Tạp hóa - Xã hội

Giải trí ở Trung Quốc (phần 1):
lo trẻ con sinh tiền, lo đại chúng thô tục

1. Bố ơi, mình về nhà vậy Ngày 17. 4 vừa rồi là một ngày gây sốc với khán giả truyền hình Trung Quốc khi show đình đám “Bố ơi, mình đi đâu thế?” đã bị ngưng lại. Tuy nhiên điều này đã được báo trước. Từ năm ngoái đến nay, Tổng cục Điện ảnh, […]

Ý kiến - Thảo luận

12:02 Thursday,16.6.2016

Đăng bởi:  Đinh Rậu

Cảm ơn các bạn đã nắn sửa cho Đinh Rậu những ý gì ngây ngô. Về các tác phẩm kiểu "học sinh đại học gái", ý của Rậu là có vẻ lãnh tụ đã dấn lên một chút (một thủ thuật mà truyền thông phương Tây và cả Nga vẫn dùng) để nhấn, từ sớm, một xu hướng thoát Trung. Còn nhớ một vị tới lúc đi học ở TQ mới biết mình là dân Việt (con một nhà ái quốc Việt Nam là bạn của Tưởng Giới Thạch...) có nhận xét về vị lãnh tụ nói trên "ông Cụ gàn lắm". Vấn đề mà Đinh Rậu nhận thấy hôm nay lại là những cái tưởng "gàn" hôm nay kia sao mà "hợp quy luật" - sau khi đọc những bài của ông Lê Văn Cuông nói trong quan giới ta có những người sợ oai "thiên triều", cũng như trên blog của anh Hồ Bất Khuất mới đây có bài nói trong giới cựu sinh viên Tuyên truyền và báo chí có cả xu hướng mao - ít (!). Cũng xin mạo muội đưa một nhận xét: trong lịch sử Việt Nam, tất cả những thời nào chống Bắc phương [bằng sức và nhất là bằng Đầu] đều là trang sử huy hoàng của dân tộc (viết những dòng này máu chợt nóng lên). Cảm ơn.

0:04 Thursday,16.6.2016

Đăng bởi:  rieng&chung

Bác Đinh Rậu kính, trong các cụm từ "cô dân quân gái" và "sinh viên đại học gái", trừ chữ "gái" em không biết ra, tất cả còn lại đều là từ Hán Việt ạ.
Tất nhiên, chắc là rất khó chứng minh các từ Hán Việt kia là Hán mượn của Việt hay ngược lại. Nhưng đã gọi Hán Việt, thì hẳn là dây mơ rễ má rồi ạ.

Không liên quan lắm, nhưng mà nhân tiện, em nhớ đến câu chuyện phát hiện ra sóng vũ trụ gì đó năm ngoái, nghe ra rất siêu phàm và phấn khởi. Vị nào đó còn bảo nghe thấy âm thanh của vũ trụ. Nhưng em thì nghĩ, thật ra ta có thể nghe thấy mọi thứ âm thanh, kể cả "âm thanh nội thất căn nhà", nếu ta quy đổi nhiều cao của mọi thứ, hoặc màu sắc của mọi thứ trong nhà mình ra thành đồ rê mí, hoặc nói nghe "công nghệ" hơn là quy đổi về giải tần 20-20000Hz.... Việc quy đổi là rất dễ, nên việc "nghe" được cũng chẳng có gì ghê gớm.

Có lẽ "nữ" hay "gái" cũng chỉ là một thứ quy đổi. Tổng xã để phân biệt với Phân xã, thuộc hệ thống TTX. Nghe lạ/chướng tai một tí, nhưng chưa chắc đã khó nghe bằng cái mớ "âm thanh của vũ trụ" gây xôn xao năm nào...

Ý kiến cá nhân thôi ạ. Nhưng vì thế, đứng trước một số phê phán về sử dụng từ ngữ, đôi khi em đồng tình, nhưng đôi khi thấy hoang mang ghê gớm, không biết có khắt khe quá không : ))

23:21 Wednesday,15.6.2016

Đăng bởi:  Đinh Rậu

Hôm nay đến một cơ quan tuyên truyền to đùng của Ta ở Hà Nội, đọc trên bảng tin thấy họ tự xưng là "tổng xã" - một từ không thấy dùng trong đời Việt Nam của tôi bao giờ. Mới nghĩ ngày xưa có vị lãnh tụ rất Việt hay cố dùng các khái niệm các "cô dân quân gái", những "học sinh đại học gái"... (Xin mở ngoặc tôi ghét chữ tân sinh viên, thưởng niên...), vậy mà đến nay người ta cứ vơ từ tàu vào văn Việt và tưởng như thế là sành điệu. Hồi sang Trung quốc thây họ gọi Lương Sơn Bá là leng sheo bẻo gì đó, tôi thấy tiếng Tàu so với tiếng Việt thật là thổ mừ. Vâng, có thể cảm giác hơi thô, được cái chả cần đại chúng. (Tôi thì thấy cái gì đại chúng hôm nay cũng thô - ví dụ trò người Hà Nội bầy ghế ngồi ăn la liệt ở vệ đường, học theo Sài Gòn những năm trước).

14:21 Tuesday,14.6.2016

Đăng bởi:  rieng&chung

Cảm ơn tác giả.
Xin phép bổ sung vài thông tin như sau:

1. "Điện thị kịch thông tắc bộc quang" là cách lý giải sai. Cần loại từ "bộc quang" ra khỏi tên gọi văn bản, vì "bộc quang" được hiểu là "cho thấy", "làm phơi bày". "Bộc quang" vốn nghĩa là "phơi sáng", là từ chuyên môn trong nhiếp ảnh (thì phải?).

2. "Điện thị kịch thông tắc" không phải là áp dụng cho mọi chương trình truyền hình, mà chỉ dành cho "điện thị kịch" thôi, tức là chỉ dành cho "phim truyền hình", kiểu Thái tử phi thăng chức gì gì đó ạ. Tên đầy đủ của văn bản này: "Điện thị kịch nội dung chế tác thông tắc" (nghe như thông bể gì ấy nhỉ). Nghĩa là "Các nguyên tắc chung trong sản xuất nội dung phim truyền hình."

3. Văn bản "thông tắc" này đúng là cụ thể hóa nội văn bản ban hành từ năm 2010 của một cái tổng cục, nay được gọi là Tổng cục Báo chí- Xuất bản-Phát thanh-Truyền hình-Điện ảnh (State administration of Press, Publication, Radio, Film and Television of PRC). Tổng cục này là cơ quan cấp bộ (trực thuộc chính phủ và Ban tuyên giáo TƯ TQ, tổng cục trưởng đương nhiệm là ủy viên TƯ, kiêm phó ban tuyên giáo TƯ của TQ), do đó văn bản 2010 không gọi là luật (như trong bài viết), mà chỉ tương đương một cái Thông tư ở VN thôi (dưới luật).
Còn văn bản "Thông tắc" không do Tổng cục này ban hành, mà là một văn bản liên tịch giữa hai đơn vị "ngành nghề", đó là Hội sản xuất truyền hình, thuộc Liên hiệp các tổ chức xã hội về Truyền thanh, truyền hình và điện ảnh (Liên hiệp này ban đầu là Hiệp hội phát thanh và Truyền hình TQ), và Hiệp hội ngành sản xuất phim truyền hình TQ.

Như vậy, việc xử lý các vi phạm so với "Thông tắc" chủ yếu nằm trong phạm trù ngành nghề, hiệp hội. Cách làm này tỏ ra một sự khôn ngoan nhất định trong quản lý nhà nước (và xã hội), nhưng xin phép không lạm bàn, vì vượt quá năng lực cá nhân ạ.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả