Gẫm & Bình

Vua Lia của Neil Armfield (phần 2):
Không tan nát lòng mà rưng rưng, choáng váng

(Tiếp theo phần 1) Xu hướng “phản dựng kịch” Neil Armfield thổ lộ rằng vở kịch này là kết quả của 50 năm ấp ủ, và Vua Lear cần kinh nghiệm của cả một đời người. Armfield thích thú với ý tưởng làm một dạng “phản dựng kịch”. Trang trí đơn sắc với quần áo […]

Ý kiến - Thảo luận

18:25 Tuesday,15.3.2016

Đăng bởi:  Jack Jum

Dạ ! Tác giả bài viết ơi ! Làm thế nào để coi vở đó ạ !

9:37 Tuesday,2.2.2016

Đăng bởi:  DTMinh

Gác sự so sánh nhà mình với nhà Tây nó sang một bên, tất nhiên, phải nói là nhà ta cũng thấy tủi tủi, bao giờ cho đến bao giờ…

“Ai là người có thể nói cho tôi biết tôi là ai?”
Uhm, câu này chẳng mới mà vẫn không cũ. Kịch nghệ đã trở nên đời.

Nội dung vở Vua Lia không phải là ít người biết, phần nhiều là biết lơ mơ, ừ thì nhiều người cũng sẽ xếp vào loại đã nghe nói… mà cứ nghe đến Vua Chúa là mặc nhiên thấy sự vương giả, xa hoa… ấy vậy mà không. Định kiến bị đập vỡ tan tành. Choáng váng (!) Ấy vậy mà vẫn là bi kịch Vua Lia, không thể phủ nhận, Rưng rưng (!) Dồn dập, dồn dập chi tiết, cuồn cuồn cảm xúc… đến mức theo dõi đoạn văn để hiểu cũng vất vả. Tuyệt (!) , mặc dù hơi khó đọc 

Lâu nay nhà SOI ít có bài viết sâu về sân khấu hay như vậy. Rất mong được đọc về những vở kịch hiện đại kinh điển như Chờ đợi Godot, hay chủ nghĩa phi lý của Beckett mà tác giả bài viết đã hé hé ….

21:43 Friday,29.1.2016

Đăng bởi:  LC

Tài năng lớn thì tác phẩm oách thôi. Ở nhà hát kịch Hà Nội cứ 3 tháng ra một vở mới hoặc dựng mới, nhưng vở nào hội tụ đủ các sao, thì khán giả khóc rạt rào. Còn vở nào vắng họ, bi mấy thì bi cũng vẳng lên tiếng cười ồ không đúng chỗ, vì diễn viên toàn lên tv đóng hài hoài huhu.

18:38 Friday,29.1.2016

Đăng bởi:  Nguyễn Thị Lan Hương

Bài viết truyền cảm xúc cho người đọc. Một tay viết sắc sảo, một cảm nhận sâu sắc và chuyên nghiệp hòa quyện với tình yêu nghệ thuật dâng trào. Cảm ơn tác giả.

15:00 Friday,29.1.2016

Đăng bởi:  Kiên Nguyễn

Viết khá tốt, nhất là khi càng về sau càng rạch ròi hơn, tỉnh táo hơn nhưng vẫn không mất đi sự mê đắm của một người yêu kịch trước một sáng tạo đầy biểu tượng đối với một tác phẩm kinh điển.

Tuy không xem được vở kịch nhưng qua bài viết này, chợt thấy "Vua Lia" không hề xa lạ, không hề Tây, không hề classic. Vua Lia trong mỗi chúng ta, xung quanh ta.

Cám ơn Hoa.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả