Gẫm & Bình

Sự Chết và Lãng mạn

 Hồi còn là học sinh lớp 7, mình đã chép lại bức tranh này, bằng chì than, rất kỹ lưỡng, từ một phiên bản khổ A3 trong một vựng tập đặc biệt của bác Đặng Chấn Liêu tăng bố mẹ. Một người bạn cùng lớp đã nhất định xin bức chì than ấy. Nay thì […]

Ý kiến - Thảo luận

10:43 Monday,21.12.2015

Đăng bởi:  ngoc mai

Cám ơn bác Trịnh Lữ đã giải thích rất cặn kẽ chi tiết. Em muốn nói từ thời Luis XIV là muốn nói đến hình tượng được thể hiện trong tranh ấy ạ, vì vị vua này luôn muốn thể hiện mình như một đỉnh cao chói loà (hồi em học lịch sử Pháp thì thấy mấy bà giáo hay lấy tranh vẽ ông Louis này ra làm minh hoạ cho quyền lực đỉnh cao). Đến thời Cách mạng Pháp thì đỉnh cao lại thuộc về người phụ nữ (biểu tượng của nước Pháp). Các tranh trước đó nữa nữa thì trung tâm luôn là chúa Giê su, nhưng cách truyền cảm hứng chói lọi và "lồng lộng" thì là từ ông Louis

9:59 Monday,21.12.2015

Đăng bởi:  Trịnh Lữ

Candid : Mình phải xin lỗi vì câu "Bức vẽ mang ra Salon là theo phác thảo này…" của mình đã khiến bạn hiểu lầm. Bức vẽ đem ra Salon chính là bức mà Candid bảo là kịch tính hơn đấy. Và Gericault vẽ thêm cái xác ở ngay Salon, trong hai ngày, trước khi khai mạc.

8:21 Monday,21.12.2015

Đăng bởi:  Candid

Không chỉ vẽ thêm cái xác mà con thuyền cũng được che đi bằng một đợt sóng, khiến cho cảm giác hy vọng mong manh hơn.

8:19 Monday,21.12.2015

Đăng bởi:  Candid

Em thấy là bức vẽ thêm có bố cục chặt hơn và kịch tính hơn. Trọng tâm của câu chuyện được chuyển từ hậu cảnh nơi chiếc thuyền xuất hiện sang tiền cảnh nơi có cái xác.

Ở bức vẽ đem ra salon có ít cảnh chết chóc máu me hơn nên không kịch tính bằng.

5:16 Monday,21.12.2015

Đăng bởi:  Trịnh Lữ

Xin có mấy lời về ý kiến của Tùng và Ngọc Mai.

Thứ nhất, tôi nghĩ Louvre chả "tiếc hùi hụi" đâu, vì bây giờ họ sở hữu bức tranh rồi, coi nó là một trong những kiệt tác vô giá của hội họa Pháp rồi.

Thứ hai, lối bố cục của Gericault cho bức tranh này đúng là theo hình tam giác có đỉnh phía trên như Ngọc Mai đã nhận xét; nhưng không phải là có từ thời Louis XIV (thế kỷ 17). Nếu coi Gericault đã dựng bức tranh này theo lối "dynamic composition" - tạm gọi là "bố cục năng động", thì cơ sở lý thuyết và thực hành của nó đã được viết thành sách từ năm 1584. Và cũng phải nói rằng, cái cơ sở tổ chức các yếu tố hội họa trên bề mặt một bức tranh có liên quan mật thiết đến tổ chức cả các không gian kiến trúc. Cái cốt lõi của nó là hệ thống tỷ lệ. Tỷ lệ Vàng là một ví dụ. Nhưng hệ thống tỷ lệ trong kiến trúc và hội họa còn được người xưa xây dựng dựa trên mối quan hệ giữa âm nhạc và cảm thức hài hòa thị giác. Cái nền tảng sâu sắc ấy đã có từ cổ đại Hy Lạp, vẫn được lưu giữ như những bí mật nhà nghề thiêng liêng trong thời kỳ trung cổ, rồi được công khai phổ biến trong thời Phục hưng, và những biến tấu của hệ thống này đã trở thành nền tảng bố cục của tất cả các phong cách nghệ thuật của Tây Âu. Ngay cho đến giờ, những tranh trừu tượng, dù ở đủ mọi phong cách, mà hế đã đẹp là vẫn tuân thủ hệ thống tỷ lệ đã có từ cổ xưa ấy. Đã có nhiều tác giả viết về chuyện này. Nhưng rõ ràng hệ thống nhất, theo tôi vẫn là cuốn "The Painter's Secret Geometry - A Study of Composition in Art". Cuốn này có hẳn một chương "Solutions of the problem in contemporary painting" để cho thấy những kiệt tác đương đại vẫn không ra ngoài hệ thống bố cục đã có từ ngàn xưa này. Tất nhiên, "đương đại" với Bouleau có nghĩa là chỉ từ Cezanne cho đến Mondrian, nghĩa là thời kỳ vẫn còn "hội họa". Chứ lúc đã hoàn toàn vẽ bằng mồm rồi thì còn bố với cục cái gì nữa.

Họa sỹ, nếu đã có cái hệ thống tỷ lệ ấy trong gen, thì tha hồ phá cách mà vẫn vững chãi sinh động. Ai không có gen ấy, thì phải học chắc mới có liên lạc được với nó. Còn không thì làm gì cũng vẫn không thuyết phục được ai.

Quay lại câu hỏi của Tùng "tại sao phải vẽ thêm cái xác ấy". Chả phải phân tích gì nhiều. Chỉ cần xóa cái xác ấy khỏi bức tranh, sẽ thấy ngay cái dynamic của toàn bộ bị đứt đoạn. Những yếu tố sáng tối của toàn bộ không còn hợp thành một hài hòa vững trãi và sinh động nữa, mà bị thiếu, bị mất thăng bằng. Trong phác thảo (có trong bài), Gericault có bố cục một tấm vải nằm ở vị trí ấy, nhưng chắc khi vẽ lớn lên, ông thấy tấm vải lớn ở ngay trước mắt như vậy có vẻ chả có nghĩa lý gì, nên không vẽ nó nữa. Và có lẽ vì trong xưởng vẽ không đủ không gian lùi để nhìn tổng thể, nên ông không thấy cái trống trải gây mất nhịp điệu chung của bức tranh ở đó. Cái xác chết thay thế tấm vải, thì vừa giữ được cốt giá sinh động của bố cục, vừa có tác động nội dung mạnh mẽ hơn hẳn.

Tùng cũng không hiểu sao chỉ có 13 ngày mà người ta đã ăn thịt nhau. Thực ra thì tấn bi kịch kéo dài trước đó rồi. Tầu Medusa, vì thuyền trưởng củ chuối nên để tầu mắc cạn và gẫy vỡ. Trên tầu có những 400 người tất cả. Có mấy cái thuyền cứu nạn kéo theo thì thuyền trưởng chỉ cho đám quý tộc và gia quyến lên đó. Còn thì đám còn lại phải xúm vào, dưới sự chỉ huy của một ông thợ mộc chuyên đóng thuyền, tháo dỡ gỗ của con tầu ra để ghép thành bè. Cũng mất nhiều ngày căng thẳng và mâu thuẫn gay gắt. Đến khi xong bè, thì 150 người lên bè, và thuyền cứu nạn mới ra khơi, kéo theo cái bè. Nhưng rồi gặp bão. Thế là thuyền trưởng cho cắt giây kéo bè để cùng đám quý tộc thoát thân. Từ đấy trở đi mới là 13 ngày lênh đênh, ngày nào cũng hàng vài chục người bị nước cuốn đi mất, mưa bão thất thường. Đồ ăn cạn sạch. Tâm lý mới cuồng loạn lên. Nào ai biết được là ngày thứ 13 họ sẽ được cứu? Hàng tháng, hàng vài tháng thì sao? Đám binh lính bắt đầu làm loạn định giết hết các sỹ quan trên bè…

Một hoàn cảnh bất thường thê thảm Tùng ạ. Chứ còn như ở Xuân Mai thì có thể nhịn ăn nhịn uông hàng chục ngày mà vẫn như thường được: )))

8:20 Sunday,20.12.2015

Đăng bởi:  ngoc mai

Bài viết rất là bổ ích. Hoá ra người Pháp cũng có kiểu nhầm lẫn... tại thằng đánh máy nhỉ. Tranh hoành tráng thế này mà bảo tàng Louvre lại không mua, chắc bây giờ tiếc hùi hụi. Nhưng mà bố cục kiểu này có từ hồi Louis XIV hay sao ấy ạ, đại khái trong tranh bao giờ cũng có một đỉnh cao, một trung tâm (thể hiện niềm hy vọng, hay quyền lực gì đó), các chi tiết xung quanh đều hướng tới trung tâm. Chủ nghĩa hiện thực vẫn rất đậm đà. Tranh này làm tôi nhớ đến tranh của Repin nữa, mô tả đám đông rất chi li tinh tế, đặc biệt đi sâu vào tâm trạng và hành vi chi tiết tỉ mỉ. Một bức tranh hàm chứa bao nhiêu là lịch sử, bao nhiêu là câu chuyện.

6:03 Sunday,20.12.2015

Đăng bởi:  Candid

Em cũng từng nhịn khi tập yoga nhưng chỉ nhịn ăn không nhịn uống. Em nhớ là có lần xem chương trình nào đấy nói về khả năng nhịn uống của con người thì nhớ là cũng chỉ khoảng vài ngày. Nhất là trong điều kiện mất nước do mồ hôi và bài tiết. Xem mấy cái chương trình sống sót thì thấy mối quan tâm đầu tiên là tìm nguồn nước.

Không rõ có kỷ lục thế giới về nhịn uống không?

23:34 Saturday,19.12.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

Candid
bạn cứ tự thử đi, không ăn thì cũng không cần uống đâu. Mình thử 10 ngày chẳng vấn đề gì, vẫn khỏe mạnh, làm việc bình thường, thậm chí khỏe hơn, làm việc nhiều và tỉnh táo hơn. sau 10 ngày, thực ra nhịn tiếp hoàn toàn được, chẳng qua là mình thuộc loại thích ăn uống nên không nhịn tiếp thôi.

21:19 Saturday,19.12.2015

Đăng bởi:  Candid

Không ăn thôi chứ không uống 30 ngày em nghĩ không ai chịu nổi.

20:38 Saturday,19.12.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

Bài viết rất hay. Không biết cậu Trịnh Lữ có thể phân tích giúp xem cái lỗi bố cục của bức tranh ban đầu là gì, tại sao lại cần vẽ thêm cái xác kia. Ngoài ra, mình rất ngạc nhiên tại sao con người trong hơn chục ngày bị nạn mà lại có thể đã nghĩ ra ăn thịt nhau nhỉ. Mình chẳng có bản lãnh gì, nhưng tuyệt thực không ăn không uống 10 ngày chẳng có vấn đề gì. Và theo những người tuyệt thực, bất kỳ ai cũng có thể tuyệt thực không ăn không uống ít nhất 30 ngày không sao. Mà nếu phải vật lộn sóng gió nên kiệt sức sớm thì cái nỗ lực ăn thịt nhau nghe ra còn cần nhiều sức ghê gớm, làm sao một người kiệt sức có thể đủ dã tâm và sức lực để ăn thịt đồng loại nhỉ. Chắc trong những khủng hoảng kiểu này còn có sự bộc lộ của những tâm lý kỳ quái gì đó.

16:19 Saturday,19.12.2015

Đăng bởi:  cứ từ từ

Bài viết của bác Trịnh Lữ luôn giá trị, đọc rồi lại thỉnh thoảng giở ra đọc lại. Tiếc cho một thiên tài dị thường như Gericault lại quá đoản mệnh (32 tuổi).

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả