Ăn uống

Ăn gì cho không độc hại (phần 6):
Tìm cách đưa gia cầm và cây cỏ lên bàn ăn

(Tiếp theo bài trước) Đợt trước chúng ta tìm hiểu về sự tuyệt chủng của các con thú cỡ lớn, và quá trình thuần hóa thú cỡ nhỏ. Thế nhưng công cuộc thuần hóa thiên nhiên để làm thực phẩm sau thời săn bán hái lượm còn dài lắm; lần này chúng ta cùng tìm […]

Ý kiến - Thảo luận

18:05 Thursday,25.2.2016

Đăng bởi:  Thành Lê

Khoai tây sử ở Nga:
Sa hoàng Petr đại đế mang một bao tải từ Hà Lan về phát cho các tỉnh (guberania – đơn vị HC do 1 thống đốc cai quản). Trong suốt thế kỷ 18 nông dân không trồng, vì thứ “táo đen” này dễ bị sâu. Chỉ có “bọn” quý tộc (bắt trồng rồi) thưởng thức.
Khoảng 1980 bá tước P. Kisilev xúc tiến tăng diện tích trồng khoai tây. Triều đình cấp đất và hướng dẫn cách trồng đúng. Kết quả là có boom khoai tây. Nhưng có một nữ quý tộc chống lại. Vị nam tước này cho rằng khoai tây “đã xâm phạm đến dân tộc tính Nga, làm hỏng cả dạ dày lẫn các nền tảng đạo đức lâu đời của Nga, cũng như thói quen trời cho là ăn bánh mì và cháo (mạch)”.
Tuy nhiên “cuộc cách mạng khoai tây” dưới thời Nikolai I đã thắng lợi huy huỳnh. Cuối TK 19, ở Nga đã trồng khoai tây trên diện tích hơn 1,5 triệu ha. Tới cuối thế kỷ XX thứ củ này đã được người Nga xem như “bánh mì thứ hai”.

15:11 Thursday,25.2.2016

Đăng bởi:  phale

@Bồi Dán: Thì khác gì Pháp đâu bạn, toàn bộ khoai Tây trên thế giới là từ châu Mỹ. Thậm chí khoai lang ngọt cũng từ đấy, và khoai lang đi từ châu Mỹ sang Trung Quốc, rồi lan tới các nước châu Á khác.

Trước khi thế giới khai phá châu Mỹ thì châu Á, châu Âu, châu Úc... không có khoai Tây. Nga cũng vậy thôi, nghĩa là không có khoai Tây để ăn. Tới lúc có khoai thì cũng phải chờ ông Pháp ăn rồi mới dám ăn.

14:38 Thursday,25.2.2016

Đăng bởi:  Bồi Dán

Có thông tin về khoai tây ở Nga không các bạn? Nó được dùng phổ biến trong giới bình dân Nga cũng từ thế kỉ 19. Không biết trước đó thì thế nào nhỉ?

8:08 Thursday,25.2.2016

Đăng bởi:  Candid

Ngày xưa đọc sách thấy bảo dân Tây gọi khoai tây là táo của đất và coi là thức ăn thấp kém, phải mất mùa mới chịu ăn.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả