Nghệ sĩ thế giới

Jacques-Louis David (bài 2): Tình bạn với Marat, hay sự hiến mình cho nghệ thuật của quyền lực

(Nhắc lại một phần của bài trước: Đỉnh điểm phục vụ cách mạng Pháp của Jacques-Louis David chính là bức tranh vẽ năm 1793 – ngay giữa thời kỳ tàn bạo nhất của cách mạng Pháp, khi phái cực tả do Robespiere và Marat cầm đầu “kéo lê máy chém” đi khắp nơi để chặt […]

Ý kiến - Thảo luận

14:39 Monday,18.1.2016

Đăng bởi:  Siêunoob

Dạ vâng chú Trịnh Lữ. Cháu mới đang đọc một quyển của Schama, nhưng rất ấn tượng với cách viết sử bằng những mảnh ghép tưởng rất khiêm nhường mà cho mình cảm giác rất gần với quá khứ.

13:01 Monday,18.1.2016

Đăng bởi:  Trịnh Lữ

SiêuNoob: đúng là ông Scharma ấy đấy. Ông ấy viết cả một biên niên của cuộc cách mạng Pháp, và rất nhiều sách lịch sử khác nữa ở cả hai lĩnh vực chính trị xã hội và nghệ thuật. Chú có nghe một bài giảng của ông ấy về cách viết sử, thấy cứ như nói cho Việt Nam. Mới thấy là ngay ở Anh, Mỹ… môn lịch sử cũng rất cần được cứu vãn chứ không phải chỉ có ở ta. Chú đang đọc một cuốn của ông ấy viết về Phong cảnh và Ký ức - nghĩa là tìm hiểu lịch sử từ khía cạnh địa lý - những phong cảnh ở nơi đã diễn ra các sự kiện lịch sử, những bức tranh phong cảnh qua các thời đại… mới thấy phát khiếp về tầm trí tuệ của một giáo sư lịch sử bên này :)))

8:29 Monday,18.1.2016

Đăng bởi:  SiêuNoob

Ông Simon Schama này có phải cũng là tác giả cuốn Story of the Jews không chú Trịnh Lữ? Ông ấy có cách viết về lịch sử Do thái rất hấp dẫn. Và có thế thấy trong bài này, qua việc mô tả bức tranh, lịch sử cũng hiện ra rất sống động.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả