|
|
|
|||||||||
Chiêm tinhChỉ dành riêng cho bạn nào quan tâm: về Tiên thiên, Hậu thiên, Hà Đồ, Lạc ThưSOI: Đây là cmt của các bạn trong bài “Trả lời bạn Hiệp: phong thủy có nhảm nhí không?”. Soi thấy rất công phu nên đưa lên để những người quan tâm có thể cùng vào thảo luận, mặc dù bản thân Soi đã đọc đi đọc lại mà vẫn không sao hiểu được. Có […] Ý kiến - Thảo luận
12:24
Friday,8.9.2023
Đăng bởi: gin Phạmchiều thuận là từ 0 đến có
14:39
Tuesday,11.8.2020
Đăng bởi: HồngTheo tôi cách giải thích để xếp ra Hậu tiên thiên rất khiên cưỡng và khó hiểu. Mong cao nhân giải thích vì sao lại 9 lại thế chỗ của 7 và ngược lại. Từ đó luận rộng ra các phương khác, bản chất là gì vậy?
10:27
Sunday,21.4.2019
Đăng bởi: HUỲNH TẤN LẠCMUỐN THÔNG BÁT QUÁI - HÀ ĐỒ - LẠC THƠ phải Tu sao cho NGƯỜI - VẠN VẬT - ĐẤT - TRỜI hiệp MỘT ---- > ĐẮC ĐẠO . Còn Ai không Tu thì khỏi HỌC cho KHOẺ.!!!!!
10:16
Wednesday,25.11.2015
Đăng bởi: candid@bác Vô danh: Cám ơn bác. Em cũng chỉ muốn tìm hiểu Kinh Dịch dưới góc độ một môn triết học của Phương Đông.
9:33
Wednesday,25.11.2015
Đăng bởi: Vô danhDịch học xưa nay là một môn khó lĩnh hội. Nhưng không phải là không thể. Vấn đề là gặp minh sư hay không. Theo kinh nghiệm học Kinh Dịch nên chia làm 2 phần. Phần Dịch học và phần Kinh truyện. Khi mới học thì nên tiếp cận với Học thuyết Âm dương – ngũ hành. Sau đó tiếp theo là Dịch học. Qua đó ta nắm được một số khái niệm, cách biểu hiện các ký hiệu,tính chất, cấu trúc, quy luật. Tiếp cận với Huyền học theo lối cũ rất khó khăn, nhưng chia tách khoa học thì thấy rất minh bạch. Bản chất của Dịch là tính tương đối, chu kỳ. Nếu học Dịch mà quan điểm nặng về tuyệt đối cực đoan sẽ khó lĩnh hội. Vì đó là nhận thức cổ đại ta cứ tiếp nhận rồi tham khảo, chưa cần truy nguồn vội, vì có truy cũng chẳng đủ điều kiện. Từ thời Khang Hy, ông đã quy tập những sách nói về Kinh Dịch ( từ thời nhà Chu đến Thanh ) bổ xung vào Tứ Khố Toàn Thư tất cả khoảng 158 bộ gồm gần 1800 quyển là có tên tác giả, còn rất nhiều bản không đề tên tác giả. Kể cả giới học thuật nghiên cứu chuyên sâu cũng phải bỏ cả đời chắc gì đã xơi hết chỗ này. Phần Kinh truyện không nên học ngay sẽ bù đầu vì lượng thông tin quá nhiều, không đủ tĩnh tâm sẽ không nhớ hết được. Các ứng dụng của Dịch như Dự đoán, Phong thủy, Bát tự hà lạc, Thái ất thần kinh …cũng chưa khai thác vội. Phần quy luật vận động chưa nắm rõ mà vọc ngay vào ứng dụng sẽ như cây ko có gốc. Tôi thấy nhiều câu lạc bộ, các thày giảng nặng về dự đoán, phong thủy làm học trò hiểu ngay rằng học Dịch chỉ để làm bói toán, hoặc sa và truyện ngay sẽ hoa mắt chóng mặt với “quân tử, tiểu nhân ” rồi thì cũng đầu hàng sớm. Thế hệ chúng ta cần phải cập nhật môn này một cách khoa học, minh bạch bởi Dịch học là môn khoa học nghiên cứu về quy luật vận động của cả vũ trụ qua nhận thức cổ đại. Nó không phải chỉ để phục vụ cho đám Vu thuật thần bí mê tín dị đoan. Minh sư không nhiều lại sắp thành người thiên cổ cả rồi. Anh em mau tìm thầy học nhanh kẻo thất truyền hết thì thật đáng tiếc. -@ All: Dịch học đã khó lĩnh hội nên anh em cố gắng trao đổi nghiêm túc, xây dựng để hình thành một hệ thống khoa học cho mọi người có đam mê cùng tìm hiểu, không nên có tư tưởng trịnh thượng, tự mãn vì đã được tiếp cận trước. Thật sự những gì mình được trải qua chắc gì đã đúng, đã hiểu mà phát ngôn như vậy, thật là buồn. Kính.
0:50
Wednesday,25.11.2015
Đăng bởi: NMH@candid:
9:29
Tuesday,24.11.2015
Đăng bởi: candidCám ơn bác Vô danh, em vẫn cho rằng thiệt thòi ở VN là nghiên cứu không từ văn bản gốc nhưng biết làm sao được. Giờ mà có ý kiến đề nghị có môn Hán Nôm tự chọn ở cấp phổ thông thì có khi hứng cả tạ đá về xây nhà. :D
22:38
Monday,23.11.2015
Đăng bởi: Vô danhAnh em nghiên cứu Dịch bằng những sách đã dịch sang tiếng Việt thì thông tin tương đối hạn chế. Nếu đọc được chữ Hán thì tìm cuốn Kinh Dịch Đại Toàn mà đọc. Ngoài ra nên tìm file ghi âm giảng Dịch của cụ Vũ Xuân Quang mà tham khảo, sẽ dễ tiếp cận hơn nhiều đấy.
15:44
Sunday,22.11.2015
Đăng bởi: CandidEm đọc thấy trong sách Chu dịch thông lãm có viết là Dương Hùng trong sách Thái Huyền Kinh ghép ngũ hành vào Hà đồ.
14:46
Sunday,22.11.2015
Đăng bởi: Dương TrầnKhông biết Thái Huyền Kinh mà bác Akashic nói có phải là sách Thái Huyền của Dương Hùng thời Tây Hán không? Nếu đúng là sách ấy thì tôi được biết trong đó không có nói tới Hà đồ, Lạc thư, tiên thiên hậu thiên chi chi hết ?
21:11
Saturday,21.11.2015
Đăng bởi: CandidEm thấy bác có nhắc đến sách Thái Huyền Kinh. Bác cho hỏi sách này của nhà xuất bản nào và năm nào vậy để em tìm thử đọc xem sao.
19:45
Saturday,21.11.2015
Đăng bởi: Hữu GiácAkashic
19:34
Saturday,21.11.2015
Đăng bởi: AkashicHữu Giác thân mến! Bạn không chịu đọc sách tìm tòi mà cứ thích ăn sẵn và bới lông tìm vết thế nhỉ. Muốn biết kiến thức của tôi nhưng lại thích vặn vẹo đòi hỏi phải chỉ lấy từ đâu chỗ nào, trong khi vừa muốn học lỏm biết kiến thức của tôi lấy từ đâu vừa tìm cách gây sự bằng những ngôn từ thiếu thiện chí.
19:28
Saturday,21.11.2015
Đăng bởi: CandidEm vừa đọc qua tử vi chân thuyên thấy có đề cập đến Dịch rõ nhất là phần Tản mạn về Dịch trang 48. Tuy nhiên không hề nói đến những gì bác đề cập. Mong bác chỉ rõ cho.
18:15
Saturday,21.11.2015
Đăng bởi: Hữu GiácAkashic:
16:56
Saturday,21.11.2015
Đăng bởi: AkashicBạn đọc cuốn Tử Vi Chân Thuyên sẽ có đề cập đến những điều tôi nói nhé. Thân!
15:28
Saturday,21.11.2015
Đăng bởi: Hữu GiácAkashic thân mến,
12:35
Saturday,21.11.2015
Đăng bởi: CandidNếu là lý thuyết bác phát triển thì không thể nói ai nghiên cứu sâu về độ số cũng phải biết?
11:41
Saturday,21.11.2015
Đăng bởi: AkashicThân gửi Hữu Giác
8:30
Saturday,21.11.2015
Đăng bởi: Hữu GiácAkashic thân mến,
6:45
Saturday,21.11.2015
Đăng bởi: CandidEm thì chỉ tìm hiểu về Kinh Dịch ngoài vỏ thôi nhưng đọc sách vở thì thấy có nhiều trường phái, nhiều lý thuyết lắm. Kinh dịch phát triển mấy nghín năm liên tục được bổ túc phát triển nên tách ra để đi về gốc là khó.
0:39
Saturday,21.11.2015
Đăng bởi: AkashicTôi nghĩ là những ai nghiên cứu sâu về Kinh Dịch khi học về độ số thì đều phải biết điều này chứ nhỉ?.Cái mà hiện giờ chúng ta có được, nói tóm lại, chỉ là một mớ lý thuyết/ giả thuyết cộng với một số huyền thoại hoang đường phát xuất từ Hán Thư. Hay nói một cách khác, bất kể là học thuật nào, dầu có “hoành tráng” đến mức độ nào đi nữa, thì nó cũng không thể là một bộ môn thật sự có giá trị nếu như được xây dựng dựa vào màu sắc huyền bí và một mặt nền không ổn. Người ta không thể tìm ra một cái đúng từ một cái sai trong cái mớ bừa bộn lý thuyết/ giả thuyết đó, chúng ta thấy có một số lớn học giả thì cho rằng Hà Đồ là “thể” còn Lạc Thư là “dụng”. Thể của Hà Đồ vận động theo chiều “tương sinh” của ngũ hành còn dụng của Lạc Thư vận động theo chiều “tương khắc” của ngũ hành.
22:52
Friday,20.11.2015
Đăng bởi: CandidThông tin lạ nhỉ. Em chưa nghe thấy bao giờ. Toàn nghe chấm với vạch trên lưng rùa với quy mã.
22:21
Friday,20.11.2015
Đăng bởi: AkashicTheo em được biết thì Lạc Thư và Hà Đồ là hai sản phẩm hoàn toàn biệt lập trong xuất xứ và hoàn toàn biệt lập trong thông tin nó chứa đựng. Về mặt xuất xứ, những chùm sao trong Tam Viên là cơ sở của Lạc Thư còn Ngũ Tinh trong Thái Dương Hệ là cơ sở của Hà Đồ. Về mặt thông tin, những con số của Lạc Thư là biểu thị số sao của những chùm sao trong Tam Viên còn những con số của Hà Đồ là biểu thị sự chuyển động của Ngũ Tinh trong Thái Dương Hệ. Những con số của Lạc Thư chỉ thuần tuý là những con số đếm [số ngôi sao] trong khi những con số của Hà Đồ là những con số chứa đựng thông tin về thời-không mô tả sự vận động của Ngũ Tinh [vì thế mà có từ “ngũ hành” tức ngũ tinh vận hành?]. Tuy bộ độ số của Lạc Thư [từ 1 tới 9] và bộ độ số của Hà Đồ [từ 1 tới 10] nhìn thì có giống nhau nhưng bản chất và thông tin chứa đựng bên trong bộ độ số hoàn toàn khác nhau [cũng giống như ký hiệu i trong toán học là biểu thị của véctơ còn ký hiệu i trong kinh tế là biểu thị của lãi suất]. Nói cho rõ hơn là 2-7 của Lạc Thư không phải là 2-7 của Hà Đồ. Cặp số 2-7 của Hà Đồ chứa đựng thông tin “hành Hỏa, màu Đỏ, hướng Nam, chi Ngọ” nhưng 2-7 của Lạc Thư chỉ chứa đựng thông tin “2 ngôi sao-7 ngôi sao.” Tương tự, 4-9 của Lạc Thư không phải là 4-9 của Hà Đồ. Cặp số 4-9 của Hà Đồ chứa đựng thông tin “hành Kim, màu Trắng, hướng Tây, chi Dậu” nhưng 4-9 của Lạc Thư thì chỉ chứa đựng thông tin “4 ngôi sao-9 ngôi sao.” |
|
||||||||||