Thiết kế

Trăm năm mũ áo

(Tiếp theo bài trước: Com-lê và ca-vát là đôi bạn thân) * Học giả Trần Quang Đức có tác phẩm nghiên cứu “Ngàn năm áo mũ” nổi tiếng, qua đó có thể thấy suốt một thời gian rất dài ở nước ta, không chỉ “áo” mà cả “mũ” còn đóng một vai trò rất quan trọng […]

Ý kiến - Thảo luận

13:43 Monday,14.12.2015

Đăng bởi:  candid

Nói em mới nhớ ngày xưa trẻ con đứa nào cũng biết làm cái dải băng giấy màu trang trí bằng cách cắt giấy màu rồi dán lại móc vào nhau gọi là xúc xích. Hồi trước em cứ nghĩ là gọi thế do nó giống xúc xích của Tây. Thế nhưng giờ có khả năng như bác dẫn cụ Ngô Tất Tố, ngày xưa có tính từ "xúc xích" mà giờ không dùng nữa.

12:10 Monday,14.12.2015

Đăng bởi:  Đặng Thái

Bác Sương, bác Candid

Em thì nghiêng về phía "bít tất" là chữ Nôm, giống như bác Sương nói nghĩa là bịt/bọc kín hết cả bàn chân lại. Trong Lều chõng, cụ Ngô Tất Tố có viết câu sau:"Rồi cả bốn người cùng đội nón, khoác áo tơi, hai chân xỏ bít tất, sàm sạp bước xuống đất, với những đồ đạc đeo xúc xích ở vai và cổ".

Ngoài chữ bít tất ta thấy ở đây còn chữ "xúc xích", lúc này thì "xúc xích" là một tính từ cổ, chỉ một chuỗi vật dụng nối với nhau, ngày nay nó đã chuyển nghĩa thành danh từ do món dồi của Tây thường treo thành dải "xúc xích". Bít tất cũng có thể như thế lắm.

9:47 Monday,14.12.2015

Đăng bởi:  candid

Bác Tùng có đưa link cụ An Chi giải nghĩa chữ Bít tất. Em cũng có google và tìm đọc trước đấy. Tuy nhiên có như một số trường hợp trước đấy, em thấy cách giải thích của cụ An Chi không thuyết phục lắm. Tuy nhiên em thì không đủ khả năng để phản biện lại cụ trong trường hợp này.

Ngày xưa còn dùng từ bí tất mà nay cũng ít thấy dùng. Liên quan đến bít tất có món cafe bít tất ở Hà Nội cũng không còn. Ở Hải Phòng lâu lâu rồi em thấy có quán vẫn còn cafe bít tất, giờ không hiểu còn không.

22:56 Sunday,13.12.2015

Đăng bởi:  Sương

Hồi đó mình nhớ bọn nó nói đùa là giày dép có loại hở ngón, hở gót; có loại bít ngón, hở gót; có loại bít gót, hở ngón. Còn bít cả gót cả ngón thì gọi là... bít tất.
Phải chăng chữ bít tất là từ cái ý bít hết không còn chỗ nào... mà ra?

20:57 Sunday,13.12.2015

Đăng bởi:  Đặng Thái

Thế còn chữ "bít tất", có bác nào có ý kiến gì không ạ?

13:14 Sunday,13.12.2015

Đăng bởi:  Candid

Nhà miền Bắc cũng có chỗ treo mũ. Nhà em từ xưa các cụ treo mũ phớt, mũ dạ bằng cái sừng hươu.

13:12 Sunday,13.12.2015

Đăng bởi:  Candid

He he, em quên dôn là màu vàng thật. Mấy trình tiếng Pháp đi mất từ lâu. Có chuyện vui về một anh nói tiếng Tây bồi giải thích ông ba mươi với một ông người Pháp như sau:

Xừ tí ti dôn, tí ti noa. Xừ măng giê cả moa, măng giê cả toa.

12:26 Sunday,13.12.2015

Đăng bởi:  Tigrou

Mình thử giải bài tập như thế này nhé: giày "dôn" củ nghệ thực chất không phải là giày màu vàng (jaune ở tiếng Pháp) mà là giày màu nâu sáng theo mode thời đó. Áo satay là áo bằng sa-tanh (satin) thôi. Can là cái gậy (canne) và cuối cùng mũ ca-dô-chê là mũ rơm hay mũ cói đội vào mùa hè (canotier) https://vi.m.wiktionary.org/wiki/canotier

11:35 Sunday,13.12.2015

Đăng bởi:  Đặng Thái

Mình cũng từng tham quan một số nhà cổ, đình chùa Nam Bộ nhưng chưa thấy có cái móc treo mũ áo như bạn Hieniemic nói. Vì nhà Việt cổ thường không có tiền sảnh, đi thẳng vào là phòng khách, ban thờ nên thú thực là mình cũng chưa hình dung ra được vị trí của nó được đóng ở đâu theo mô tả của bạn. Nếu bạn có một vài ảnh chụp thì tốt quá. Search google chỉ ra mỗi bài này. Có câu "...cái móc treo áo quần đính lên tường ngay lối đi ra cửa." :))

Bác Candid giải thích giày dôn là giày Tây thì đương nhiên rồi, tại sao gọi là "dôn" ấy chứ, "củ nghệ" và mấy cái kia nữa. Bây giờ anh chị em cũng mỗi người thủ một cây can đấy chứ bác, để chụp hình tự sướng!

6:05 Friday,11.12.2015

Đăng bởi:  Hieniemic

Nhà người miền Nam thường hay có một cái móc treo mũ áo ở ngay cửa chính phòng khách lúc vừa bước vào nhà, hoặc ở gần bộ ván ngồi/nằm. Cái móc treo mũ áo này thường cách điệu theo hình cái gạc nai. Mình sống ở miền Nam từ nhỏ, hay đi vào các nhà kiểu cổ ở quê hoặc ngoại thành Sài Gòn thường hay thấy cái này. Nhà ở nội thành ít thấy.

7:56 Thursday,10.12.2015

Đăng bởi:  Candid

Giày dôn thì là giày Tây. Can là phụ kiện không thể thiếu của đàn ông đầu thế kỷ 20, kể ra giờ không có nó cũng được không thì ngày nào cũng có cảnh tắc đường lôi can ra phang nhau vỡ đầu.

Cái flat cap em đội hàng ngày mà bây giờ mới biết nó tên là flat cap. :D

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả