Gẫm & Bình

Ghi chú của Hồng Hoang (phần 3):
Vẽ cái gì?

(Tiếp theo bài 1 và bài 2) Mỹ học với tên gọi hoành tráng: “khoa học của cái đẹp” đã tạo ra quan niệm cho cả trò và thầy dạy mỹ học tưởng là có một nguyên lý khoa học cho sáng tạo cái đẹp. Mỹ học bị hiểu như một bí kíp võ công […]

Ý kiến - Thảo luận

1:13 Monday,25.4.2016

Đăng bởi:  U 70 VAN CHƯA GIA

Kính bác Hồng Hưng
Giả nhời luôn hai câu ví dụ dẫn ra của bác:

Ví dụ 1: "Trong hội họa, sự tự do của nghệ thuật hậu hiện đại đạt tới mức xóa nhòa các biên giới chuyên ngành của một nghệ sĩ như thiết kế-hội họa-điêu khắc-điện ảnh.v.v… thành một tên gọi chung “nghệ sĩ nghệ thuật thị giác”...
Đã "trong hội họa" thì chỉ là hội họa thôi làm sao mà lại có các chuyên ngành khác được nữa. Bác muốn dùng đoạn dưới thì phải bỏ "Trong hội họa" đi. Kiểu như: sự tự do của nghệ thuật hậu hiện đại đạt tới mức xóa nhòa các biên giới chuyên ngành của một nghệ sĩ như thiết kế-hội họa-điêu khắc-điện ảnh.v.v… thành một tên gọi chung “nghệ sĩ nghệ thuật thị giác...thì có lẽ OK hơn

Ví dụ 2: "Đặc biệt nghệ sĩ thị giác có thể không cần biết vẽ, chỉ cần có ý tưởng và thực hiện ý tưởng qua video. "...
Câu này bác đá hậu câu ở VD1 vì bác đã cho là nghệ sĩ thị giác thì là" xóa nhòa các biên giới chuyên ngành của một nghệ sĩ như thiết kế-hội họa-điêu khắc-điện ảnh.v.v… thành một tên gọi chung “nghệ sĩ nghệ thuật thị giác..." thế mà. Nói "Đặc biệt nghệ sĩ thị giác có thể không cần biết vẽ, chỉ cần có ý tưởng và thực hiện ý tưởng qua video."???? vậy có thể hiểu ngược lại là chỉ có người làm video mới là nghệ sĩ thị giác

Còn nhiều những đọan, những câu lủng củng kiến văn... khác nữa nhưng không dám làm phiền bác và mọi người, và cũng không cần thiết phải mất thì giờ vì cũng là dịp để cảm ơn bác đã cất công viết bài chia sẻ những suy nghĩ riêng tư cho mọi người

18:45 Sunday,24.4.2016

Đăng bởi:  Nguyễn Hồng Hưng

Kính gửi bạn U 70 VAN CHƯA GIA
Trước hết cảm ơn bạn đã bỏ công đọc kỹ các ghi chú sổ tay của tôi. Lại cảm ơn bạn đã tận tình chỉ ra theo ý bạn những cái sai của tôi. Vậy bạn cho biết kiến thức đúng của bạn mà bạn chưa nói ra. Bạn vui lòng nói ra cho tôi và những bạn đọc nào cũng sai lầm như tôi có cơ hội học hỏi. Cảm ơn bạn thêm lần nữa.
Tôi thấy có lỗi vì đã không biết bạn là ai, làm nghề gì, để được như bạn đã biết về tôi. Xin lỗi bạn về điều này nhé.

8:02 Sunday,24.4.2016

Đăng bởi:  ong Bắp

Chỉ mất 6 tháng học vẽ cái gì, mất phần đời còn lại học vẽ như thế nào.

7:35 Sunday,24.4.2016

Đăng bởi:  Ý Cò

Những người như bác U 70 Chua Phai La Gia cmt như đánh đố. Thà đọc bác Hồng Hưng còn có ích hơn. Chí ít còn hiểu được quan niệm của một người làm nghệ thuật. Các bác U 70 thì lúc nào cũng cao đạo, chỉ giỏi phán, chứ bây giờ bảo các bác viết ra hai câu bác trích nó sai cái gì tôi đồ rằng các bác phải chịu thua.

23:38 Saturday,23.4.2016

Đăng bởi:  U 70 VAN CHƯA GIA

Bác Hồng Hưng là một điêu khắc gia, lại thích cả viết viết Văn lần này chơi luôn cả "Lý nuận". Những kiến thức của Bác chủ yếu thấy toàn thông tin trên mạng mà lại làm cho rắc rối hơn các tác giả khác rất nhiều và nhầm lẫn kiến thức mỹ thuật thì vô kể.
Ví dụ 1: "Trong hội họa, sự tự do của nghệ thuật hậu hiện đại đạt tới mức xóa nhòa các biên giới chuyên ngành của một nghệ sĩ như thiết kế-hội họa-điêu khắc-điện ảnh.v.v… thành một tên gọi chung “nghệ sĩ nghệ thuật thị giác”...
ví dụ 2: "Đặc biệt nghệ sĩ thị giác có thể không cần biết vẽ, chỉ cần có ý tưởng và thực hiện ý tưởng qua video. "...
bài bác viết dài như một chuyên luận để dạy học cho học sinh, nhưng học sinh sẽ học được gì với những kiến thức "lủng củng" lý thuyết thiếu chắc chắn như thế của một người cho rằng " Các họa sĩ được đào tạo kỹ lưỡng về mỹ học thường rất khó khăn trong sáng tạo nghệ thuật"?????.
Không có ngoại ngữ, không có điều kiện để đọc được nhứng cuốn sách công cụ nghiêm túc, sinh viên chúng ta rất bị thiệt thòi nếu chỉ tập hợp những kiến thức trôi nổi đầy rẫy trên mạng mà không thấu đáo, khả tín về thông tin rồi dùng làm hành trang cho tương lai.

14:43 Saturday,23.4.2016

Đăng bởi:  Nguyễn Hồng Hưng

11:59 Saturday,23.4.2016 bạn Đào Phương Anh hỏi :
1- Nếu đã không phải tìm tòi phương pháp vẽ thì sao phải tìm tòi bố cục mới?
2- và ngay bên dưới tác giả có nói họ sẽ trổ hết sức bình sinh các tài khéo, cố gắng không vượt thì cũng phải ngang với những người đi trước, như vậy là "vẽ thế nào" rồi chứ?

Trả lời
Tôi xin được trả lời gộp cả hai câu.
Trước hết quan niện về hai từ ‘phương pháp’ trong ‘ghi chú nghệ thuật’ của tôi là yếu tố thuộc kỹ thuật, thuộc kỹ năng, kỹ xảo biểu hiện, vốn đã có sẵn ở khả năng biểu hiện vờn tỉa của họa sĩ trước khi làm tác phẩm. Chỉ có phần ‘bố cục’ mới hàm chứa sáng tạo nhiều hơn và họa phải đi tìm một bố cục khác cho một đề tài chung, ví dụ như đề tài ‘hạ thánh giá’.
Sáng tạo của bố cục và tài khéo của kỹ năng kỹ xảo ở nghệ thuật cổ điển, đều có chung đích biểu hiện là mô phỏng thiên nhiên. Do vậy khi so sánh với thẩm mỹ của những người vẽ hiện đại tôi đã thấy rõ sự khác biệt ở chỗ:
Nghệ thuật hiện đại, cả đề tài (cấu trúc hình thức) và phương pháp biểu hiện (kỹ năng kỹ xảo) không đặt vào mục đích mô phỏng thiên nhiên. Kỹ xảo của nghệ thuật hiện đại thuật ngẫu hứng và rất phức tạp xen lẫn nhiều thủ pháp công nghệ gia công đương thời, không có mẫu sẵn.
Vì nhận xét như thế nên tôi đã viết vào ghi chú nghệ thuật của của tôi như bạn đã đọc thấy.
Trường hợp như câu hỏi của bạn, tôi hiểu là bạn đã đúng trong tâm thế của người cùng vẽ mô phỏng với nhau. Bởi vì khi quan niện : “…trổ hết sức bình sinh các tài khéo, cố gắng không vượt thì cũng phải ngang với những người đi trước, như vậy là "vẽ thế nào" rồi chứ”. Vậy là bạn đúng trong môi trường của những người cùng vẽ mô phỏng. Ai mô phỏng giỏi hơn sẽ là ‘vẽ như thế nào/sáng tạo’ hơn.
Với bạn nào vẽ tự do hiện đại thì mỗi lần vẽ lại sinh ra kỹ thuật khác lần trước.

11:59 Saturday,23.4.2016

Đăng bởi:  Đào Phương Anh

Thưa tác giả Nguyễn Hồng Hưng,
Tôi đọc đã đến bài thứ ba của loạt bài. Có một cảm giác lộ cộ nào đấy rất khó phân tích vì tôi không thuận về mảng này. Tôi thấy như thế từng câu là dẫn dắt hợp lý đến với nhau nhưng lại dựa theo một tiền đề sai nào đấy...
Tôi sẽ đọc kỹ hơn để nêu các tiền đề sai ấy.
Riêng với bài này tôi thấy đoạn sau có vấn đề:
"Khi họa sĩ cổ điển đã suy tư “vẽ cái gì”, họ sẽ không cần phải tìm tòi phương pháp “vẽ như thế nào” vì đã có tác phẩm mẫu thị phạm. Vấn đề chỉ còn lại tìm tòi bố cục mới với những đề tài mà rất nhiều người đã vẽ."
Nếu đã không phải tìm tòi phương pháp vẽ thì sao phải tìm tòi bố cục mới? và nga bên dưới tác giả có nói họ sẽ trổ hết sức bình sinh các tài khéo, cố gắng không vượt thì cũng phải ngang với những người đi trước, như vậy là "vẽ thế nào" rồi chứ?
Mong tác giả nói rõ hơn ý, hay là tôi hiểu sai?
Chân thành cảm ơn tác giả.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả