Nghệ sĩ Việt Nam

Nguyễn Thanh Bình tái xuất với
"Quê hương"

QUÊ HƯƠNG Triển lãm cá nhân giới thiệu 15 tranh sơn dầu sáng tác mới của Nguyễn Thanh Bình Khai mạc: Thứ Sáu, 27. 5. 2016, 18-21 giờThời gian: 27. 5 – 22. 6. 2016Địa điểm: Craig Thomas Gallery, 165 Calmette, P. Nguyễn Thái Bình, Q. 1, TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Thanh Bình (1954) với […]

Ý kiến - Thảo luận

22:33 Wednesday,25.5.2016

Đăng bởi:  Cháy

Anh Bình thích tối giản, thích để các mảng mầu đối thoại "thay lời muốn nói". Nhưng trong tạo hình, còn một thứ ghê gớm nữa, đó là biểu tượng và ý nghĩa tương tác của các biểu tượng trong mặt phẳng tranh. Bầu trời lưỡng lự với đám mây, cây cầu soi bóng và muốn nói gì đó với mặt sông....tất cả đều rất sến và bọn mua tranh chúng ngắm khen đẹp khi tưởng tượng ra những điều ấy. Còn vẻ đẹp của bố cục và mầu thì ve vuốt đôi mắt nhưng sau này không ai nhớ nhiều cái vẻ đẹp bằng mắt ấy. Các ý nghĩa của biểu tượng trong tranh in vào óc, lặn sâu hơn ký ức của mắt.
Nhưng chưa hết, cuộc đời lại cũng chảy trôi, và người ta phải suy nghiệm lại, sau mỗi một biến cố. Mà bức tranh thì vẫn y nguyên trên tường. Nó có còn đáp ứng được nhu cầu tinh thần của chủ nhân không?
Có, xem tranh càng đẹp hơn, ngắm được lâu hơn, thấm thía hơn. Vì những gì vẽ trong tranh đã khái quát được cuộc đời rộng lớn, người hoạ sĩ không chạy theo cái ưa nhìn thị giác, vẽ bằng cả trái tim và
chính cuộc đời mình. Muốn thế, anh Bình cần nghiên cứu và khó tính hơn nữa. Những phong cảnh này còn hời hợt nhạt nhẽo lắm, anh vẽ đẹp. Nhưng đó là cái Đẹp chưa đủ.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả