha độ lượng thì ông ta lại thay đổi.

3. Giả Chính hâm mộ, khen ngợi Chân Bảo Ngọc, hình ảnh phản chiếu của Giả Bảo Ngọc, một công tử đạo đức ngoan ngoãn, khao khát công danh. Giả Bảo Ngọc thì cho rằng cậu ta là một kẻ sáo rỗng, một con "mọt ăn lộc." Chân Bảo Ngọc và Giả Bảo Ngọc giống hệt nhau về hình thức nhưng tính cách thì đối lập. Tào Tuyết Cần đã nói từ hồi 1, "Giả bảo là chân, chân cũng giả." Giả Chính nhầm Chân Bảo Ngọc là ngọc quý thật, còn hòn ngọc thật bên cạnh mình lại coi là hòn đất, chứng tỏ sự kém cỏi trong nhìn người của ông ta. Giả Chính nhìn nhầm người rất nhiều lần, đây là một lỗi có tính hệ thống của Giả Chính.

4. Nếu bạn nhất quyết không chấp nhận rằng Giả Chính bị giới hạn bởi lề thói của Khổng giáo khiến cuộc sống cá nhân và sự nghiệp đều gặp trắc trở thì có lẽ bài viết này cũng không thể thuyết phục được bạn nghĩ khác. Vậy thôi ạ. :D

8:36 Thursday,12.11.2015

Đăng bởi:  Phúc Bồ

Giả Chính là loại người tốt và nghiêm túc của mọi thời. Thời nay có quan liêm chính như Giả Chính thì đáng quý biết mấy. Người như vậy có con như Giả Bảo Ngọc "người trời" sốt ruột mà quất cho mấy hèo cũng phải. Giả Bảo Ngọc so ra tiêu chuẩn thời nay thì cũng giống mấy thằng suốt ngày lên mạng tán gái với chơi game xem phim sex, lại còn đua đòi ái nam ái nữ, lai có bà nội bênh vực với một đám nữ hầu sẵn sàng dâng thịt, Giả Chính cáu thế còn nhẹ.
Tớ chẳng hiểu Anh Nguyễn phê phán Giả Chính bị gò bó khiến không hiểu con là sao? Con hư lồ lộ như thế mà còn cố gắng hiểu cái gì thêm nữa? Tâm lý con cái lúc nào cũng coi mình là "người trời" bảo bố mẹ là "người đời" không hiểu được mình. Trong trường hợp này vào thời ấy thì Giả Bảo Ngọc là đồ ăn hại đái nát, không gọi là "nghịch tử" vì cũng chưa làm gì quá ác ôn nhưng quả là vô tích sự. Chắc là cục sỏi xấu trên trời vốn đã vô dụng, rơi xuống trần may mà có Tào Tuyết Cần tô vẽ thêm cho đẹp xinh.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả