|
|
|
|||||||||
Ăn uốngẨm thực Việt: 3 cấp công phu, 4 dòng kỹ thuật đều chưa đạtSOI: Đây là cmt cho bài “Sao không nâng món ăn Việt lên thành nghệ thuật?”. Soi xin đưa lên thành bài để các bạn dễ theo dõi và thảo luận. Tên bài do Soi đặt. Cảm ơn anh Phó Đức Tùng rất nhiều. Tôi nghĩ là ẩm thực dân gian thì ở đâu cũng […] Ý kiến - Thảo luận
15:15
Thursday,30.7.2020
Đăng bởi: HằngTrong phim 3 idiots nam chính cũng từng hỏi thầy hiệu trưởng là nếu bút bi thường không viết được trên vũ trụ tại sao người ta không dùng bút chì. Cuối phim thầy hiệu trưởng đã trả lời, rằng khi viết bút chì trong không gian, nếu bị gãy ngòi thì miếng ngòi chí ấy sẽ bay lơ lửng. Nếu nó vô tình bay vào mắt, mũi, miệng hay vào các khe, kẽ của linh kiện máy móc thì đều rất nguy hiểm.
8:52
Thursday,20.6.2019
Đăng bởi: TuanMấy ông nói chuyện ẩn ý kiểu ngụ ngôn thường não rỗng mà lại cứ tưởng mình thông minh. Có ý kiến gì thì cứ xổ hết ra đi lại còn bày đặt làm màu.
20:11
Wednesday,19.6.2019
Đăng bởi: PhongNgười Mỹ lên vũ trụ, không trọng lượng nên bút bi không viết được. NASA bỏ mấy chục triệu Mỹ kim, dùng 4 dòng kỹ thuật để chế ra cái bút cấp độ 4 đổi mới tân kỳ, viết đâu cũng được. Một lần tò mò hỏi Liên xô: mày lên vũ trụ viết bằng cái gì? LX bảo: tao viết bằng bút chì. Tự dưng NASA thấy mình nhảm thế nào ý.
22:55
Saturday,27.10.2018
Đăng bởi: Kiều Minh TiếnKhông đồng ý! Trong các nhà hàng thì họ thường chọn một số món từ nhiều nơi thành một menu, đổi khi có chủ đề thì khác, như vậy thì lấy mấy món ăn ở nhà hàng cao cấp để so sánh với một nền âm thực là không hợp lý. Thực sự thì làm nên một nồi nước phở ngon cũng quả một pho công phu chứ nhỉ? Bạn giống như đang so thịt luộc canh sấu, cá kho của mẹ Việt với nhà hàng 5 sao của nước ngoài vậy?
18:40
Saturday,6.8.2016
Đăng bởi: Nguyễn Hà GiangKhu ẩm thực mà cũng toàn tên tuổi quen thuộc ạ.. anh Tùng đúng là một nhà nghiên cứu viết gì cũng rất khoa học..
13:35
Monday,18.7.2016
Đăng bởi: DanKhông nên so sánh các phương pháp chế biến và so sánh khập khiễn theo định kiến món nước ngoài chuẩn, và món Việt không tinh tế... [admin: lần sau comment mong bạn đừng viết tắt chữ "không" thành "ko" nữa nhé]
8:14
Tuesday,24.5.2016
Đăng bởi: Bazi LôpĐịnh comment ở bài mới của bạn Linh Cao nhưng thấy nó bắt nguồn từ bài này nên em comment ở đây luôn cho tiện.
13:51
Monday,23.5.2016
Đăng bởi: candidMang mì tôm có khi lý do đơn giản là vì tiền công tác phí hẻo quá, muốn mua quà thì phải nhịn. :D
13:37
Monday,23.5.2016
Đăng bởi: LCTùy anh thôi, anh như một hòn núi đang cúi nhìn con ong đói mật. Còn em chỉ là tảng thịt đang âu yếm lũ than hoa. Cái nào thuyết phục hơn và hấp dẫn hơn, dễ chẩy nước miếng hơn, hãy để các Chef của tương lai phán quyết !
13:32
Monday,23.5.2016
Đăng bởi: pho duc tungđúng như bạn Lê nói, người VN có câu cửa miệng và thực tế là đi đâu cũng không ăn được đồ ăn của người ta, mang một vali mì tôm đi, ăn hết thì về. Điều đó không hề chứng tỏ là đồ ăn ta ngon, đồ ăn họ dở, mà chỉ chứng tỏ mình có vấn đề. Vì nếu đồ ăn ta ngon, ăn quen không thể ăn được đồ dở của họ, thì phải mang theo hay tự nấu những thứ ngon lành đó mới nuốt được. Còn nếu có thể nuốt nổi mì tôm suốt tháng mà không ăn được đồ khác thì ngược lại chứng tỏ khẩu vị đã bị biến thái đến mức tàn tật.
13:09
Monday,23.5.2016
Đăng bởi: pho duc tungLinh Cao đừng nói bọn Á và bọn Âu. Á có nhiều loại khủng, điển hình là Trung, Hàn, Nhật, Ấn. Quan trọng là nói Việt Nam ta. Mấy thứ rượu ngâm LC nói vốn là trò của Tàu. Ở tàu có thể tinh vi. Còn ở VN, chẳng qua cũng là lấy mấy con kỳ lạ, sơ chế một chút rồi ném vào hũ rượu mà thôi, chẳng có gì là cao siêu kỳ lạ. Trông mấy cái hũ ngâm tay gấu, dái chó, bào thai khỉ, xương bánh chè người, phát tởm. Chưa biết bổ béo đến đâu, xét về công dụng thuốc thì không bàn, nhưng về ẩm thực thuần tuý thì cái đó không thuộc loại mỹ tửu.
12:36
Monday,23.5.2016
Đăng bởi: Nghiêm ToànLike nhất cái cmt của Phúc Bồ, đúng là thực đơn như cái tủ kính hàng cơm bụi :)
10:48
Monday,23.5.2016
Đăng bởi: candidNgày nay ta so sánh thử Quốc yến của VN APEC 2006:
10:10
Monday,23.5.2016
Đăng bởi: Phúc Bồ@ Anh Nguyen: tìm được tài liệu hay quá. Thực đơn mấy chục món ấy thật đúng là... nhà nghèo. Mới biết: nhà giàu chỉ cần mang ra vài viên ngọc, dăm thỏi vàng, mấy hạt kim cương. Nhà nghèo thì không có gì lôi hết cả chổi cùng giế rách ra. Ai đời trong một thực đơn mà cả gà quay vịt quay chim quay :-) Đúng kiểu tủ kính cơm bình dân thời nay, tha hồ chọn món mà không có một món gì đáng để tự hào.
9:26
Monday,23.5.2016
Đăng bởi: candidĐỉnh cao của nghệ thuật nấu ăn thời phong kiến thì là ẩm thực cung đình. Ở VN bây giờ có lẽ chỉ còn Huế là còn ẩm thực cung đình. Không hiểu so sánh với các nước đồng văn thì ẩm thực cung đình của ta thế nào. Trung Quốc nghe nói có Mãn Hán toàn tịch là đỉnh cao của các loại cầu kỳ.
9:16
Monday,23.5.2016
Đăng bởi: Anh NguyenMời mọi người thử coi hai ví dụ về cỗ Việt trong cung thế kỉ 19:
8:55
Monday,23.5.2016
Đăng bởi: ThanhViệt Nam có cách nêm gia vị độc đáo đạt đến độ phức tạp rất nhiều so với Châu Âu đó bạn. :)
8:51
Monday,23.5.2016
Đăng bởi: LCĐắt mà công phu kỳ quái thì rượu của bọn Á chúng ta kinh gớm hơn bọn Tây nhiều, anh Tùng ạ. Rượu ngâm cao hổ rồi ngâm rắn bách xà chẳng hạn, đắt lắm và kỹ thuật cao siêu lắm.
7:55
Monday,23.5.2016
Đăng bởi: pho duc tungbạn Son Vu
1:06
Monday,23.5.2016
Đăng bởi: pho duc tung@LC: mình chưa thấy bạn cãi cái gì. Mình hoàn toàn công nhận là món Việt phong phú, và có sự kết hợp giữa các vật liệu tự nhiên một cách tài tình. Tuy nhiên cái đó mới chỉ là bước đầu thôi. Nền ẩm thực truyền thống nào cũng có sự kết hợp rất tài tình giữa các nguyên vật liệu, và rất phù hợp với không gian, thời gian, phong tục tập quán ở chỗ đó. Có đặt mình vào vị trí người ta mới thấy được cái hay của họ. Tất cả các thứ LC nói chung quy vẫn là các cách phối hợp nguyên liệu. Cái này chẳng qua học được công thức là làm được, không có gì thực sự công phu. Điều mà mình muốn nói là: chúng ta không có nguyên liệu thật cao cấp, chúng ta không có kỹ thuật nấu nướng thật độc đáo, chúng ta không có cách phối hợp các món để thành tiệc lớn. Chỉ riêng sự thiếu hụt về loại nước uống khi ăn đã là một minh chứng cho thấy lỗ hổng rất lớn của ta để có thể làm tiệc lớn. Tuy ta có một số loại rượu theo vùng miền, cũng có đôi chút hương vị khác nhau, nhưng hoàn toàn không đủ để nói là món này phải ăn với rượu này, rượu này uống trước, rượu kia uống sau. Việc ăn tươi, ăn tất cả lông lẫn da không phải là kỹ thuật gì cao siêu, cũng không phải nhất thiết là cách sử dụng thực phẩm thông minh nhất, hiệu quả nhất. LC biết rằng thịt bò treo đủ ngày sẽ ngon hơn thịt bò tươi, thịt lợn cũng vậy. Cùng một nguyên liệu tươi, xử lý thế nào cho tới lúc cho vào mồm còn lắm công phu. Như mình đã nói, về cơ bản chỉ có 4 cách tối ưu để phát huy giá trị thực phẩm, thì nền ẩm thực của ta đều không mạnh.
0:47
Monday,23.5.2016
Đăng bởi: Son VuĐọc xong bài này tôi có một số ý kiến sau đây: Thứ nhất: - Về lý thuyết 3 cấp - 4 dòng: Để nắm được một cách căn bản về nghề nấu ăn thì một người học nghề (ở Châu Âu, như tôi được biết) thường phải tham gia một khóa học nghề kéo dài 3 năm, mỗi tuần đi học lý thuyết 2 buổi, 3 buổi còn lại là làm việc phụ bếp ở một nhà hàng nào đó. Tất nhiên nhà hàng này phải đủ tiêu chuẩn để được đào tạo. Trong khóa học nghề này sẽ được dạy những gì? Trước tiên sẽ được học các phương pháp nấu cơ bản: Rán, nấu chín, ninh nhừ, hấp, và nướng. Bên cạnh đó là học cách phân biệt các loại thịt khác nhau, và từng loại thịt trên từng bộ phận của con vật (thịt mông, thịt vai, thịt bụng v.v..). Các loại cá, rau, củ, quả và học cách chế biến từng loại rau củ quả này, cách chế biến các loại súp và các món ăn tráng miệng (bánh ngọt, hoa quả các loại). Ngoài ra người học còn phải nắm được quy trình hoạt động của một nhà bếp: từ khâu bảo quản thực phẩm, vệ sinh nhà bếp, đến cách sử dụng các dụng cụ làm bếp v.v...Ngoài các món ăn thì cũng sẽ được học các món uống, các loại rượu v.v...Điều đặc biệt quan trọng trong quá trình học là hiểu và nắm rõ được các loại vi khẩu, kí sinh có thể gây bệnh trong thực phẩm và cách phòng tránh chúng. Tóm lại có thể thấy, cái lý thuyết về 4 dòng mà tác giả nêu trên nó thuộc về phần căn bản của nấu ăn, không có gì là cao siêu diệu vợi, Tây hay Ta gì thì cũng có những phương thức nấu ăn tương đối giống nhau. Vì vậy kết luận: "ẩm thực việt chủ yếu om luộc trong nước, hoặc rán trong dầu mỡ, nướng trên lửa trực tiếp. Tất cả các dạng này đều là kỹ thuật rất sơ khai, nhanh không nhanh, chậm không chậm, nhiệt không kiểm soát được, kỹ thuật nấu nướng cũng không có gì độc đáo" là ngụy biện vô căn cứ, kể cả một buổi tiệc cho giải nobel thì cũng phải sử dụng một trong các kỹ thuật nấu ăn cơ bản này, không thì sử dụng kỹ thuật gì? Chả nhẽ cho lên tàu ISS bay một vòng quanh quỹ đạo trái đất để dùng lực ly tâm làm chín thức ăn chăng? Về mặt kĩ thuật, để điều chỉnh ngọn lửa thì máy móc ngày nay đầy đủ cả. Ai cũng có thể mua về dùng, mà ngày xưa chưa có loại máy móc này thì Tây nấu bằng gì nếu cũng không phải là bếp lửa như ta?. Mà thậm chí Tây bây giờ còn chuộng cách nấu các loại rau trên chảo Wok, lửa to, xào nhanh, rau không quá nhừ, không bị mất hết vitamin như kiểu nấu truyền thống của Tây, chưa chắc hiện đại cái gì cũng tốt. Vì thế còn có thuật ngữ "Khủng hoảng hiện đại" là vì thế (Cái này lại không thuộc phạm vi của bài, thôi để lúc khác) Trong phần "dòng lên men" tác giả có nhắc đến các dòng vi khuẩn để len men các món ăn. Mặc dù các loại pho-mat của tây là cầu kì, nhiều chủng loại, nhưng nó không thể chiếm lĩnh được thị trường châu Á (Đã có rất nhiều cty châu Âu tìm cách tiếp cận thị trường Trung Quốc với các món này nhưng kết quả rất khiêm tốn, chủ yếu người châu Á ăn thử cho biết), khẩu vị của người châu Á vẫn là các loại cà, dưa, mắm muối (ngược lại cà dưa mắm muối cũng không bao giờ có thể chiếm lĩnh được thị trường châu Âu). Người Đức có câu: "Über Geschmack lässt sich nicht streiten", dịch: "Về khẩu vị không thể mang ra bàn luận được". Mỗi người, mỗi dân tộc có khẩu vị khác nhau. Chuyện bên lề: Các cụ nội nhà tôi quê làng Cát Hải chuyên làm nghề nước mắm, tương cà, một thời nổi tiếng cả Đông Dương, theo như những câu chuyện mà tôi được nghe ông nội kể thì cụ nội tôi nếm vài giọt nước mắm biết là nước mắm cá gì, năm nào, loại mấy, ai bảo đấy không phải là tinh tế, cầu kỳ, kinh nghiệm? Phải biết rằng kĩ thuật làm pho-mát ở Tây sở dĩ phát triển như ngày nay là kết quả của quá trình phát triển khoa học vi sinh, còn trước đây thì cũng chỉ sản xuất theo kiểu thủ công, kinh nghiệm như ở ta. Đây chính là điểm mà những người làm ẩm thực Việt cần nghiên cứu học hỏi và ứng dụng, chứ không phải thấy của mình còn dở mà phủi bỏ luôn và chỉ chăm chăm đi làm theo cái của người, học như vậy gọi là học vẹt, tư duy như vậy không phải là tư duy của khoa học mà là tư duy của một con khỉ bị nhồi sọ chỉ biết bắt chước mà thôi. Thứ hai: Vấn đề cấp độ thì sao? Chưa bàn đền chuyện cách phân chia cấp độ này có mang lại một ý nghĩa nào hay không. Điều trước tiên là ta có thể thấy ngay cái sự lủng củng trong cách biện luận của tác giả: - Ở cấp độ thứ 2 theo tác giả là từ các hương liệu thiên nhiên mà tạo nên các hương liệu nhân tạo sử dụng làm các thành phần trong thức ăn, sau đó tác giả mang rượu vang, pho-mat, thịt nguội, tương cà của Nhật so sánh ngay với tương cà của Việt nam (hơi có phần khập khiễng về chủng loại chăng?: rượu, pho-mat, đánh đồng với tương cà), về phần cảm nhận, đánh giá độ tinh tế, độ công phu và sắc nét tác giả đã có một kết luận: "rất ít người đủ khả năng thẩm định chất lượng của các nguyên vật liệu này", kết luận này mang nặng cảm tính (kết luận từ bản thân). Dựa vào đâu mà tác giả kết luận tương cà của ta không ngon như tương cà Nhật, Hàn? Dựa vào số liệu thông kê nào mà bảo ít người có khả năng đánh giá?. Dựa vào quy trình sản xuất nào để đánh giá độ công phu. Xin được thưa với tác giả là Việt Nam có rất nhiều loại mắm muối tương cà khác nhau, không chỉ có dưa muối, với lại mắm tép, tương bần, nếu ai từng sống ở miền Trung và miền Nam sẽ nắm rất rõ còn nhiều loại khác nhau nữa. Về vấn đề trà rượu tác giả có đoạn: "Cùng là trà, tại sao trà của ta mới tới vài trăm ngàn một lạng là đã làm điêu, làm rởm được, ít ai phân biệt được. Trong khi đó trà Tàu có tới hàng tỷ đồng một lạng mà vẫn có người mua, người dùng" Vấn đề làm giả thì cái bọn làm hàng giả nó chẳng từ gì là trà Ta hay trà Tàu, nếu trà Tàu mà nó làm giả được thì nó cũng làm, bọn làm hàng giả nó làm vì tiền chứ chẳng vì cái gì cả. Cái này trả liên quan gì đến vấn đề đang bàn. Về rượu: "Rượu cũng vậy, rượu ta đặc sản đến mấy cũng chỉ vài trăm ngàn một chai, trong khi đó rượu tây tới cả trăm ngàn đô la một chai cũng có". Trước tiên, một chai rượu đắt tiền chưa phải là chai rượu ngon, nhìn chung thì người châu Á không biết thưởng thức rượu của Châu Âu (rượu vang, whisky, rượu mạnh các loại v.v...), chính vì lẽ đó mà giới nhà giàu mới nổi của Trung Quốc thường nghĩ càng đắt thì là càng ngon, càng độc, chính sự thiếu hiểu biết này là đề tài cho nhiều trận cười trong lúc trà dư tửu hậu của giới kinh doanh rượu châu Âu và là nguyên nhân của cái mỉm cười khó hiểu của các em bán hàng ở các cửa hàng rượu cao cấp châu Âu. Vâng nhưng cũng có thể tác giả có lý khi nói trà của đất Việt nó nhạt, cái rượu của đất Việt nó không được thơm tho ngon lành bằng của người, nhưng từ đó mà suy ra mọi cái khác nó cũng không bằng thì lại là ngụy biện khái quát hóa vội vã (secundum quid). - Ở "cấp độ 3" tác giả có bàn về cách thức kết hợp của các món ăn trong một mâm cỗ để nâng nó lên thành "nghệ thuật". Chưa đi vào phân tích cụ thể thế nào, nhưng tác giả đã vội vã kết luận ngay: "Tuy rằng những cỗ truyền thống 6 đĩa 4 bát cũng đã có sự phối hợp nhất định, nhưng vẫn là cái dạng buffet tự chọn, chưa có cái chính phụ trước sau, yếu tố thời gian còn chưa xét đến". Xin hỏi tác giả 6 đĩa, 4 ở đây là gì? Thời gian, thứ tự ra sao? Tại sao lại kết luận là buffet tự chọn?. Một buổi tiệc Châu Âu thường diễn ra theo trình tự sau: Món khai vi, là các món nhẹ như: súp, salat, hào sống, cá, thịt xông khói.v.v.. Sau đó là 1-2 món chính, tiếp theo là tráng miệng, bánh nướng, hoa quả, trái cây. Nếu theo trình tự này thì các món việt nam hoàn toàn có thể sắp xếp theo đúng trình tự trên. Nhưng! Vâng, nhưng có cứ gì phải áp dụng đúng một trình tự dập khuôn như thế không? Hay là trước tiên ta nhâm nhi mấy món xào khai vị, hoặc súp cua đồng với rượu vang đỏ (hoặc trắng) rồi sau đó chuyển sang món chính, rồi món tráng miệng, cuối cùng là ly whisky của Nhật. Liệu có phải cứ áp dụng cái hệ quy chiếu của Châu Âu lên món ăn Việt? Sáng tạo ở đâu, sự độc đáo ở đâu? Theo tác giả Phở không thể trở thành một món sang trọng ư? Ai bảo thế? Tại sao lại không? Tôi vẫn tin rằng một ngày nào đó khi mà một số đông các nhà khoa học Việt Nam đã đoạt được giải Nobel thì trong lễ trao giải Nobel sẽ có món phở, sao lại không chứ, khi mà các nhà khoa học đều thích món này, và món này thì cũng đang rất phổ biến ở châu Âu. - Ở "cấp độ 4": Tôi không biết tác giả lấy thông tin ở đâu nhưng theo tôi đọc trên trang của Michelin không hề có cái thông tin là món ăn phải thể hiện được "tinh túy dân tộc", như tác giả viết, thì nhà hàng mới được sao Vài lời như vậy cũng đủ để thấy ẩm thực cũng là văn hóa, mà đã là văn hóa thì nó động chạm đến rất nhiều vấn đề khác nhau. Rất vui được đóng góp ý kiến của mình trong chủ đề này.
23:40
Sunday,22.5.2016
Đăng bởi: LCAnh Tùng viết khoa học quá thành ra cứng nhắc và bớt mất quá nhiều cái duyên của ẩm thực Việt Nam. Thôi để em gân cổ vịt cãi thêm cho đủ.
15:54
Sunday,22.5.2016
Đăng bởi: CandidMột bài rất hay, chúng ta cũng nên nhìn nhận đang đứng ở đâu để còn học hỏi và tiến bộ. |
|
||||||||||