Văn & Chữ

Về "thảo nê mã": vì sao Trung Quốc lại cấm từ này trên Twitter tiếng Trung?

  SOI: Trong bài “NGV (bài 4): Max Delany hỏi, Ai Weiwei trả lời” có đoạn Ai Weiwei nói về tác phẩm “Bóng bay Caonima” như sau: “Caonima là một hình thức nhằm bảo vệ quyền tự do ngôn luận trên mạng xã hội Trung Quốc. Chính sách kiểm duyệt hiện nay của Trung Quốc […]

Ý kiến - Thảo luận

17:32 Friday,5.2.2016

Đăng bởi:  Hùng Chềnh

Cái tự do của những người nghệ sĩ vốn khác với người bình thường, họ yêu cầu tự do tuyệt đối, nhưng xã hội chưa thể chấp nhận được điều này, vậy nên mới có luật pháp và chế tài. Vậy nên các nghệ sĩ cứ muôn đời theo đuổi, phản đối... Âu đó cũng là sứ mệnh, hoặc là cách đánh bóng tên tuổi, hay là tư tưởng cá nhân của mỗi nghệ sĩ. Ví như nghệ sĩ Mỹ thì hay đả kích chủ nghĩa vật chất, nhưng nước Mỹ mà không có vật chất thì có còn là nước Mỹ hay không? Với quy mô và trình độ văn hóa TQ hiện tại mà tự do như Mỹ thì có phải ai cũng chấp nhận được đâu.
Vậy nên Ai Weiwei cứ chống, cứ đòi tự do, dẫu đạt được hay không thì đó cũng là mục đích sáng tác, là tư tưởng chủ đạo để người ta biết tới AWW, giống như người ta cứ đi tìm cái giống "thảo nghê mã" dù biết không có thật vậy.

12:00 Friday,5.2.2016

Đăng bởi:  Zai hồi xuân

Những phân tích nghiêm túc kiểu đố tục giảng thanh. Cái tranh về mấy ông Ngải Vị cởi chuồng thì không hấp dẫn lắm. Hồi ở bên La tư có lần phải chứng kiến một đám đàn ông (Tây) tắm chuồng (bên ấy là bình thường), họ tắm hơi xong chạy ra sông. Tôi bảo cô bạn gái ("nhân bánh" - hôm ấy mang một em theo điệu nghe câu hò giữa mạc tư): em nhìn thấy thế chắc là vui mắt, còn anh thì chối tỉ. Cô ấy làm mình lăn đùng ra bằng câu: em thì chai hay gái chuồng đều thấy zui cái mắt à. Ngược lại, sáng nay thấy một bài báo rất ông cụ của tui lại rơi vào mạng gái hồi xuân, giở ra thấy toàn các cô chuồng, nhưng chẳng thấy vui mắt, văng ra một câu kiểu cao nị má (Caonima) rồi đóng kon mịa nó cái cổng ấy lại.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả