Văn & Chữ

Đại Ngọc vs Bảo Thoa: viên ngọc đen vs chiếc thoa vàng, ai hơn ai kém?

“Rốt lại thì Đại Ngọc-Bảo Thoa ai hơn ai kém?” là một trong mười công án lớn của Hồng Lâu Mộng. Thật khó có thể trả lời thoả đáng đến tận cùng, bởi Tào Tuyết Cần đã cố tình cho hai nhân vật này làm đối trọng trong tam giác tình yêu, ắt không cho […]

Ý kiến - Thảo luận

11:13 Monday,14.3.2016

Đăng bởi:  dilletant

@ Thy Thương,
Mình thấy bạn kết hợp được sự nghiêm túc trong nghiên cứu và sự điềm đạm trong tâm, dù cũng vui nhộn vừa phải. Mình đến gần đây, trừ những viết lách về lịch sử (cũng không phải không có lúc dấm ớt về văn phong - vì chắc đây là tình mình) là nghiêm, còn thì hay Trần Quấy. Nghiên cứu thì cũng chẳng sâu (dù nhiều lúc mình có cảm giác người Việt chẳng cần gì cả - bảo anh viết thế này hơi "khó" - không phải khó hiểu, mà là phải nghĩ). May mà đọc một số bài, kể cả trên Soi, và các lời bình như của bạn, hay của anh Tùng, để cảm nhận cái tinh tế (chưa chắc mình có) kiểu Việt vẫn phảng phất đây đó. Còn sự thô thiển có thể vì những hobby Trạng Lợn, Trạng Quỳnh, và cách quản trị quan liêu bao cấp, lãng phí (nước sông công lính), và tham nhũng (kể cả ăn căp văn, ăn cắp trí não người khác). Về Ana Kha- lệ - ninh mình cũng nghiên cứu lăng nhăng (không có chiều xâu). Có thể xếp bi kịch của cô ấy vào trong một thể loại anh hùng ca, đúng hơn là xếp nàng vào một - trong những thể (bố thể loại chi đó) người hùng của văn học kinh điển Nga:
[Anh hùng phạm tội - dằn vặt, như Raskonikov ("Tội ác và hình phạt"), Nehliudov ("Phục sinh"); (nữ) anh hùng cùng quẫn - chung tình: Anna Karenina, Maslova (Phục sinh)… Buộc người đọc tham gia vào quá trình tư duy, và khởi xướng những suy ngẫm về lỗi lầm trong quá khứ.]
Số phận - Ana Kha Lệ ninh cũng phản ảnh nét chung của văn học kinh điển Nga vẫn là anh hùng ca theo khuôn mẫu, hồi kết thường là lúc nhân vật anh hùng chết, hay ít nhất cũng hy sinh như vật tế (sacrifice/жертва) thần tình yêu, như Katia Maslova trong Phục sinh, Sonia Marmeladova ("Tội ác và hình phạt"). Mình thì không 100 TYPHN, nhưng cũng từng có lúc hóa rồ vì yêu 1 ai đó (trong đời thực), xin lỗi.
Có lần mình viết một bài để phản bác cách xếp loại "văn học lãng mạn" Nga (xô viết). Ý của mình là không có 1 dòng văn học như thế, dù có lúc người ta cố dàn dựng nó (để rồi về sau lại viết là văn học hiện thực XHCN Nga cũng không thọ...). Cũng viết thế thôi. Điều kỳ lạ là có giáo viên lại xếp nó (bài văn học lãng mạn Nga) vào tài liệu tham khảo của giáo trình. Nhớ một câu tiếng Nga; trong câu nói đùa chỉ có một tý đùa. Mong các học giả, hoặc thuần túy là các bạn mọt sách tiếp tục có ý kiến trên diễn đàn này để dilletant chậm lớn còn được mở mắt về những cảm nhận tinh té. (Xin gửi Thy Thương bài VHLM Nga qua Soi để bạn xem dilletant "quấy", nửa trống canh).

23:46 Sunday,13.3.2016

Đăng bởi:  Bừa

Mình coi như là vô tình đọc HLM từ năm lớp 4. Bé tí tẹo mà đọc kiểu tiểu thuyết dài lê thê như vậy mà không thấy chán. Đến chục năm sau vẫn tiếp tục đọc đi đọc lại, hoặc lúc nào hợp tình hợp ý thì mở 1 chương phù hợp ra xem. Kiến thức văn học của mình hạn hẹp và không có ý định tìm hiểu nhiều. Chỉ coi là đọc vì yêu thích. Thế nhưng dạo gần đây đọc loạt bài của Anh Nguyễn và 7 bài phân tích trên Tinhhoa.net thì thấy hoá ra lâu nay mình ôm báu vật mà chả hiểu gì cả. Cho dù các bài viết đều theo quan điểm cá nhân, có lúc mình đọc không hẳn đồng tình. Nhưng không thể phủ nhận HLM là một kho tàng càng nghiên cứu, càng đọc càng nói càng ra nhiều vấn đề. Rất ủng hộ tác giả Anh Nguyễn tiếp tục ra loạt bài này. Cảm ơn bạn

22:45 Sunday,13.3.2016

Đăng bởi:  Thy Thương

Dilletant: Mình già rồi còn mơ mộng mấy anh soái ca trong phim Hàn Quốc, nên chuyện Dilletant có cho riêng mình những hình mẫu ĐN, BT cũng hoàn toàn hợp lý mà. Nhưng mình sợ Dilletant muốn một cô gái vừa là tri kỷ tâm hồn như Đại Ngọc, vừa giỏi việc nước đảm việc nhà như Bảo Thoa thì trách nhiệm nặng nề cho cô ấy quá nên nói vậy. Luôn cảm ơn những comment của Dilletant trong topic này, nó khiến cho mình động lực để nghiên cứu tiếp, chứ cứ lảm nhảm 1 mình thì dễ mình thành tự kỷ mất. Cảm nhận là chuyện của cá nhân, dù là Dilletant hay NHM nói ra những suy nghĩ khác của mình, mình đều thấy rất thú vị.
Mình thì dốt tiếng Anh, may mà đọc được tiếng Trung nên những kiến thức kiểu này mình chỉ có cách thu thập trên các website của Trung Quốc. Kiến thức trên mạng thì thượng vàng hạ cám như cái chợ trời, mình chỉ lọc ra ở đây những gì mình thấy hợp lý, lồng thêm 1 chút suy luận cá nhân. Hồi đại học mình chọn học tiếng Trung vì có hứng thú đặc biệt với văn hóa Trung Quốc, nhưng đến khi tìm hiểu rồi (một cách nông cạn – mình biết vậy) thì mình không sùng bái nó nữa nhưng vẫn luôn yêu thích những gì mình tiếp xúc từ xưa, như Hồng Lâu Mộng, Tây Du Ký, tiếng Hán, thơ Đường…Rồi mải làm ăn, những sở thích này cũng bị bỏ quên, đến khi đọc được những bài viết về Hồng Lâu Mộng của Anh Nguyễn mới thèm có lại cái cảm giác say mê của mình trước đây với những bộ truyện này.
Nhân tiện, nếu có thể thì bạn Dilletant cho mình 1 vài suy nghĩ cá nhân về Anna Karenina nhé. Cô này, cô Scarlet trong Cuốn theo chiều gió và cô Cathy trong Đồi gió hú là ba cô gái Tây mà mình tò mò nhất. Mình thích 2 cô kia hơn nhưng vì Dilletant nhắc đến cô này nên mình hỏi về cô ấy trước.

20:32 Sunday,13.3.2016

Đăng bởi:  dilletant

@ Thy Thương: vừa đọc cả những lời bình bài về "Nguyên Xuân" của Thy Thương, rất phục kiến thức và lập luận của bạn, dù mình vẫn khó thay đổi cảm nhận riêng, rằng các triết lý của TQ liệu có thực sự khoa học, có ít áp đặt. Có thể mình sai. Đồng thời những nhà TQ học của Việt Nam vẫn có thể tiếp cận khách quan, khoa học trong nghiên cứu TQ của mình. Nhưng vì vẫn chỉ là dilletant thôi, kiến thức chắp vá, không được đào tạo bài bản, lại chóng chán (dù vẫn có một số vđ cứ theo mãi, nhưng chắc cũng chỉ là hobby). Dilletant bàn chuyện Đại Ngọc Bảo Thoa có thể chỉ xuất phát từ tính mê gái, tự sự thì ô trọc, chứ không như cách trình bày của Thy Thương. Vấn đề là khi đọc bài và đọc còm về HLM trên Soi, cứ liên hệ đến em này em kia, cả về phần hồn và phần xác. Nhưng dilletant vốn văn học Tàu chỉ có dăm ba xu, nên đọc Đại Ngọc Bảo Thoa mà toàn nhớ sang Anna Karenina, Maslova (Phục sinh) thậm chí cá Fentine và... Viên mỡ bò. Đúng là chập lung tung. Xét cho cùng văn học để làm gì đối với những ai không nghiên cứu, chắc để gọi xéo người nọ người kia là Thị Hến, Phó Đoan... hoặc mơ tưởng người nữ mình đang thích là giống, chẳng hạn, Tây Thi. Nhưng có lẽ tốt hơn là đi đọc lại những lời bình của Thy Thương và bài gốc, tắt chiếc loa công nông của dilletant đi.

17:16 Sunday,13.3.2016

Đăng bởi:  Thy Thương

Dilletant: Đem nhân vật trong truyện làm khuôn mẫu để áp cho đời thực thì khó quá, Đại Ngọc là Đại Ngọc, Bảo Thoa là Bảo Thoa, còn cô gái nào đó mà Dilletant từng gặp trong đời thì có khi là Kim Thoa hay Đại Thoa gì đó không biết, nhưng tin rằng họ đều có nét đẹp của riêng mình. Theo khoa học chứng minh thì đàn ông luôn bị hấp dẫn bởi những vẻ đẹp kiểu "phong nhũ phì đồn", vì bản năng duy trì nòi giống mà, nên kiếp sau cho chọn lại chưa chắc Dilletant đã chọn khác, hơn nữa chuyện này mình tin vào duyên phận. Về câu mình tả ĐN, là thuận miệng buột ra thôi, chứ bài Hai sắc hoa tigon mình không thuộc và cũng không thích :)

12:08 Sunday,13.3.2016

Đăng bởi:  dilletant

@ Thy Thương: thực ra ở thời điểm có Đại Ngọc, mình đang "ngần ngại" liệu có biến cô bồ nhí thành chính cung không. Cô Đại Ngọc (mà nếu lên ngôi chính cung thì đổi ngôi thành Bảo Thoa) quả là "cân bằng và linh hoạt", nên cuối cùng bọn mình rẽ sang hai hướng khác nhau. Với mình cô ấy giống như một bài hát mình thích nhưng nữ ca sĩ thì chưa thích lắm (vì mình còn "nhóc" dù lớn xác), mãi gần đây mới thích các cô mảnh mai, chắc vì đã không còn có đủ mưởi vạn tình binh như Từ Hải quay về tìm Kiều.
Thy Thương "chê" BN nhạy cảm mong manh đến mức một cánh hoa rơi cũng thấy buồn" có ý gợi đến Hai sắc hoa ti gôn (nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn)? về một người còn non trẻ (như pha của mình lúc gặp người ngoại hình DDN, trong thì nội tướng BT). Không rõ nàng Đại Ngọc của dillettant sang kiếp sau có chọn hình dong sao cho tay này sẽ thích cô ấy từ khi còn trẻ, đến mức không chọn lối rẽ khác. Xin được cắt dòng chia sẻ Chánh tín chánh Nghi ở đây.

21:28 Saturday,12.3.2016

Đăng bởi:  Thy Thương

@ NHM: Đúng là không dễ để so sánh, thế mà bác Dilletant, một người chắc là vợ con đùm đề rồi lại không ngần ngại chọn ngay cô bồ nhí Đại Ngọc đấy. Tại sao vậy nhỉ? Mình nghĩ thế này, ngoài "khẩu vị" là cái cá nhân ra, thì ai cũng dễ động lòng hơn với những người phụ nữ tri âm tri kỷ với mình, hết lòng hết dạ vì mình, khi đã là tri âm tri kỷ thì những yếu tố như tính cách đỏng đảnh, sức khỏe yếu nhược chẳng còn quan trọng nữa. Phủ Giả có cả trăm gái đẹp, nhưng hiểu được tâm tư Bảo Ngọc chỉ có mình Đại Ngọc mà thôi. Hơn nữa, Đại Ngọc vì không được ở bên người mình yêu mà hủy hoại thân mình, còn Bảo Thoa, rõ ràng hay tin chồng bỏ đi đấy mà cũng chỉ vật mình khóc lóc tí thôi. Giả sử phải lựa chọn hy sinh thân mình vì Bảo Ngọc, chắc Đại Ngọc sẽ không ngần ngại, còn Bảo Thoa thì không, bởi vì Bảo Thoa nhìn Bảo Ngọc như một đối tượng để kết hôn, còn Đại Ngọc coi Bảo Ngọc như lẽ sống. Trong Hồng Lâu Mộng cái bất công đầy rẫy, nhưng có một thứ dường như quá khó để công bằng thì lại rất công bằng, ấy là tình cảm. Tình cảm cho đi bao nhiêu thì sẽ nhận lại bấy nhiêu, Bảo Ngọc cũng vậy mà tác giả cũng vậy thôi. Về cá nhân mình, mình vẫn rất rất thích Bảo Thoa, nhưng cũng chả ngạc nhiên vì bao nhiêu "nam nhi" mà mình biết đều say mê Đại Ngọc.

@ Dilletant: Mình cũng không thích truyện của Mạc Ngôn. Theo cảm nhận của mình, văn hóa Trung Quốc khá dị biệt, ở chỗ mọi thứ đều bị đẩy đến trạng thái cực đoan, như Đại Ngọc, nhạy cảm mong manh đến mức một cánh hoa rơi cũng thấy buồn. Người Việt Nam, ở một mức độ nào đó thì cân bằng và linh hoạt hơn. Nếu không nhờ vậy thì đã chẳng tồn tại được đến giờ sau ngần ấy thời gian bị cưỡng ép về văn hóa.

19:56 Saturday,12.3.2016

Đăng bởi:  dilletant

NHM có ý cho là so sánh hai mẫu đàn bà của HLM như xem xét hai đơn vị vật lý khác nhau, đo hai thứ khác nhau. Vấn đề là đàn ông là "mẫu" mà hai đơn vị ấy đem đo vào. Moa thấy HLM giông giống như chuyện nghe hồi còn choai (cách đây đã vài chục năm) về mô típ: yêu một người (ĐN), lấy một người (BT). Rồi thấy một số vị tam tỏng, nhưng chồng chưa tử đã tỏng tử đến mức không mấy quan tâm đến phu nữa (pha trộn bởi chủ nghĩa bình quân, rồi bình quyền...) Bản thân dilletant hổi còn xoan từng nghe có em chào hàng là em có dáng vượng phu ích tử (đúng, nhưng em này đối với moa lại như Đại Ngọc - phở, còn đối với chồng như chiếc Thoa báu, phòng cả khi trái gió, thượng mã...). Cũng ngần ngại típ Bảo Thoa là mình nhỡ dính vào là dính chặt luôn, em "ràng buộc thì tay cũng già". Còn Đại Ngọc thì phớt ăng lê, thích thì ở, chán rồi thì bai bai. Xin được chia sẻ cụ tỉ như vậy, chắc có phần hơi thô.

14:26 Saturday,12.3.2016

Đăng bởi:  NMH

@Dilletant và Thy Thương:
Bác chủ thớt Anh Nguyen phân tích hình bóng 2 nàng theo hướng chính trị. 2 bác phân tích theo hướng thanh tao. Em xin góp ý theo hướng trần tục tí:
Đại Ngọc như một hình mẫu bồ nhí: bé bỏng, mảnh mai, nũng nịu, giỏi thi ca, tinh thông âm luật. Đụng tí là hờn. Nhích tí là dỗi. Chẳng phép tắc quy củ. Chạy theo để đoán ý mà chiều cũng phát mệt. Tuồng như tô phở lạ vị ăn xong vẫn thèm.
Bảo Thoa như một hình mẫu vợ cả: đẫy đà, tròn trịa, khuôn phép, nết na. Lúc nào cũng quy củ. Hở ra thì nhắc nhở. Quản lý gia đình chồng con đâu ra đó. Giống như chén cơm quen miệng không có thì nhớ.
Đâu dễ so sánh bên hơn bên kém nhỉ?

22:51 Friday,4.3.2016

Đăng bởi:  dilletant

@ Thy Thương: mình đọc Hồng Lâu Mộng từ bé. Đọc trộm, vì nằm trong số sách bị ông bà, bố mẹ cấm. Chẳng hiểu gì cả. Rồi đến lúc đã hơi luống lại tìm đọc lại, vẫn chẳng ăn thua gì (và cũng chẳng thấy mấy "dâm" như ai đó nói). Đọc những bài bình HLM trên Soi này thì rất thích, và thấy một cái gì trong sáng. Thế giới người ta khen văn học, đúng hơn là một số sách của Tàu, nhưng mình thì chỉ thấy Lỗ Tấn là đáng đọc. Chuyện của cái ông gì (mà VN dịch là báu vật của đời - đáng ra cứ để mông to vú nở như nguyên bản, việc gì phải giữ...cho chúa như thế, vô duyên). Cuốn ấy, và mấy cuốn khác của ông ấy (M. Ngôn) chẳng đáng đọc (kể cả mình đã chọt vào các bản tiếng Anh). Mình cũng chơi với dân Tàu kha khá (nói qua tiếng Anh và tiếng Nga). Nói thực là mình chỉ đọc sách Tây dịch sang tiếng Việt, và có đọc 1 số sách nguyên bản tiếng Nga và Anh, thậm chí đã biên dịch... Mình rất ngưỡng vọng Nguyễn Du, khi ông chuyển thể truyện gốc Tàu sang thành tuyệt tác Truyện Kiểu, thanh thoát và tinh tế hơn nguyên bản nhiều lắm. Và mình cho là những bài bình Hồng Lâu Mộng trên Soi này cũng theo được chân cụ Tố Như - về văn phong (muốn ca ngợi nữa, nhưng không muốn nghe phản bác của những vị phù thịnh, cho là TQ mới là nước lớn, này kia). Riêng mình nghĩ sự tinh tế của VN là một nguyên nhân Tàu không thể đồng hóa được. Nhưng cứ cẩn thận, kẻo cắm đầu theo Thép, theo Búa (molotov), theo mác, theo lê... là cũng gân bắp theo họ đấy.

21:38 Friday,4.3.2016

Đăng bởi:  Thy Thương

@ dilettant: Mình chưa sinh con bao giờ, và nói thật về sự tìm tòi, hiểu biết về Hồng Lâu Mộng thì thua xa bạn Anh Nguyễn (càng ngày càng thấy phục Anh Nguyễn kinh khủng), nhưng mình khá là yêu thích tác phẩm này, nên góp thêm vài ý kiến cho topic Hồng Lâu Mộng sôi nổi hơn thôi. Đọc comment của bạn thì mình đoán bạn chưa đọc Hồng lâu Mộng. Nếu có thời gian và hứng thú thì bạn nên tìm đọc tác phẩm này. Lần đầu tiên đọc mình không hề thấy nó hay, đến lần thứ hai đọc thì bị cuốn hút chút ít vào chuyện tình lâm li của đôi nhân vật chính, nhưng đến lần thứ ba, thứ tư thì mình bị hút vào từng con người, từng bài thơ, từng câu nói trong truyện. Có lẽ hơi kỳ cục khi so sánh Hồng Lâu Mộng với Harry Potter, nhưng mình quả thật quá phục hai tác giả này, bằng trí tưởng tượng phi thường mà vẽ nên những thế giới hoàn toàn không có thật, nhưng sống động như thật đến từng chi tiết nhỏ. Hơn nữa Hồng Lâu Mộng thực ra là một xã hội thu nhỏ, đến tận bây giờ soi vào truyện vẫn có thể nghiệm ra rất nhiều điều.

16:39 Friday,4.3.2016

Đăng bởi:  dilettant

@ Thy Thương: "Cha mất sớm, anh trai là kẻ lêu lổng vô tích sự, mẹ ruột lại có phần nhu nhược, Bảo Thoa đối với mẹ ruột ... là chỗ dựa về tinh thần cho mẹ.", bạn viết đơn giản mà sâu sắc, lại làm mình liên tưởng đến... phụ nữ VN. Mình thì vẫn gấu, đòi yêu ĐN lãng mạn, ko thèm nhận thấy týp dâu hiền giỏi việc nội đảm việc ngoại. Nhưng đã bắt đầu hiểu ra ý bạn về một người nữ không "tranh khôn". Dù nông nổi giếng khơi, nhưng chắc không đẻ ra được người, nên đàn ông vẫn phải mất đôi ba năm sau mới hiểu được cái Đàn Bà đã hiểu, (nhờ những mang nặng đẻ đau?).

15:14 Friday,4.3.2016

Đăng bởi:  Thy Thương

@dilletant: Các nhân vật trong Hồng Lâu Mộng rất ít người có tính cách một chiều đơn giản, Bảo Thoa lại càng không như thế. Mình chỉ nói về những khía cạnh khá là "thuần" phong kiến của Bảo Thoa, không có nghĩa là con người nàng chỉ có vậy. Hơn nữa, cứ cho Bảo Thoa là sản phẩm đặc trưng của chế độ phong kiến Trung Hoa đi, thì chế độ đó, bên cạnh cái hà khắc hủ lậu thực ra cũng vẫn sản sinh ra những giá trị văn hóa tư tưởng tốt đẹp. Bảo Thoa cũng vậy thôi, bên cạnh cái khuôn phép, lãnh đạm, khô khan, giả tạo, ta cũng không thể xem nhẹ sự khôn ngoan, thông thái và khoáng đạt của nàng. Ở Bảo Thoa có 2 điều mà mình thích: sự hiếu thuận và sự hài hòa. Nói về sự hiếu thuận, có lẽ trong Hồng Lâu Mộng, nhân vật gần gũi với mẹ của mình nhất là Bảo Thoa. Nếu như các cô tiểu thư họ giả sống khá xa cách với mẹ ruột, Thám Xuân đối với mẹ đẻ thậm chí còn có phần lãnh đạm thì Bảo Thoa, trong mối quan hệ với mẹ ruột của mình, luôn luôn lo lắng, gần gũi, quan tâm. Cha mất sớm, anh trai là kẻ lêu lổng vô tích sự, mẹ ruột lại có phần nhu nhược, Bảo Thoa đối với mẹ ruột không chỉ chăm sóc, tâm tình, mà còn là người chỉ rõ đúng sai, vạch đường đi nước bước, và dường như là chỗ dựa về tinh thần cho mẹ. Hơn nữa, mình thích sự hài hòa trung dung trong con người Bảo Thoa: thông minh sắc sảo nhưng không bao giờ tranh khôn với thiên hạ, tinh tế nhưng không đa sầu đa cảm, giàu có nhưng sống giản dị thanh nhã, trong cư xử biết nhìn trước ngó sau, không khiến ai phật lòng nhưng cũng không để ai bắt nạt. Bản lĩnh hơn người như vậy, trên đời biết có mấy ai?
Khi mình đưa ra các tiêu chí để so sánh Bảo Thoa và Đại Ngọc mình cũng không có ý chỉ ra ai hơn ai kém, chỉ qua các tiêu chí đó để nói lên sự tương phản thú vị giữa hai người. Mình yêu cái đẹp nói chung, nên với hai cô gái này, cảm giác của mình đều là trân trọng và xót xa, nhưng mình xót xa cho Bảo Thoa hơn. Cuộc sống ngắn ngủi của Đại Ngọc tuy vui ít buồn nhiều, nhưng nàng dù sao vẫn được trải qua phần lớn cuộc đời bên người yêu. Còn Bảo Thoa, tuy nàng lãnh đạm vô tình đấy nhưng không thể nói nàng không yêu chồng. Chồng nàng bỏ đi không chút lưu luyến, nàng ở lại với lầu son gác tía và nỗi cô quạnh triền miên đến cuối đời cũng không tỏ được cùng ai.

11:47 Friday,4.3.2016

Đăng bởi:  dilletant

@ Thy Thương: nhưng cách phân tích của bạn (người nữ ?thích Bảo Thoa) lại làm một nam nhân như tôi mê Đại Ngọc (vẻ đẹp tâm hồn - như bạn nói). Thà một phút với nàng ĐN còn hơn cả đời với Bảo Thoa - một sản phẩm của hoàn cảnh, thậm chí 1 sản phẩm của tập quán, một con cái (xin lỗi) chỉ phù hợp với sân quế hòe trung cổ, rồi lúc già đi chắc là cãi nhau lem lém với bọn hàng xóm lumpen... Hồi nhỏ xem Hồng Lâu Mộng chẳng hiểu gì vì thấy cứ ê a từ chương nọ sang chương kia. Một số bạn trai thuộc Tam quốc chí như vẹt, tôi thì chỉ thích Tôn Sách không sợ ma, và rúm người thương thằng Trư Bát Giới mỗi lần cuối chương nó bị bắt trói, gánh đi, có thể bị cắt tiết dội nước sôi ở chương sau. Soi mà có những bài về mấy sách này, được các cao nhân (như TT) bình nữa thì cuối đời còn được mở mang đầu óc, và nhớ về tuổi thơ nghịch như quỷ...

9:33 Friday,4.3.2016

Đăng bởi:  Thy Thương

@dilletant: Cảm ơn bạn. Kỳ thực những gì mình viết còn khá phiến diện, nó chỉ nói lên 1 phần rất nhỏ trong tính cách của Đại Ngọc và Bảo Thoa. Thật ra mình thích Bảo Thoa hơn nhiều những gì mình nói ở đây, sau này nếu có thời gian hy vọng có thể nói chuyện tiếp về cô gái này.

7:31 Friday,4.3.2016

Đăng bởi:  dilletant

@ Thy Thương: bạn bình hay quá, đoạn cuối thấy phảng phất Tình ca nàng Solveig (tôi chỉ biết lời Việt), và nhất là Đôi Bờ (nội dung lời Nga - vì lời Việt dĩ hòa vi quý). Ước có thời gian ngồi ngẫm từng câu của bạn.

16:48 Thursday,3.3.2016

Đăng bởi:  Thy Thương

Xưa cô giáo dạy tiếng Trung của mình có đề xuất 1 cách để so sánh Đại Ngọc và Bảo Thoa khá là thú vị. 2 nàng dù sao cũng đều là những cô gái của thời phong kiến, nên ta hãy dùng 4 chuẩn mực mà xã hội phong kiến xưa đặt ra cho phái nữ để mà nhận xét về họ. Đấy là 4 chuẩn mực: Công, Dung, Ngôn, Hạnh.
- Nói về Công: Công đối với 2 cô gái xinh đẹp tài hoa nhất trong phủ nhà họ giả thì không thể chỉ là nữ công gia chánh (dù cả 2 nàng đều biết món này), mà có thể ngầm hiểu ở đây là tài năng. Với Đại Ngọc, rõ ràng đấy là khả năng thơ từ trác tuyệt (1 điều mà xã hội phong kiến không ủng hộ cho phái nữ), còn với Bảo Thoa, về khả năng chữ nghĩa nàng cũng chằng kém ai, nhưng cái hơn người nhất của nàng là cách đối nhân xử thế: biết chiều chuộng người trên, bảo ban kẻ dưới, tôn kính đúng người, khoan dung đúng chỗ, và cũng biết ác, biết đạo đức giả khi cần thiết. Tài “đối nội” khôn khéo chính là phẩm chất mà vị phu nhân nhà quyền quý nào cũng cần phải trau dồi.
- Về Dung: Nếu Bảo Thoa đẹp vẻ đẹp mũm mìm đầy đặn thì Đại Ngọc đẹp yểu điệu mong manh. Vẻ đẹp của Bảo Thoa là vẻ đẹp của sự phồn thực, sinh sôi và cũng phù hợp với thiên chức mà xã hội gán cho đàn bà: làm công cụ để duy trì nòi giống. Còn vẻ đẹp của Đại Ngọc là vẻ đẹp toát ra từ tâm hồn, cái lộng lẫy nhưng mong manh và u sầu trong dung mạo của nàng là sự phản chiếu nét độc đáo trong tính cách của nàng: nhạy cảm, si tình, yếu đuối. Xã hội Trung Quốc xưa vẫn chuộng cả hai vẻ đẹp này, nhưng nếu để chọn nàng dâu, rõ ràng bà mẹ chồng nào cũng xếp Bảo Thoa vào đầu bảng.
- Về Ngôn: trong con mắt của người trong phủ Giả, Đại Ngọc chưa từng được đánh giá cao về cách nói năng, bởi giọng điệu hờn dỗi, chua cay của nàng. Ngược lại, Bảo Thoa nói năng khôn khéo, chừng mực mà không kém phần sắc sảo lại rất được lòng người trên kẻ dưới.
- Về Hạnh: Nói về đức hạnh theo tiêu chuẩn của xã hội phong kiến, chắc không ai hơn được Bảo Thoa. Khi chưa kết hôn với Bảo Ngọc, nàng không biết bao nhiêu lần dùng lý lẽ để “chấn chỉnh” hai kẻ nổi loạn Bảo Ngọc và Đại Ngọc. Nàng thuận theo ý nguyện của người trên, bằng lòng kết hôn cùng Bảo Ngọc. Đến lúc thành phu nhân họ Giả nàng lại một mực khuyên chồng học hành làm quan. Nàng sắc sảo khôn ngoan gấp mấy lần Vương Hy Phượng nhưng không bao giờ tranh khôn, thậm chí cố tình khiêm nhường giả ngu, bới vì “đàn bà ngu mới là đức hạnh” . Còn Đại Ngọc thì sao, nàng hiểu tâm tư Bảo Ngọc, nên chẳng bao giờ mở miệng khuyên Bảo Ngọc chuyện thi cử, quan tước. Nàng đọc truyện phong tình, làm thơ hoa mỹ. Nàng, trong tận đáy lòng, không bao giờ cam chịu cảnh chia lìa đôi ngả với người mình yêu. Câu dẫn trong một chương gần cuối truyện: “Chết vẫn say đời, quán Tiêu Tương nghe quỷ khóc” cho thấy 1 điều: Sự sống của nàng yếu đuối mong manh, nhưng cả khi nàng đã lìa đời, cái tình nồng nhiệt của nàng vẫn lay động tâm can những người còn sống.
Rõ ràng, xét theo tiêu chuẩn của xã hội phong kiến, Bảo Thoa là cô gái mười phân vẹn mười, là hình mẫu tiêu biểu của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, còn Đại Ngọc là dị biệt, thậm chí còn là sự đối nghịch những quy chuẩn mà xã hội tạo nên. Nhưng về số phận thì sao? Kẻ phụng sự trung thành của chế độ phong kiến tuy không bị chế độ đó quay lưng, nhưng sống những ngày cuối cuộc đời cô đơn lạnh lẽo trong nấm mồ quả phụ. Còn kẻ đối nghịch, dẫu rằng sớm muộn rồi sẽ bị cái chế độ đó tiêu diệt bằng cách này hay cách khác, nhưng dù sao cũng nhận được lòng si mê chân thành của những kẻ đồng bệnh tương liên, như Bảo Ngọc,hay như chính tác giả Tào Tuyết Cần.

20:05 Wednesday,20.1.2016

Đăng bởi:  Kim Anh

Bài phân tích thật hay, rất thích loạt bài bình về Hồng Lâu Mộng, cảm ơn tác giả ...

17:32 Monday,18.1.2016

Đăng bởi:  dilletant

Vâng. Giảng hay lắm. Kẻ ô trọc là tôi xưa đọc Hồng Lâu Mộng chẳng hiểu gì, rồi thấy người ta bảo sách ấy dâm, nghĩ lại cũng chẳng thấy vậy. Đọc bài bình văn này cố tránh ý nghĩ liệu người bàn (Anh Nguyễn) có viết hay hơn tác phẩm (dịch). Xin được lượng thứ.

12:43 Monday,18.1.2016

Đăng bởi:  LC

Bảo Thoa là một đại phu nhân kiểu phong kiến điển hình nhiều hứa hẹn. Còn Đại Ngọc là người yêu, người bạn nghệ sỹ từ khi còn trong trắng của Bảo Ngọc. Biến giấc mơ thành hiện thực khó lắm thay, nên Phượng Thư mới bày ra kế nhân lúc chàng rể ngây dại đau khổ, hoán đổi cô dâu, đập tan chút ảo vọng tình yêu, quyết ghép đôi loan phượng đặng duy trì nếp nhà vốn đang cơn suy vi trầm trọng. Truyện thế mới nên thiên diễm tình, để cho bút mực thoả sức phân minh. Ồ sao văn vẻ bỗng cổ trang quá, lại giở Vườn trưng hoàng mộng ra coi thui ....

8:01 Sunday,17.1.2016

Đăng bởi:  KennedyHua

Hay quá !

Hôm nay mình mới biết thêm 1 nghiên cứu mới về 3 nhân vật chính. Bấy lâu nay cứ viết về 3 ng này đa phần là bàn về văn chương, tình cảm ... nay mới thấy nó cũng gợi đến vấn đề chính trị và lịch sử hai triều đại Minh Thanh. Quả thật mở mang tầm mắt. Cám ơn tác giả ?!

Nhanh nhanh ra bài tiếp nhé ^^

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả