|
|
|
|||||||||
Đi & ỞNha Trang tháng 12. 2011: Chuyện ăn mựcVợ tôi mê Nha Trang vì bún cá Năm Beo. Cô ấy có thể sẵn sàng bay vào Nha Trang ăn bát bún cá rồi lại bay ra, ấy là nói kiểu ngoa ngôn. Trên thực tế, ở Nha Trang một tuần, cô ấy có thể ăn 21 bát bún cá, mỗi ngày đủ […] Ý kiến - Thảo luận
17:05
Sunday,10.4.2016
Đăng bởi: dilettantcó bạn nhắc offline là chữ ròn - crunchy/хрустящий nhưng đấy là với bánh mì, hoặc cháy cơm thôi. Chứ cái ròn (dòn) sần sạt của mực, và của... nòng nợn thì chưa thấy ai đề xuất cách dịch sát.
10:56
Friday,1.4.2016
Đăng bởi: admin@ lacrangcavo: Cảm ơn bạn, và cũng cho gửi lời cảm ơn người bạn của bạn đã tìm kiếm thêm thông tin về dì Bảy. Thân mến.
10:37
Friday,1.4.2016
Đăng bởi: dilletantTôi từ bé đã mê các món hải sản. Hồi nhỏ (1960) dù gia đình cũng có (1 số vị quê Bọ mang ra), nhưng tôi vẫn thèm lắm. Kết quả là mỗi lần đi nghỉ Sầm Sơn với gia đình (những nhà tập thể 5 tầng của đoàn an dướng hối ấy nay chắc đã bị phá), tôi hay lên tầng 5 ăn vụng những hải sản người ta phơi ở trên đó, ngoài mực, tôm ra, còn có những con gì không biết tên. Tôi đã kết thúc trò này bằng một cú bị mổ bụng trong rừng (bệnh xá dã chiến), để rồi anh lính là tôi chân bước đi xa mà lòng để lại (mẩu ruột thừa) trong rừng Tây Bắc. Giở tiếp trang giữa 1980. đi dịch cho người ta mua thức ăn cho phi đoàn Liên Xô (chỉ được ăn đồ biển, ko được ăn cá sông). Mấy người bán mực chào môn râu mực, bảo là ròn sần sật. Bọn phiên dịch chúng tôi không thể dịch được. Những người bán hàng Việt thì xem thường bọn không hiểu được khoái cảm Việt là nhai thức ăn như râu mực (1 số thứ trong bộ môn lỏng lợn nữa), phát ra thứ âm thanh làm Tây kinh hồn. Rồi giở tiếp đến giữa những năm 2000, đi cùng với một nhà văn tây xuống quê bác Giáp để vị này viết sách. Tôi (thuộc cái bọn phiên dịch chuyên ăn theo) lại được mời vào một khu rừng rậm bên bờ biển xanh (như bên Tây) được dự một thứ tiệc bao cấp, ăn một thứ mực vừa mềm, vừa ngọt, nhớ đời.
10:08
Friday,1.4.2016
Đăng bởi: lacrangcavo"Bà Bảy đã chết, tôi không dám hỏi xem là chết già hay chết đói"
9:27
Thursday,31.3.2016
Đăng bởi: candidBài đọc hay lắm, cám ơn bác. Với em thì là bãi Cửa Đại.
20:24
Wednesday,30.3.2016
Đăng bởi: Thành LêTôi vào Nha Trang từ sau giải phóng một chút. Ký ức ngập tràn, nhưng không thiên sang phía ẩm thực được như của anh Tùng. Cũng có thể vì kinh tế không cho phép - vậy là mất một cái khoái. Các bạn gái mập nhưng cao, dễ thương, trên bờ biển xanh (đại dương mà), dạy cho cách lặn dùng que xiên những con mực bơi ở dưới nước. Phải đâm cách chỗ mình nhìn thấy mực khoảng hơn gang tay thì trên thực tế mới trúng. Sau đó hầu như không quay lại. Biết tôi dính dáng đến Nga-Xô, cách đây khoảng 2 năm, một vị lái xe công (thường có dáng thủ trưởng hơn cả thủ trưởng mình lái cho) bảo tôi: anh vào Nha Trang đi, mà xem Nga nó đông hơn mình, nó nuôi Nha Trang đấy. Không rõ anh sốp phơ Hồng vệ này có nói thật. Chỉ biết có anh ngoài này vô trỏng làm di vu du lịch cho Nga, vênh mặt bảo nếu đi làm cho Tây (Âu) thì đói lâu rồi. Sau đó đọc tin thấy khách Xô cũ đã vợi đi. Nha Trang biển xanh (từng của bà Bảy trong chuyện hay của a. Tùng) hôm nay ra sao nhỉ?
11:56
Wednesday,30.3.2016
Đăng bởi: Nghiêm ToànNói chuyện lang thang ăn uống làm em nhớ chuyện hai anh em lê la ăn cốc chè đậu trong chợ Phan Thiết. Nó là thủ phạm khiến anh Tùng phải vặn mình vặn mẩy, vận 10 phần công lực trên đường về Sài Gòn anh nhỉ :).
9:50
Wednesday,30.3.2016
Đăng bởi: luicám ơn bài viết của anh.
9:14
Wednesday,30.3.2016
Đăng bởi: phó đức tùngCách đây 3 năm tôi trở lại Nha Trang. Khu vực bốn mùa đã trở thành đại công trường. Người ta đào bới để làm công trình vui chơi giải trí ngầm dưới đất. Bãi biển quản lý chặt, không còn ai nướng mực, bán tôm cua rong. Bà Bảy đã chết, tôi không dám hỏi xem là chết già hay chết đói. Bãi biển buồn, muỗi bay như trấu. Quán bún cá Năm Beo bây giờ bán đủ mọi thứ cô hồn, hàng bún nằm lút trong đống chai lọ, nhãn mác lòe loẹt, nào là mực rim, nào là cá cơm, cá chỉ kho v.v. Khách ăn bún cá cũng chỉ còn lác đác, ngồi giữa núi đồ như trong kho của siêu thị. Hàng năm tôi vẫn có việc qua Nha Trang, nhưng chỉ lướt qua, không còn dừng lại. |
|
||||||||||