Ăn uống

Cốm

Con dâu sinh cháu đầu lòng, mẹ chồng khệ nệ đem vào Sài Gòn cả một khoảng trời Bắc Bộ. Từ khi có mẹ, mỗi ngày con dâu được thưởng thức chương trình hát ru trải dài từ lục bát dân gian (Cái Bống đi chợ Cầu Canh. Con tôm đi trước củ hành theo […]

Ý kiến - Thảo luận

11:18 Thursday,5.5.2016

Đăng bởi:  Dang Thi Kieu Van

Thật là may mắn...

17:30 Wednesday,23.12.2015

Đăng bởi:  Đặng Duy Quang

Kính gửi tác giả Anh Nguyễn, đây là lần đầu tiên tôi biết đến trang soi.today và tôi rất ấn tượng với bài viết của anh/chị. Tôi hiện là biên tập viên của 1 tờ báo và có một số vấn đề muốn trao đổi, giao lưu với tác giả, liệu anh/chị có thể cho tôi địa chỉ email để tiện liên lạc, làm quen được không ah? Địa chỉ email của tôi là quangdang.hubt@gmail.com. Mong sớm nhận được hồi âm của tác giả. Trân trọng!

2:27 Thursday,10.12.2015

Đăng bởi:  Kim tran

Đọc xong mới thấy không hiểu gì về mấy món chè, đó giờ mình nghĩ chè nấu dễ, ai ngờ.....

11:14 Thursday,26.11.2015

Đăng bởi:  a tủm

Cảm ơn Mê LC! Còn có món chè đỗ đen ăn nóng, mùa lạnh ăn cũng ngon!
Mợ nào rảnh rỗi làm thêm bài về món rươi nữa cho đủ vị thì hay :)

21:53 Tuesday,24.11.2015

Đăng bởi:  Mê LC

Atum
chè đặc bà cốt nấu từ xôi nếp, còn chè cốm hay cốm xào thì làm từ cốm già.
Xôi nấu bình thường rồi cho mật mía và gừng thái chỉ vào sêu. Món này gọi là chè kho. Giống với cốm xào, cũng nên cho ít dầu hướng dương hoặc dầu ôliu vào cho mềm và bóng, róc chảo. Đổ ra đĩa sâu lòng, nén và quết cho mịn mặt. Để nguội hẵng cắt miếng nhé. Bà cốt sẽ loãng hơn chè kho này, dùng để ăn với xôi vò, trong món xôi vò chè đường. Món chè để ăn với xôi này có thể nấu từ đỗ xanh (chè hoa cau), từ hạt sen cà nhuyễn, và từ cốm.
Còn chè lam, cũng bằng mật mía, nhưng làm bằng bỏng (rang phồng gạo nếp), thính và mứt xắt nhỏ và mạch nha nữa. Nên chè lam nửa giống kẹo, mà vẫn được gọi là bánh.
Cốm non ăn tươi thôi, và nên ăn khi đói ! Nước bọt tứa ra giúp cho cốm đỡ dính răng. Ăn xong làm bát nước trà xanh mới nấu, cũng thấy Phật thấp thoáng trong hồn rồi....!

21:52 Tuesday,24.11.2015

Đăng bởi:  a tủm

À ui cứ tưởng món chè nấu bằng đường với gạo nếp :D
Tôi cũng không biết, nhưng từ lâu rồi, dù năm nào cũng ăn đôi bận nhưng không được ăn cốm ngon như thuở bé. Có lẽ giống, đất, phân hóa học... đều có ảnh hưởng đến hạt lúa và đặc biệt là giờ người ta có quá nhiều kỹ thuật nâng cao năng suất. Nếu ko có cái gì bù lại, ắt lượng tăng thì chất giảm.

21:36 Tuesday,24.11.2015

Đăng bởi:  Anh Nguyen

@ a tủm: dạ, chè đặc cắm tăm này là chè Thái Nguyên, lá bé bé, nước chè vàng đậm và rất sánh, nước thơm ngào ngạt. Chè này cũng là mẹ chồng mang vào cho em ạ. Đấy là mọi người gọi vậy, chứ làm gì có chuyện cắm tăm vào cốc chè mà không đổ :D

Chắc mũi em kém đấy ạ, chứ vì sao mà cốm hồi xưa lại thơm hơn bây giờ nhỉ, giống lúa khác chăng?

21:17 Tuesday,24.11.2015

Đăng bởi:  a tủm

"Cốm có một mùi thơm nhẹ nhàng, phải để ý mới cảm nhận được"... Haizz... Đấy là cốm thời nay thôi, thời xưa, bà hay mẹ đi chợ về để gói cốm trên bàn, thằng cu đi chơi đâu về đến cửa đã thoảng thấy mùi cốm lẫn mùi lá sen.

Cốm là món ăn chơi, ngon nhất là cứ để nguyên thế ăn với chuối tiêu trứng cuốc. Xào lên hay làm chả cũng ngon, nhưng mất cái vị tinh tế của cốm.

Chè đặc cắm tăm có phải chè bà cốt ko Anh Nguyễn?

11:21 Tuesday,24.11.2015

Đăng bởi:  candid

Hồi đấy thì xung quanh chợ Đồng Xa cũng toàn là ruộng mà. Gần đấy thì có làng Dịch Vọng Hậu cốm Vòng nối tiếng. Mùa cốm người ta đạp xe chở lúa suốt mà không nghĩ ra để chụp lại.

10:14 Tuesday,24.11.2015

Đăng bởi:  Anh Nguyen

@Candid: vâng, hồi đầu mới làm dâu em cũng tưởng bà đi chợ ở một cánh đồng xa xa nào đó... :)

6:13 Tuesday,24.11.2015

Đăng bởi:  Candid

Ở chợ Đồng Xa cách đây 20 năm vẫn có cảnh nông dân chở lúa về để làm cốm. Giờ tên Đồng Xa trẻ con nó cũng không hiểu tại sao lại có đồng ở giữa phố.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả