Gẫm & Bình

Ghi chú của Hồng Hoang (phần 4):
Vẽ như thế nào?

(Tiếp theo bài 1, bài 2, và bài 3) Khi người họa sĩ quan tâm “vẽ như thế nào” thì việc “vẽ cái gì” không còn quan trọng, mà quan trọng ở chỗ họa sĩ đã tạo ra cách vẽ của mình như thế nào. Lúc hành động vẽ xảy ra, họa sĩ đã không […]

Ý kiến - Thảo luận

16:19 Thursday,28.4.2016

Đăng bởi:  Nguyễn Hồng Hưng

Gửi bạn SieuNoob
Đương nhiên giữa hai điều ‘cái gì’ và ‘như thế nào’ luôn hữu cơ với nhau, phái cổ điển phải quan tâm cả hai, nhưng riêng phần thể hiện như thế nào đã được biết trước là phải tuân thủ quy luật ánh sáng.
Phái hiện đại cũng quan tâm cả hai nhưng nặng về thể hiện như thế nào hơn là thể hiện cái cụ thể gì, Bởi qúa trình thể hiện nhiều ngẫu hứng có thể làm thay đổi ý định ban đầu, và không bị bắt buộc phải theo đúng quy luật ánh sáng.

16:31 Wednesday,27.4.2016

Đăng bởi:  SiêuNoob

Cảm ơn bác Hồng Hưng đã giải thích, nhưng thú thật là em vẫn không hiểu ý bác lắm. Cụ thể là với luận điểm của bác rằng với họa sĩ hiện đại thì "vẽ thế nào" có vẻ quan trọng hơn "vẽ cái gì".

Em không phải họa sĩ nhưng vẫn nghĩ là kể cả với họa sĩ hiện đại, "vẽ thế nào" vẫn chỉ là hệ quả logic của việc họ muốn "vẽ cái gì" mà thôi. Em ví dụ:

- Ông Monet phải dùng nét bút như thế vì nếu tỉa tót như Da Vinci thì làm sao ông ấy có thể vẽ ngoài trời và bắt được một khoảnh khắc nhất định của ánh sáng?

- Ông Cezanne nếu vẽ giống ông Monet thì làm sao thể hiện được cái lõi hình khối và màu sắc của của vật thể?

- Ông Matisse phải thành "dã thú" vì với ông ấy vẽ là chiến đấu với cảm xúc để có được một bức tranh cũng "sống" như những gì mắt ông ấy thấy. Ông này có lần khuyên người ta để vẽ được thì phải có thôi thúc muốn bóp cổ ai đó.

- Rồi ông Duchamp, nếu ông ấy không dùng lập thể thì làm sao diễn tả được cái lý rằng để ngắm trọn vẹn một cô khỏa thân đi từ trên lầu xuống thì chỉ có cách duy nhất là chạy vòng quanh cô ấy từ tầng trên cho đến bậc cuối cùng?

Có gì sai bác giải thích giùm. Em cảm ơn bác lần nữa :).

11:33 Wednesday,27.4.2016

Đăng bởi:  admin

Cảm ơn anh Nguyễn Hồng Hưng, Soi sẽ đưa thư ngỏ của anh lên để mọi người cùng thảo luận anh ạ.

11:09 Wednesday,27.4.2016

Đăng bởi:  Nguyễn Hồng Hưng

Thư ngỏ trân trọng gửi Soi.
Kính gửi ban biên tập trang Soi House. Tôi rất cảm ơn Soi đã cho đăng những ‘ghi chú nghệ thuật’ trên bước đường làm và suy nghĩ về nghề của tôi.
Vừa qua khi đọc các câu hỏi thảo luận ở bài ghi chú nghệ thuật của tôi đã được Soi đăng tới kỳ 4. Tôi thấy cần gửi những trao đổi về nguyên tắc góp ý thảo luận dành cho tất cả bạn đọc, nhằm có lợi cho bạn đọc hơn. Tôi có một số ý kiến trao đổi với Soi dưới đây:

Với những góp ý chê tác này, tác giả kia viết sai v.v… Đề nghi Soi nên có thư riêng yêu cầu những bạn đó cho biết rõ cái sai hơn nữa và kèm giải thích ngay thế nào mới là đúng, là mới, là cập nhật kiến thức v.v…Cho tất cả mọi người tham khảo.
Tôi thấy giữ được nguyên tắc này sẽ có lợi về văn hoá và kiến thức nghệ thuật cho người đọc.
Soi chỉ đăng những thảo luận có giải đáp đàng hoàng. Tránh không để xuất hiện những câu chế riễu tỏ ra uyên thâm… rồi bỏ chạy với câu kết không muốn mất thì giờ.
Với trường hợp là những câu hỏi yêu cầu tác giả trả lời. Soi nên đồng ý sẽ không nhất thiết câu hỏi nào tác giả cũng phải trả lời.
Thực tế có không ít những câu hỏi không dễ dàng trả lời ngay vì dài và khó. Chưa kể câu hỏi vượt cả trình độ của người viết bài đăng trên Soi.
Nhưng cũng có những câu hỏi hay ở mức gợi ra nhiều hướng trả lời từ người đọc, mà không nhất thiết phải có một câu trả lời cụ thể cuả một người. Chỉ càn đăng câu hỏi là đủ.
Thưa Soi. Tôi đề nghị cụ thể 3 điều Soi không đăng như sau:
1-Chỉ thuần túy chê bai chế diễu với giọng điệu mỉa mai.
2-Viết kèm chuyện đời tư, tiểu sử tác giả không liên quan đến nội dung bài viết.
3- Chỉ góp ý là sai điều này điều kia mà không có giải thích đúng là thế nào.
( Tất nhiên giải thích theo ý của người viết thảo luận).
Từ lâu tôi học hỏi được trên Soi nhiều. Tôi thấy hiện nay chưa có trang báo điện tử nào viết về nghệ thuật chuyên sâu và rộng như Soi House.Tôi tin chắc không phải chỉ một mình tôi nhận thấy thế. Những ai yêu nghệ thuật đều đọc Soi.
Cảm ơn Soi đã đăng thư ngỏ của tôi.

Cư xá Bắc Hải 27-4-2016
Trân trọng.
Nguyễn Hồng Hưng

9:42 Wednesday,27.4.2016

Đăng bởi:  Nguyễn Hồng Hưng

Trao đổi cùng SiêuNoob:

Cách diễn giải của tôi chủ đích nhắm mạnh vào mọi cách vẽ mô phỏng hiện thực cho thấy cùng có cái chung buộc phải mô tả kỳ được hiện thực, đây là điều mà tôi quy về hình thức ‘vẽ như thế nào’.
Vì chung nhau môt thể loại hình thức nên tôi lại viết nhấn mạnh thêm là những họa sĩ vẽ mô phỏng sẽ không phải bận tâm nhiều quá tới việc vẽ với hình thức nào, nghĩa là vẽ ‘như thế nào’.

Và khi đó sẽ trọng việc “vẽ cái gì”, nghĩa là sẽ trăn trở cho bố cục và chọn đề tài có có thể khó hơn là phương pháp vẽ. Thực tế lịch sử mỹ thuât đã có những tác phẩm cổ điển đã ở bước hoàn thành (ở bước phương pháp biểu hiển đã xong), nhưng tác giả đã thay đổi bố cục , thêm nhân vật v.v… và vẽ lại từ đầu.

Từ chỗ này nếu tách bản chất của hình thức (vẽ) ra để suy luận theo câu chữ thì bạn SieeuNoob như là sẽ hợp lý hơn tôi. Nhưng đọc kỹ tôi thấy không có khác, có chăng chỉ khác cách viết.
Ví dụ câu của danh họa Matisse có thể viết cách khác như sau:
“ Nghệ sĩ trăn trở tạo ra tác phẩm nghệ thuật là để an ủi chính mình bằng biểu hiện chân thực trần trụi nội tâm qua tác phẩm”.

Hay cũng ý đó có thể viêt thêm ý khác hơn chút “ Nghệ thuật là nguồn an ủi nghệ sĩ. Nhưng với các nghệ sĩ thiên tài thì nghệ thuật của họ còn là niêm hoan lạc và an ủi của nhân loại”.

Cảm ơn bạn SiêuNoob đã viết dưới dạng trao đổi và đã viết ngay mạch suy nghĩ rõ ràng của bạn của bạn. Không hề lâm vào tình trạng chê rõ hay, không giải đáp rôi biến mất.

Ghi chú tôi viết nhằm chỉ ra mối qua tâm về đề tài và cả Phương pháp vẽ giữa phái cổ điển và phái hiện đại khác nhau như vậy.

12:51 Monday,25.4.2016

Đăng bởi:  SiêuNoob

Theo em nghĩ thì dù là cổ điển hay hiện đại thì cuối cùng với họa sĩ vẫn là vẽ cái gì rồi mới đến vẽ thế nào để ra được "cái gì" đó.

Matisse từng nói việc công chúng thưởng thức tranh cũng như họ đang uống sữa bò vậy, người ta không biết đến những bùn đất ruồi muỗi quanh con bò. Theo Matisse, người họa sĩ vẽ tranh là để tự giải thoát khỏi những đam mê và ám ảnh của bản thân cũng như từ thế giới xung quanh. Nhưng khi họ chiến đấu với chính mình (hay với cảm nhận của chính mình) thì cũng là lúc người họa sĩ trở nên trần trụi nhất trước công chúng.

Khi mô tả bức Nymph và Satyr thì Matisse có nói rằng ông ấy không biết ai đang bị hiếp ở đây cả, là cô tiên trong tích cổ? là người mẫu? hay chính là những ham muốn thầm kín người họa sĩ đã tự phời bày?

Tóm lại có phải cuối cùng vẫn là vẽ cái gì không ạ? Mà "cái gì" đó, ngay cả với các họa sĩ cổ điển vẽ tích tôn giáo, cũng vẫn là những nhận thức riêng, cảm nhận riêng của người họa sĩ đối với một đối tượng chung.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả