|
|
|
|||||||||
Gẫm & BìnhPhải chăng giấy Dó ta chỉ xứng đáng đem gói bánh bên Tàu, và vì sao?SOI: Đây là thảo luận của bài “Nhân xem tranh giấy Dó 1995 của Nguyễn Xuân Tiệp“. Cuộc thảo luận rất thú vị, Soi xin phép được đưa lên thành bài để các bạn dễ theo dõi và thảo luận nhé * CỨ TỪ TỪ Người Trung Quốc xưa làm giấy từ rất nhiều loại […] Ý kiến - Thảo luận
9:40
Thursday,24.12.2015
Đăng bởi: cứ từ từ@ Red Fox: giấy dó là gọi tên theo nguyên liệu. Có thể giấy cụ Tô hoài nhắc đến cũng được làm từ vỏ dó nhưng không cứ vỏ dó thì đều giống nhau. Trên 1 cây có nhiều loại vỏ, vỏ cành tơ, cành bánh tẻ, cành già, vỏ thân cây... cho ra chất lượng vỏ khác nhau. Các cụ xưa dùng loại vỏ có chất lượng cao nhất để làm các loại giấy đắt tiền cao cấp nhất, còn vỏ thô, chất lượng kém nhất thì để làm giấy vành mã, giấy gói hàng... Nói chung là tận dụng từ A-Z không bỏ sót. Còn quét keo da trâu chẳng qua là để chống thấm nước, một thứ túi nylon của thời cổ .
21:40
Wednesday,23.12.2015
Đăng bởi: Red FoxXin phép hỏi các cụ là thứ giấy làng Trích Sài, mà như cụ Tô Hoài viết là quét keo da trâu phơi cong nháng vàng vài lượt thì đem lên Hàng Đường để các mợ gói hàng, thì gọi là giấy dó không ạ?
12:29
Wednesday,23.12.2015
Đăng bởi: LêRaumuong Noigian nói:
8:04
Wednesday,23.12.2015
Đăng bởi: CandidTheo tài liệu của Henri Oger thì ở Việt Nam cuối thế kỷ 19 người ta sản xuất giấy bằng vỏ cây dó và cây dướng, ngoài ra có chất phụ gia là gỗ cây mò để cho khỏi bị dính. Cũng theo người Pháp thì năm 1903 chỉ có phổ biến 3 loại giấy phân loại theo mầu từ trắng đến xám. Các loại giấy cao cấp làm theo đặt hangf thì không ghi nhận. |
|
||||||||||