Bàn luận

Chuyện đô thị: Gà gáy như khóc và hàng xóm cường quyền

  Ở tập thể nhiều năm nay, tôi đang bị nạn gà gáy hành hạ. Tôi từng viết bài về chuyện này, có đoạn: “Sáng thức dậy sớm vì gà như khóc trong tiếng gáy rền rĩ. Chúng bị nhốt trong chuồng chật để tạo lớp đặc sản ‘mỡ gà’. Dù thành phố đã cấm […]

Ý kiến - Thảo luận

22:03 Thursday,28.4.2016

Đăng bởi:  Thường Nga

Cảm ơn candit. google mái không đọc được bài thơ. Vừa may có người bạn gửi cho từ phây của ô. Trần Kỳ Trung...

20:23 Thursday,28.4.2016

Đăng bởi:  dilletant

@ candit: Đọc sách thấy nói có (ít nhất) ba cách trị nước: bằng chuyên chính (đe nẹt, thỉnh thoảng làm thật, cũng là một cách đe nẹt, ví dụ sử Trung quốc, hay hồi ký của các cụ VN hoạt động ỏ TQ đầu TK 20 đề cập "chuyên chính gia đình", chồng lấy mạng vợ, vợ chấp nhận, bố mẹ để con lại đâu đó; xin không đề cập VN lúc đó 100% thuộc địa cầm con đợ vợ), thứ hai: đức trị (làm gương, bây giờ chắc khó, vì chắc chỉ thích hợp với các xã hội chủ nghĩa tập thể), thứ ba, bằng pháp luật. Còn về dân chủ, thì Locke nói rất sớm (ba thế kỷ trước): có pháp luật mới có tự do (where there is no law, there is no freedom), rules chứ không phải restrictions (cấm đoán), làm cho freedom is possible (xin lỗi không dịch vì có vẻ bản tiếng Anh ngon hơn). Lại nhớ cách đây gần 30 năm đến Đại học MGU Moskva gặp một GS TS Liên Xô, vợ ông ấy làm cho báo Văn học Nga (dù không phải người Nga mà là Armenia). Ông GS vật lý này bảo: ở Nga chỉ có dictate và anarchy, chưa bao giờ có dân chủ. Nay ngoảnh lại vẫn thế. Lại nhớ có ông bác học LX khác bảo, đường đến dân chủ dài lắm, (đại ý) không dễ đi tắt đón đầu. Thảo nào cổ mình thiếu can xi mà cứ dài ngoẵng ra. Mong không đi quá xa đề, xin chư huynh chỉ bảo thêm.

14:02 Thursday,28.4.2016

Đăng bởi:  candid

Hôm nay em đọc được bài này

http://www.doisongphapluat.com/tin-tuc/tin-trong-nuoc/khong-co-chuyen-xu-ly-tac-gia-bai-tho-gay-bao-cong-dong-mang-a143327.html

Trong đấy có đoạn:

Đại tá Dương Văn Trường, Trưởng phòng An ninh văn hoá - Bảo vệ chính trị nội bộ (PA83) Công an Hà Tĩnh đã phủ nhận thông tin này. Theo ông Trường: "Sau khi có thông tin, cán bộ của phòng đã liên hệ với cô L. Vì cô L. thừa nhận bài thơ đó là của mình nên anh em nhắc nhở, khuyên cô L. không nên phát tán, tạo hiệu ứng xấu cho xã hội. Cơ quan công an tôn trọng quyền sinh hoạt riêng tư của cô ấy; không có chuyện triệu tập hay hình sự hoá vụ việc như đồn đoán".

Đừng nói là dịch sách, làm bài thơ ngắn đã lo ngay ngáy các bác ạ. Tự dưng nhớ "cây táo nhà ông Lành".

20:34 Saturday,23.4.2016

Đăng bởi:  dilletant

Vừa đọc "giai điệu Tổ quốc" theo xi nhan của Candid. Tổ quốc nào ấy nhỉ? Cái vị viết về ông Cảnh Bình trên ấy hằn học như một số vị học ở các nơi mắc bệnh vĩ cuồng về. Dù đồng ý rằng cái tính bới bèo ra bọ và "dai điêu" (xin lỗi lại dùng cach nói lóng) về "lạp xường" oan điểm (chỉ) thì cộng đồng này có, kể cả những vị mang tiếng học tây về chắc là hậu duệ những vị từng tru di theo quy trình chụp "một chữ khốn quả đời" đây? Nay họ lại được trang bị đủ tiền tệ quan hệ nữa. Thấy khẩu khí đằng đằng. Đất nước của tản đà còn có cơ đội sổ đây.

19:40 Saturday,23.4.2016

Đăng bởi:  Candid

Giật dây tấn công là những người trước đây và bây giờ có quyết định tới câu hỏi của bác tại sao Việt Nam không dịch. Có thời một câu, một chữ còn khốn đốn cả đời mà bác. Rất may là bây giờ với internet và ngoại ngữ thì những cái rào cản ấy ngày càng kém công hiệu.

18:56 Saturday,23.4.2016

Đăng bởi:  rieng&chung

Bác Đinh Rậu, cmt của bác toát lên quan điểm về sự mật thiết trong mối liên hệ giữa VN với TQ. Em thấy đó cũng là câu chuyện dài. Thôi chả dám bàn. Nhưng riêng về việc học chính sách công ngày nay các cụ ở ta và ở họ đều phải cày Locke, Mill v.v... thì chắc đều là "âm mưu" của chú Sam đối với 2 thằng lúa nước và cao lương phương đông. Ví dụ mô hình thạc sĩ csc ở đh Thanh Hoa chào đời năm 2000 có thể nói là "nhập nguyên chiếc" từ trường Kenedy của Harvard đấy ạ.

Có lẽ bác nói đúng về vụ "chuẩn bị cho thông cáo Thượng Hải". Mặc dù đến thập kỉ 70 TQ mới chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ, nhưng theo wikipedia thì giai đoạn 16 năm 1954-1970, hai nước này có tới 136 cuộc hội đàm cấp đại sứ, tổ chức ở Thụy Sỹ hoặc Ba Lan.

Cha ông ta chắc là đến sớm thật, nhưng sau đó...chỉ đạo con cháu phải bắt đầu từ đầu, xây dựng với một cấu trúc quyền sở hữu / quyền tài sản từ giai đoạn ngây thơ nhất. Nên chúng nó không đến muộn mới lạ.

Bác Candid, em đồng ý quan điểm của bác Ditletant về vụ lọt sàng xuống nia. Hơn một lần em nghĩ, giá mà có thêm vài người Mạnh Thường Quân như thiếu gia Đỗ Minh, nhưng là bỏ tiền thuê dịch thật nhiều sách hay, sách "thủy tổ", thì rất tốt.

Ai lại như cái bài blog tấn công ông chủ Alfabooks kia (xem mấy cái cmt bên dưới blog cũng đủ rõ). Thật là đáng sợ.
Dịch/đọc sách thủy tổ của Mỹ đâu đã chắc thân Mỹ. Mê Tam Quốc chắc gì đã mê TQ...

16:35 Saturday,23.4.2016

Đăng bởi:  dilettant

@ admin: xin cảm ơn đã nhắc nhờ chung. Hồi còn làm cho VP của môt sứ quán, dịch một diễn văn xưng tụng, khi viết mối quan hệ chiến lược (strategic) lại thiếu chữ gì đó khiến cái máy tính nó thông mình (nguyên văn nhận xét của vị tham tán; và dilletant chú thêm thông minh có một từ đồng nghĩa của ngố - chữ của admin), nó sửa thành mối quan hệ bi kịch (tragic). Xin để các bạn bình luận. Rồi cách đưa văn nói tiếng miền Bắc (có lúc miền Nam, miền Trung) vào văn viết cũng khiến dilletant tương vào một văn bản từ  chống rỗng, thay cho "trống rỗng". Từ nay có chừa được?

16:25 Saturday,23.4.2016

Đăng bởi:  Candid

http://giaidieutoquoctoi.blogspot.com/2016/03/nguyen-canh-binh-tu-ung-cu-e-lam-giau.html?m=1

Gửi bác, bác đọc thì thấy có đoạn người ta nói về sách Cộng hoà, chính trị luận...

15:25 Saturday,23.4.2016

Đăng bởi:  Đinh Rậu

@ candit: đọc về GĐ Alfa book chẳng hiểu gì cả (rất tiếc). Hoặc là người ta ăn gian khi lấy phiếu ở địa phương ông ta ở, hoặc là ông ấy không được tín nhiệm đủ dùng ở cơ sở. Thấy có tin 36 cử tri lên trên để bầy tỏ sự tín nhiệm với ứng cử viên GĐ Alfa, (theo) nhưng nơi được nhận thì lại bảo chưa nhận được. Nó gợi sách bán chạy "Quân khu N. Đ" - đề cập những người (chủ yếu 6X) có thật ở khu một TT thời bao cấp, nhưng các sự việc thì hoặc không chắc đã xảy ra, hoặc đề cập những "bề nổi" tạo nên yêng hùng ca, còn những mặt khác đã làm nên cái tên "Quân Khu" thì không nói hết... túm lại là dã sử, là chuyện về các Văn Ngan tướng công.
Vậy thì khi candit đã viết: tư tưởng Mao Trạch Đông, tác phong... Xin được bổ xung - tác phong ẤM Ớ (hội tề) Ú Ớ (...) - theo cách nói thời kháng chiến, + tác phong CHẶT CHÉM (thời tư bản mới)...

12:13 Saturday,23.4.2016

Đăng bởi:  Candid

Bác Dilletant thử search vụ giám đốc Alpha books bị đánh dưới thắt lưng nhân vụ tự ứng cử Nghị sĩ mới hiểu. :D

12:12 Saturday,23.4.2016

Đăng bởi:  admin

Lưu ý các bạn khi cmt đừng dùng tiếng lóng và cố tình sai chính tả quá nhiều nhé. Một là rối hết mạch ý, rất là hình thức, hai là bộ lọc của Soi rất ngố, nó không hiểu đâu, sẽ tự động xóa thì phí đi. Cảm ơn nhiều.

12:09 Saturday,23.4.2016

Đăng bởi:  dilletant

"Còn nữa ở Việt Nam in Khế ước xã hội hay Chính trị luận chỉ nhằm mục đích không mất tiền tác quyền để làm giàu" - thực ra các chiến sĩ viết những cuốn như thế cũng đã nhớn lắm rồi, thậm chí có vị đã quy tiên khuya rồi, nên có bị in lậu ở VN chắc là có tác dụng tích cực hơn là tiêu cực. Mình nghĩ nếu là những cuốn như thế, thì càng dịch càng in nhiều chắc càng tốt, lọt sàng xuống nia. Nhưng thế hệ 0X chỉ lo đi tắt đón đầu thế này [con mình cần dịch bằng của nó sang tiếng Anh thì lại dùng google translate, làm thằng bố suýt phát điên], thì các sách loại Khế ước và Chánh trị chắc là ế thôi.

12:09 Saturday,23.4.2016

Đăng bởi:  Candid

Tư tưởng Mao Trạch Đông, tác phong...

12:03 Saturday,23.4.2016

Đăng bởi:  Đinh Rậu

@ Candid: tại sao cứ phải dịch sách mới có lý luận nhỉ? Cái lý luận nảy sinh ngay trong phong chào, trong thực tiến cách mạng rùi mà. Mà sao ta lại không có tư tưởng? không có thì đem nhập về, kể cả đường tiểu ngạch, kể cả hàng tàu nhái, có vấn đề chi?

12:00 Saturday,23.4.2016

Đăng bởi:  Đinh Rậu

Cái chiến sĩ CM Rieng&Chung (nếu trung kiên hơn thì hay ta gọi mính là Chung&Rieng, hoặc Chung vs Rieng?) - anhlày viết mấy dòng thôi mà iem nhức cả cái lầu, nhưng vẫn biết ơn:

- Rieng&Chung (RC) hỏi: "CNCN" nghĩa là gì (phải Chủ nghĩa cá nhân không ạ?).
Đáp: Vâng.RC: Nhưng John Locke thì hình như mới "xuất hiện" bằng tiếng Việt không lâu - Vâng, nhưng Rậu tui đọc bằng tiếng Anh simple. Có nghĩa là vẫn là văn bản về sách của Locke nhưng "chuyến ngữ" từ ngữ của TK 19 sang một thứ dễ tiêu hơn. Kiểu như xưa anh em mình đọc Con gái viên đại úy bản tiếng Nga rút gọn, dành cho phổ thông trung học...

RC: Tra Thư viện Quốc gia VN, cuốn "Khảo luận thứ 2 về chính quyền" của John Locke xuât bản (tiếng Việt) lần đầu năm 2007, cách đây gần chục năm, là tác phẩm đầu tiên và duy nhất đến nay của ông này được dịch ra tiếng Việt

Đáp: Vâng, Rậu tui đang đọc một thứ túm tắt của cuốn Second Treatise on Government (?), có gạch đít một số phần liên quan đến CNCN và các xung đột thời đầu TBCN.

RC: Còn bản tiếng Anh (bản xuất bản tại NewYork năm 1963) hiện có mã số NN88.00055, có lẽ được nhập về VN từ 1988, ngay sau Đổi Mới. Nếu đúng vậy thì quả là một cố gắng rất đáng trân trọng của các Ban Ngành lãnh đạo lúc đó, nhưng em nghi rất ít người sờ đến -Đáp: Vâng, nhưng Rậu tui nghĩ liệu có xi nhan nào từ phía "tung pháng ùng, giảo gian xơn, chung cua chí i i mao xờ tung" hay không?

RC: Tuy nhiên, ở TQ cuốn này được dịch ra tiếng Trung từ rất sớm, xuất bản từ 1964, cách đây hơn 50 năm (cả Khảo luận thứ nhất lẫn Khảo luận thứ 2, chứ không chỉ một cuốn như VN mình bây giờ) -
Đáp: Vâng, chắc vì có câu thơ hình như Chế Lan Viên - "Có phải cha ông ta đến sớm chăng, còn cháu con thì lại muộn".

RC: Trước đó, năm 1963, TQ dịch và xuất bản "Khế ước xã hội" của Rousseau. Còn rất nhiều cuốn khác nữa, như "Chính trị luận" của Aristoteles (xuất bản 1965) v.v...
Đáp: Vâng, tôi chộm nghĩ chắc vì những người đến xớm (cha ông) thời đó họ rành tiếng Pháp, đọc thẳng luôn, khỏi phải qua hảo xu cù lăng lủng chẻo.

RC: Tức là, vào thời gian cuộc đối đầu giữa hai hệ tư tưởng trên thế giới đang đến hồi quyết liệt, hai đại ca của CNXH bắt đầu chính thức đập nhau, khoảng 1963, nước TQ XHCN một mặt vẫn "quyết liệt" đấu tranh giai cấp, chống đầu cơ tích trữ (theo tinh thần CNXH), một mặt cho dịch các tác phẩm "thủy tổ" của chính trị, triết học tư sản phương Tây, xuất bản bởi nhà xuất bản quốc doanh uy tín nhất lúc đó và bây giờ, là Thương vụ Ấn thư quán.
Đáp: Vâng, có thể lúc đó vẫn "nhất biên đảo" nhưng kim chỉ nam lại quay sang hướng... tây. Để còn chuẩn bị cho Thông cáo Thượng Hải trên nền nồi da xáo Văn cách.

RC: Không rõ lúc đó TQ cho dịch và phát hành loạt sách này nhằm phục vụ đối tượng nào, không lẽ chỉ để ưu ái giới trí thức bản địa? Chỉ biết HIỆN NAY, sinh viên rất nhiều ngành khoa học xã hội ở TQ phải đọc các cuốn này từ những năm đại học đầu tiên, rồi mấy "cốp" đi học thạc sĩ chính sách công cũng bị ấn cho danh mục sách cần đọc, có mấy cuốn này
Đáp: Vâng, thấy các vị ở quỹ đạo tương tự VN cũng đang cày Locke, Mill và Dewey, không hiểu có phải do đồng bệnh tương liên?

RC: Dĩ nhiên, đây là chuyện ở xứ họ. Xứ mình không nhất định phải "bắt chước" (?!).
Đáp: Vâng, đây là vđ nguyên tắc rùi, quê miềng luông độc đáo bản xắc, không giống ai. Nhưng có lần Đinh Rậu đọc trong một tạp chí nghiên cứu Nhớn, thấy có bài review một sách triết của phương Tây, dịch của một tác giả hình như ở Khu TTDT Choang (hay Hồ Nam chi đó), đọc mà thấy buồn ự ự. Bèn hỏi biên tập: sao mình không tự review lấy từ tiếng Anh, lại phải vòng qua hảo xu cù làm gì cho nó tốn điện nước. Vị biên tập chánh không trả lời (rất phù hợp với bản xắc)...

6:00 Saturday,23.4.2016

Đăng bởi:  Candid

Còn nữa ở Việt Nam in Khế ước xã hội hay Chính trị luận chỉ nhằm mục đích không mất tiền tác quyền để làm giàu, vài công dân gương mẫu bất bình cho ý kiến nhân vụ GĐ một nhà XB tư nhân tự ứng cử.

5:57 Saturday,23.4.2016

Đăng bởi:  Candid

Bác RC: ở ta không có tư tưởng, chỉ có tác phong và như thế cần gì lý luận mà phải dịch sách?

23:48 Friday,22.4.2016

Đăng bởi:  rieng&chung

Không biết bác Đinh Rậu viết "CNCN" nghĩa là gì (phải Chủ nghĩa cá nhân không ạ?). Nhưng John Locke thì hình như mới "xuất hiện" bằng tiếng Việt không lâu.

Tra Thư viện Quốc gia VN, cuốn "Khảo luận thứ 2 về chính quyền" của John Locke xuât bản (tiếng Việt) lần đầu năm 2007, cách đây gần chục năm, là tác phẩm đầu tiên và duy nhất đến nay của ông này được dịch ra tiếng Việt.
Còn bản tiếng Anh (bản xuất bản tại NewYork năm 1963) hiện có mã số NN88.00055, có lẽ được nhập về VN từ 1988, ngay sau Đổi Mới. Nếu đúng vậy thì quả là một cố gắng rất đáng trân trọng của các Ban Ngành lãnh đạo lúc đó, nhưng em nghi rất ít người sờ đến

Tuy nhiên, ở TQ cuốn này được dịch ra tiếng Trung từ rất sớm, xuất bản từ 1964, cách đây hơn 50 năm (cả Khảo luận thứ nhất lẫn Khảo luận thứ 2, chứ không chỉ một cuốn như VN mình bây giờ).
Trước đó, năm 1963, TQ dịch và xuất bản "Khế ước xã hội" của Rousseau. Còn rất nhiều cuốn khác nữa, như "Chính trị luận" của Aristoteles (xuất bản 1965) v.v...

Tức là, vào thời gian cuộc đối đầu giữa hai hệ tư tưởng trên thế giới đang đến hồi quyết liệt, hai đại ca của CNXH bắt đầu chính thức đập nhau, khoảng 1963, nước TQ XHCN một mặt vẫn "quyết liệt" đấu tranh giai cấp, chống đầu cơ tích trữ (theo tinh thần CNXH), một mặt cho dịch các tác phẩm "thủy tổ" của chính trị, triết học tư sản phương Tây, xuất bản bởi nhà xuất bản quốc doanh uy tín nhất lúc đó và bây giờ, là Thương vụ Ấn thư quán.
Không rõ lúc đó TQ cho dịch và phát hành loạt sách này nhằm phục vụ đối tượng nào, không lẽ chỉ để ưu ái giới trí thức bản địa? Chỉ biết hiện nay, sinh viên rất nhiều ngành khoa học xã hội ở TQ phải đọc các cuốn này từ những năm đại học đầu tiên, rồi mấy "cốp" đi học thạc sĩ chính sách công cũng bị ấn cho danh mục sách cần đọc, có mấy cuốn này.
Dĩ nhiên, đây là chuyện ở xứ họ. Xứ mình không nhất định phải "bắt chước" (?!)

15:45 Friday,22.4.2016

Đăng bởi:  Đinh Rậu

Đọc về CNCN của John Locke, Anh, thế kỷ 18, thấy có đoạn:
Công lý, theo Locke, là để giúp con người sống tự do, bình đẳng, có lý trí và để sở hữu tài sản thông qua lao động. Phần sau cùng này (sở hữu tài sản thông qua lao động) là vô cùng quan trọng vì vào thời của Locke, các phương tiện kinh tế chủ yếu để sản xuất là sở hữu đất đai. Trong một nền kinh tế nông nghiệp, phương thức sản xuất chủ yếu là canh tác đất trồng. Những ai không sở hữu đất đai là không có khả năng kiểm soát số phận của chính mình; họ chỉ còn cách làm thuê cho người khác vì họ không bao giờ được sở hữu tư liệu sản xuất. Điều này là quan trọng với Locke vì ông tin rằng sở hữu đất đai là trọng tâm đối với luật pháp. Những ai có thể sở hữu đất đai có được công lý, và những ai không sở hữu đất đai sẽ phải cam chịu sự bất công giáng lên họ. (hết trích về Locke).
Hiện nay những người thuộc KTT chiếm được các diện tích vỉa hè hoặc mặt tiền trước nhà họ để "kinh doanh" (thường không và sẽ không bao giờ có phép), cũng bằng cách nào đó, dùng các diện tích "chếm đoạt được" (chữ của riêng&chung chỉ các tài sản bắt đầu được quan hệ sở hữu áp vào, ỏ thể kỷ 18, 19, châu Âu) để mặc cả với những vị muốn giải phóng mặt bằng để xây khu chung cư mới. Một thứ "công lý" kỳ lạ của thế kỷ 21, nếu họ thành công trong mặc cả như thế. Dĩ nhiên đặc điểm quan hệ sở hữu của CNTB nguyên thủy châu Âu và chủ nghĩa gì đó của ta hôm nay chắc là hai "đơn vị vật lý" không giống nhau. Cái giống nhau chắc là quan niệm về pháp luật.

13:43 Monday,18.4.2016

Đăng bởi:  Đinh Rậu

@ candit: thời đó do "hoàn cảnh" phải làm, giáo sư chăn lợn. Họ chắc không phá phách gì (dù cũng chớm những trò mèo như dùng hóa chất tiến công giúp hạt đỗ nổi dậy đồng loạt ra khỏi vỏ). Hôm nay việc chăn nuôi, gieo trồng dường như để có rau sạch, gà sạch, nhưng có thể còn ý khác. Dọc theo các hành lang của các tầng và ven cầu thang là những hộp xốp trồng rau loằng ngoằng chi đó, sáng sáng các chủ ra đứng chăm. Hoặc các chậu hoa kê sát nhau đến mức mình vừa phơi chăn, đệm, vừa... chửi thầm vì phải xoài người ra như thủ môn cứu bàn thua. Đó là tầng trên. Ở tầng dưới, những chỗ tương tự người ta đã để đày xe đạp điện, xe đạp, thậm chí xe máy. Chắc các vị đang diễn bi hài kịch "mảnh đất công" này trù tính đến đời cháu chắt sẽ có chỗ đựng xe hai bánh. Nhưng từ khi chiếu vua ban, mảnh đất công đổi chủ (sử dụng đất) - là một pháp nhân khác, thì các vị "chủ" bấy nay của nền kinh tế home - made thực chất là bồi đắp "đảo san hô" chợt uể oải hơn, thậm chí bỏ rau, hoa đói nước...

6:33 Monday,18.4.2016

Đăng bởi:  Candid

Nghe bác kể mà em nhớ tới các khu Vĩnh Hồ, Giảng Võ, Thành Công em đã từng ở quá. Nhà em ngày xưa cũng phải làm đủ nghề từ nuôi lợn trong phòng tắm, nuôi gà, ngan trên hố xí, dán bao nilon, dập đinh quần bò, cuốn thuốc lá, làm kem, trông xe...

14:58 Sunday,17.4.2016

Đăng bởi:  Đinh Rậu

Chắc là như vậy. Hôm qua thấy chị giữ xe đinh đá cá cầy ôm những cái xe máy (mà chị từng kêu là việc này không lãi) mặt như khóc. Hoàng tử giữ xe đi qua an ủi mẹ - không sao đâu. Nếu nhìn mặt những người chen nhau ở Hội đền Hùng hôm qua, sẽ thấy người Việt mình quả là dân fatalist, đồng thời phụ nữ nặng hơn (mê tín hơn, nhưng cũng có thể do họ sinh ra con người kiểu nhà trồng được?). Có phải vì thể mà chuyện dân gian vẫn sống. Bề trên cho phép màu quả bí biến thành xe ngựa thếp vàng, những con chuột biết thành đệ tử. Nhưng đùng một cái, đồng hồ Big Bell điểm, lối xưa lại hồn thu thảo. Nhưng trong mô hình CN tư bản nhà nước thế kỷ 21, (dạng nôm na nhất - một kiểu kinh tế vỉa hè) thì mấy hôm nữa dân KTT lại có thể dạt ra cho một kẻ mới vừa được ban phép màu, cưỡi một quả bí vừa biến thành cỗ xe thu nhập. Trong trường hợp của KTT Vứ Đại nói trên, đổi cổng chắc chỉ là biểu hiện của một thế lực 10 năm rồi chưa lên ngôi vì mặc cả chưa xong. Sẽ còn những biến động xảy ra ở mảnh đất công mà khoảng giữa 1980 còn nước đọng, đi xe máy vào là sa lấy. Có thể một nhà chọc chời nữa sẽ mọc lên nơi Đầm muỗi như Trấu, nhưng cuộc chiến đấu vì lợi ích riêng ký sinh vào tài sản công vẫn còn tiếp diễn, ở dạng chảnh hơn tý. Bản thân mảnh đất cằn nhưng công hữu (không của ai cả) như rầu rĩ chứa đựng những trăn trở, mặc cảm là có thể nhân điển hình những "ném đá ao bèo"...

11:51 Sunday,17.4.2016

Đăng bởi:  rieng&chung

Chuyện hay quá bác Đinh Rậu ơi.

Nhưng có phải, đi cùng câu chuyện đổi cổng, ở chỗ bác đang có những "mảnh đất công mới" ra đời và những "bi kịch mới" đang chuẩn bị hình thành?

9:50 Sunday,17.4.2016

Đăng bởi:  Đinh Rậu

Kính báo cùng cử tọa Soi tơ lụa về bước ngoặt mới trên chiến trường xung đột kiểu "bi kịch mảnh đất công" (khái niệm được Riêng$Chung đưa vào đây) của làng Vứ Đại.


Đôi khi gỡ nút thắt các lợi ích chồng chéo ở đâu đó tình cờ trả lại lợi ích trước mắt cho dân đen (ít được lợi), kể cả ở xứ Lội không vội. Mới có chiếu ban ra là toàn khu chung cư  sẽ phải đảo sang đi cổng khác, không dùng cổng cũ. Một số "đại gia" trong KTT loạng choạng. Trước hết là bác bán phở (từng đẩy một bác bán phở khác đi để mình... bán phở, chắc là có ông anh nào ở trển). Sau đó là chị góa trông xe (uýnh nhau với các thể loại hàng xóm để lấy chỗ cho lơ xe bus gửi, đến mức mình cả nhà có đôc con xe cũ tối đến dắt đi lơ phơ không chỗ gửi, dù mỗi tháng vẫn đóng 50 ngàn à). Tất cả họ hôm rày chợt lại giống... người Việt, khi bóng dáng thần Đô Ơ bỗng lảng xa. Khi mở cổng mới, họ đã không thể tiệm tiến sang đó chiếm vỉa hè và các diện tích công khác đề hành nghề. Riềng một ông lập trường vững vàng kiên định vốn cố thủ trong góc chết tầng 1, chiếm diện tích công làm lô cốt riêng, nay chợt giở dọng Chí Phèo - cái "vương quốc" mặt tiền của ông nay phải trở thành lối cho cả khu đi qua để ra cổng mới.


Tôi gặp anh hàng bét phẩm -tổ trưởng dân phố,  bị tố ăn bẩn nhưng không ai chịu thay. Anh toe toét ra dáng "cán bộ" trở lại, dáng khinh khỉnh quan chức đã siêu thoát đi đâu, nhưng vẫn muốn bưng bít tin chắc xem có cơ nào bán chác nó. Có những người Việt mình làm quan, dù bét phẩm, vẫn thể hiện đầu óc kinh doanh siêu vịt. Riêng với tôi, mở cổng mới sẽ khiến mình đỡ phải cố im miệng không nói với những em tân thởi (có ô tô) làm cho các thiên đường (Kho Bạc Tp), là cái bát phở, bát cơm mà miệng xinh của em đang ăn, đêm nào tôi thấy những con chuột cũng lục (chắc lục thôi, vì vị phở nồng nặc hóa chất). [Thật tội cho những anh người yêu, anh chồng nào mi mi những cái miệng xinh này]. Thứ hai là toa let công cộng bên kia đường sẽ bớt đi về dung lượng chất thải của lơ xe và khách vãng lai sau khi dùng phở đặc sản mà mùi "thơm" của phở này - do gói gia vị mua ngoài chợ - luôn làm tôi lảo đảo mỗi khi đi qua). Toa let công cộng bớt khách sẽ làm cho "làn gió" bốc lên từ nó sang căn hộ đầu hồi tầng 3 của tôi (khoảng 45 độ chi đó) sẽ bớt đậm đà hương sắc của phân bắc và amoniac trộn nhiều hóa chất bảo quản không hiểu sao chỉ do Tàu sản xuất.


 Sáng sớm đỡ phải nghe dọn hàng ra, đi làm đỡ chứng kiến lực lượng chức năng diễn tập chận giả đuổi bọn xâm chiếm vỉa. Tuy không vội nhưng xứ Kẻ Chợ vẫn đi các bước hành cháng của chiếu trên, làm cho rổ cua lại xáo động, con nằm trên bỗng bị đẩy xuống dưới cho một số chiến sĩ khác lên đầu, Nhưng ai thèm care phận cua đồng dù có được ngồi lê thành thị.

9:54 Thursday,7.4.2016

Đăng bởi:  Hoàng Cẩm Thạch

Ở quê vườn rộng nhà thưa. Ở phố nhà cách nhau 1 bờ tường... Kề nhà tôi cũng về quê bắt gà và nuôi gà quanh năm trong chuồng. Gà gáy cầm canh . Gà cắn nhau, gà tục tác... một thứ âm thanh nhức tai...Có lúc tôi nghĩ nếu là cái thuyền tôi chống đi nơi khác. Là nhà thì bó tay. com...Chưa đêm nào được ngủ yên. Mùa mưa thì nước dội lên mái tôn như đấm vào tai... ôi văn minh đô thị.

19:45 Sunday,3.4.2016

Đăng bởi:  Thành Lê

@ Anh già: trước có nhìn thây tít này trên mạng rồi nhưng bố cháu chưa xem. Nay sẽ xem, tks. Mắc phải cái tính xem lâu, lai rai, rỗi ngẫm ngợi, có lúc hậm hực (có người bảo không nên thế, phải cao đạo - thôi đành phấn đấu kiếp sau tu luyện).

13:24 Sunday,3.4.2016

Đăng bởi:  Cụ già khó tính

Anh Thành Lê đếm các vị là thuộc địa của Pháp rồi theo phe Hồng không tính Pathet Lao với lại Khmer Rouge hay sao? Riêng dân Hmong Lào vượt biên tị nạn sang Mỹ đã mấy chục nghìn rồi, còn Khmer Rouge thì khỏi nói. Ấy còn chưa kể còn ba anh châu Phi thuộc Pháp đã từng là Cộng hòa dân chủ Madagascar, Cộng hòa nhân dân Congo và Cộng hòa nhân dân Benin nữa.

Tôi thì rất ít đọc báo BBC, nhưng hôm nay thấy người bạn chia sẻ bài này, đọc thấy hợp lý nên gửi anh Thành Lê cùng đọc:
http://www.bbc.com/vietnamese/forum/2016/04/160401_saigon_truong_thai_du_comments
Trong bài có trích dẫn một đoạn ông Phạm Quỳnh viết trong "Pháp du hành trình nhật ký" rất hợp với đề tài ta đang bàn:
"Phố Tây ở Singapore này có khác phố Tây ở các nơi khác, nhất là khác các phố Tây của người Pháp ở, như trong các thành phố ta; người Pháp ở đâu thì những nhà lầu to lớn phần nhiều là các dinh thự công sở của Nhà nước; người Anh ở đâu thì những nhà lầu to lớn là các cửa hàng, các hội buôn, các công ty, các ngân hàng. Những hàng buôn của người Anh ở Singapore thật là những lâu đài vĩ đại, có khi chiếm từng dãy phố dài."

10:01 Thursday,31.3.2016

Đăng bởi:  Thành Lê

@ giáo già: "Cái cách thức tư duy là sợi dây bền chặt gắn tất cả các nước" - hôm nay tui quẩn lại ý này của bác. Thực ra trước khi đọc ý này của bác đã có một mẩu nhận thức - nếu cắt các sợi dây (nguyên văn tiếng Nga mô liên kết) với gia đình và cộng đồng (theo xu hướng phản ứng với các giá trị có tính phá hủy) sẽ đạt được một nhân cách bình vôi, "chú phỉnh" muốn làm gì AQ cũng chịu hết - đại ý (đọc trong sách báo Nga), rằng một kiểu quản trị gây tha hóa nhân cách sẽ tạo được nhân cách trục lợi được, gắn bó được với cách quản trị ấy (một nguồn tiếng Việt) - như trường hợp ngược của một công đồng Anh tưởng như lỏng lẻo, dễ dãi (chẳng cần tài trợ để khối Đại Pháp, "thế giới Nga" chẳng hạn trụ lại), mà gắn bó (cũng thấy ý này trên mạng, chứ không hẳn chỉ TL suy ra).

22:16 Wednesday,30.3.2016

Đăng bởi:  Thường Nga

@ Nguyen Hien "Bác thưa ra phường hay quận đi", vầng. Nhưng (buộc phải) nghe loa phường buổi sáng thấy gõ lóc cóc, rồi một chị Komsomol xế chiều hát giọng vulgar (!) là đã ngán không muốn ra chốn hành là chính rồi. Dù vẫn biết theo Mác Lê thì (phải dụng) lực lượng vật chất đối lực lượng vật chất.

9:59 Wednesday,30.3.2016

Đăng bởi:  nguyen hien

Bác thưa ra phường hay quận đi.
Cái bọn ngu dốt và vô văn hóa này không việc gì phải kiên nhường nó.
Tôi cũng ghét bọn nuôi gà lắm, không coi sự yên bình tĩnh lặng của hàng xóm ra gì.

17:01 Tuesday,29.3.2016

Đăng bởi:  dilettant

@ Cụ già khó tính. Khó tính là tốt. Dễ dãi thì sẽ có một cộng đồng bát nháo, vô pháp vô thiên như mình vẫn chứng kiến ạ.

Về tên thì Thành Lê ưa dùng nick dilletant hơn. Dilettant đại khái là một kẻ amateur, không chuyên sâu, kiểu như học Mác lê ra lương 1 triệu rồi đi làm đầu (chuyyện có thật), khá phất. Nhưng trường hợp của tui (viết nhầm từ dilettant thành dilletant rồi cứ để thế), là một kẻ chóng chán, cứ chạy từ đề mục này sang đề mục khác, tuy quả thật lâu lâu lại quay một vòng tròn về chỗ cũ (kiểu hoa hướng dương – không có ý tự đề cao, ngược lại), và cũng thích làm gì thì ra tấm ra món, xong đi làm cái khác.

Ý kiến của anh Già về văn hóa Pháp của dân Việt (cô kếu gái tân thời), tôi đồng ý về cơ bản. Nhưng ngược lại, những người thực sự thấm văn hóa Pháp của VN được người Pháp gọi gần như là tinh hoa Pháp, thì khi mình tiếp xúc với họ vào lúc họ khoảng 80, mới thấy người Pháp đúng. Cũng không thích các anh Già nói ăn pho mát chấm mắm (vì thích pho mát) nhưng công nhận anh đúng. Có 1 người anh hùng con nhà giàu Hàng Đào, lên đến xứ ủy viên ở ngưỡng 1940, từng chỉ huy đấu tranh vũ trang, vào tù Côn Đảo… anh hùng lừng lẫy. Buồn thay vì thành phần nên sang Tàu học Mác Lê khoảng vài năm đầu kỷ nguyên môi với răng 1950, nên cái chất công tử Pháp nó bị chìm đi đáng tiếc. Nhưng ý của anh Già “người Nhật họ học Tây từ trong ra ngoài, học lối tư duy” làm tui lại nhớ một số người Việt như tướng Trần Đại Nghĩa…

Nói rộng ra, theo tôi, đã có một tầng lớp học Pháp (về sau họ tiếp tục học Nga), đã làm nên cuộc đối đầu thành công , nhưng vì họ đã hơi luống khi cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà thành công, lại bị một kiểu “trí phú địa hào” nên đã không đóng góp được “vốn” giàu của mình vào công cuộc tạo văn hóa thời bình đúng với năng lực của họ, làm nền cho phát triển kinh tế (cái này chắc bọn U60 nhận thấy). Còn thành quả của khối Commonwealth có phải vì người Anh người ta buôn (nghiêm chỉnh) giỏi hơn, còn ông Pháp thì hoa lá cành hơn (cứ xem kinh tế Anh và Pháp thì rõ; quản trị kiểu Anh chắc là cũng ngon hơn Pháp).

Anh Già viết “giờ còn đang phải tài trợ tiền cho Việt Nam để đừng đóng cửa các lớp tiếng Pháp trên cả nước “ – chắc ít nữa cũng chả có tiền đâu, dù ít nữa có nhiều thủ trưởng Việt Nam đọc được dít cua bằng tiếng Pháp đi nữa. Lại đọc ở trên mạng thấy nói Pháp chuyên bao cấp để giữ khối cựu Đại Pháp nhưng vẫn bị mang tiếng bòn rút thuộc địa kiểu bán thóc giống, trong khi Anh nuôi béo rồi mới thịt… Lại thấy nói một di sản nữa (ngoài đầu óc làm ăn kinh doanh) của Anh cho các nước thuộc địa mặt giời không lặn, là hệ thống luật pháp. Bác Già nhắc đến khối Commonwealth lại nhớ hồi thượng đỉnh Úc đại lợi, các vị thừa kế Đại hiến chương (Magna Carta) là Thủ tướng Úc, Gia nã đại và Anh rất xem thường hành vi rừng rú của một đầu Gấu. Trong khi đó Pháp vẫn chủ yếu giữ lập trường đánh đu với Gấu...
Các vị là thuộc địa của Pháp rồi theo phe Hồng, ngoài văn vẩu và Mujahideen còn ai nữa ạ?

15:01 Tuesday,29.3.2016

Đăng bởi:  admin

@ Dilettant: xin phép có cái cmt không đưa lên Dilettan nhé, vì câu chuyện ấy cũng tế nhị, và nói chung các cmt nên gói gói vào chủ đề chính của bài, không nên lan quá xa ạ.

14:59 Tuesday,29.3.2016

Đăng bởi:  dilettant

@ NMH: "Nếu cộng cả 2 nick thì bác/tỷ là người trăn trở về đề tài này nhất nhỉ." mình không trăn trở nhiều đề tài này (dù gần đây trên Soi có cả ý kiến về bò bị nhốt mà vẫn vắt sữa...). Những còm của riêng&chung chẳng hạn, làm mình nghĩ. Đang đọc về CNCN từ thế kỷ 18 của mấy chiến sĩ Locke, Mills, Dewey, nhưng còn đang trên sống dưới khê. Hôm nào hòm hòm hơn sẽ lại bàn tiếp.

10:09 Tuesday,29.3.2016

Đăng bởi:  NMH

@Thành Lê và Dilletant và Cụ Già:
Thành Lê là anh à, em nào giờ cứ nghĩ là nữ (như em gái hát dân ca ngọt ngào Bắc Ninh ấy).
Nếu cộng cả 2 nick thì bác/tỷ là người trăn trở về đề tài này nhất nhỉ.

6:46 Tuesday,29.3.2016

Đăng bởi:  Đinh Rậu

@ Cụ già khó tính: cái phần pi xì (PS) của bác nói "cái dân Tây ba lô đến từ mẫu quốc Pháp" kém tắm, bố cháu không chịu đâu. Phần vì gồm cả họ hàng (mấy người em họ có học, nhưng chưa, chắc là sẽ không giàu - nhờ ơn các vị nhập cư Đông ơu và 1 răng 1 rắc), và một số bạn gái (mong phu nhân không biết) cũng thuộc hàng ba lô, mà thơm như hoa lài luôn á.

20:34 Monday,28.3.2016

Đăng bởi:  Cụ già khó tính

Anh Thành Lê tên Thành Lê thì cứ đăng Thành Lê. Anh cứ lúc thì Thành Lê, lúc thì đít-lê-tần đau hết cả đầu (xin lỗi anh tại chữ dilletant tôi không biết đọc thế nào)

Về chủ đề chính của bài này thì tôi không bàn nhưng nhân anh Thành Lê nói đến thuộc địa Anh và Pháp thì tôi muốn nhảy vào một tí. Chuyện anh kể đây nó thể hiện rằng dân An Nam ta đã (và vẫn đang) nhặt nhạnh cái vỏ ngoài của văn hóa Pháp chứ không phải nội dung bên trong. Ấy là cái lối ăn mặc Âu phục, như hồi đầu thế kỷ hai mươi cắt tóc ngắn, cạo răng, phụ nữ mặc đồ tân thời. Hấp thu văn hóa Pháp kiểu ấy cũng chỉ như ăn pho mát chấm mắm thôi.

Không như người Nhật họ học Tây từ trong ra ngoài, học lối tư duy. Cái cách thức tư duy là sợi dây bền chặt gắn tất cả các nước từng là thuộc địa của Anh vào một khối Commonweath. Mỗi năm nhóm họp một lần để chia sẻ, trao đổi, giúp đỡ nhau thiết thực, dù cách biệt về màu da, địa lý, văn hóa và mức độ phát triển kinh tế. Ông Ấn Độ quấn khăn hay ông Châu Phi đội mũ màu mè thì vẫn suy nghĩ theo lối Anh, tiêu tiền kiểu Anh và tôn thờ Nữ hoàng Anh đến tận giờ.

Còn lại những thằng dưới ách đô hộ của Pháp thì thù Pháp đến tận xương tủy, và sau Điện Biên Phủ thì dân thuộc địa Pháp trên toàn cầu càng tin rằng Pháp có thể bị đập. Vì văn hóa Pháp chỉ được hấp thu ở bề nổi như thế nên nó dễ dàng bị xóa sổ trong vòng vài chục năm ở khắp các châu lục. Khối nói tiếng Pháp thì lỏng lẻo, giờ còn đang phải tài trợ tiền cho Việt Nam để đừng đóng cửa các lớp tiếng Pháp trên cả nước. (Chị Doan mà về hưu không biết có còn lãnh đạo nào đi Hội nghị đọc được diễn văn bằng tiếng Pháp).

Cuối cùng, chẳng có thằng nào thuộc Anh mà đi theo Cộng sản, thuộc Pháp thì có những ba thằng (mà lại toàn thằng đầu gấu)!(Ngày xưa Anh mà chiếm được Afghanistan thì chắc nước này đã không theo cộng sản, và không khốn khổ khốn nạn như bây giờ)

P/s: Cái này là kinh nghiệm cá nhân thôi, giới thượng lưu thì chẳng biết thế nào nhưng cái dân du lịch bụi thì nó thể hiện bộ mặt đất nước chân thực nhất. Dân Ấn Độ là tầm phát triển hạng bét trong các nước nói tiếng Anh vẫn không thể nào bẩn (cả nghĩa đen và bóng) bằng cái dân Tây ba lô đến từ mẫu quốc Pháp.

11:02 Monday,28.3.2016

Đăng bởi:  dilletant

@Rieng&Chung: bạn viết: "Acemoglu đã giải thích vì sao các nước thuộc địa của Pháp sau khi độc lập thì tuyệt đại đa số có nền kinh tế (và chính trị) kém hơn các nước thuộc địa cũ của Anh, đó là vì sự thừa kế (dĩ nhiên là không phải sao chép) từ cấu trúc chính trị lẫn kinh tế, rồi cả an ninh, quốc phòng từ bộ máy đô hộ (hai bộ máy đô hộ Anh và Pháp có những điều khác nhau khá cơ bản)." Nói riêng. đoạn "sự thừa kế từ cấu trúc chính trị lẫn kinh tế, rồi cả an ninh, quốc phòng từ bộ máy đô hộ" có vẻ trúng. Khi ngâm cứu về quyết tâm của Pháp giữ thuộc địa năm 1945 - 46 đầy biến động, có vẻ hầu hết các học giả "cười" sự cố đấm ăn xôi của Pháp, và có ý khen ngợi Anh đã không làm như vậy trong quan hệ với một Ấn Độ quyết giành độc lập, dù theo kiểu bất bạo động (cũng có thể do ngấm đòn vụ muốn giữ Bắc Mỹ trong tư cách thuộc địa trước đó). Nhưng hôm nay khi một thiếu nữ giỏi giang người Việt kết hôn với một cậu Ấn Độ cùng làm với cô mình ở bên Anh, thì mọi việc rất trật trẹo về thủ tục. Khiến mình thầm nghĩ những tiếng vọng của văn hóa phương Tây, nhất là qua Pháp, vào người Việt khá là vang, và sáng. Nói riêng, gia đình nhà chồng bên Ấn Độ muốn các nữ của gia đình bên vợ từ Việt Nam sang phải quấn mình vào vải tấm như kiểu làm nem hay bánh cuốn. Đòn này giáng vào nhà gái. Sau đó đã đi đến hồi đáp sang Ấn, là: chúng tôi là người Việt và sẽ ăn mặc theo kiểu Việt (chủ yếu là quần áo Tây, không áo gấm khăn xếp). Có vẻ như văn hóa Việt có sức trỗi dậy hào hùng. Tuy nhiên vì mình thấy nhà gái ban đầu im lặng kiểu rất Việt, sau đó câu trên (chúng tôi là NGƯỜI VIỆT) lại do một phu nhân từng thuộc thành phần đại sứ quán Việt ở tây Âu lục địa một mình phát ra, nên Thành Lê ngờ rằng cốt lõi chắc là cái chất tự do bình đằng, là dù mờ mờ thời thuộc Pháp, nay bàng bạc. Liên hệ với những lời các cụ về các thương gia người nước của nhà trai nói ở đoạn trên ở VN đầu thế kỷ trước, là họ có tiền nhưng kém tắm (rất xin lỗi)... so với người tại chỗ. Xin giơ đầu chịu búa rìu dư luận khi đưa ra những ý kiến này, để thử làm chúng rõ hơn.

17:13 Saturday,12.3.2016

Đăng bởi:  dilettant

Trong "Trái tim chó" của Bulgakov, Shvonder, tay phụ trách ban quản trị của tòa nhà "thích" vài căn phòng trong căn hộ của GS Preobrajenskii. Shvonder không chỉ muốn tước quyền sở hữu của GS đối với những căn phòng của GS, mà thậm chí đã cho rằng ông "nhà nho" này thuộc loại không cần đến phòng ăn - một động thái xâm chiếm cả... não của người khác. Kết cục là GS Prebrajenskii, dù là người xem nhẹ những giá trị "quyền - tiền", đã phải viện đến bảo lãnh chình trị của một apparatik (người có thế lực trong chế độ quan liêu - bao cấp) để trấn những thế lực Shvonder.

19:57 Thursday,10.3.2016

Đăng bởi:  Thành Lê

@ candid: Hồi mình đi học có một bà giáo Nga (hệ Pushkin - trong trường Bách khoa) nói thế nào mà mình thuộc luôn cả bài. Phục cô ấy. Sau đó quen những người giỏi (cả LX và Việt), họ nói cô giáo ấy không giỏi, chẳng qua tiếng của cô ấy nó êm tai mày thôi. Cũng có thể như vậy. Lúc ấy nghĩ thà mình làm làm lính thủy bị mắc vào một nàng tiên cá này (dù cô ấy hơi đậm người). Sang bên LX thấy có nhiều người xinh hơn, giỏi hơn, nhưng không ai buộc được mình phải thuộc hết bài của vị ấy. Thảo nào ai cũng nhớ thuở học trò.

19:29 Thursday,10.3.2016

Đăng bởi:  Candid

Em giờ nhìn tiếng Nga cũng như nhìn bức vách. Cách đây mấy năm có đi học lại một lớp tiếng Nga mà cô giáo người Nga xinh quá nên học mãi mà toàn nhầm cách ba ra cách bốn.

18:32 Thursday,10.3.2016

Đăng bởi:  Thường Nga

@ candid: chắc là bạn đã đọc Gore ot uma (khổ vì trí tuệ) rồi nhỉ (tiếng Nga). Tôi không cho mình thuộc diện trí tuệ, nhưng tiếng loa phường vừa phát cách đây it phút làm tôi cực khổ sở, chắc có phải đi sớm cũng không mấy tiếc.
Tiếp theo, bạn trích
"Sư phụ tiếp tục mỉm cười:
- Lòng tham, tâm đố kỵ, ngạo mạn, ngu si, hẹp hòi, đều là những ác tâm."
Thường Nga tự thấy mình dù còn nhiều nhược điểm, nhưng tất cả những gì nêu trên lại không có, cùng lắm chỉ có thấy mình vẫn còn hơi ngốc, có phần do sống trong một xã hội ngu dân (biết được điều đó do đã đi được nửa vòng trái đất). Ngu dân thì, xin trích tiếp, ưa nhập hội kín (mê tín nghe theo "ngụy thư") và cuối cùng là phá hoại (có thể gửi câu tiếng Nga cho bạn). Nhiều người nhấn vào phá hoại vật chất. Thường Nga nghĩ sự hủy hoại tinh thần là khủng khiếp nhất, trong đó có cả sự cố tình spam chữ nhẫn NHỤC vào tín đồ.

16:12 Thursday,10.3.2016

Đăng bởi:  candid

Hôm nay đọc được bài này do một người bạn dịch, thấy hay hay.

Vì sao người lương thiện hay gặp nỗi buồn và trắc trở?

Trong lúc tuyệt vọng tôi đã tìm đến một bậc thầy để dọ hỏi: “Vì sao những người lương thiện như con lại thường xuyên gặp khổ, trong khi những người ác sống thoải mái quá vậy?”
Tôi đã tìm một người thầy thông thái và đạo hạnh xin chỉ bảo:
-Vì sao những người lương thiện như con lại thường xuyên cảm thấy khổ, mà những người ác lại vẫn sống tốt như vậy?
Thầy hiền hòa nhìn tôi trả lời:
- Nếu một người trong lòng cảm thấy khổ, điều đó nói lên rằng trong tâm người này có tồn tại một điều ác tương ứng. Nếu một người trong nội tâm không có điều ác nào, như vậy, người này sẽ không có cảm giác thống khổ.Vì thế, căn cứ theo đạo lý này, con thường cảm thấy khổ, nghĩa là nội tâm của con có tồn tại điều ác, con không phải là một người lương thiện thật sự. Mà những người con cho rằng là người ác, lại chưa hẳn là người thật sự ác. Một người có thể vui vẻ mà sống, ít nhất nói rõ người này không phải là người ác thật sự.
Có cảm giác như bị xúc phạm, tôi không phục, liền nói:
-Con sao có thể là người ác được? Gần đây, tâm con rất lương thiện mà!
Thầy trả lời:
-Nội tâm không ác thì không cảm thấy khổ, con đã cảm thấy khổ, nghĩa là trong tâm con đang tồn tại điều ác. Con hãy nói về nỗi khổ của con, ta sẽ nói cho con biết, điều ác nào đang tồn tại trong con.
Tôi nói:
-Nỗi khổ của con thì rất nhiều! Có khi cảm thấy tiền lương thu nhập rất thấp, nhà ở cũng không đủ rộng, thường xuyên có “cảm giác thua thiệt” bởi vậy trong tâm con thường cảm thấy không thoải mái, cũng hy vọng mau chóng có thể cải biến tình trạng này; trong xã hội, không ít người căn bản không có văn hóa gì, lại có thể lưng quấn bạc triệu, con không phục; một trí thức văn hóa như con, mỗi tháng lại chỉ có một chút thu nhập, thật sự là không công bằng; người thân nhiều lúc không nghe lời khuyên của con, con cảm thấy không thoải mái…
Cứ như vậy, lần lượt tôi kể hết với thầy những nỗi thống khổ của mình. Thầy gật đầu, mỉm cười, một nụ cười rất nhân từ đôn hậu, người từ tốn nói với tôi:
Thu nhập hiện tại của con đã đủ nuôi sống chính con và Gia đình. Con còn có cả phòng ốc để ở, căn bản là đã không phải lưu lạc nơi đầu đường xó chợ, chỉ là diện tích hơi nhỏ một chút, con hoàn toàn có thể không phải chịu những khổ tâm ấy.
Nhưng, bởi vì nội tâm con có lòng tham đối với tiền tài và của cải, cho nên mới cảm thấy khổ. Loại lòng tham này là ác tâm, nếu con có thể vứt bỏ ác tâm ấy, con sẽ không vì những điều đó mà cảm thấy khổ nữa.
Trong xã hội có nhiều người thiếu văn hóa nhưng lại phát tài, rồi con lại cảm thấy không phục, đây chính là tâm đố kị. Tâm đố kị cũng là một loại ác tâm. Con tự cho mình là có văn hóa, nên cần phải có thu nhập cao, đây chính là tâm ngạo mạn. Tâm ngạo mạn cũng là ác tâm. Cho rằng có văn hóa thì phải có thu nhập cao, đây chính là tâm ngu si; bởi vì văn hóa không phải là căn nguyên của sự giàu có, kiếp trước làm việc thiện mới là nguyên nhân cho sự giàu có của kiếp này. Tâm ngu si cũng là ác tâm!
Người thân không nghe lời khuyên của con, con cảm thấy không thoải mái, đây là không rộng lượng. Dẫu là người thân của con, nhưng họ vẫn có tư tưởng và quan điểm của riêng mình, tại sao lại cưỡng cầu tư tưởng và quan điểm của họ bắt phải giống như con? Không rộng lượng sẽ dẫn đến hẹp hòi. Tâm hẹp hòi cũng là ác tâm.
Sư phụ tiếp tục mỉm cười:
- Lòng tham, tâm đố kỵ, ngạo mạn, ngu si, hẹp hòi, đều là những ác tâm. Bởi vì nội tâm của con chứa đựng những ác tâm ấy, nên những thống khổ mới tồn tại trong con. Nếu con có thể loại trừ những ác tâm đó, những thống khổ kia sẽ tan thành mây khói.”
Con đem niềm vui và thỏa mãn của mình đặt lên tiền thu nhập và của cải, con hãy nghĩ lại xem, căn bản con sẽ không chết đói và chết cóng; những người giàu có kia, thật ra cũng chỉ là không chết đói và chết cóng. Con đã nhận ra chưa, con có hạnh phúc hay không, không dựa trên sự giàu có bên ngoài, mà dựa trên thái độ sống của con mới là quyết định. Nắm chắc từng giây phút của cuộc đời, sống với thái độ lạc quan, hòa ái, cần cù để thay thế lòng tham, tính đố kỵ và ích kỷ; nội tâm của con sẽ dần chuyển hóa, dần thay đổi để thanh thản và bình an hơn.
-Trong xã hội, nhiều người không có văn hóa nhưng lại giàu có, con hãy nên vì họ mà vui vẻ, nên cầu chúc họ càng giàu có hơn, càng có nhiều niềm vui hơn mới đúng. Người khác đạt được, phải vui như người đó chính là con; người khác mất đi, đừng cười trên nỗi đau của họ. Người như vậy mới được coi là người lương thiện! Còn con, giờ thấy người khác giàu con lại thiếu vui, đây chính là tâm đố kị. Tâm đố kị chính là một loại tâm rất không tốt, phải kiên quyết tiêu trừ!”
Con cho rằng, con có chỗ hơn người, tự cho là giỏi. Đây chính là tâm ngạo mạn. Có câu nói rằng: “Ngạo mạn cao sơn, bất sinh đức thủy” (nghĩa là: ngọn núi cao mà ngạo mạn, sẽ không tạo nên loại nước tốt) người khi đã sinh lòng ngạo mạn, thì đối với thiếu sót của bản thân sẽ như có mắt mà không tròng, vì vậy, không thể nhìn thấy bản thân có bao nhiêu ác tâm, sao có thể thay đổi để tốt hơn. Cho nên, người ngạo mạn sẽ tự mình đóng cửa chặn đứng sự tiến bộ của mình. Ngoài ra, người ngạo mạn sẽ thường cảm thấy mất mát, dần dần sẽ chuyển thành tự ti. Một người chỉ có thể nuôi dưỡng lòng khiêm tốn, luôn bảo trì tâm thái hòa ái từ bi, nội tâm mới có thể cảm thấy tròn đầy và an vui.
-Bầu trời có thể bao dung hết thảy, nên rộng lớn vô biên, ung dung tự tại; mặt đất có thể chịu đựng hết thảy, nên tràn đầy sự sống, vạn vật đâm chồi! Một người sống trong thế giới này, không nên tùy tiện xem thường hành vi và lời nói của người khác. Dẫu là người thân, cũng không nên mang tâm cưỡng cầu, cần phải tùy duyên tự tại! Vĩnh viễn dùng tâm lương thiện giúp đỡ người khác, nhưng không nên cưỡng cầu điều gì.
-Nếu tâm một người có thể rộng lớn như bầu trời mà bao dung vạn vật, người đó sao có thể khổ đây?
Vị thầy khả kính nói xong những điều này, tiếp tục nhìn tôi với ánh mắt đầy nhân từ và bao dung độ lượng.
Ngồi im lặng hồi lâu…xưa nay tôi vẫn cho mình là một người rất lương thiện, mãi đến lúc này, phải! chỉ đến lúc này, tôi mới biết được trong tôi còn có một con người rất xấu xa, rất độc ác! Bởi vì nội tâm của tôi chứa những điều ác, nên tôi mới cảm thấy nhiều đau khổ đến thế. Nếu nội tâm của tôi không ác, sao tôi có thể khổ chứ ?
Xin cảm tạ thầy, nếu không được người khai thị dạy bảo, con vĩnh viễn sẽ không biết có một người xấu xa như vậy đang tồn tại trong con!

10:06 Wednesday,9.3.2016

Đăng bởi:  dilletant

Mấy hôm nay trời ẩm xì xịt. Máy giặt nhà mình xịn, nhưng bị thằng tầng trên dội nước, hỏng mịa nó IC. thành ra mình thành khâu rinse - dũ, vắt cho ráo. Ở diện tích chung khu TT, các hàng xóm da Trương Ba để hàng loạt những chậu hoa chậu cảnh, trên đó là những cây cằn cỗi hoặc đã chết. Chắc là để cản trở việc phơi phóng của thằng khác, triển khai thế trận chờ giờ G của trận đánh theo chiến pháp "Bi kịch mảnh đất công"? Trên đầu thì những lồng chim, khi thì có chim, khi lồng không, nhưng chất thải chắc vẫn có thể rụng xuống đầu những thằng muốn phơi quần áo trên diện tích công gần nhà họ. Tình yêu cây cảnh, chim cảnh có vẻ hơi khả nghi. Hay gì tiếng chim trong lồng, vẻ đẹp nào của cái cây oằn oèo vì bị trồng trong đất chật?

18:23 Monday,7.3.2016

Đăng bởi:  Thành Lê

Cái đoạn mà R&C vừa viết làm tua tủa lên những liên tưởng. Trước hết về việc riêng thấy cách quản trị của CNXH khiến mình tự vận vào mình (vì gien ngại nói về cái to) là kẻ bị bóc lột, nhưng cấm kêu (thật đấy, chuyện này dài). Dù sự bị bóc lột này so với các cụ mà mình kính trọng thì chẳng ăn thua. Bình quân chủ nghĩa (nước sông công lính) là phẳng với những người thực sự có công, nhưng những kẻ cơ hội, hay tham lam thì vẫn trúng. Thôi không phàn nàn nữa, chỉ thấy rằng a. Karl râu tố cáo thì được (vì anh chưa biết bị bóc lột ở "thiên đường" mà anh vẽ là thế nào, nhưng các thiết kế mô hình của anh Karl thì giống những chuyện tình ngoài luồng, thường dang dở của chính anh. Về vụ không thích thống kê, đây có vẻ là một đặc tình Việt. Mình dịch các biểu đồ mất bao nhiều công, nhưng họ cắt đi, không đăng, "các đồ thị loằng ngoằng" chúng tôi cắt đi vì vừa có thêm bài của một sếp anh ạ". Chán không thể tưởng. Ở bên Nga, tình hình về mặt này khá hơn. Một tác giả nổi tiếng viết, dại ý, thời nay nói láo khó hơn, vì các trang vàng thống kê từ đời Yeltsyn. được in ra hàng năm, hàng quý. Nhưng thấy có một số dạng số liệu, thấy báo kêu, gần đây teo đi. Chắc do bị cấm vận nên dễ viện khó khăn tiền hẻo hơn....

17:39 Monday,7.3.2016

Đăng bởi:  rieng&chung

@ NMH:
1. Câu chuyện thống kê hình như không đơn giản. Nhớ trước đây thời sự Đài THVN hay nói giá trị hàng hóa xuất khẩu đạt xyz "rúp đô la" (không biết bao nhiêu % rúp, bao nhiêu % đô la???). Dữ liệu thống kê của VN có lẽ đến giờ vẫn rất "đáng bàn" về độ chính xác. Phương pháp thống kê của VN thay đổi như thế nào qua các giai đoạn trước thống nhất, trước-sau đổi mới, trước sau tham gia hiệp ước nọ kia, và sự thay đổi đó có ảnh hưởng thế nào đến các con số công bố, có lẽ là cả một câu chuyện dài.

2. Quan điểm có nhiều nước xuất phát điểm kém hoặc bằng VN nhưng đã phát triển nhanh hơn, có vẻ là quan điểm phổ biến. Chẳng hạn một Mr sếp hàng không khá nổi tiếng nói đại ý TQ cũng chỉ xuất phát điểm như VN, nhưng bây giờ đã vượt xa. Có lẽ vấn đề nằm ở quan niệm thế nào là "xuất phát điểm". Chẳng hạn vốn tích lũy trong ngân sách và trong dân (các đại gia) ở mức nào? Trình độ kỹ thuật của nền sản xuất (cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị, cấu trúc kỹ năng của nguồn nhân lực) ở trạng thái nào, có dễ phục hồi hoặc chuyển đổi hay không? Trình độ tổ chức thị trường (khả năng kết nối giữa cung và cầu, phương thức giao dịch, kinh nghiệm quản lý hiệu quả kinh tế...). Nếu cân đo những thứ như vậy (chứ không chỉ vài con số thông kê kiểu GDP, tỉ lệ nông-công-dịch vụ ...), thì chắc VN nhất từ dưới lên (tính ở xuất phát điểm). TQ, NICs hay Nhật Bản sau 1945 tuy cũng đi lên từ "nghèo đói" (lưu ý, bao nhiêu phần trăm người lao động và lãnh đạo/ông chủ thuộc diện nghèo đói?), nhưng mức độ xa lạ với các yếu tố kể trên của họ không "khủng khiếp" như VN. Nói nôm na, VN chẳng có gì ngoài "rừng vàng biển bạc đất mênh mông", nhưng khi không có những yếu tố kể trên, thì dẫu lý tưởng cao đẹp đến mấy cũng không tránh được những "âm thầm tranh đoạt".

3. Ngoài câu chuyện ở vạch xuất phát, dĩ nhiên còn có rất nhiều vấn đề sau khi xuất phát. Ví dụ chạy bằng 2 chân hay lò cò 1 chân; có bị ép đường lúc chạy hay không v.v... Chủ nghĩa CS hình như từng bị coi là nguy hiểm và cần bị cô lập (thực chất là những nền kinh tế dưới thể chế CS) trên thế giới. Nhưng nếu so sánh ở phạm vi rộng nhất, "chủ nghĩa" nào có thành tích "tranh/cướp đoạt" nhiều hơn, đặc biệt là tranh/cướp ngoài biên giới quốc gia (không chỉ bằng quân sự)? Lẽ nào nên bảo rằng vận động viên VN chạy chậm hoàn toàn do tự mày, không liên quan đến chúng tao?

@Bác Thành Lê: em cũng thấy cụ Karl râu nói đúng về những điều đang trao đổi. Nhưng về "mức độ", nếu nhìn cận cảnh vụ việc và số phận cá nhân thì miễn cưỡng coi là "như nhau", nhìn rộng hơn chắc phải nhẹ nhàng hơn chứ ạ?

16:42 Monday,7.3.2016

Đăng bởi:  Đinh Rậu

Hôm nay đọc bài này: (Người Hà nội càng cấm càng làm)
http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/290465/nguoc-doi-ha-noi-cang-cam-cang-lam.html
cũng như hàng xóm cường trong bài "gà gáy", có vẻ người ta muồn thách thức cái gì đó (như kiểu đi xe máy tạt đầu xe tải, khoái trá khi thấy container cũng phải né mình). Có phải là máu "thách thức nền văn minh" (đeo gần chục chiếc lốp xe đạp đi giữa metro Berlin, đầu thập niên 800?

15:58 Sunday,28.2.2016

Đăng bởi:  dilettant

NHM vừa còm hai fát rất trúng. Nhưng bạn viết: "1995 ... nền kinh tế mới hồi phục bằng mức 1975, mất 20 năm ảo tưởng." Mình thấy đến giờ (sau 1995 cũng 20 năm) ảo tưởng vẫn dư dả? Cũng có thể do lú lẫn như ai đó nói, nhưng còn có phải vì dựng ảo tưởng như thế là màn sương che động tác/quy trình móc túi công quỹ? Quay lại ý "ông ếch phát triển đấy" mà vẫn rượu ngon gái đẹp, lại liên tưởng đến nghị Lại "có cái đức không thèm biết chữ".

14:38 Sunday,28.2.2016

Đăng bởi:  NMH

@ThànhLê và Rieng&chung:
Em đồng ý với Thành Lê. Phương Đông không những không nhẹ nhàng hơn mà có phần tàn nhẫn hơn là khác.
Em xin góp ý thêm là xã hội theo Khổng với chữ Nhẫn chỉ giúp cho cường quyền tồn tại lâu hơn và cái xấu trong xã hội tràn lan nhiều hơn.

11:47 Sunday,28.2.2016

Đăng bởi:  Thành Lê

@ R&C, cuộc công nghiệp hóa tư bản tư nhân ở Nga mới vừa rồi là một minh chứng rằng anh Karl râu vẫn đúng. Sự việc còn tệ hơn, khi người ta xẻ thịt một số cơ sở công nghiệp thực ra vẫn ngon lành cành đào của Liên Xô cũ. Anh nào (thuộc diện COCC) thời kỳ chót 1980 đi XKLĐ sang nhà máy chế tạo công cụ chính xác Moskva chắc phải đồng ý với mình là trình độ CN của nhà máy này đâu có đi sau thời đại. Tính dã man tàn bạo, mà đến giờ vẫn là 1 thứ liệu pháp sốc chắc đã ngấm vào vào máu, làm con người desperate một cách khủng khiếp, khiến các cụ như Dostoevsky có thể đã chồm dậy từ nghĩa trang, nhưng cũng không dễ diễn tả được thành văn học về những anh em Karamazov thời mới. Có điều anh Karl râu chắc đã không đúng vì cuộc chơi proles toàn thế giới liên hiệp của anh đã không diễn ra. Dù có thể nó đã diễn ra dưới dạng tổng động viên vô sản lumpen đời mới trong khuôn khổ chủ nghĩa dân tộc Đại gấu trắng/gấu trúc (còn tùy vào từng thể loại rừng rú…). Cuộc đổi màu từ nhân các hồng sang nhân cách xám (vì trước “Thời gian khổ” [tư nhân hóa]này, đã là một “Thời gian khổ” khác [CN hóa kiểu bác Sử Đại Lâm]- thời kỳ ảo vọng (CNXH phát triển), thời trì trệ (của anh Breznev) mà các hệ lụy hôm nay vẫn diễn ra, là một minh chứng về CN tư bản dã man của TK21.
Ở xứ tre xanh ‘nhẹ nhàng hơn hẳn lối "dã man" thời cụ râu ria’ (R&C) viết. Mình không nghĩ như vậy. Ở xứ Khổng có tiết mục “chữ nhẫn” như một cầu chì cho lãnh đội bầy hầy. Văn học kiểu Khổng cũng chỉ dùng để ca ngợi thượng cấp và sông núi trăng hoa tuyết, con gì thì phái xéo mãi mới quằn. R&C viết "dã man" ở các nước lạc hậu là nhẹ hơn, còn mình thì ù tai khi các em bán rau kể chuyện mất ruộng (mà em tình ngay lý gian chỉ có QUYỀN SỬ DỤNG!) về tay "ê cô bác" (Ecopark) này kia (có khác “bước đường cùng?) rồi những chuyện ai bảo tên là Vưn… Mọi sự giống như trong một cái bể phủ BS ở trên (các nước có tiền sử khổng), nhưng, theo một đoạn văn tiếng Nga Dù “Thiên hạ” (TL dùng từ khác) là một dân tộc dút dát, trong cuộc sống thường ai lo phận nấy, khi nhập vào đám đông, con người … sẽ thay đổi đi”. Xin đưa một đoạn tiếng Anh làm (tiểu) kết, để chứng minh rằng bi kịch mảnh đất công Á tế Á, nếu xảy ra theo kiểu vỡ bể (phủ BS) cũng sẽ không kém phần hành tá chàng. Extreme patience was thus replaced by intolerance. First the people tolerated everything. Then they refused to tolerate anything. Sự “refuse to tolerate anything” này phảng phất trong những bức tranh về tháng 10 (lịch Nga) của 99 năm về trước (các VNS châu Á có ghi lại chắc cũng bị làm co thất truyền). Ví dụ:
http://elena-sem.livejournal.com/2113904.html
http://humus.livejournal.com/2471241.html
Mong R&C và chư huynh chỉ bảo. Nhận thức là một quá trình, cả anh lê văn Nin cũng dạy như zậy.

10:00 Sunday,28.2.2016

Đăng bởi:  NMH

@rieng&chung:
Bác nói là "trí thức hóa quan lại" chứ em chỉ hiêu là "bằng cấp hóa quan lại" thôi.
Số 0 khởi điểm mà bác nói thì bản thân các cụ cũng có trách nhiệm.
1. Khi vào tiếp quản 1975 biết bao tài sản đã mất mát phần phá bỏ vì không biết sử dụng ( máy móc công nghiệp) phần thành tài sản riêng (tiền vàng và đồ gia dụng).
2. Nếu nói 1975 là số 0 thì đến nứa cuối thập niên 80 đã thành số âm. Thập niên 90 em vẫn được học thống kê kinh tế rằng đến 1995 (5-6 năm từ khi cải cách đi vào hiện thực) nền kinh tế mới hồi phục bằng mức 1975, mất 20 năm ảo tưởng.
Đó là chưa kể quá trình bị mất mát rất nhiều do tham nhũng. Đầu những năm 2000 em được đọc WB và IMF dự đoán nếu ko tham nhũng thi GDP đạt đến 11-12%/năm chứ không chỉ 8% như được công bố. Bác Alan Phan thì thu thập thông tin và kết luận tham nhũng ăn mất 50%. Gần đây, trên báo điện tử vnexpress có đăng bài các tổ chức quốc tế viết về thành công thầm lặng của 30 năm đổi mới 1986-2016, trong đó ta nói rằng ta thành công chưa cao do xuất phát điểm quá thấp. Rất nhiều comment đã dẫn chứng răng khi 4 NICs châu Á bắt đầu quá trình, xuất phát điểm của họ còn thấp hơn ta và sau khoảng 25 năm họ đã đạt mức cao hơn ta rất nhiều.

23:15 Saturday,27.2.2016

Đăng bởi:  rieng&chung

@ Bác Thành Lê: "Cơm no bò cưỡi" ở VN chắc chắn chỉ mang tính giai đoạn. Dân ta (hoặc lãnh đạo ta) không khác nhân loại tới mức chỉ bằng lòng với bò và cơm. Có điều, quá trình này quả là hơi bị chậm. Nguyên nhân có rất nhiều, trong đó không thể thiếu "khởi điểm số không" của nền kinh tế, cả về kĩ thuật sản xuất lẫn tích lũy tư bản, bất kể là 1954 hay 1975. Nó khiến "mảnh đất công" này buộc phải (dù về tuyên bố chính thức là đốt cháy giai đoạn nhưng thực tế vẫn là) âm thầm và ỳ ạch để tích lũy tư bản, theo quy luật trưởng thành của cấu trúc quyền tài sản. Cụ râu ria người Đức hình như bảo tích lũy tư bản nguyên thủy là thuộc giai đoạn tư bản dã man (nên... rất dã man tàn bạo). Có lẽ, ở mảnh đất phương đông lúa nước bị chúng nó coi thường này, muốn ít dã man hơn đành phải chậm hơn thôi.

Có một điều em không rõ lắm. Cái vụ ít "dã man" này (không thiếu những trơ trẽn, thảo khấu, cùn cựa v.v...), mặc dù nhẹ nhàng hơn hẳn lối "dã man" thời cụ râu ria, nhưng lại bị (vô tình hoặc cố ý) so sánh với các thành tích văn minh công bằng đỉnh cao. Liệu so sánh thế có phải là không công bằng? Hơn nữa, liệu có thể khẳng định những "văn minh và công bằng" kia không hề được tiếp máu hàng ngày từ cái sự (dù là ít) "dã mãn" ở các nước lạc hậu?

11:29 Saturday,27.2.2016

Đăng bởi:  Thành Lê

@ Riêng và chung: thực sự không cho mình là trí thức. Khi có GS Pháp nói Việt Nam (hiện nay) không có giới trí thức, TL năm trong số đồng ý với nhận định này. Và nó ngày một dày lên, "cương lên" (xin lỗi), khi tiếp cận với một vài nhà trí thức, "gia đình trí thức". Hiện thời thế giới đã phát triển đến mức nếu kinh tế cứ phọt phẹt mãi, chắc cũng không thể có giới trí thức đúng nghĩa, vì không có đất dụng võ, đời sống tinh thần lại nghèo nàn, đơn điệu... GS Ngô Bảo Châu từng nói, đại ý, học sinh VN có tiềm năng, nhưng dễ thui chột. TL đã từng chứng kiến các cử nhân, TS, các nghệ sĩ ở LX (nay ở phương tây - giới học thuật) về nước thì ngời ngời, để rồi hoặc khó làm việc, hoặc phải sang ngang làm quan chức. Những entry của R&C chắc cũng không phải khó hiểu đâu, nhưng não bộ của TL hiện chưa xử lý được đúng yêu cầu.... đang viết về vai trò trí thức VN (then chốt) trong kháng chiến thì sự cố, thôi để hôm nào viết nốt. Chi xin có ý kiến "phản ứng của trí thức vẫn chỉ là một sự bất lực" là câu 1 bạn viết thêm vào bài nhưng TL nhất trí. Vì làm KT không ngã ngũ kết quả ngay như 1 trận đánh hay chiến dịch, nên vai trò của người chủ trì mặt trận KT ở trong xứ mơ hồ (“sort-of-but-not-really-country gồm cả thị trường...) sẽ trở nên khó xác định hơn, bánh xe truyền thông lăn 1 chiều, dễ dùng rhetoric thay giải trình trách nhiệm. Lại sẽ thử nấu những điều Riêng&chung vừa viết, dù nồi cháo ám nấu những điều bạn viết trước đây vẫn chưa xong. Chắc chắn 1 điều: cứ quanh quẩn mãi, cả về lý thuyết lẫn thực tiễn với "con đường riêng". Cứ cố kiên định về chánh kiến (thực ra là với 1 sách thánh mà thực thi nó chưa đem lại thành công ở đâu cả - các nguồn chính thưc của TQ cho hay họ đại nhảy được là nhờ tài lực, công nghệ mà cựu thù thưởng cho nhờ đã đánh vào lưng một vị môi và răng, và dám thọc lét gấu Xô - xem phát biểu của tưởng Lưu Á châu, chẳng hạn, mặc dù cũng chẳng lời sấm gì), thì lỡ cơ hội (đúng hơn: mất đi thời gian để) làm kinh tế để sống một cách bình thường. TL cũng không định đi trước thời đại gì đâu, có mà đang đi đằng sau (những người năng lực mình ở một xứ mọi thứ thông thường, không rồi sẽ ưu việt, không dân chủ bằng ngàn vạn lần ai) thì có. Nhưng cứ bầy hầy, ngang tành mãi (bố ếch cần phát triển đấy, vẫn cơm no bò cưỡi) thì chỉ có những kẻ nuôi ý đồ nô dịch, để làm ngôi sao béo giữa những ngôi sao bé xung quanh, là mát dạ. More later. Cảm ơn.

0:02 Saturday,27.2.2016

Đăng bởi:  rieng&chung

@ bác Thành Lê: em xin chém thêm tí gió về thể chế liên quan "mảnh đất công", cho vui thôi ạ. Việc dịch thuật thế nào bác cứ quyết. Quyền tài sản là câu chuyện dài mà em đã từng hứng thú nhưng đã "hết duyên" nghiền ngẫm học thuật về nó.

Em nhất trí với bác về tình hình "tồn tại mơ hồ" của các quyền (hợp pháp và khả thi) liên quan đến "mảnh đất công". Trong trường hợp các "mảnh đất công" mà bác và tác giả Thường Nga nêu, cách đặt vấn đề cho thấy các bác đã trưởng thành sớm hơn thể chế, trong khi thể chế còn "ngây thơ" (sorry nếu bác bị khó chịu vì sự "kiên trì" này của em). Dù bác nhìn thấy xung quanh "mảnh đất công" có những sự trơ trẽn hay lưu manh thảo khấu, thì từ góc độ quy luật trưởng thành (em tin là có quy luật rõ ràng) của thể chế, chúng vẫn là các biểu hiện của "ngây thơ", tức tranh đoạt theo bản năng và lợi ích cá nhân trên hết.

Câu kết trong bài của tác giả Thường Nga: "phản ứng của trí thức vẫn chỉ là một sự bất lực", làm em nhớ đến một câu trong truyện gì đọc lâu rồi: "mày sắc, tao cùn, xem thằng nào ... mẻ trước". Trí thức chắc là "sắc bén" nhưng "nói chuyện phải quấy" với thằng cùn sẽ mẻ trước tiên. Dĩ nhiên nếu biết "ném đá dấu tay", "rung cây nhát khỉ", "lấy độc trị độc" hoặc ... "lặn không sủi tăm" thì ta vẫn là trí thức thôi nhỉ.

Có lẽ cách tham gia có tính khả thi nhất, cho đáng mặt "trí thức", vào câu chuyện mảnh đất công, là thúc đẩy quá trình trưởng thành của cấu trúc thể chế về các quyền liên quan. Ít nhất logic này đã xảy ra trong thực tế Âu Mỹ và cả...TQ.

Khổng giáo TQ chọn hướng này, nên trí thức TQ xưa nay có thể nói là tích cực "nhập thế", nhẹ thì làm môn khách, được ăn được nói (hiến kế bày mưu), nặng thì khoa cử công danh. Anh nào khéo làm hẳn phò mã. Dĩ nhiên ngày xưa "quan lại hóa trí thức" và ngày nay "trí thức hóa quan lại" đều phần nào có tác dụng giải quyết bi kịch mảnh đất công. (Chỗ này e rằng lại liên quan đến "rùa biển" và "ba ba")

Xin lỗi bác vì em mạo muội nói vào "đời tư" của bác nhé. Bác là trí thức (hẳn rồi), được gần các "tầng ra quyết sách" (bác kể). Chắc là không chỉ em đặt hi vọng vào bác đâu ạ : ))

12:06 Friday,26.2.2016

Đăng bởi:  Thành Lê

Đêm qua nước từ tầng trên chảy xuống mái che (hàng xóm vẩy ra) không ngủ nổi. Nhớ về cảnh báo của Malthus về nguồn nước ngọt. Sáng nay chạy đến tổ trưởng dân phố và các nhà tầng trên để nói họ xem lại nước xem sao. Chỉ thấy sự thờ ơ. Quay về nhà, nước lại lúc thôi chảy như để an ủi mình, lúc lại róc rách, róc rách nước luồn qua kẽ... (thực ra ai mà vui đc). Lại nhớ về "bi kịch mảnh đất công" mà riêng@chung đề nghị. Đây là quyền mà truyền thông Việt (nơi có vẻ tồn tại mơ hồ trong sở hữu công?) nói là ít được đả động nhất. Theo moa, có nên dịch là "quyền có tài sản tự do" (lấy khái niệm right to own property)chứ không dịch đơn thuần là quyền tài sản (right to property) như riêng&chung nêu? Thực ra tại khu TT/chung cư, chắc chẳng có quyền tài sản. Nhưng vì khải niệm sở hữu công đại trà nó mơ hồ quá, nên mới có chỗ cho những kẻ trơ trẽn (và thảo khấu) tự tiện tư nhân hóa phần diện tích công làm chỗ dùng riêng (tranh nhau), đồng thời có những chỗ trách nhiệm "không của ai cả". Những người (phải) có chút trách nhiệm (tổ trưởng DP) thì bảo đó chỉ là tạm thời thôi (chắc ngụ ý sẽ được gq khi lên thiên đường của chủ nghĩa). Muốn nhờ riêng&chung viết 1 ít về cơ sở lý luận "bi kịch mảnh đât công" giúp giải thích trưởng hợp mảnh đất công nghĩa đen của VN (chắc là cả của TQ nữa, nhưng không care lắm, dù có khi vấn đang "anh nhìn sang đấy, tôi nhìn sang đây) - nước "một mình một kiểu" trong quan hệ sở hữu. Liệu có phải do quản trị sở hữu công nó mơ màng khó hiểu, nên mới sinh ra những mẩu của mảnh đất công dễ tạo ra xung đột dân sự trong đời thường (và chắc cũng có thể hiểu được những va chạm lợi ích xung quanh việc chuyển đổi đất nông nghiệp thành "đất dự án"). Thực ra moa cũng không mấy tham vọng, vì ngay cả thời gian cần để đọc kỹ hơn khái niệm "quyền tài sản" mà R&C đã đưa ra cũng còn đang khó. Nhưng ở tuổi này đã thấy mệt với những tiếp cận kiểu: حق يراد به باطل /“right, with which wrong is intended" (mình biết tý tiếng Anh, không biết tiếng Ả). Chữ zun cho vào cho zui thế thôi. Chờ lúc nào R&C rỗi, viết vài hàng. Cảm ơn.

20:36 Sunday,21.2.2016

Đăng bởi:  dilletant

"nếu biết là sai vẫn cố bám vào thì gọi là ngoan cố" theo tôi thì tệ hơn thế. Có nhiều vị can "án": cố tình làm trái, thời gian rất lâu. Tình trạng như thế không chỉ ở quan giới, mà còn ở cả dân tình, hoặc ở những vị có hàm cửu phẩm trở xuống nữa.
Thấy có một illusion ở 1 số người Việt, năm nay cũng khoảng 80 (không tiện dẫn cụ thể hơn). Chẳng hạn, cho là mình đại khái, thuộc diện quân tử, đại nhân, hoặc cốt cách cao quý, đến mức đi vào chỗ bệnh dịch rồi ra, cũng chẳng sao. Hôm ngồi ở 1 phố trước cửa công viên, thấy một vị thư sinh đã khoảng thất tuần, khoe những kẻ khác ăn tiết canh thì bệnh nọ bệnh kia, còn ông ta cứ tì tì mà chẳng việc gì. Tôi bảo thẳng những điều bác nói thật ấu trĩ. Tôi vẫn ngờ rằng ngoài illusion, kiến thức sinh hóa của người Việt khá là khiêm. Xem thuốc chỉ nhăm nhăm xem chữa được bệnh gì, không xem thuốc làm từ gì, hàm lượng các chất có tác dụng điều trị trong đó bao nhiêu - ý tôi là nhìn từ ngọn. Phục bác Tùng, không muốn tranh luận về vấn đề quân tử (chuyện nhạt phèo, đã quá đát lâu), nhưng vẫn không phấn khởi vì nhiều vị Việt có kiến thức nhưng phức cảm tự tôn (đôi khi trộn với tự ti - riêng điều này không nói anh Tùng) vẫn quá đô. Nói thật, một mặt thất vọng, mặt khác thấy rõ nguyên nhân là khoa học thường thức của người Việt không khấm khá. Xin cảm ơn đã cho nói thật (cho gửi tấm lòng thành).

17:28 Sunday,21.2.2016

Đăng bởi:  phó đức tùng

dillettant
nếu bạn giữ được chân thành, thì cũng chính là giữ được chính đạo, và cũng là nước sông không phạm nước suối, vì lòng mình mình giữ, mặc kệ xung quanh thế nào. Bởi vì chữ chân thành chỉ có nghĩa khi cái mình nói mình tin là đúng bằng tất cả trực giác và mọi kiến thức.
Còn nếu biết là sai vẫn cố bám vào thì gọi là ngoan cố chứ không phải chân thành. Hoặc nếu nói mà không nghĩ đúng sai thì chưa phải chân thành, mà là nông nổi.
Vấn đề là trạng thái nông nổi và chân thành rất khó xác định, vì ai là người thực sự suy xét đến cùng cực có thể mỗi khi phát ngôn. Bởi thế mới có những triệu chứng của việc chính đạo hay không. Nếu ta thấy bất hòa với mọi người, thời đáng nghi là chưa chính đạo vậy, vì xét logic ra, nếu đã chính đạo, đã thực sự chân thành, thì không xảy là mâu thuẫn, nhất là từ phía bản thân ta.

22:51 Saturday,20.2.2016

Đăng bởi:  dilletant

Có lẽ bạn đúng. Đời U60 chắc có nhiều vị paranoia - logic thôi. Mang trên mình 3 cuộc chiến tranh, và chưa hết. Được cái khó chịu những khái niệm như tàu lạ... lại nói về vất vả - ở bển có chữ working hard. Còn ở VN thỉnh thoảng nghe: ngồi nhàn mà vẫn kiếm bộn tiền. Hẳn vì thế thỉnh thoảng truyền thông Việt lại báo: kìa, sắp đi sau cả Lào, Campuchia.

21:00 Saturday,20.2.2016

Đăng bởi:  Candid

Làm gì vất vả đến thế. Một chữ ảo mà thôi. :D

20:47 Saturday,20.2.2016

Đăng bởi:  dilletant

@ candid: nhiều từ mới hay ho: sử ma, rồi tâm ma. Chữ 'vất vả" trong tiếng Việt thường dùng với nghĩa positive có hợp với chữ tâm ma không. Bố cháu thì không tin ở những chuyện quân tử "nước sông không phạm nước suối", hay "giữ được chính đạo", một cách một chiều. Cuộc sống là một cái gì rất khác. Riêng mình chỉ tin ở chữ chân thành, ở tấm lòng thành. Mình cũng hay dùng các bút danh khác nhau, nhưng luôn gửi tới người đọc và biên tập viên tấm lòng thành. Đồng thời hôm này có tổng biên tập một tạp chí tiến khá nhanh, và có lẽ cũng vững (tương đối thôi), bảo mình: "làm báo cũng như đi chiến trường. Cũng phải biết núp, biết che giấu lực lượng" (biết ngụy trang - mình xin thêm vào). Viết trên diễn đàn này cũng là một thứ citizen journalism (tức là vẫn phải có nghiệp vụ người làm báo). Quan trọng, xin nhắc lại, là vẫn phải giữ tấm lòng thành. Có vị lãnh tụ có tới 200- 300 biệt danh, bút danh, cũng vất vả vì nghiệp đến mức khó tả, vẫn được những ai tỉnh tảo, không chơi trội coi là tâm sáng.

17:48 Saturday,20.2.2016

Đăng bởi:  Candid

Troll chẳng qua là một loại tâm ma. Giữ được chính đạo thì sợ gì troll. Ngay trên Soi này nhiều bác vất vả lộn đi lộn lại nhiều nick cũng là tâm ma mà thôi.

10:34 Saturday,20.2.2016

Đăng bởi:  Thường Nga

@NMH: troll là một chiến thuật. Đôi khi cũng có thể dùng để thử độ kiên trì của đối tác với luận điểm của mình. (Nhưng ở VN còn có tiết mục "dỗi"). Về chuyện cúng bái mà làm con người tốt lên thì không chắc lắm, cần phải viết bài bản hẳn hoi. Gần nhà tôi, khi cái sự cúng bái quay lại, người ta đốt vàng mã khói mù, không thở được (tôi luôn khó chịu vì nhớ gốc tích của vàng mã là tục chôn người hầu theo chúa, lâu dần đổi thành đốt vàng mã. Có cao tăng của VN đã nói đốt vàng mã cũng là phạm tội sát sinh). Họ đua nhau đốt mấy năm, "trung tâm công nghiệp" Hàng Thiếc trúng to. Đốt mãi chẳng thấy người âm chuyển khoản tiền dương về cho, chỉ toàn chuyện hưu non, mất việc. Thế là chẳng mấy đốt nữa. Chỉ còn mấy cái lò đốt đen xì vẫn đứng ở hành lang như dấu tích của... dị đoan (mong các vị đang đốt đừng giận, người Việt, như ô Hồ Ngọc Đại nói, đại ý, có "tài" né sự thật).

20:16 Friday,19.2.2016

Đăng bởi:  NMH

@thường nga và Mỹ Liên:
Từ 1 câu chuyện gà qué bỗng trở thành cuộc chiến về học thuật.
Phải công nhận là ngay khi em comment em chỉ nghĩ đến hướng là tìm 1 giải pháp nào đó cho tác giả mà không gây căng thẳng chứ không nhớ đến khái niệm thế nào là tôn giáo tín ngưỡng. Bỏ quá cho em học hay đọc gì cũng nhớ ở thời điểm nào đó thôi, đầu óc chỉ bận bịu nhất với tiền bạc, còn lại cứ tuốt luốt trống rỗng cho nhẹ nhàng.
Theo thực tế em thấy thì đến gần đây quanh em xóm giềng hay họ hàng nhờ tác động của tôn giáo thì đám giỗ hay ngày tết được cúng chay khá nhiều, đỡ rất nhiều động vật mà bà con khi chay tịnh tâm tính cũng hiền hoà hơn. Nếu Thường Nga tác động theo hướng đó được dù mất thời gian nhưng kết quả có thể trọn vẹn hơn là luật pháp đang hơi bị tệ.
Dù sao cũng xin lỗi vì tạo cảm giác cho chủ topic là bị troll.

13:05 Friday,19.2.2016

Đăng bởi:  Thường Nga

@ Mỹ Liên: bạn có chắc được bạn đang muốn điều gì? Tranh luận về "biển" tôn giáo? Với một người bạn dám chắc là đã sẵn sàng - Thường Nga?
Mình thử đáp ứng ý của bạn 1/ Có một công trình nghiên cứu các hội kín ở Mỹ trong thế kỷ trước, cho tới thời "khủng bố" này (mình không dùng chữ chủ nghĩa khủng bổ - vì họ hình như không có học thuyết gì).
2/ Gần VN hơn - tóm tắt luận án của TS Kolotov (khoảng 10 năm trước) về các tôn giáo ở VN như một công cụ của các thể loại CN thực dân. Bài này (dù tác giả được các cựu trào ở ban Tôn giáo ở VN hướng dẫn), không đăng được ở các tạp chí VN, do nhận định về một số đạo ở VN hình thành trong KC chống Pháp. Nhưng TNga thấy nếu SOI lý thuyết điểu khiển xung đột (có yếu tố tôn giáo) được đề cập trong bài, có thể có 1 số gợi ý về các cuộc xung đột hiện nay ở Syria, phần nào, cả Ukraine.
TNga có thể gửi qua Soi, với điều kiện bạn thực sự cần, chứ không phải để bình luận lăng nhăng (chính bạn cũng nói không có TG, tôi cũng vậy, vì còn phải lo cả hậu cần cho GĐ).
Thứ 3, TNga cũng có bài viết về tam giáo ở VN, và sự trở lại của tín ngướng các kiểu gần đây ở nước này. Cũng có thể xem lại, và gửi Soi duyệt xem có đăng được. Nhưng vẫn không phải để tranh luận về tôn giáo chung chung. Mà để góp 1 vài ý thôi. We will see.

11:10 Friday,19.2.2016

Đăng bởi:  Mỹ Liên

Chị Thường Nga: em nghĩ rằng chị nên để thời gian đọc tài liệu, nắm vững các khái niệm rồi hẵng vào tranh luận. Ngoài ra cần trau dồi cách viết ạ. Loăng ngoằng quá em đọc mãi cả rừng chữ và ví dụ của chị mới hiểu được là chị chỉ có vài ý kiến nhỏ, không cần mất nhiều chữ đến thế đâu chị.
"Thời giờ là vàng bạc"
Em phải chuồn đây. Ý chót của em là: chị nên nghiên cứu thêm về thế nào là "tôn giáo". Nhé chị.

10:06 Friday,19.2.2016

Đăng bởi:  Thường Nga

Mình thấy lời bình của bạn, kiểu "Đa thần giáo không có nghĩa là trong người có một lúc nhiều tôn giáo", hay của bạn NMH, thờ Thánh Gióng là văn hóa dân tộc, gợi đến một nét "văn hóa Việt", mà những kẻ nuôi gà (trái phép) cũng có (vì họ không hoàn toàn vô học - mà là một sản phẩm kiểu xe công nông): "cầm nhầm" các khái niệm và xáo trộn chúng, và đưa ra các lời khuyên hú họa, nhỡ đâu trúng để kể công.
Mình đã nói không phải là chuyên gia về tôn giáo (trên diễn đàn này có rất nhiều người giỏi về ngành này), nhưng mình hiểu đa thần giáo là tôn giáo có nhiều "vị" (hòn đá, đống rạ) được cúng bái. Và theo riêng mình, cái chết người là ở chỗ, như Paul Mus nói (khoảng cuối 1940): "người Việt không làm việc, họ tế tụng" (có phải vì nhiều thần quá?). Khi mình góp ý về chuyện không nên nuôi gà, bà chủ gà đong đưa cho biết là con gà (sẽ được vỗ béo theo công nghệ "tra tấn) để cúng bố mẹ chồng bà ấy. Tôi hỏi: vậy thì bà quý người sống hay người chết hơn? Bà ấy quay đi (chắc là chửi thầm). Bạn tôi bình thế ấy không biết là nhiều người Việt chỉ sùng bái ai đó khi người ấy đã chết à [câu "người ta sống về âm"]. Đồng thời, để tranh luận tiếp hay không, bọn mình phải đứng chắc trên các khái niệm đã. Cách bình của bạn (và có lẽ của NMH nữa)
1/giống như một số tin trên báo (những gì chữ "nói lăng nhăng" mà bạn dùng có thể áp vào),
2/ còn có thể gợi lên chữ "troll" - tạm dịch là chọc ngoáy (mình không kết luận). Cụ thể: khái niệm tôn giáo (@ cả candid), riêng mình nghĩ rằng chủ nghĩa Mao chẳng hạn (và 1 chủ nghĩa nữa, cũng đang được thâm canh ở xứ ta, và giúp khối kẻ bội thu) cũng là tôn giáo, cũng có "hệ thống cấp dưới" (chữ của bạn) đông đảo tá phò. Mình thực ra đã chìm trong bể học từ lâu, mà thấy khó, phần vì cũng đã có tuổi (bắt đầu hiểu chữ mắt mờ chân chậm), phần vì bọn nuôi gà chắc cũng có ý "troll".
Tựu trung lại: Việt Nam là xứ nghèo (anh Tùng cũng viết như vậy), nhất là về phần hồn (theo mình), nhiều người bầy hầy, không biết tiếc thời gian, và bộp chộp (cũng có chút cơ hội - như Samuel Popkin viết về drive "đổi đời" dân Việt theo kiểu "có gì đánh nấy"). (Dù bận) mình hay lên Soi xem có gì hay, và bắt đầu chán chuyện gà qué, bạn nên chuyển sang đề tài khác, dành thiện ý cho những chủ đề khác, và cũng nên chắc về khái niệm trước khi bàn gì đó (dù với ý tốt). Còn nhớ các cụ dạy: chớ vội làm một điều (anh tưởng là) tốt. Lại càng không nên troll - một biểu hiện của tuyệt vọng và tự ve vuốt (nhờ chọc quê người khác) - mình dẫn sách đấy. Một nạn của người Việt là chuyện gì cũng góp vào được, nhưng hay lẫn lộn khái niệm. Ciao.

7:51 Friday,19.2.2016

Đăng bởi:  Candid

Thờ cái cây, tảng đá thì cùng lắm là shaman giáo chứ chưa phải là tôn giáo thì phải.

21:25 Thursday,18.2.2016

Đăng bởi:  Mỹ Liên

Chị Thường Nga: ý em là: chị vẫn nói lăng nhăng. Đa thần giáo không có nghĩa là trong người có một lúc nhiều "tôn giáo", và như thế việc cúng con lợn, thờ cục đá không tương đương với một tôn giáo - là một hệ thống lý luận, kết cấu, có "giáo chủ", có môn đệ, có nơi thờ cúng và hệ thống "cấp dưới" đi theo.
Chị Thường Nga nên tập trung vào luyện sách vở biết đâu sẽ chìm trong bể học mà quên được tiếng gà kia :-)
*
Mẹo nhỏ xóm em: chung cư em có cô bé tập đàn piano vào giờ người ta còn đang ngủ hay đã đi ngủ. Bố cháu là công an nên cả khu không ai dám làm gì, gọi điện nặc danh cũng không dám vì sợ bị phát hiện số. Cuối cùng có thằng mất dạy trong xóm nó dùng đường bưu điện, mỗi tuần một thư gửi đến tận nhà, chửi cho một trận. Giờ cháu nó đã tập đàn nhè nhẹ vào giờ hành chính.
Chị xem có áp dụng được gì không.

21:09 Thursday,18.2.2016

Đăng bởi:  Thường Nga

@ Mỹ Liên: người Việt bị xem là theo đa thần giáo. Ban đầu thì cũng cái cây (đa), hòn đá, như thiên hạ. Về sau thiên hạ đã tinh tướng nghĩ ra đủ thé "nha phiến" (chữ của Marx), người Việt vẫn tiếp tục vái lạy hòn đá, cái cây.
Sau đây là một đoạn của một bài (theo tôi là hay) trên mạng Việt:
“Hiện nay có một bộ phận rất đông trong cộng đồng là cùng lúc họ tin và thực hiện hành vi tôn giáo khác nhau. Chùa họ cũng đi, đền, phủ họ cũng đi. Thậm chí họ còn tin vào nhiều điều “lạ”. Một ngôi mộ, một hòn đá, một ông thầy không biết theo đạo nào cả họ cũng tin, vẫn theo… một cách mù quáng. Đó là chỉ báo về niềm tin không ổn định, là níu cái cái thói quen đa thần giáo”. (trích từ site Văn hóa Nghệ An). Ngay trên diễn đàn Soi này, cũng có những bài rất hay về tín ngưỡng Việt, bạn tự tìm xem nhé.

20:23 Thursday,18.2.2016

Đăng bởi:  Mỹ Liên

Chị Thường Nga nói nhảm rồi, tín ngưỡng đâu phải lúc nào cũng là tôn giáo. Thí dụ như tín ngưỡng tin vào chém lợn ở Ném Thượng thì đâu phải tôn giáo.

20:12 Thursday,18.2.2016

Đăng bởi:  Thường Nga

@ NMH: Bạn viết "Các tín đồ Thánh Gióng gì đó mà chị nói không phải là tôn giáo mà là văn hóa dân gian." E không ổn, đã là tín đồ thì thường thuộc về một tín ngưỡng nào đó. Tôn giáo, trong các thứ tiếng thông dụng, theo tôi được biết, có từ đồng nghĩa là "tín ngưỡng". Dù sao cũng rất cảm ơn NMH đã support. Tôi thì vẫn tin vào công cụ luật pháp. Dù cũng đồng ý tôn giáo có thể là một kiểu "khung" đạo lý. Ở đền Gióng người ta thờ cúng ông Phù Đổng Thiên vương - một dạng tin ngưỡng.

18:02 Thursday,18.2.2016

Đăng bởi:  NMH

@Thường Nga:
Các tín đồ Thánh Gióng gì đó mà chị nói không phải là tôn giáo mà là văn hóa dân gian. Tôn giáo mà em nói đến là kêu gọi mọi người làm điều thiện. Công cụ tôn giáo là một tí hài hước của em thôi vì ở xứ này cũng không hiệu quả đâu chị, người ta đã biến tướng nó mất rồi. Giải pháp cho chị, vẫn là chịu đựng thôi hoặc là đi khỏi nó.

11:20 Thursday,18.2.2016

Đăng bởi:  Thành Lê

Bác Tùng viết: "lại càng không nên khuyến khích phình to pháp quyền." Vâng, nhưng TL vẫn muốn pháp luật là kim la bàn trong từng người, đồng thời không tán thành đặt bục công an vào những chỗ của phần hồn, phản đối bệnh phí đại của các bộ sức mạnh (thuật ngữ tiếng Nga), và cơ cấu hành là chính, nói chung.

11:10 Thursday,18.2.2016

Đăng bởi:  Thành Lê

Vốn không dám những chỉ tiêu vĩ đại, nên tui chỉ mơ pháp luật xứ Việt gần được như Bỉ, hoặc Tiệp Khắc, Ba Lan (những nơi bản thân đã có khái niệm) là chết chắc mắt nhắm nghiền ạ.

11:09 Thursday,18.2.2016

Đăng bởi:  Candid

Nó chỉ là minh hoạ cái khái niệm ký ức hình ảnh thôi bác ạ. Nghĩa là một bộ phim vui có thể khiến một người khóc vì nó gắn với kỷ niệm gì đấy chứ không liên quan đến nội dung. Tiếng gà như khóc hay tiếng gà nhớ quê cũng là phản ánh cái bên trong của người nghe thôi.

Còn về gà thành phố hôm qua em search thấy bài này ở trên Người đô thị cũng hay, xét về văn chương thì em cũng không dám nhận xét. Em có thói quen cứ có chữ là đọc cho dù là báo nhân dân gói xôi.

http://nguoidothi.vn/vn/news/gia-dinh/xe-do-ra-pho/3328/ga-trong-thanh-pho.ndt

10:49 Thursday,18.2.2016

Đăng bởi:  dilletant

Các phân tích của candid phản phất phong cách Master and Margarita. Nhưng bạn đưa ví dụ bài báo nào đó của một vị trên Thanh niên, thể hiện mừng rỡ vì tiếng gà nhớ quê hương khế ngọt, thì không đắt. "Bài báo" ấy giống bọn mình "tập làn văn" ở cấp II, tập tọng theo khuôn mẫu hiện thực XHCN.

10:46 Thursday,18.2.2016

Đăng bởi:  phó đức tùng

bác Thành Lê
pháp luật có cùng tên mà nhiều nội dung. có những loại pháp luật làm khung cho mọi vận hành xã hội được xuôn xẻ. có những loại pháp luật làm kìm kẹp, lại có loại làm bẫy. pháp luật ở ta có đủ các dạng này, nhưng dạng nào đang là đa số, hẳn ai cũng cảm nhận được. vậy nên chẳng nên nói chung chung cứ tuân thủ pháp luật là lành. lại càng không nên khuyến khích phình to pháp quyền.
ta như con cua trong rọ, chẳng lo phá rọ ra ngoài, mà chỉ sợ có đứa chui vào cùng rọ, nên phải suốt ngày củng cố rọ cho thêm chắc. chẳng đáng buồn sao.

10:14 Thursday,18.2.2016

Đăng bởi:  Thường Nga

@ NMH Không hiểu rõ lắm ý của bạn. Có vẻ bạn muốn viện công cụ tôn giáo, vậy việc các "Thánh Gióng" đời nay dùng gậy vụt đầu nhau tranh lễ chắc cho một trải nghiệm nhỉ. Có một hình thái tệ (sau 1 giai đoạn vô thần? là nhân cách có HAI TẦNG: dưới thì duy vật thô thiển, lý tài "cướp lộc", “xã hội đen” trên thì mù quáng dị đoan
Mình ko phải là chủ topic, và cũng không thích làm hot một chủ đề nào. Chẳng hạn, đã nhiều năm nay cứ đến Tết là tiền điện vọt lên (hôm nay mình nghe người ta than: vọt lên gấp hai), mình cũng dính đòn. Cả tiền ĐTDĐ cũng thế. Thiết nghĩ Tết cổ truyền làm gì, để đến nỗi khổ chủ cũng phải "đồng tình" (im miệng) với những vị đồng lòng và trắng trợn móc túi khách, năm này qua năm khác. Cái cách làm hot của một số đầu nậu truyền thông, biết đâu đấy, lại là một cổng xả xú páp, để sau đó bệnh cũ vẫn âm ỉ, lại tái phát, tới lúc một số cá nhân kêu đau to mồm hơn lại vô hình chung làm hot chủ để. Trong vụ này Thường Nga chỉ định phản ảnh thứ "tiếng kêu đứt ruột" của con gà trong một cái chết phần xác có thời hạn. Còn con người cộng hưởng tiếng than khóc này chết mòn trong một thời hạn dài hơn, đành viết vài dòng. Ngày xưa chắc có vị xuống chấn chỉnh: này đừng chuyện bé xé ra to, đừng để nâng lên thành quan điểm...

8:48 Thursday,18.2.2016

Đăng bởi:  Thành Lê

@ bác Tùng: Trong Khổng giáo có hai trụ cột là Quân tử và thiên mệnh. Thuyết quân tử, theo tui, đã sụp rồi (tui chỉ đọc Cao Xuân Huy, Đặng Thai Mai và qua tiếng Nga, tiếng Anh, chứ không biết tiếng Tàu). Nói chung các định hình kiểu trung thần mặt đỏ, nịnh thần mặt trắng... nay quả là nonsense. Khổng giáo không phải là triết học, mà nhằm xây dựng quyền uy cho phong kiến (kể cả từ cấp tế bào là gia đình), nhưng họ đã làm được. Nói vậy nhưng không định tranh luận với bác về quân tử - tiểu nhân, lý do như đã nói ở trên (tui nghĩ chỉ nên tranh luận về cái gì mình chắc là có).
Về chuyện xúi bẩy cho hai bên đánh nhau, cái này dân Việt khá cường đây. Vì họ chỉ giữ chữ lễ trong nhà, ra xã hội là mô hình rổ cua, trèo lên đầu nhau, có can qua thì con cua ở dưới có khi lại lên đầu. Khi hàng xóm lấn diện tích công sát cửa nhà em, em chủ yếu mắc kệ. Hôm họ thi công cái mái che, cả mấy tầng khu tập thể rình, chờ đánh nhau. Khi việc này không xảy ra, họ công khai chê em là hèn. Nhưng dân Việt nào đã lưu manh hóa [phần nào do họ đi làm cơ quan từ lâu đã dính những chuyện tham ô tập thể, nên criminalise lẫn nhau từ trên xuống dưới), nên giở trò gây sự trước, miệt thị... ], nên mình phải vận dụng công cụ pháp luật, và cả phản quyền uy Khổng để chống lại. Chuyện này nhiêu khê, vì TL chỉ là thứ mọt sách nên chẳng muốn đụng ai. Nay thì họ đã chiếm được cái minh cần, lại thấy rõ cán cân lực lượng nên vâng dạ. Không chỉ những "một điều nhịn chín điều lành" đã vô nghĩa - dĩ nhiên), mà khi những ở hiền gặp lành vỡ trận, vẫn không cố chính trang khung luật pháp. Chắc là làm cho người dân có lợi khi chấp hành pháp luật như "ở bển", khó bác Tùng nhỉ.

7:44 Thursday,18.2.2016

Đăng bởi:  Candid

@NMH: trong cuốn Thế giới của Sophie có một hình ảnh về một con thỏ trong hộp của nhà ảo thuật mà loài người chúng ta là những con vi khuẩn sống trong bộ lông con thỏ, vô tư sống, chiến đấu, yêu đương mà không hề nghi ngờ chút nào về cái thực tại ta đang sống. Chỉ có một số ít con vi khuẩn dám trèo lên tận cùng đầu mút của sợi lông để ghé mắt nhìn ra bên ngoài. Chỉ có những con vi khuẩn đấy mới nhìn thấy bên ngoài hộp, thấy nhà ảo thuật, thấy sân khấu, thấy khán giả. Em chỉ là một con vi khuẩn mơ mộng về việc sẽ trèo lên sợi lông.

Chính vì nhu cầu của trẻ con thành phố nên ở HN mới có trang trại sinh thái chuyên phục vụ nhu cầu trẻ con về cấy lúa, bắt cá, xem súc vật... Con em cũng có đi mấy lần. Em có người bạn có trang trại hữu cơ ngay gần Hà Nội chuyên cung cấp rau quả cho em. Đã lâu rồi cũng muốn cuối tuần cho trẻ con sang đấy để chúng nó chơi, tự trồng cây... Thế nhưng cứ mỗi lần định đi thì lại vướng lớp học, cho chúng nó nghỉ thì sợ đang ôn tập vào đội tuyển, đang chuẩn bị thi... Dẫu rằng cũng chả muốn ép chúng nó làm gì nhưng đang ở cái guồng quay rồi không dám bứt ra. Đến giấc mơ ngông cuồng cũng không thoát khỏi cái hộp.

7:24 Thursday,18.2.2016

Đăng bởi:  phó đức tùng

Khổng tử nói
"quân tử hòa nhi bất đồng, tiểu nhân đồng nhi bất hòa."

Người quân tử sở dĩ hòa bình được với mọi đối tượng, là do không giống người ta, nước sông không phạm nước suối, chim cá chẳng tranh giành. Tiểu nhân bất hòa với nhau vì quá giống nhau, nên kèn cựa từng tí một. Nếu thấy bất hòa với một đối tượng, hãy nghi là mình đang rất giống họ. Nếu thấy việc giống họ rất ghê tởm, phải vượt qua được sự bất hòa.

7:06 Thursday,18.2.2016

Đăng bởi:  phó đức tùng

Bác Thành Lê
những người nông dân đứng ra đấu tố đúng là có lưu manh, nhưng là cái lưu manh nhỏ thôi. Bản tính đám đông thích những vụ hành hình, cái này từ thời cổ đại đã rõ. Ngay cả những nơi đã khá phát triển như châu Âu thời Trung cổ mà dân tình vẫn xúm đen xúm đỏ đi xem hành hình. Người trung quốc tới đầu thế kỷ vẫn có thói quen đi xem tùng xẻo, linh đình 3 ngày. Còn dân ta thì tới giờ vẫn thích mấy trò chém lợn. nếu có chém người chắc cũng ối người thích xem, kiểu như đánh hôi trộm chó, cả làng ra xem và đánh hôi. Khi thấy máu, đám đông sẽ phát cuồng, lý do hành quyết chỉ là lúc đầu, về sau không ai quan tâm. Những hành động con đấu cha, cha giết con để hiến tế v.v. tuy có lưu manh, nhưng là mông muội,
Vấn đề là những kẻ nắm được tâm lý đám đông này để điều hành, khởi xướng những việc đấu tố, hành quyết, đó mới là lưu manh thực sự. Mà những kẻ này ta biết không phải công nông.

Nhìn vào cảnh nồi da nấu thịt, kẻ trí giả phải trách đứa bày trò đó, cũng chính là đứa muốn ăn thịt. người dân thì lại bảo cái nồi lưu manh.

6:42 Thursday,18.2.2016

Đăng bởi:  NMH

@candid: tiểu tiết vui vui
Do trẻ con thành phố khả năng chỉ biết đến gà khi đã chín nên ở Sài Gòn khu du lịch Đầm Sen đã làm 2 khu đất: 1 bãi cho gia cầm thả đủ gà vịt ngan ngỗng dê va cả mấy chú heo tộc chạy tung tăng; 1 bãi gia súc trâu bò gặm cỏ. Cuối tuần phụ huynh dẫn các bé đi chỉ chỏ cho biết, đông vui lắm. Đâu chỉ làm khu hoành tráng với thú châu Phi mới hấp dẫn.
Bác qoiauf thì tên không chỉ khó nhớ mà cháu còn không đọc được.

6:28 Thursday,18.2.2016

Đăng bởi:  NMH

@Thường Nga:
Chị chủ topic ơi, may ra đến nước quy y cả chung cư thì gà ngoé không còn mà tâm tính người ta mới hiếu hoà. Chị nhìn sự khác biệt giữa các nơi thuần Phật giáo như Cam xưa, Lào, Myanmar, Nepal với các vùng Nho xem. Không thì chỉ có nước hy vọng vào thế hệ sau như các bác lãnh đạo vậy.
Đầu năm chị đẩy ra món siêu hot. Mới vài ngày không online vào đọc comment mỏi cả mắt mà nhiều bác đi đâu xa lắc.

@candid:
Bác muốn ra cái hộp nước ngoài hay lên núi sống một mình trong cái hộp tự kỷ.
Em không dám bàn chuyện vĩ mô như chấn hưng dân trí hay thay đổi gì đó.

22:58 Wednesday,17.2.2016

Đăng bởi:  dilletant

@ candit: một khi trí đã đứng đầu trong trí phú địa hào, thì sống được qua bằng ấy cuộc đấu tranh g/c là may lắm rùi.

22:55 Wednesday,17.2.2016

Đăng bởi:  Thành Lê

Bác Tùng viết: "Nhưng do học tập chủ nghĩa xã hội, sao chép bài đấu tranh giai cấp, thành ra phải bịa chuyện mình cũng có đủ mọi loại giai cấp. Nghe chuyện thời cải cách ruộng đất, ra chỉ tiêu mỗi làng phải tìm cho đủ địa chủ, ác bá."
Đây chính là một kiểu lưu manh hóa vô sản, theo các thầy Nga - Xô dạy (thường là ngoài lớp) thì thuộc loại "được hướng dẫn", không phải tự phát. Còn chuyện con đấu tố cha, để TL tìm lại cái tranh một cậu bé Nga đấu cha mình khoảng năm 1920, học sinh các thế hệ LX học tập hoài. TQ trong cách mạng văn hóa cũng tổng duyệt chống cha mẹ. Cái hay là anh Tùng phát hiện ra việc có những người tưởng mình là kẻ thù giai cấp thật (cái này chắc đặc sản của Khổng giáo đây - kiểu AQ - tớ là con giun, được chưa).

22:49 Wednesday,17.2.2016

Đăng bởi:  Thường Nga

@ NMH: khó nói với họ lắm. Hôm qua mình đi qua, thấy bà ấy đang chửi (yêu) con chó của bà ấy. Không hẳn là chửi mèo quèo chó nhưng trọng âm của cái ngôn ngữ lò mổ của bà ta có vẻ hướng vào mình. Con chó khá giống bà ấy (không phải điều mới) nhưng chắc là bề ngoài thôi, tâm địa của nó có vẻ tốt hơn, hope.
@ candit: cũng định sống như người trong bao, nhưng không xong. Không có thời gian để kể chuyện hàng xóm cứ muốn lấn sang nhà mình. Cảm tưởng như họ chắn luôn cửa đi ra của mình (nhà mình đúng tầng 3 đầu hồi). Dạo này thì họ ngoan hơn, cũng chỉ vì có đại diện bộ sức mạnh đã nói chuyện. Sự vô học trong quá khứ của họ nếu viết ra đây chắc mọi người lộn ruột. Đồng thời các thế hệ xe công nông khá giống nhau...
Candit và mọi người tham khảo thân phận sống trong bao của trí thức TQ, mà chẳng xong, vẫn bị đánh hội đồng, trong bài này:
http://vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van-hoa/nhin-ra-the-gioi/luoc-su-tri-thuc-trung-quoc-tu-qua-khu-den-hien-tai
Trí thức Nga Xô thì candit biết rồi, chẳng hơn gì. Trí thức Việt (nếu có 1 giới như vậy, cũng rứa).

21:56 Wednesday,17.2.2016

Đăng bởi:  Candid

Hộp ở nông thôn thì sơ sài hơn, hộp ở thành phố tiện nghi hơn nhưng vẫn là hộp. Muốn thoát khỏi hộp nhỏ để sang hộp lớn thì suy nghĩ vẫn trong hộp thôi. Rất tiếc là cả em và các bác đều bị đóng hộp sẵn cả.

21:29 Wednesday,17.2.2016

Đăng bởi:  NMH

@qoiauf và candid:
Cái hộp xét về nhiều mặt vẫn hơn, do đó mới có xu hướng đô thị hoá.
Nhưng theo em:
1. Cái hộp bây giờ quá nhiều cái xấu mà bản thân nó ngày xưa không có. Khả năng lớn nhất là ta rèn luyện sức chịu đựng vì không biết tỷ chủ topic và các bác ra sao, em ở xa mặt trời, ít (hầu như không) có khả năng tác động chính sách. Văn hoá ứng xử thì chịu luôn, bản thân ta còn không control được nói gì đến người.

2. San bằng (chắc khó quá, chỉ thu hẹp thôi) sự chênh lệch bất bình đẳng giữa nông thôn và đô thị về mức sống, khả năng tạo ra thu nhập, khả năng tiếp cận thông tin và tri thức dù khó nhưng mới là điểm chính thể hiện sự ưu việt của bộ máy. Để cho khoảng cách ngày càng rộng ra là một thất bại không thể đổ lỗi cho đối tượng nào.

21:11 Wednesday,17.2.2016

Đăng bởi:  Candid

Phủ định của cái A không có nghĩa là B. Cái ngoài hộp em đang nói không phải là cái bác nói đến.

21:10 Wednesday,17.2.2016

Đăng bởi:  NMH

@Thường Nga:
Ý em là chị thuyết phục hay thuyết giáo hay giảng giải kinh kệ sao đó để hàng xóm chị chuyển sang ăn chay, không nuôi gà nữa.

@Minh Thông:
Bác nói có lý dù lời lẽ có hơi bực dọc nhỉ?
Chờ đợi (bằng niềm tin vì không biết đến bao giờ) đến khi phát triến thì may ra con cháu của tỷ Thường Nga mới được yên.

20:51 Wednesday,17.2.2016

Đăng bởi:  qoiauf

Tôi liệt kê ra vậy vì là những cái đó sẽ giúp ích cho trưởng thành mà trẻ em ở quê không có và ít có cơ hội được tiếp xúc. Theo bạn nói thì đó là cái hộp, nhưng cái hộp đó chẳng phải quá tuyệt sao, như bạn tôi ai cũng mong vào cái hộp đấy. Như tôi học ở quê, ngoại ngữ, internet đều không có, thư viện trường, huyện thì vài quyển, đọc 2-3 năm là hết sách, tiếp xúc với tri thức là điều rất khó khăn, vẫn nhớ cách đây hơn 10 năm, đang học lớp 6, cuối chương trình văn nghệ dành cho thiếu nhi của đài VOV thì hay kể chuyện khoảng 5p, có 2 tiểu thuyết ấn tượng nhất là những cuộc phiêu lưu của Huck và Không gia đình, ngày nào cũng hồi hộp chờ 5p để được nghe vì không thể tìm nổi sách, nên năm đầu ra Hà nội học gần như ngày nào tôi cũng ngồi lỳ ở nhà sách. Dài dòng như vậy để nói rằng không có tri thức thì mấy cái lý thuyết về hộp đều là vứt đi. Tôi nghĩ các bạn sống ở thành phố thì điều kiện sống tốt hơn, có cơ hội được tiếp xúc với nghệ thuật, khoa học, khi trưởng thành thì dễ dàng trong việc chọn cho bản thân hướng đi, nên chui ra hay ở lại hộp, đó là những lợi thế giúp con người ta ở đẳng cấp cao hơn nên không thể gọi là tội nghiệp được.

19:52 Wednesday,17.2.2016

Đăng bởi:  Candid

@bác gì tên khó nhớ: tất cả những thứ bác liệt kê chỉ là những thứ tiện nghi trong hộp. Tiếc thay không chỉ trẻ con mà kể cả người lớn quá quen và phụ thuộc vào những cái hộp ấy, chỉ chui từ hộp này sang hộp khác mà thôi. Nói đến đây tự dưng nhớ tới Người trong bao của Sê khốp, các bác học Nga trên này chắc biết cả.

Chỉ có một số ít dám chui ra khỏi hộp như bạn Kiệt chả hạn.

@bác Tùng: lúc biết học cùng trường em cũng mừng vì nghĩ là gia đình bạn ấy chọn trường chắc là cũng vì tin tưởng một số điều của trường như em mong muốn cho con em. Nhưng chắc hẳn như Gamzatop viết "em là gà gô dại/ không nuôi được trong chuồng" quay lại giang hồ là tất yếu.

19:18 Wednesday,17.2.2016

Đăng bởi:  qoiauf

Candid: sống ở thành phố thì có gì tội nghiệp hả bạn, đủ các trung tâm văn hóa giải trí: vườn bách thú, rạp chiếu phim, nhà sách, thư viện, trò trơi điện tử, thể thao... đủ để vượt xa trẻ em ở nông thôn cùng thế hệ, gần như mọi mặt. Trẻ em mà muốn hiểu biết về thiên nhiên hơn thì chỉ cần gia đình cuối tuần đưa về mấy tỉnh quanh Hà Nội chơi vài ngày.

18:49 Wednesday,17.2.2016

Đăng bởi:  phó đức tùng

candid
Kiệt hoàn lương 2 năm, bây giờ lại chuẩn bị đi vào giang hồ lại rồi.

17:47 Wednesday,17.2.2016

Đăng bởi:  Candid

@bác Tùng: em thấy tội nghiệp bọn trẻ con thành phố vì nhiều đứa chỉ biết con gà khi đã chín. Nói đâu xa, ngay như con em, hôm nọ thấy nó bị điểm thấp môn văn vốn là môn nó khá, em hỏi lý do thì nó bảo đề tả cây mướp mà con không biết cây mướp thế nào. Nghe không biết nên cười hay khóc. :D ngoài lề tí em tình cờ phát hiện con em học cùng trường với bạn Kiệt.

17:28 Wednesday,17.2.2016

Đăng bởi:  phó đức tùng

Candid
Nghe bạn kể làm mình ứa nước mắt. Nuôi một con chó, đối với đứa trẻ là cả một thế giới. Đối với người thường, nó là người bạn trung thành tuyệt đối. Đối với người bệnh, nhất là những người bệnh tim, nó có thể là liều thuốc tiên. Tất nhiên không phải ai cũng thích chó, nhưng người ta có thể thích gà, thích mèo, thích chuột lang v.v. Đối với họ, một người bạn như vậy là vô giá. Đối với những người hàng xóm không thích, nó có thể là một phiền toái nho nhỏ. Nhưng vì một sự khó chịu nho nhỏ của mình mà tước đi một niềm vui, một thế giới của người khác thì vô cùng bất minh. Ngay các nước phát triển, người ta cũng không cấm nuôi gia súc trong chung cư. Người ta còn cho trẻ em tiếp xúc với gia súc gia cầm từ rất nhỏ, vì đó là cách thức tự nhiên nhất, hữu hiệu nhất để tạo ra tình yêu đối với thiên nhiên. Mà chỉ khi con người yêu thiên nhiên, họ mới có hạnh phúc, và mới có thể yêu con người.

17:13 Wednesday,17.2.2016

Đăng bởi:  phó đức tùng

bác Thành Lê,
Đúng như bác nói, khi cần nghiêm túc, đốt đuốc chẳng tìm được ai. Thế mà khi dưng, ai cũng tự xưng biết dăm bảy thứ tiếng, thế chả là vẹt thì gì. Ở đất nước này, nhân tài như lá mùa thu, người chưa biết gì đã nổi tiếng, con nhang đệ tử xì xụp tối ngày, nói chi người giỏi thực sự, làm gì có chuyện bị ai coi thường. Tất nhiên có những cao nhân ẩn sỹ, nhưng họ đã muốn vậy thì đâu có bức xúc chuyện bị cửu vạn không nhận ra.

17:10 Wednesday,17.2.2016

Đăng bởi:  Candid

Cách đây vài năm em đọc được bài Tiếng gà trong thành phố vừa search lại thì tìm được

http://thanhnien.vn/doi-song/tieng-ga-trong-thanh-pho-72392.html

Cùng một tiếng gà người có thể nghe như khóc nhưng có người lại thấy hạnh phúc vì nhớ quê.

Hết gà quay sang chó, khu chung cư em ở cũng như nhiều khu khác cấm nuôi chó. Một hôm vào thang máy em thấy có một cô dắt một con chó xúc xích vào. Em buột miệng khen con chó thì thấy cô chủ kéo nó vào người giọng như van vỉ, con này nó ngoan lắm, nó không sủa đâu. Chắc là có nhiều người kiện với Ban quản lý. Em cũng muốn nuôi một con chó cho trẻ con chơi mà không dám.

16:32 Wednesday,17.2.2016

Đăng bởi:  Thành Lê

Thích bình của bác PĐT: "sự lưu manh thực sự cần có trí tuệ" khi xét đến các nhân vật Mafia Nga chẳng hạn (các Mafiosi mọc từ nóc xuống, trong khi vẫn có bọn kiểu bàn tay đen lẩn quất trong dân). Tuy nhiên khi đem áp vào VN, thì những "lưu manh cao đẳng" mà Mr. Tùng đề cập lại khó nhớ ra. Những vị như thế mà TL, nay U60 biết, lại chỉ toàn là những vị xảo trá, quay quắt, và không thể không dùng chữ đểu cáng. Sau này khi TL đã biến sang thế giới khác, nếu mà vẫn viết được online hay offline, thì sẽ cung cấp một danh sách, kèo bây giờ xứ ta nhiều người ngay vẫn phải sợ kẻ gian (rất thích khi đọc các tiếng nước tây, kể cả tiếng Nga, khi họ chỉ thẳng những kẻ "ăn cắp đúng luật", hoặc những Hồ Tôn Hiến (trong truyện Kiều).
Bác Tùng viết: biết vài thứ tiếng cũng chỉ là con vẹt - moa không xuôi lắm. Mỗi lần cần dịch cái gì nghiêm túc, đốt đuốc lên có thấy ai đâu, lại trăm dâu đổ đầu vài con tằm. Người Việt biết tiếng để đỗ đạt xong là thôi (lớp của TL đi tây gần hết nay hầu hết chữ thày giả thày (về ngữ), ngày xưa thì bằng đỏ rực. TL nghĩ nếu biết một tiếng nước ngoài cho ra hồn là quý lắm, mà không nhiều như đã nói. Có 1 chị người Mỹ là Út Lý (tên Việt) mê Hà Nội vì có những ông giỏi mấy thứ tiếng, giỏi thật sự (nay ngót đi nhiều). Nhân tiện mong diễn đàn này, trong điều kiện toàn cầu hóa vẫn tiếp diễn không thể cản, bỏ chữ Tây và Ta khỏi lexicon, những chữ này chỉ gợi lên sự khuyển nho (cynic - nhạo báng) là chính?

16:28 Wednesday,17.2.2016

Đăng bởi:  candid

ý của bác qoiauf hay phết. Em thì không sợ gà, không sợ ồn, chỉ sợ hàng xóm hát karaoke nhạc vàng mà lại còn sai nhạc. Ai ngờ đâu họ cũng sợ nhạc giao hưởng, jazz của nhà mình. :D

16:00 Wednesday,17.2.2016

Đăng bởi:  phó đức tùng

vô sản, hay đúng hơn là công nông, nhìn chung khó có thể lưu manh hóa. vì xét ở góc độ thông dụng, thì họ chính là "lưu manh" theo khái niệm của giới thượng lưu. Xét ở góc độ nghiêm túc hơn, thì sự lưu manh thực sự cần có trí tuệ, còn cái lưu manh trộm gà bắt chó của kẻ thất phu chẳng đáng kể gì.

Một điểm rất đặc biệt ở Việt Nam là nước này vốn lạc hậu, về cơ bản đều là nông dân cả, chỉ có một chút quan lại xuất thân nông dân. Nhưng do học tập chủ nghĩa xã hội, sao chép bài đấu tranh giai cấp, thành ra phải bịa chuyện mình cũng có đủ mọi loại giai cấp. Nghe chuyện thời cải cách ruộng đất, ra chỉ tiêu mỗi làng phải tìm cho đủ địa chủ, ác bá. Thế rồi đem mấy người nông dân có hơn người khác vài mảnh ruộng, vài cái nồi đồng ra mà làm địa chủ, làm kẻ thù. Khôi hài là con cái những người bị đem ra làm kẻ thù đó lại tin thật là mình là kẻ thù giai cấp, là quý tộc, địa chủ, trí thức. Thật tội cho mấy con gà cùng một mẹ, chỉ vì bị bọn người xấu nhồi vào sọ là nó là con công, nên nhìn các anh em như kẻ thù xấu xí, để bọn người kia đứng ngoài cười cho thối mũi.

Chúng ta sống ở đời, đa số cũng đem sức lực trao đổi ngoài xã hội đổi lấy miếng cơm manh áo, có gì khác nhau về bản chất đâu. biết vài thứ tiếng cũng chỉ là con vẹt, đâu đủ để coi ai là cửu vạn, ai là trí giả để mà phân biệt?

15:47 Wednesday,17.2.2016

Đăng bởi:  qoiauf

Mấy năm nay học đại học em cũng chuyển chục phòng trọ, lăn lê qua 4 quận mà chưa thấy bao giờ bị ồn tiếng loa phường, đa phần chỉ là 1 tuần 1, 2 buổi, phát trong 10p thôi. Hãi nhất là ở cạnh nhà nào có phụ nữ có thai và trẻ nhỏ, suốt ngày được nghe nhạc giao hưởng.

15:28 Wednesday,17.2.2016

Đăng bởi:  Thường Nga

Có cô bạn làm cho một tạp chí mỹ thuật, tôn chỉ là chỉ đề cập những chuyện hoa lá cành chốn phù hoa nhất thiên hạ. Khi Thường Nga gửi bài này cho, bạn (tên là MN) ấy còm:


"Hix, mất ngủ triền miên vì gà thế em là em sẽ học tập chị Dậu vùng lên bẻ cổ con gà thật đấy ạ. Hàng xóm nhà em còn "tốt bụng" hơn nhiều và em từng phải làm chị Dậu đôi phen rồi đó. Bây giờ chúng khá là "dè chừng" em rồi. Vì chúng quá bất ngờ, và chúng tin em có "máu điên". Hehe...." (hết trích)


Thường Nga trả lời:


"Mình hơi bất ngờ với chuyện MN cũng phải chiến. Từng bái phục ở một khía cạnh ngược lại. Bây giờ thì... bái phục nốt khía cạnh kia."


Chú thích: MN là một cô gái của làn điệu "ôi Nha Trang mùa thu lại về", rất dịu dàng. Đáng tiếc báo cho Soi là tạp chí duy mĩ mà bạn ấy làm cho có lẽ sắp sập tiệm.

15:26 Wednesday,17.2.2016

Đăng bởi:  candid

Căn hộ bác Thành Lê ở giống căn hộ em ở trước kia cũng tầng 3 đầu hồi. Thường thì chiều đi làm chưa về nên cũng không ảnh hưởng lắm. Chỉ có buổi sáng là bực mình vì lắm khi trong nhà nói chuyện phải hét vào tai nhau. Mệt mỏi nhất là những ngày như vận động bầu cử hay lễ lạt gì đấy, lắm khi phát thanh viên còn nói ngọng, đúng là ngọng hay nói. :D

15:06 Wednesday,17.2.2016

Đăng bởi:  Thành Lê

@QOIAUF: chỗ bạn loa chỉ có buổi sảng thôi ư, sướng thế. Nếu bạn có TG xem bài này của mình, viết cách đây mấy năm về loa phường.
http://khampha.vn/toi/lai-than-ve-nhieu-loan-loa-phuong-c8a86604.html

Đến giờ không có gì khác (tệ hơn: một số bài phát đi phát lại nghe muốn nhừ người). Nghe nói Đặng Tiểu Bình trước kia khi bị đấu (bỏ vào cái rọ, treo lên), từng thư giãn trong tiếng đấu tố om sòm. Tôi đi hỏi một vị ở Trung quốc, thấy câu trả lời: thư giản gì, có mà ông ấy điếc thì có.
@ candit: bạn nói về cái biển báo chống tiếng ồn. Còn nhớ ở đầu nhà thương Đồn Thủy trước có cái biển cái kèn bị gạch. Sẽ khó phản bác ý tôi là các vị lãnh đạo thời Trần Duy Hưng tinh tế hơn bây giờ nhiều lắm.

14:58 Wednesday,17.2.2016

Đăng bởi:  Thường Nga

viết lại chút TKS
@ QOIAUF. Bạn viết: "Thêm nữa là tác giả có vẻ khinh thường người học thức kém, quê mùa, dùng ngôn ngữ miệt thị nhau quá." vậy thì Thường Nga viết bài này thất bại rồi. Vì chính trong bài Thường Nga đang muốn đặt vẫn đề ngược lại, là người có chút tri thức hay đúng hơn là người muốn giữ tư cách, đang bị công-nông đời mới coi thường. Trước cửa nhà tôi lúc nào cũng có một đám xe ôm, trong đó có một cậu hay mời chồng tôi uống nước, bảo rằng ở đây người ta coi thường anh là biết mấy thứ tiếng mà (không biết đường cá kiếm) sống chẳng dư dả, hoành tráng chút nào. Còn nhớ có cụ "giáo sư đỏ" Pháp rất phục, sống gần như chết đòi. Cũng nhớ có cụ có chữ sắp mất còn than phiền là bị "cửu vạn" nó hành hạ suốt đời. Mong trên diễn đàn này có chư huynh nào có thời gian, viết về vô sản lưu manh hóa (lumpen) phát triển trong những điều kiện nào. Để nếu có ai đó có than "VN mình không chịu phát triển" khỏi bị ném đá.

14:52 Wednesday,17.2.2016

Đăng bởi:  candid

Em có khá nhiều kinh nghiệm ở các khu tập thể ở HN, em đã từng ở các khu Thái Thịnh, Giảng Võ, Thành Công (cả A lẫn B) mỗi nơi vài năm. Ở tập thể thì khó mà tránh khỏi các chuyện như lấn chiếm hành lang chung, đun bếp tổ ong để hun khói nhà hàng xóm, hát karaoke nhạc vàng lại sai nhạc lúc nửa đêm...

Nói chung là cũng nhiều chuyện bực mình và cũng thực là em hèn nên cũng đành chịu đựng cho xong chuyện. Thế nhưng cũng những người làm mình bực mình đấy lại có những kỷ niệm làm mình nhớ. Như nhà quạt than hun khói mình cũng là người cấp cứu cho con mình lúc mình đi vắng. Nhà hát karaoke bán hàng cơm, sau này mình đi khỏi khu đã lâu, có bạn mình đến thuê ở gần đấy, giới thiệu quen mình mà được ưu đãi giảm giá.

Thế nên cách đây ít lâu có vụ tranh cãi về việc tổ chức tiệc chung ở hành lang khu chung cư giá rẻ em đứng về phía ủng hộ. Còn nhiều ngừoi khác thì phản đối. Em cho cũng là bình thường. Xã hội mỗi người một ý thế mới gọi là xã hội.

14:37 Wednesday,17.2.2016

Đăng bởi:  phó đức tùng

Candid
có sự khác nhau cơ bản giữa loa phường và con gà. Loa phường là sự cưỡng bức của quyền lực, còn con gà là sự vô tổ chức của người dân. chống lại loa phường thì có lý, vì nó có tác dụng góp phần làm giảm tính bất cân đối về quyền lực. Ngược lại con gà là sự tự do nho nhỏ của một con người cũng bị nhốt trong chuồng, vì thế xét tổng thể đáng thương hơn là đáng giận. Khi nói "hàng xóm cường quyền" là tác giả đã có cảm nhận về nguyên lý cân bằng quyền lực trong những hành vi xã hội chính đáng, nhưng nhận định "hàng xóm cường quyền" không đúng, vì hàng xóm không thể là cường quyền.

14:26 Wednesday,17.2.2016

Đăng bởi:  phó đức tùng

@ Minh Thông
Nếu đất nước này có bất kỳ điểm nào khả dĩ so sánh với thiên hạ, thì có lẽ là sức chịu đựng. Nếu bạn cho rằng rèn luyện sức chịu đựng là hèn hạ, thì theo bạn thế nào là dũng mãnh? Vặt cổ con gà ư? Hay bóp chết đứa trẻ hát karaoke?
Cứ cho như bạn nói đúng, một xã hội văn minh sẽ không có bất kỳ một tác động không mong muốn nào từ bên ngoài. Nhưng ta có phải xã hội "văn minh" không? Ta là xã hội nghèo gần nhất thế giới, mọi gần nhất thế giới. Một xã hội giàu có, một nhà giàu, vô cùng dễ để riêng rẽ nhiều thứ, có thể có xe riêng, biệt thự, gia sư, bác sỹ tư v.v. còn người nghèo thì ở chung cư, 3 người chung một giường bệnh. Nhưng cái mà xã hội nghèo có được là cái tình người, nhờ thế mà họ sống được với nhau, lá lành đùm lá rách. Nhưng để sống với nhau, luôn phải chấp nhận vô số thứ mà mình không mong muốn. Tất nhiên mọi sự sẽ thay đổi dần. số người nuôi gà trong nhà bây giờ chỉ bằng 1/100 trước kia. Mọi sự tiến bộ tốt đẹp không bao giờ xuất phát từ hận thù. Vì thế đừng lo nếu không có bức xúc, không có cấm đoán, áp đặt thì xã hội sẽ không ra gì. Mình lấy làm lạ là tại sao sống trong một thể chế vốn đã quá nặng về cấm đoán, áp đặt, mà mỗi con người lại luôn có thêm sáng kiến muốn nghĩ ra thêm những món cấm đoán mới, áp đặt mới. Phải chăng sống quá lâu trong môi trường bị áp đặt khiến ta bị nghiện? nếu vậy thì cái viễn cảnh "văn minh" xem ra còn xa vời lắm.
Kant đã nói muốn xét xem một yêu cầu có hợp đạo lý hay không, hãy xem nếu yêu cầu đó được nhân rộng khắp thì sẽ thế nào. Giả sử không ai bức xúc về con gà gáy, liệu có dẫn tới tình trạng nhà nào cũng nuôi thêm hàng đống gà hay không? Còn nếu ai cũng nên khởi kiện hàng xóm khi để bất kỳ một tiếng ồn, hình ảnh, mùi vị v.v. không mong muốn lọt vào giác quan của ta thì xã hội sẽ ra sao?

14:05 Wednesday,17.2.2016

Đăng bởi:  candid

Loa phường cũng mệt mỏi phết đấy các bác ạ. Cách đây vài năm em ở tập thể Thành Công một thời gian, căn hộ em ở đúng tầm loa phường treo cột điện, loa lại chĩa vào cửa sổ nhà em. Ngày thường thì cũng còn chấp nhận được vì hoạt động như đồng hồ báo thức nhưng những ngày lễ hay ngày gì đấy thì tra tấn nguyên cả ngày.

Ô nhiễm tiếng ồn ở HN là câu chuyện có lẽ phải sống chung với lũ lâu dài vì không phải ưu tiên hàng đầu hiện nay, nó còn xếp sau những loại ô nhiễm khác như không khí, thực phẩm... mà những vấn đề đấy có lẽ cũng còn lâu được chính quyền giải quyết.

Thượng sách thì các bác vận động để ra được Luật. Em không rành với cái này lắm không biết có dễ không.

Trung sách thì làm thân với chính quyền địa phương để tác động: ví dụ như xoay loa ra hướng khác, xử phạt nhà nuôi gà...

Hạ sách thì tự mình thích nghi chịu tiếng hèn vậy.

Nhân đây kể thêm chuyện có thực: ở 1 đoạn phố ở HN, ngay trước cửa nhà 1 vị Bộ trưởng Bộ rất quyền lực, vị này giờ sắp lên tứ trụ có gắn biển cấm còi để hạn chế ô nhiễm âm thanh. Tuy nhiên vì cái đường này giao thông khá hỗn loạn nên em thấy hầu hết mọi người, kể cả em, đi qua đấy cũng phải ấn còi vài phát nếu không muốn xảy ra va chạm.

13:55 Wednesday,17.2.2016

Đăng bởi:  Minh Thông

Một xã hội văn minh là tiếng ồn nhà nào nhà nấy nghe, không có tiếng ồn không mong muốn đến từ nhà hàng xóm một cách đều đặn mà mình phải chịu đựng. Nói bạn Thường Nga không chịu nổi tiếng gà là có vấn đề tâm thần, là khó tính, là thiếu sức chịu đựng... thực đúng là những lập luận chỉ kéo lùi cuộc sống này xuống. Khuyến khích người khác sống một cuộc sống mà người ta phải rèn luyện những phẩm chất để chịu đựng thì nói làm quái gì.
Tiếng gà chỉ là một thí dụ về tiếng ồn không mong muốn đến từ nơi khác, còn những thứ kinh khủng hơn như giọng hát karaoke (đặc biệt là trẻ con hát karaoke), tiếng gõ mõ tụng kinh, tiếng nhạc kinh từ ngày này sang ngày khác... Chả lẽ cũng phải chịu đựng, và mức nào thì không nên chịu đựng nữa?
Cứ bàn nào là tập yoga để chịu tiếng ồn, nào là luyện cho quen đi, thảo nào đất nước này nó chẳng ra cái hình thù này! Cũng là trí thức đấy, mà qua lời bàn thấy hèn hèn là...

13:27 Wednesday,17.2.2016

Đăng bởi:  qoiauf

Mà có lẽ tác giả cường điệu nhiều chi tiết quá, gà thì gáy buổi sáng, loa phường thì thường 5h chiều phát thanh, đâu ảnh hưởng mấy nhỉ, chẳng lẽ có cách nào để loại bỏ hết âm thanh không mong muốn? Dù ở đâu thì mình nghĩ cũng có tiếng ồn không mong muốn thôi. Mà tôi cũng không tin tác giả có thể phân biệt được tiếng gà quê gáy giữa thiên nhiên và tiếng "kêu khóc của kẻ bị vỗ béo rồi thịt". Thêm nữa là tác giả có vẻ khinh thường người học thức kém, quê mùa, dùng ngôn ngữ miệt thị nhau quá. Người Việt về mọi thứ gần như là ở đáy của thế giới, nên thay đổi cũng cần thời gian dài, tính bằng nhiều thập kỷ.

13:02 Wednesday,17.2.2016

Đăng bởi:  qoiauf

Mình ở chung cư mấy ngày tết được nghe lợn kêu, gà gáy, cũng vui tai phết.

12:24 Wednesday,17.2.2016

Đăng bởi:  phó đức tùng

thực ra chẳng cần cố thích nghi, cũng chẳng cần cấm đoán. Cơ thể con người có cơ chế tự động bỏ qua những tín hiệu không cần thiết. một âm thanh quan trọng, cho dù nhỏ tai vẫn nhận ra. ngược lại những thứ bị coi là tầm phào, dù lớn cũng coi như không có, không nghe thấy. việc ta nghe thấy và bức xúc với tiếng gà chứng tỏ nó quan trọng. Nhưng xét về mặt thuần túy vật lý thì tần số gà gáy không có gì để tạo được bức xúc, vậy thì vấn đề phải nằm ở chỗ khác.

từ bức xúc tiếng gà thành bức xúc văn hóa zo zo, thành ra nhìn người việt dưới con mắt tây v.v. Nhìn từ ngoài, chẩn đoán có nhiều triệu chứng thuộc hội chứng "mắt tây", tức là nhìn xã hội Việt bằng con mắt tây (giả).

Hội chứng này thường gặp ở một số bệnh nhân: 1- lấy tây. 2- mong đi tây không được. 3- mới đi tây về phép. 4- thân quyến có người nhiều uy tín lại thuộc 1 trong 3 type trên. Bệnh này thuộc thể mãn tính, rất nặng, khó chữa lắm.

11:41 Wednesday,17.2.2016

Đăng bởi:  Thường Nga

Có sự lựa chọn ở đây: hoặc là tìm cách ra luật chống ô nhiễm tiếng ồn (chắc sẽ phải bỏ loa phường đi), hay chí ít làm cho người dân quen chấp hành pháp luật dù là việc nhỏ (không nuôi gia cầm trong thành phố), hoặc là cố thích nghi với thiên hướng "điếc không sợ súng", với "văn hóa" zô zô zô... Trong trường hợp chọn thứ hai, sẽ có thể khó thích nghi trở lại khi được hòa nhập vào một xã hội "bình thường" (như VN những năm 60, đầu 70, người Việt khiêm nhường, không ăn to nói lớn...). Ta có thể nhận thấy vẻ mặt tây đi qua một nhóm du khách VN làm thị thực ở sân bay NN, một vẻ như muốn nói: "lại một bọn điê...".

10:29 Wednesday,17.2.2016

Đăng bởi:  candid

Em xin bổ sung thêm tẹo là giấc ngủ không chỉ đơn thuần là ngủ, nghiên cứu sâu thì họ chia ra rất lằng nhằng nào là REM, non REM, restorative... gì gì đấy. Đại loại là không phải ngủ bao nhiêu mà vấn đề là ngủ có chất lượng không?

Để giúp cơ thể tái tạo tốt thì cần ngủ đủ chất lượng, ta có thể giúp cơ thể bằng cách thông qua luyện tập các môn như yoga chả hạn. Ngày xưa em nhiều khi ngủ đến 10 tiếng/ ngày mà vẫn thấy mỏi mệt. Nhưng giờ có khi ngày chỉ ngủ 5 tiếng, hoạt động nhiều mà vẫn không thấy thiếu ngủ.

10:21 Wednesday,17.2.2016

Đăng bởi:  Cu Thộn

Đúng là Thường Nga nên nghiêm túc kiểm điểm xem có vấn đề bệnh lý không, hay đây chỉ là cái "đuôi con chó" (bệnh tiểu tư sản - chữ của bác Mao) tầm thường. Còn nhớ khoảng 1984 có một ông Tây nói về phép đang ngủ giữa Mạc tư khoa đêm (không phải chiều) vắng thanh bình thì chồm dậy. Vì không có tiếng rè rè quen thuộc của điều hòa BK 2000, vẫn do xứ Bacu của LX sản xuất sdelano v sssr (sè sè sè rè).
Còn nhớ một chuyện tiếu lâm thời LX: các player sành điệu của phương tây kiểu TEACH... đang tự giới thiệu về các tính năng truyền đạt một nền âm nhạc du dương, thì thằng magnitofon LX sản xuất trợn mắt: nói nhiều quá, đưa đây vài cái băng xịn để tao nhai cho bõ thèm.

9:28 Wednesday,17.2.2016

Đăng bởi:  phó đức tùng

mình nghĩ như Candid là đúng đấy, súng bắn bên tai cũng ngủ được. Con người ta nếu tâm đã vững thì có khả năng thích nghi với rất nhiều thứ. người ta có thể sống cạnh đường cao tốc, cạnh đường tàu hỏa v.v. khi ta quyết định sống trong một cộng đồng đông đúc thì phải xác định sẽ có vô số thứ không vừa ý. tiếng gà gáy mà có thể làm ta điên được thì cái điên đã có sẵn trong đầu rồi. Bạn Thường Nga rất nên nghiêm túc tự kiểm tra lại, để lâu bệnh vào cao hoang không có lợi. Vấn đề gần như chắc chắn không phải ở con gà, mà ở những bất bình thầm kín, sâu đậm nào đó.

9:08 Wednesday,17.2.2016

Đăng bởi:  Thành Lê

Bản thân cha Thành Lê khá vô trách nhiệm trong vđ "nước mắm, dưa hành" hẳn vì hắn không đòi hỏi nhiều về phương diện vật chất. Vấn đề là hắn bị kẹp giữa bà trẻ (vơ) và bà già (thân mẫu). Hai vị này đều nghĩ rằng phải thể hiện mình bằng những phong thái đẳng cấp, chỉ khác là vị trẻ hơn có thể thực sự sành điệu, còn vị già hơn đã không còn cơ đá hiệp phụ.
Thành Lê có thể đau đầu nhiều ngày mà vẫn ko nghĩ ra. Vì không có được phương pháp tư duy như của Riêng & Chung. Xét cho cùng, từ các vấn đề nhỏ đến chuyện muốn thăng bậc nhanh bằng đi tắt đón đầu, hay tận thu trước mắt, không dưỡng sức dân (doanh nghiệp nhỏ) - ý tôi là tăng GDP bằng mọi giá để... tự phỉnh mình và đòi được thăng tiến - tất cả những thứ đó, ngoài tâm địa, còn do không có được phương pháp tư duy ngon, để rồi sự "ủy thác" (từ của R&C) rơi vào tay mẹ mìn. Thời gian trôi đi, cá vàng cũng bơi đi mất cuối cùng chỉ cón cái máng lợn.
Từ mục 2. (cấu trúc sở hữu ở Nga vẫn chưa trưởng thành? - Thành Lê - sở hữu công ở LIÊN XÔ là của thằng không ai cả trong chuyện phiêu lưu của Uy - lít xơ) và mục 4 mối quan hệ giữa người ủy thác với đại lý (Principal-agent Relationship) - là vđ ở phương Tây (công dân có quyền ủy thác được quy định bới pháp luật) - thấy ở các xã hội như VN, không thấy các nghiên cứu về tâm lý người dân (kiểu như tâm lý bị tước đoạt như anh em mình đã bàn khi từ xã hội có tư hữu chuyển sang công hữu kiểu ép buộc), từ chỗ công hữu hoàn toàn sang "tư nhân hóa" (kiểu Cty TNHH nhà nước 1 thành viên chi chi) tới tư nhân hóa tự phát, màu xám (chôm chỉa)... sẽ biến đổi ra sao (về tâm lý). Ở xã hội phương Tây, người dân, dù là dân thường nhất, vẫn có công cụ tác động phản hồi với chính quyền (truyền thông về cơ bản là "tự do") khi bị "bán đứng" (chữ của R&C). Còn ở Nga, dường như một vị thường trú oanh liệt trong điện Cẩm Linh đang quyết cả, lại theo kiểu được ăn cả, còn các thể chế DC kiểu phương Tây mà Yeltsyn đã dày công triển khai xem ra vẫn lom khom đứng nhòm. Bà trẻ lại vừa nhắc, Thành Lê xin đi làm việc trải chiếu mắc màn. Đồng thời không dám hô lên và lao đi dẫm lên... kiểu taxi: có khách gọi, tôi xông lên làm phận sự thiêng liêng là kiếm tiền, các vị cứ việc chờ vều mồm.

9:03 Wednesday,17.2.2016

Đăng bởi:  candid

Cũng mệt nhỉ, đầu tư hệ thống cửa thế rồi mà vẫn không ăn thua hả bác? Thực ra ở HN bây giờ chúng ta đang bị sống trong một môi trường ô nhiễm âm thanh, từ còi xe máy ô tô đến các thứ tiếng động khác mà không thể kể hết, loại ô nhiễm này hiện nay chưa được để ý lắm. Trong các loại ô nhiễm âm thanh như thế thì em cho rằng tiếng gà gáy cũng còn là dễ chịu lắm.

Như khu em ở, từ cuối năm ngoái tự nhiên ngừoi ta khởi công xây chung cư ngay bên cạnh, thế là suốt cả đêm công trường thi công, đủ thứ tiếng động từ búa máy, xe ủi, xe tải, cứ gọi là thi nhau tra tấn, cửa cách gì cũng không ngăn được, thậm chí có lúc nhà còn rung bần bật.

Cũng may là em luyện được thói quen có súng bắn bên tai cũng ngủ được nên tạm thời vẫn chịu được. Hàng xóm xung quanh thì suốt ngày than phiền về mất ngủ nhưng cũng đành chịu không có cách nào giải quyết.

23:34 Tuesday,16.2.2016

Đăng bởi:  rieng&chung

@ Bác Thành Lê: lúc nào nhã hứng, bác lại thảo luận tiếp nhé ạ. Em cảm ơn bác đã tôn trọng khi bác nói sẽ "đau đầu nhiều ngày", và cảm ơn một số điều khác nữa. Em sorry bác vì phần trước nói nhiều mà lắm chỗ chưa làm rõ. Em chỉ ghi tiếp mấy ý ra đây, để lúc nào đó xem xét lại.

1. Em hoàn toàn nhất trí là tranh luận phải đứng trên khái niệm, tranh luận phần nhiều đều đi từ hiện tượng, hoặc vấn đề, nhưng rồi đều phải đi đến việc có chia sẻ được về khái niệm hay không. Có lẽ đó cũng là quy luật trưởng thành của tranh luận.

2. Cô gái thổi sáo chim rất xinh, cô ấy và tất cả nghệ sĩ, khán giả trong clip đều ... trong sáng ngây thơ, có lẽ thuộc về một khung cảnh thể chế ngây thơ (dù đã sang năm 1980? nhưng cấu trúc sở hữu ở Nga vẫn chưa trưởng thành?)

3. Em cũng xin bác một thời gian để thử phân biệt ngây thơ với ấu trĩ trong khuôn khổ logic mà em đã tự đặt ra về quá trình từ ngây thơ đến trưởng thành của thể chế, trên một mảnh đất công (thuộc lĩnh vực lịch sử + thể chế).

4. Còn từ Ấu trĩ trong link bác gửi - từ ngữ dùng bởi một triết gia kiêm nhà báo Nga, để đánh giá hành động và nhận thức của người dân Nga trong một vấn đề chính trị cụ thể, cho rằng họ đã thiếu trách nhiệm về hậu quả mà họ gián tiếp gây ra, thì em thấy, quan điểm này dẫn đến một logic, đó là cử tri phải có trách nhiệm tối đa trước những hậu quả mà chính quyền do chính họ bầu ra gây ra . Thật ra đây là một nan đề trong chính trị, và được giải thích bằng kinh tế học vi mô (cụ thể hình như là kinh tế học hành vi), về mối quan hệ giữa người ủy thác với đại lý (Principal-agent Relationship), trong đó "tội đồ tất yếu" chính là "thông tin bất đối xứng". (Đại khái rằng, cử tri là người ủy thác, chính phủ là bên đại lý, và ưu thế thông tin luôn thuộc về bên đại lý, từ đây dẫn đến những khó khăn tất yếu của người ủy thác trong việc kiểm soát hành vi và hậu quả do người đại lý gây ra, nếu thiếu kiểm soát thì người ủy thác sớm muộn cũng bị bán đứng, nếu kiểm soát tối đa thì quá tốn kém nguồn lực nên sẽ mất đi ý nghĩa của việc ủy thác).

5. Nói tới đây thì em đối mặt với câu hỏi: "Thông tin bất đối xứng" - chắc chắn tồn tại trong mọi trạng thái thể chế, từ ngây thơ đến trưởng thành - liệu nó có liên quan thế nào đến quá trình trưởng thành của thể chế?

6. Nhưng em cũng phải tạm dừng để đối mặt với những điều "cơm áo gạo tiền" hẵng ạ. Kính.

18:45 Tuesday,16.2.2016

Đăng bởi:  Thành Lê

Những phân tích của riêng & chung thật quý và đòi hỏi suy nghĩ. Trong hai ngày rồi mình lớn lên được 1 tẹo, và muốn chỗ đứng chân để tranh luận được vững hơn, đưa ra hai khái niệm ngây thơ: một là ngây thơ (naiveté - có đượm chất phác, nhưng không ngu). Để minh họa, mong riêng & chung xem mặt cô thổi sáo trong bài này (hình như malinovka là chim sâu).
https://www.youtube.com/watch?v=CfzzxxBoNII
thứ hai là infantilism (ấu trĩ), trong bài sau, học giả Nga muốn nói tính ấu trĩ về (trách nhiệm) công dân khiến người Nga không thấy mình có lỗi trong những thảm họa (muốn dùng chữ diệt chủng) xảy ra ở Ukraine. Tuy nhiên, cũng giống như sự không biết luật không giải phóng trách nhiệm về hình sự, những ai bầu ra hệ thống chính trị gây thảm họa cũng phải chịu trách nhiệm về những thảm họa ấy, có vẻ tác giả muốn nói như vậy.
https://slon.ru/posts/63697
(có thể dùng phần mềm của google dịch một đoạn)
Ý của mình là phải chắc về khái niệm rồi mới thảo luận tiếp được. Và những gì Riêng& chung vừa viết sẽ khiến mình vỡ đầu khá lâu. Lại nữa, đầu năm có 1 đống việc đổ vào đầu mình, một tay công nhân cổ xanh. Mà hình như sự bóc lột dưới một chế độ (tự xưng là) công hữu có vẻ là chủ đề ít được đề cập... More later. Thân,

18:25 Tuesday,16.2.2016

Đăng bởi:  dilletant

@ phó đức tùng: gợi nhớ một bài trong giáo trình Alexander rất mốt vào đầu những năm 80, một ông ở gần sân bay gần điên vì tiếng máy bay lên xuống: "airplanes are slowly driving me mad". Trong tập đó (tập II thì phải) còn một bài nói bọn trẻ tụ bạ, đi mô tô mỗi đêm cũng làm một hàng xóm già khó ngủ muốn hóa rồ.

18:22 Tuesday,16.2.2016

Đăng bởi:  Thường Nga

@ candid: nhà tôi cửa sổ còn trên sề Eurowwindow (do bà chị Trí béo mang từ Đức về cuối những năm 90) nhưng vẫn điên vì tiếng gà. Có 1 quy luật truyền âm (?) khiến những cửa số nào vertical với chuồng gà chịu ảnh hưởng mạnh hơn.

16:54 Tuesday,16.2.2016

Đăng bởi:  candid

Hồi xưa ở các khu tập thể cũ nuôi gà, nuôi lợn, vịt để tăng gia là thường. Có tác phẩm Trư cuồng nói về giai đoạn này cũng hay. Giờ vẫn còn cảnh nuôi thế này ạ?

Em thì không gặp cảnh này nhưng trước kia thuê ở khu tập thể cũ gặp cảnh hàng xóm quạt than tổ ong trước cửa cũng đành chịu, đầu tư của eurowindow để sống chung với lũ.

Có khi bác chịu khó mua nút tai bịt đi ngủ xem sao, trời không chịu đất thì cũng phải tính chứ biết sao.

16:13 Tuesday,16.2.2016

Đăng bởi:  phó đức tùng

con gà trong nhà tập thể, gáy như khóc. Con người trong nhà tập thể, phát điên vì tiếng gà. Con gà bị nhốt để thịt, còn con người tự nhốt mình, đến nỗi tâm thần hoảng loạn, nghe tiếng gà tiếng chó cũng thấy căm thù, thật đáng thương.

16:05 Tuesday,16.2.2016

Đăng bởi:  rieng&chung

@bác Thành Lê: cảm ơn bác chia sẻ về một số mối liên hệ. Nhân đó em đang thử suy nghĩ thế này, không biết có đúng không, tạm ghi ra đây:

1. Thuở ngây thơ của con người tuy đáng yêu, nhưng nhìn từ góc độ nào đấy dường như những đứa trẻ đều rất ích kỷ, dễ khóc nhưng vô cảm với nhu cầu của kẻ khác. Sự ngây thơ của chế độ tuy từ góc độ nào đó là vô cảm với những nhu cầu khác biệt của mỗi cá nhân (và bị coi là tàn bạo), nhưng từ góc độ khác lại là rất vô tư và không phân biệt của riêng hay của chung. Có những người trưởng thành nhanh hơn chế độ, nhưng người khác lại chậm hơn. Cái này hiểu từ góc độ khác nhau cũng cho ra những mẫu người ngây thơ khác nhau. Theo đó, có lẽ kẻ chiếm đoạt hoặc bị cướp đoạt đều có thể là kẻ ngây thơ, và với mỗi cá nhân nó có thể là bi kịch, hoặc hài kịch, nhưng với lịch sử thì đều là ngây thơ. Ngây thơ tức là ban đầu, chưa trưởng thành, chưa phát triển.

2. Sự trưởng thành của một chế độ, cũng có thể được xem xét từ khía cạnh sự trưởng thành của quyền sở hữu và quyền tài sản, (bao gồm cả cơ chế bảo đảm cho các quyền đó được thực hiện).
Mảnh đất công trong bi kịch này, giống như miền Tây nước Mỹ hoang dã xưa kia, sự xác lập sở hữu bắt đầu từ sự cướp đoạt, cướp đoạt đến lúc nào đó mới tạo lập hệ thống quyền sở hữu để bảo vệ cái đã cướp đoạt được, rồi mới đến các bước phát triển của quyền tài sản trong một nền kinh tế quy ra vật ngang giá (để có thể tăng giá trị của tài sản bằng cách tăng tốc độ quay vòng giá trị của nó trong nền kinh tế). Theo logic này, bi kịch của mảnh đất công là bi kịch của giai đoạn ngây thơ của thể chế.

3. Với một mảnh đất công mà chủ cũ của nó bị đuổi đi rồi, và xác lập một loại chủ mới mơ hồ, thì quá trình trưởng thành của quyền sở hữu gần như bắt đầu từ giai đoạn ngây thơ nhất (và mọi hình thức công cụ, dù gọi tên thế nào và mục tiêu ban đầu cao cả ra sao cũng khó thoát "vai trò đầy tính lịch sử" đó). Vì vậy, đây là ngây thơ từ góc độ lịch sử, chứ nó không hề yếu ớt hay nho nhã, sẽ diễn ra mạnh mẽ và không thể đảo ngược. Trong đó, ở một số khía cạnh hành vi và cảm xúc nào đấy, lại có những thứ rất già dặn và trưởng thành (khiến người trong cuộc tự hào và lắm khi mờ mắt hoặc chấp nhận)... Cái này tùy vào thể trạng và kinh nghiệm có được từ thừa kế hoặc thực tế trải nghiệm.

4. Có một thứ thừa kế (nhiều khi có vẻ là) không mong muốn, nhưng đã được Daron Acemoglu đưa ra và thực chứng (trước khi tổng hợp ra cuốn Vì sao các quốc gia thất bại), đó là sự thừa kế (chính trị v.v...) từ chính cái thể chế bị lật đổ. Acemoglu đã giải thích vì sao các nước thuộc địa của Pháp sau khi độc lập thì tuyệt đại đa số có nền kinh tế (và chính trị) kém hơn các nước thuộc địa cũ của Anh, đó là vì sự thừa kế (dĩ nhiên là không phải sao chép) từ cấu trúc chính trị lẫn kinh tế, rồi cả an ninh, quốc phòng từ bộ máy đô hộ (hai bộ máy đô hộ Anh và Pháp có những điều khác nhau khá cơ bản).

5. Sự độc lập của các quốc gia thuộc địa ít nhiều đem lại hình ảnh những mảnh đất công mới. Tuy vậy, tình thế độc lập mỗi nước khác nhau, sự thay đổi hệ thống quyền tài sản sau độc lập là khác nhau, và độ "ngây thơ" (hoặc "trưởng thành", nghĩa nào cũng vậy) của các mảnh đất này sẽ khác nhau. Hình như Acemoglu đã không luận giải trường hợp "thừa kế" trộn với "du nhập" (hoặc là em đọc chưa tới, hoặc đã quên vì đọc lâu rồi) thì quy luật và logic trưởng thành của những mảnh đất công đó sẽ là gì. Em nghĩ, có thể "thừa kế" vẫn có sức ảnh hưởng lớn hơn, vì cái được thừa kế đã kịp thấm đẫm trong mọi tầng lớp xã hội của mảnh đất đó sau một thời gian đủ dài, dù nó có thể là kết quả của "du nhập bị động" (chẳng hạn cái máu làm quan...), còn các thứ chủ động "du nhập" (chẳng hạn lý tưởng abc) thì chỉ thấm vào một bộ phận nào đó, hoặc một khía cạnh nào đó của bộ phận đó mà thôi.

Vài dòng suy nghĩ ạ.

11:20 Tuesday,16.2.2016

Đăng bởi:  Thường Nga

Gia đình mình về cơ bản là ăn chay (nếu có thịt thì không nhiều, nguồn chắc chắn, chế biến đơn giản). Nhưng hôm nay ra chợ bị các hàng giò xúc xích trách móc: không chịu mua hàng em, vậy mà con nhà bác hôm qua ra đây mua xúc xích đấy nhé. Giật thót người, vì hễ có chuyện gì (đau bụng, khó tiêu) là nó như công chúa sảy ruột, "mẹ nấu thế nào mà con buồn nôn đây này". Về các quán ăn chay, có vẻ như chỉ được lúc đầu. Mình với 1 chị bạn viết người Tây trước hay đến 1 chỗ ở gần Linh Lang. Hồi đầu cũng được, thấy bán cả sách, "ní nuận" ghê lắm. Nhưng càng về sau càng khả nghi, đành kính chào pì noọng, không hẹn gặp lại.

6:59 Tuesday,16.2.2016

Đăng bởi:  NMH

Giải pháp hoà bình hơn cho cô/chị Thường Nga: thuyết phục (không khả thi lắm) hay thuyết giáo họ chuyển sang ăn chay.

16:47 Monday,15.2.2016

Đăng bởi:  Văn Tườu

Thấy Tây (lại Tây!) bảo gà Trống, và bò (kể cả bò cái) thường "biết" trước khi bị chủ thịt. Một bạn Việt nhà ở gần Minh Khai nói mỗi sáng có vài chục gà trống quanh nhà quạc lên. Không hẳn là bách kê tranh minh, mà dường như "họ" thông báo với nhau về ngày "ra pháp trường", chúc các đồng xị ở lại vui mạnh.

15:49 Monday,15.2.2016

Đăng bởi: 

Xóm nhà mình cũng kinh. Các cụ toàn bộ đội biên phong về hưu, nên Tết nào cũng treo cờ rợp trời cả tháng và không chịu ăn gà chế biến sẵn, cụ thể là nhà nào cũng nhốt vài đồng chí quàng quạc sau bếp, hôm nào thèm mới vặt lông chén. Nên nửa đêm về sáng là râm ran tiếng gáy. Con gái mình còn phát hiện một cụ gà già, gáy khéo đến nỗi giống hệt tiếng mắng " thế không dậy ngay đi à à à...!" . Và đỉnh điểm là nhà bà Lan ngay áp lưng nhà mình còn được quê Ninh Bình tha về cho một thằng dê. Hắn be thôi là be, nghe lúc thì the thé như tiếng khóc, lúc lại khe khe đểu giả như sở khanh, và tội to nhất là lôi cái khăn tắm mới tinh mình vắt trên bờ tường xuống, nhai nát thủng toe toét ra rồi nằm và ỉa lên. Thật muốn phát điên !
Cách đây 8 năm, thì mình nuôi một con chó dòng hunter to, mầu socola . Chiến công thượng đỉnh là em ấy vồ được gà và chim bồ câu của các cựu chiến binh hàng xóm. Bố chồng mình giận lắm, sau chồng mình đành đem em đi gửi ở xưởng cưa của một tay phất phơ thợ mộc. Mình càng ghét bọn gà Tết ấy ...

15:33 Monday,15.2.2016

Đăng bởi:  Thành Lê

@ riêng&chung: "bi kịch mảnh đất công" (Tragedy of the commons) mà bạn gợi ra không chỉ gây liên tưởng, mà còn ám ảnh. Given việc khái niệm này được Lloyd đưa ra từ 1883, thấy kỳ sao việc người ta vẫn tin tưởng vào quản trị được những đồng cỏ nơi ai cũng muốn cắt hái nhiều hơn khả năng thiên nhiên cho mọc. Một ý tưởng nhỏ (có thể vì thế mà bị không nhận thấy) từ thực tiễn có ích hơn ngàn vạn lần những pho kinh điển xám xịt. gần 3 thế kỷ qua, sao niềm tin vào những cỗ xe "tập đoàn KT công" vẫn còn nhỉ. Hẳn do đó là một cách lên thiên đường vật chất nhanh nhất trong phạm vi... gia sản của mình?

13:37 Monday,15.2.2016

Đăng bởi:  Thành Lê

Cái ngây thơ của người hồi ấy bây giờ tôi muốn mua cũng chả được (dù chả có mấy tiền). Nhưng cũng tự hỏi sự ngây thơ, trong trắng mà mình quý báu ấy có dính đến tình trạng bị zombied hôm nay do truyền thông kiểu dowble thinking không? Có thể tham khảo bài "Chính khách Nga nói về bộ máy tuyên truyền của Kremlin", dĩ nhiên là xem được tiếng Nga thì hay hơn.


link:
http://www.baomoi.com/Chinh-khach-Nga-noi-ve-bo-may-tuyen-truyen-cua-Kremli/c/15985662.epi

11:26 Monday,15.2.2016

Đăng bởi:  rieng&chung

@ Bác Thành Lê: cảm ơn bác, mặc dù em không hiểu tiếng Nga (tiếc lắm ạ). Gạt qua cái thú vui "đả kích chính trị", có lẽ ngôi nhà chung đụng kia vẫn là một cái gì đó rất trong sáng, ngây thơ. Ai chả có cái thuở ngây thơ trong sáng, bác nhỉ.

@bác Văn Tườu: Hàng hóa công được coi là từ dịch chuẩn của public goods, và toát lên nội hàm của "kinh tế thị trường". Cảm ơn bác nhắc nhở ạ.

Mỗi thể chế đều có quyền phân phối sự yên tĩnh vào các khu phố nào đó (trong nghệ thuật chắc gọi là "tuyến"). Văn hóa sẽ phân phối tự yên tĩnh vào các "điểm", ví dụ như chùa ... bà Đanh. Sự sống phân phối yên tĩnh vào "diện", đó là ... nghĩa trang thành phố (em chém lăng nhăng tí để ăn trưa cho vui).

23:27 Sunday,14.2.2016

Đăng bởi:  Văn Tườu

Chõm được câu: Tài sản công ở đây là "sự yên tĩnh", của riêng&chung. Câu mà mỗ quen hơn là: Hàng hóa công. HH công đây là "sự yên tĩnh" - ở Hà Nội bán phân phối, hoặc là trên các phố như Phan Đình Phùng, Nguyễn Cảnh Chân (dành cho các ông cốp), hoặc ở Xịt bu cha (Siputra) dành cho các Me xừ "cóc vàng".

22:10 Sunday,14.2.2016

Đăng bởi:  Thành Lê

Kommunalka (xin lỗi 2m) là từ dùng chỉ Коммунальная квартира (căn hộ có nhiều gia đình cùng sống).
Kommulka cũng là cách gọi chệch đi từ communalism, cũng có nghĩa là communism.


Ban nhạc Diuna (Дюна) Nga có bài hát" Коммунальная квартира (ngụ ý xứ Liên Xô)
Эх, страна моя родная, край загадок и чудес
Где еще такое счастье, где еще такой прогцесс
Под одной огромной крышей и просторней и светлей
Ни к чему нам дом отдельный - вместе жить нам веселей 


Ôi đất nước thân yêu của tôi, miền đất huyển ảo tuyệt vời
Có xứ nào hạnh phúc hơn thế, có xứ nào tiên tiến thế
Dưới một mái nhà to, sáng sủa, rộng rãi
Không nên ở nhà cá thể, ở chung zui hơn nhìu

Это коммунальная, коммунальная квартира
Это коммунальная, коммунальная страна
Điệp khúc: đây là căn hộ chung cư communal
Đây là đất nước chung đụng communal

По утрам гремят посудой, собирается братва
Тетя Маша варит кашу, ждет Гюльнару Бастурма
Цукерман мацу заводит, Гоги делает шашлык
А оленевод Бельбиев строганину и балык

Sáng ngày ra bát đia lẻng xoẻng, băng nhóm tụ bạ
Dì Masha (Nga) nấu cháo, chờ Giunara Bartuma (Uzbek)
Tsukerman (Do Thái) làm bánh matsa, Gogi (Gruzia) nướng shashlyk.
Còn kẻ chăn tuần lộc Belbiev làm món cá sống
Điệp khúc...


Link bài này tại đây
(còn nhớ có cảnh mọi người xếp hàng dài buổi sáng để đi toa lét).


Chú ý là ban nhạc Diuna (Дюна) cũng có bài Thiên đường lúa gạo (bài ra khoảng năm 1988 thì phải). Bài này nói về một dân tộc ở Đông Dương, sống bằng nghề trồng lúa, đa số Đại... chờ sung, Cuội để trâu ăn lúa, một số thì sáng tạo kiểu đào rau má, phá ĐT. Bản làm gần đây của bải hát này trên mạng không hiểu sao lại có thêm điện của Tú Bà và Mã Giám Sinh 

21:00 Sunday,14.2.2016

Đăng bởi:  rieng&chung

@ bác Bính Riềng: sorry bác, vì em đọc lướt một phát tưởng bác nói đoàn kết để giết chó. Chữ Riềng có tính định hướng cao quá bác ợ.

@bác Thành Lê: bạn bè em ở xứ "những lăng tẩm như hoàng hôn chống lại ngày quên lãng", em thấy trong gia đình họ cái suy nghĩ "bị tước đoạt" như bác nói cũng nhiều, về sau họ đi "định cư".
Chuyện komunalka cụ thể như nào hả bác? Giống công xã "ba cùng" ở TQ, hay chỉ kiểu cả tầng tập thể dùng chung toilet ở cuối dãy, như nhà 39 Lý Thường Kiệt (HN) hồi trước ạ?

16:35 Sunday,14.2.2016

Đăng bởi:  Thành Lê

@ riêng&chung: "bi kịch mảnh đất công" (Tragedy of the commons) làm bung ra mấy liên tưởng. Một là thời bao cấp Việt có khải niệm "cảm giác bị tước đoạt" - khi chuyển từ tư hữu (chế đỗ cũ) sang công hữu, nhiều người cho là bị trả lương thấp (đốc tờ như tao thời Pháp nuôi cả họ) uất ức muốn giật lại cái gì. Hai là sự chung chạ mà Liên Xô gọi là komunalka (căn hộ ở chung, cũng có ý nhại hệ tư tưởng chính thống)...

16:29 Sunday,14.2.2016

Đăng bởi:  Bích Riềng

@ riêng&chung Hôm nay- Cả làng nuôi chó, đoàn kết... diết bọn chộm chó,

15:13 Sunday,14.2.2016

Đăng bởi:  rieng&chung

Hình như vấn đề này nằm trong logic của "bi kịch mảnh đất công" (Tragedy of the commons)? Tài sản công ở đây là "sự yên tĩnh". Tác giả có thể nuôi thêm vài con gì biết "gáy" nữa. Lúc này bi kịch chỉ còn là của bản thân mảnh đất công chứ không phải đối với người tham gia dành giật nó : ))

Nhà em hồi bé ở gần đường tàu bắc nam, tàu chạy, tàu hú xa hú gần v.v...cũng quen dần được ạ. Về sau chuyển lên khu tập thể, dưới sân là hai dãy chưa tới 100 cái chuồng lợn, sớm tối hai bận náo nhiệt lắm, nhưng có cả tiếng của lợn nhà mình (nhờ nó mà nhà em có cái tivi đầu tiên). Thức ngủ theo nhịp sinh học của .... lợn, và mùi cám lợn tỏa ra từ các nhà. Chưa kể chuồng (đầy) gà 2 tầng ngoài ban công bếp và giàn mướp bón phân gà ở ban công phòng khách nữa... Cả khu tập thể cùng nhau nuôi lợn, đoàn kết chống bọn trộm lợn...

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả