Gẫm & Bình

Xem tranh Nguyễn Linh:
nhiều chữ "nhưng"

NGUYỄN LINH II Triển lãm tranh Từ 3. 12 đến 9. 12. 2010 VietArt Center Trong lời mở đầu lời giới thiệu cho triển lãm với tựa đề khá phổ biến: Nguyễn Linh: Uẩn ức hay khát vọng. Nguyễn Quân, nhà phê bình nghệ thuật, cũng là họa sỹ, có viết: “Nhiều bạn bè nghệ […]

Ý kiến - Thảo luận

20:06 Friday,10.12.2010

Đăng bởi:  MINH HIEN

Người xem Hà Nội ơi, cái mà bạn phân tích như trên các cụ thời Phục Hưng đã làm được lâu rồi. Nghệ thuật là gì ấy nhỉ? Đôi khi cũng chẳng cần những cái như bạn nói đâu. Cọ vẽ và toan cũng chỉ là phương tiện để thỏa mãn chính cảm xúc và ham muốn của ta thôi. Đừng to tát quá nó sẽ không còn "sướng" nữa đâu. Thật đấy.

9:22 Wednesday,8.12.2010

Đăng bởi:  Thời Trân Ái nữ

Chào bút danh "Người xem Hà Nội"!
Đọc bài viết của bạn khiến tôi nhớ lại những giờ trả bài và nhận xét của thầy giáo ở trên lớp hội họa trong trường mỹ thuật quá. Nên nếu đem bài viết của bạn áp dụng vào giáo án thì rất hợp còn đặt trong bối cảnh cuộc triển lãm này thì e rằng lạc điệu rồi. Vì bạn viết rất rạch ròi từng chi tiết nhưng tôi thấy hình như bạn không nhìn thấy tâm tư của họa sỹ Nguyễn Linh. Bạn không có độ nhạy cảm cần thiết để trở thành nhà phê bình nghệ thuật nên bút danh bạn đặt ra rất đúng đấy: "người xem"

8:27 Wednesday,8.12.2010

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Chúng cháu nhất trí là triển lãm Nguyễn Linh II tốt, bởi vì nó đã dạy cho chúng cháu ("tiềm năng" hội họa nước nhà) một bài học mà chúng cháu suýt quên: vẽ là phải làm việc miệt mài, năm này qua năm khác, chứ cứ đi "cong đường"... rồi bỗng một ngày (ấm no hạnh phúc rồi) "...năm năm Nguyễn Linh miệt mài, ào ạt vẽ với nhịp thở gấp hối hả, khá 'điên khùng' (ông Nguyễn Quân viết thế)....thì hậu quả khôn lường. Chúng cháu đã xem và suy nghĩ rất nhiều trước những bức tranh ở triển lãm này.

23:14 Tuesday,7.12.2010

Đăng bởi:  huy an

Triển lãm của Nguyễn Linh tốt, tôi thích. Tôi thấy bài viết của "Người xem Hà Nội "tốt, nhưng cảm nhận nghệ thuật của "Người xem Hà Nội" thì không ổn lắm.

23:00 Tuesday,7.12.2010

Đăng bởi:  tran trong linh

Chào chú Nguyễn Linh! Mạn phép cháu xin viết đôi lời dành cho triển lãm cá nhân của chú.
Khoan hãy bàn đến những vấn đề chuyên môn và học thuật, có lẽ cái này phải dành cho giới học giả chuyên xấu. Với tư cách là thế hệ nghệ sỹ trẻ, rất trẻ (mầm non), thế hệ sẽ tiếp bước cho một nền nghệ thuật non trẻ nước Việt.
Khi bắt đầu những bước chập chững vào nghề những thế hệ như chú, Đào Châu Hải (thầy giáo của cháu), Trần Trọng Vũ hay anh Trần Lương...và còn rất nhiều người cháu chưa biết hết, những con người đó như một biểu tượng không chỉ của riêng thế hệ cháu mà còn rất nhiều người khác nữa. Nói thật, không phải cháu mê mẩn bởi những vầng hào quang, sự nổi tiếng hay tiền bạc, một cái gì hơn thế nữa mà rất khó để diễn dịch ra thành thứ ngôn ngữ phổ thông, hay đại loại một thứ có thể khái quát gọn lại trong chữ Ngộ. Vì lẽ đó cháu tìm đến với nghệ thuật. Sống trong một thế giới như bây giờ chú cũng biết, trăm hoa đua nở, ai cũng có thể nổi tiếng được, ví như vạch quần đứng đ... trước của Văn Miếu cũng có thể gọi là một thứ nghệ thuật hành vi. Vậy thì cái đích của chúng ta tìm đến nghệ thuật là gì nếu không phải là tiền bạc hay danh tiếng. Câu trả lời riêng của cháu đây là chúng ta đều có những tâm sự và cần phải trải lòng. Bất chấp thứ ngôn ngữ gì sơn dầu, đất cát, sắt thép... hay thậm chí cả cứt đái miễn sao chúng ta đạt được cái mục đích của mình.
Cuộc đời có bao nhiêu những gánh nặng trách nhiệm, sức ép. Ra đường thì lo kiếm tiền, lo ô nhiễm, lo cảnh sát giao thông... Về nhà rồi cũng lại lo trả bài cho bà vợ già. Tóm lại là không ngơi nghỉ, chú đã phải đánh đổi những 20 năm "bán phở" để để được có buổi triển lãm ngày hôm nay, thầy giáo cháu Đào Châu Hải cũng phải vật lộn với phù điêu với tượng đài có lẽ cũng chừng ấy khoảng thời gian để đến bây giờ ông mới buông xuôi mọi trách nhiệm để được là chính mình. Có một lần cháu tìm đến nhà anh Trần Trọng Vũ ở St Antony-Paris, khi tâm sự với anh Vũ mới biết anh cũng mất mười mấy năm để được như ngày hôm nay. Thế đấy cái giá để trả cho chữ Ngộ không hề rẻ.
Xã hội hôm nay cháu hiểu vàng thau lẫn lộn, những kẻ nguỵ quân tử mượn nghệ thuật để đánh bóng bản thân quá nhiều.Thật giả khó phân biệt đặc biệt ở những lớp trẻ như chúng cháu. Những kẻ ăn theo, đục nước béo cò quá nhiều.Hiếm thấy những nhân vật ưu tú.Mà chỉ những người ưu tú mới đủ sức để lèo lái con thuyền nghệ thuật nước nhà.
Đến nhà anh Vũ cháu thấy anh có đầy đủ những yếu tố để làm nghệ thuật, từ không gian nghệ thuật cho đến nhà xưởng đều tốt cả vậy mà anh ấy vẫn loanh quanh với mấy tấm bóng kính mãi chẳng có gì thay đổi. Anh khuyên cháu không nên sống ở pháp... vì ở đây khó kiếm tiền. Có một lần cháu ngồi nói chuyện với bác Nguyễn Huy Thiệp bác cũng khuyên cháu nên có một cái nghề ổn định để có thu nhập. Đào Châu Hải thầy cháu mấy năm gần đây rất tích cực sáng tác có nhiều tác phẩm hay thế nhưng vẫn chưa tìm được lối thoát thật sự cho nghệ thuật (ý cháu muốn nói là dựa vào nghệ thuật thật sự để sống được). Vì khó sống được vậy nên lại quay về với những tâm sự cá nhân. Mà những tâm sự cá nhân thì luôn đi đến một kết cục luẩn quẩn. Ví như chuỗi tác phẩm này của chú chẳng hạn (cháu xin có đôi lời mạn phép vậy). Bác Nguyễn Huy Thiệp có nói với cháu rằng "bài học lớn nhất của thằng đàn ông là con đàn bà". Cháu thì không tin vào đàn bà ngay cả vợ cháu. Vậy nên những tâm sự trên rất dễ chở thành những tâm sự vụn vặt. Cháu cứ nhìn thấy chân dung của chú lại nghĩ đến anh Wây Tầu. Cháu luôn nghĩ tầm của chú phải như vậy mới xứng chứ vài thứ tâm sự lẻ tẻ cô đơn yếu sinh lý thì nhạt quá. Những nhân vật ưu tú mà cháu nhắc đến ở đây cháu vẫn cảm nhận hầu hết chưa phát huy hết tầm nội lực vốn có. Phải chăng những tâm sự cá nhân lẻ tẻ dễ làm ta phân tán hoặc giả sức ép và vòng quay của xã hội làm ta bị mất phương hướng chủ đạo của nghệ thuật? Câu hỏi này xin được bầy lên bàn tiệc cho những người như chú trả lời giúp chúng cháu.
Nhưng dù sao cháu cũng xin nhắc lại cháu vẫn luôn ngưỡng mộ chú và những nhân vật cháu đã nhắc đến ở trên. Có thể những lời tâm sự lặt vặt này không đến được với chú hoặc thỉ dụ chú quá bận "bán phở" không có thời gian quan tâm đến mấy dòng của một thằng vắt mũi chưa sạch như cháu nhưng dù sao thông qua đây cháu cũng muốn gửi đến chú những tâm sự chân thành thay cho những lời chúc sáo rỗng hay những lẵng hoa thiu mà chúng ta luôn phải gượng ép đón nhận cho mỗi triển lãm. Xin chú hãy thứ lỗi cho những lời hồ đồ của một người trẻ tuổi như cháu. Chúc chú luôn mạnh khoẻ.

20:15 Tuesday,7.12.2010

Đăng bởi:  em-co-y-kien

Nhưng..."Anh vẫn là một sinh viên “tiềm tàng” của trường mỹ thuật."
Quái lạ, ông Linh tốt nghiệp Yết Kiêu lâu rồi mờ? Phải kêu "ông vẫn là họa sĩ "tiềm tàng" của nền mỹ thuật" chứ lị?

20:14 Tuesday,7.12.2010

Đăng bởi:  tran binh

Tôi cho rằng: kẻ mạnh không phải là kẻ to cao, cơ bắp, hay học được vài miếng võ. Vậy nên đọc đầu đề bài viết triển lãm của Linh, tôi thấy khó nghe quá. Phải chăng nếu muốn viết thì nên viết là hội họa của kẻ cơ bắp hay của kẻ to cao lực lưỡng hay là của người có võ thì hợp lý hơn. Chứ theo tôi nghĩ: năm nào, khoa nào chẳng có ít hay nhiều những sinh viên mỹ thuật ra trường xuất sắc, mà cái chính ra rồi thì tác phẩm của họ về sau như thế nào mới là điều đáng nói. Phải chăng cái triển lãm này không hay nên cứ phải ôn nghèo kể khổ để người ta nghĩ hay về mình, và dùng hai chữ kẻ mạnh là không nên, vì nghệ thuật là trí tuệ thì ta không nên nói chuyện cơ bắp như nói về những chàng đồ tể dùng sức khỏe của mình để phô trương như những chàng bán thịt.

15:03 Tuesday,7.12.2010

Đăng bởi:  nguyenanh

bài viết hay! cảm ơn

14:59 Tuesday,7.12.2010

Đăng bởi:  Người hâm mộ

Người xem Hà Nội
Bạn viết rất được. Hy vọng bạn giữ đều phong độ viết nhé

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả