Ăn uống

5 đặc điểm để món ăn Việt đi mãi với người Việt

SOI: Đây là cmt cho bài “Ẩm thực Việt: 3 cấp công phu, 4 dòng kỹ thuật đều chưa đạt”. Soi xin đưa lên thành bài để các bạn dễ theo dõi và thảo luận. Tên bài do Soi đặt. Cảm ơn bạn Linh Cao nhé. * Anh Tùng viết khoa học quá thành ra […]

Ý kiến - Thảo luận

9:24 Saturday,24.6.2017

Đăng bởi:  LC

Vui quá, hôm nay đột kích vào Soi, em thấy bài mình các anh chị còm đông vui như trẩy hội…

vì một lền ẩm thực đơn sơ, tiết kiệm và pro ! Mọi người ơi ăn cố lên !

19:01 Tuesday,20.6.2017

Đăng bởi:  Đại Ngu

Tận dụng hết các bộ phận trên cơ thể con vật đã bị giết thịt cũng là nhân đạo. Không ăn chay được, vẫn thèm mặn thì nên tận dụng hết những gì của con vật. Loài vật nào chả có lòng hiếu sinh. Mình ăn thịt nó nhưng phải biết ơn nó!!!

18:06 Tuesday,20.6.2017

Đăng bởi:  Đại Ngu

Việt Nam nghèo nên món ăn đơn sơ, dân dã. Cũng không mấy người đủ tiền để làm tiệc lớn nên ngành này không phát triển. Riêng tôi, vì là người Việt mang đặc tính Việt, nên chỉ ăn một bát phở, một bát bún riêu hay 1, 2 cái bánh giò thì còn thấy ngon. Chứ hễ đi ăn tiệc nhiều món thì ăn đến món thứ 3 là đã bắt đầu thấy ngán roài!!!

Ăn cái gì cũng nên giữ ở mức thòm thèm. Chứ ăn lấy được, ăn vơ ăn vét, dạ dày đã căng ra rồi mà vẫn cố ních thì vừa hại sức khỏe vừa hại tính cách con người!!! Ăn kiểu ấy người ta gọi là xấu thói!!!

15:56 Monday,19.6.2017

Đăng bởi:  Mai Do

Tôi chưa bao giờ có ý định hạ thấp nền ẩm thực Việt, vì đó là máu thịt của tôi. Nhưng cái gì phải thừa nhận đành phải buồn lòng mà chấp nhận. Việt Nam mình nghèo thâm căn cố đế, không có tầng lớp quý tộc thực sự, lĩnh vực nghiên cứu cũng kém cỏi. Vậy đào đâu ra công phu và kỹ thuật. Tôi rất ấn tượng và chấm điểm cao cho bài của bạn Phó Đức Tùng. Tất nhiên tôi cũng có thắc mắc 1 chút về tiêu chuẩn của bạn. Nhưng bài của bạn thật là hay.

11:37 Friday,27.5.2016

Đăng bởi:  Peace

Theo tôi, người Việt không có thói quen tích trữ thực phẩm, không nghĩ ra cách tích trữ không phải do thời tiết ưu đãi, mùa nào thức nấy. Ai ở ngoài Bắc chắc biết đến khái niệm "giáp hạt" là khoảng giữa hai vụ mùa, lại chả đói mờ mắt vì không có mấy thứ để ăn, hoặc ăn toàn thứ chả ngon lành gì. Chúng ta không có truyền thống chế biến để tích trữ đơn giản là vì sản xuất được quá ít, làm ra đến đâu ăn hết đến đấy, làm gì có của dư thừa mà tích trữ.

17:49 Wednesday,25.5.2016

Đăng bởi:  Master Souschef

Các bạn giới thiệu cho M món khác được không, M không ăn 'cơm' vì rất sợ cái này 
more, more, more...

9:30 Wednesday,25.5.2016

Đăng bởi:  candid

Ở ngoài Bắc thiên nhiên khắc nghiệt chứ cũng không ưu đãi. Đọc trong sách của các nhà truyền giáo xưa đến xứ Đàng Trong thì theo họ mô tả như một thiên đường hạ giới với thiên nhiên ưu đãi. Ngay từ thời ấy theo mô tả thì Đàng Ngoài kém nhiều.

9:25 Wednesday,25.5.2016

Đăng bởi:  phale

@Trịnh Lữ: Bác giải thích dùm cho cháu tại sao ẩm thực của vùng Địa Trung Hải nổi thế, có lắm Michelin thế trong khi khí hậu nó không khác mình là bao ạ? Mùa đông của nó thì cỡ Hà Nội mình, mùa hè có khi còn gắt hơn mình.

Mà hình như ở mấy xứ nóng ẩm tưởng dễ sống chứ thức ăn rất hay ôi thiu. Bởi vậy Ấn Độ sử dụng rất nhiều gia vị để tránh ôi, tránh vi khuẩn, và đầu bếp Ấn có sao Michelin cũng gần chục ông rồi. Nếu không màng sao gì cả, thì ẩm thực Ấn cũng được chuộng lắm đấy, dù ổ chuột của nó kinh hơn ta. Với lại hình như do nóng mà khi ớt du nhập vào Ấn, họ yêu ớt ghê lắm, hệt như miền trung xứ mình yêu ớt khi bắt đầu có ớt. Người quen của mẹ cháu sang Ấn nửa năm, bảo họ có ti tỷ loại ớt, ti tỷ giống ớt, ti tỷ cách xử lý ớt để cho vào món ăn (theo cô ấy là nhiều hơn mình gấp trăm lần, nhưng đấy là ý kiến cô thấy được sau khi ở đó). Hình như họ còn có chiêu hun khói ớt, đủ kiểu hun khói để cho ra các vị ớt vô cùng phong phú nữa ạ.

1:55 Wednesday,25.5.2016

Đăng bởi:  Trịnh Lữ

Xứ lạnh băng tuyết nuôi trồng khó khăn nên người ta phải tích trữ lương thực mới sống nổi, mà vì vậy cũng phải nghĩ ra những cách chế biến thích hợp để ăn những đồ để dành lâu ngày kia. Những khó khăn ấy khiến cho cuộc sống và tâm tính cũng thành ra cầu kỳ. Chả nên coi đó là văn minh tinh tế hơn lồi sống thảnh thơi dễ dãi hòa hợp với thiên nhiên hào phóng của dân xứ nóng ẩm cây cỏ sản vật sẵn sàng nuôi sống người. Trước đây mình cũng nghĩ như Tùng. Giờ thì khoái theo LC ăn uống buông tuồng thoải mái tươi tốt mùa nào thức nấy như ở ta hơn :)))

17:57 Tuesday,24.5.2016

Đăng bởi:  admin

Ôi bạn Master Sous Chef ơi, đã đến những bài ăn uống rồi mà còn phải cmt ám chỉ chính trị xã hội nữa hay sao? Sao mà cực khổ vậy, tách bạch mọi việc ra chứ. Soi không đưa cmt của bạn lên được. Mong bạn có những bữa cơm giản dị cho ra cơm, cứ trộn cay đắng vào làm sao mà sống?

9:39 Monday,23.5.2016

Đăng bởi:  candid

Mà các cụ nhà ta ngày xưa cũng giao lưu học hỏi về ẩm thực, ví dụ thời Pháp thuộc, thấy dân Pháp ăn sốt vang, các cụ cũng sáng tạo ra món phở sốt vang.

Nói chuyện phở sốt vang lại nhớ đến câu chuyện em đọc lâu rồi về bộ đội thời chống Pháp. Đoàn quân đang tiến hàng dọc, sắp đến vị trí địch, chỉ huy ra lệnh từ đầu hàng: "Tất cả phải bò, tiến, vượt sang". Lệnh truyền miệng đến cuối hàng quân thành: "Sắp có phở bò, tái, sốt vang". Làm các ông TTS phấn chấn hẳn lên.

9:30 Monday,23.5.2016

Đăng bởi:  candid

Về mặt khoa học thì bữa cơm Việt Nam thiếu chất, không đủ năng lượng nên làm việc cường độ cao rất chóng đói. Thói quen ăn nhiều cơm, nhất là gạo bây giờ xát trắng càng làm mất vitamin, chỉ tổ tích mỡ bụng. :D

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả