Thị trường

Đấu giá tranh Tàu (1)

Liên tiếp những ngày 27, 28, 29, 30. 11. 2010, tại Hong Kong, Chiristie’s đấu giá tranh đương đại Trung Quốc và châu Á. Xin giới thiệu lần lượt với các bạn một số tranh tham gia đấu giá. Các bạn nhớ bấm vào tên tranh để xem chi tiết, nét vẽ của các họa sĩ. Những tranh không có giá bán được tức là… […]

Ý kiến - Thảo luận

14:12 Saturday,11.12.2010

Đăng bởi:  philip

Hoan nghênh Soi đã đưa những bài viết như thế này đến công chúng.
Tại sao có những họa sĩ đương đại nhà ta có giá tranh khá cao trong nước như: Hà Mạnh Thắng, Lê Quảng Hà, Lê Kinh Tài... lại không được giới sưu tập quan tâm nhỉ? Hầu hết những tác phẩm tiêu biểu của họ lọt vào tay sưu tập nước ngoài? Lỗi tại ai?

1:07 Wednesday,8.12.2010

Đăng bởi:  hoang hoa

Mạnh Hà: thực sự trừ trước đến nay tôi chỉ tâm đắc nhất cmt của bạn. Hay. Chính xác. Thanks.

22:35 Saturday,4.12.2010

Đăng bởi:  Mạnh Hà

Cám ơn Soi đã đưa những thông tin khá bổ ích lên kịp thời. Có đưa những thông tin về thị trường và giá bán tranh lên thế này để các họa sỹ thêm phần yên tâm với những sáng tạo của mình. Có thể nhận thấy một điều là tranh và thị trường tranh có những con đường riêng của mình, và nếu chỉ quan tâm đến cái giá đã được mua vào thì cũng phải hiểu nó rất tương đối. Rất dễ nhận thấy những bức tranh được bán đấu giá ở đây, có thể có bức khá đẹp (theo quan điểm của riêng tôi) thì vẫn chưa được mua (trong thời điểm này) và có bức khá bình thường thì đã được đẩy giá lên và được mua ngất ngưởng. Và con đường đi của các tác phẩm nghệ thuật được mang ra bước vào hệ thống chuyên nghiệp thật bất thường. Khó có thể đánh giá một cách chắc chắn giá trị thật của nó thông qua giá cả. Nhiều khi nó phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm, rồi số phận, số lượng nhiều hay ít các tác phẩm, hoàn cảnh ra đời và chính đời tư và tiểu sử của tác giả. Điều này cũng phụ thuộc rất nhiều vào việc điều tiết của nhà đấu giá. Họ có những chiến dịch quảng cáo, nghệ thuật tiếp thị cho từng giai đoạn để bán những tác phẩm mà họ có được với giá hời nhất. Chính họ cũng là người chi phối thông tin để năm nay bán những tác phẩm nào, tác phẩm nào để lúc khác. Nhiều khi họ tạo những quảng cáo rùm beng để bán bớt đi những tác phẩm ít giá trị nhưng họ lại rất biết những khách hàng giàu có của họ trong thời điểm này đang thích gì.
Trong đợt đấu giá này, có thể nhận thấy nhưng tranh được mua thường nằm ở mấy dạng sau:
1. Những bức tranh có tín hiệu dễ nhận thấy theo su hướng PopArt, nó là xu thế đang được các nước phương Tây đánh giá như một cuộc cách mạng của mỹ thuật Trung Quốc vẫn được cho là bị bóp nghẹt từ cuộc Đại Cách mạng Văn hóa (như tranh của ZENG FANZHI, hay DING XIONGQUAN)
2. Hay là loại tranh mang dấu ấn địa phương hay yếu tố truyền thống (như của WANG YIDONG, WU GUANZHONG )
3. Hay một loại mang dấu ấn lịch sử rất rõ ràng (hồi tưởng lại quá khứ cũng là một hấp dẫn) như của ZHANG HONGNIAN.
4 Hoặc là rất dễ xem và có dấu ấn cũ của nghệ thuật ấn tượng (một sản phẩm khá quen thuộc) như của YANG SANLANG.
Xem những bức này, hơi tiếc là ở Việt Nam cũng có một thị trường tranh khá tốt, nhưng chưa có người giỏi và đủ tự tin để đưa tranh VN bước vào thị trường quốc tế. Một phần nữa, các họa sỹ VN cũng chưa có điều kiện để tiếp cận thị trường này, thành ra hơi bán được tranh là lao vội theo tiền ngay, không biết cách để xây dựng hình ảnh của mình, tự coi rẻ mình. Tóm lại cả họa sỹ lẫn người môi giới nghệ thuật ở VN đề thiếu chuyên nghiệp. Thích ăn xổi. Vì vậy giá tranh VN còn lâu mới có thể cao được. Thêm nữa, nhà nước Trung Quốc có hẳn một chính sách rất rõ ràng để tăng giả tranh của các họa sỹ Trung Quốc. Bởi theo họ: giá tranh của các họa sỹ được bán với giá cao đồng nghĩa với hình ảnh của Trung Quốc tăng với quốc tế. Còn ở ta? Ây Zà...

9:40 Saturday,4.12.2010

Đăng bởi:  dungcadic

Tranh đẹp quá nhỉ!!!

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả