Nghệ sĩ Việt Nam

“Không Vô Can và Ballad Biển Đông”
Triển lãm đôi đẹp nhất trong năm

  * KHÔNG VÔ CAN VÀ BALLAD BIỂN ĐÔNG Triển lãm của họa sĩ Lý Trực Sơn và nhà điêu khắc Đào Châu HảiTừ 11. 12 đến 17. 12. 2010Viet Art Centre42 Yết Kiêu, Hà Nội * Hôm 11.12, Hà Nội mưa phùn và mù sương, trời đất xám xịt, rất nhiều chuyến bay phải hoãn chuyến […]

Ý kiến - Thảo luận

9:53 Tuesday,8.1.2013

Đăng bởi:  Элина

Блог soi.com.vn С Рождеством !!:)
Merry Christmas and a Happy New Year!

(Nguyễn Thanh Sơn giải thích giúp: "Câu tiếng Nga là 'Mừng Giáng sinh blog Soi'. Hôm qua là Giáng sinh theo Chính thống giáo".
Cảm ơn bạn Sơn!)

23:22 Sunday,19.12.2010

Đăng bởi:  nguoi xem HN 123

Tranh của ông Sơn thì cho phép tôi không bàn đến. Điêu khắc của ông Châu Hải đẹp nhưng hình thức thể hiện theo kiểu cắt lớp nếu như không nhầm tôi đã được xem ở một triển lãm trước đây cũng ở Viet Art Centre của một nhà điêu khắc trẻ. Tôi nghĩ ông Đào Châu Hải nên xem lại!!!

22:08 Thursday,16.12.2010

Đăng bởi:  admin

Khúc năng hiền ơi, bài này khác bài kia là đúng rồi, vì cái tên Người xem Hà Nội là 3 - 4 người chia nhau mà. Ai ở Hà Nội mà đi xem thì là Người xem Hà Nội. Đúng ra Soi phải ghi rõ NXHN 1, NXHN 2, nhưng mà Soi... lười quá :-))

20:42 Thursday,16.12.2010

Đăng bởi:  khúc năng hiền

Người xem Hà Nội ơi! Bạn khen cái gì thì cũng quá đáng và chê cái gì thì cũng tương tự như vậy. Mình thấy bạn hình như có ít cảm xúc thực đứng trước các tác phẩm mỹ thuật.

4:34 Thursday,16.12.2010

Đăng bởi:  Đức Hà

Theo tôi, đây là một cuộc trưng bày rất ý nghĩa.
Tác giả Đào Châu Hải - Tổ hợp tác phẩm của ông, mang màu sắc ý niệm, với hàm ý về xã hội. Với những chuyển động lạnh lùng của sóng thép. Ông đã tạo được một hơi thở mới mẻ và thanh thoát cho vệt khám phá với chất liệu kim loại của ông trong nhiều năm qua.
Họa sĩ Lý Trực Sơn với Ballad biển đông. Những cảm xúc lớn được biểu đạt qua ngôn ngữ tạo hình, thuần kiết, trải nghiệm sâu lắng, nhưng trạng thái vẽ đầy tính ngẫu hứng, nên tác phẩm đã cho người xem rất nhiều suy tưởng phong phú.
Xin cảm ơn và chúc mừng sự thành công tới hai tác giả!

0:14 Thursday,16.12.2010

Đăng bởi:  tôi20

Một triển lãm quá hay mà tìm mãi không được một bài viết tàm tạm. Hơi giận và buồn các bác Đào Châu Hải và Lý Trực Sơn :-) mấy lần triển lãm mà lúc nào cũng chỉ có vài dòng văn ngắn ngủi.
- Văn hóa nghệ thuật gắn liền với chính trị. Yêu tình yêu nước, thương nòi trong tác phẩm của hai bác.
- Và tự nhiên lại nhớ lời bác Ngô Mạnh Lân nói nhầm hôm nay "các Nhà Lý Sự của chúng ta... à xin lỗi, tôi nhầm, các Nhà Lý Luận...":)

23:15 Wednesday,15.12.2010

Đăng bởi:  Thanh Quang

Em xem laị hai lần và cố nghĩ nhưng chẳng thấy gì. Các bạn đừng quá cao siêu cứ cho trách nhiệm xã hội lẫn thái độ nghệ sĩ gì. Thông điệp gì thì cũng phải hiện rõ ra ở tác phẩm đi chứ cứ phải như bạn Em-có-ý-kiến trích ra cả đoạn văn thì mới thấy hơi hơi

22:10 Wednesday,15.12.2010

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Tôi cứ viết, viết, xóa xóa ở bài này suốt. Vì nếu nói những lời chúc mừng suông thì nhàm quá, nhưng thật sự muốn gửi một lời nào đó đến triển lãm của hai họa sĩ lão làng. Thât tiếc là tôi không được xem tận mắt tác phẩm của họa sĩ Lý Trực Sơn, nhưng tượng của nhà điêu khắc Đào Châu Hải thì tôi đã được xem một bản "đề mô" bày bấy lâu nay ở Càphê Việt Art. Một tác phẩm đơn giản nhưng đẹp ám ảnh, đứng một góc nhưng lúc nào cũng như sắp nhẩy ra ngoạm phăng đầu lũ họa sĩ trẻ đang vô tâm tán láo. "Thưa hai chú, cháu xin chân thành chúc mừng triển lãm."

17:58 Wednesday,15.12.2010

Đăng bởi:  Đào Tuyền Bách

Nói ra thì có vẻ hơi sến, nhưng xem triển lãm này của hai ông (dù chỉ là qua ảnh) cũng như là được tiếp thêm nghị lực vượt qua mấy cái khó khăn kinh tế vặt vãnh trước mắt để "trung kiên" với nghệ thuật. Chắc rằng nhiều nghệ sĩ trẻ cũng nghĩ như vậy.

11:08 Wednesday,15.12.2010

Đăng bởi:  Raumuong Noigian

Hoan hô bạn Dương Việt Linh. Comment thưởng thức của bạn kỹ và chính đính quá tới nỗi mình chẳng biết viết thêm gì (hì hì, tương tự như Lý Bạch thấy Hoàng Hạc lâu có thơ Thôi Hiệu, thì đành vứt bút). Còn với bạn nick Art Obser... gì đó. Mình nghĩ nên đổi nick là Showbiz Observateur thì đúng hơn. Chẳng biết nói thế nào, nói thêm nữa lại mắc vào chỉ trích cá nhân. Muốn xem gái đẹp ngựa hay phải có mắt xanh. Muốn xem canh thế nào còn tùy cái lưỡi thuộc hạng nào. Tranh pháo, tạo hình, để xem nó ngoài việc "có mắt" ra thì còn một điều ít ai biết (nhất là các bạn trẻ), đó là còn phải rèn luyện để có tư cách sống cao nữa thì mới xem được tác phẩm cao. Còn nếu không thì cứ ở nhà, ngồi xí bệt, đọc truyện tranh Nhật, cũng là tranh rồi. Người có năm bảy đấng, của có chán vạn loại... là như vậy. Lệch kênh, ấy là khó lắm! (Cái này là tôi tự nhắn nhủ tôi, ko dám nói cho ai biết)

8:32 Wednesday,15.12.2010

Đăng bởi:  Dương Việt Linh

Gửi art observateur cùng quý vị độc giả của Soi,
Sau khi đọc phần Ý kiến của bạn cho triển lãm "Không Vô Can và Ballad Biển Đông" tôi có một vài lời tạm gọi là phản biện với ý kiến của art observatuer.
Thứ nhất, tên của triển lãm là "Không Vô Can và Ballad Biển Đông". Hệ quả của cụm danh từ này, bản thân nó đã mang một ý nghĩa khác hẳn so với chỉ là "Ballad Biển Đông". Nó là sự tương tác về ý tưởng và sự đồng cảm của hai tác giả về một vấn đề chung, cụ thể là vấn đề về Biển Đông, điều mà hai tác giả có cùng một trải nghiệm trong chuyến hành trình chung. Ít nhất về mặt ý tưởng. Tương tác về mặt ý tưởng cho một chủ đề cũng là một phương pháp rất hữu hiệu cho một triển lãm có từ hai tác giả trở lên (không như tình trạng triển lãm toàn quốc do Hội Mỹ Thuật tổ chức). Thiếu vế thứ nhất, mặc dù chỉ là tên của triển lãm(điều này thực ra không đến nỗi quá bi kịch) nhưng đã cho thấy art observateur cũng đã quá chủ quan trong nhận xét đầu tiên của mình dành cho NXHN (như bạn nhận xét là có gì đó không khách quan cho lắm).
Thứ hai, không thể nói là NXHN có sự thay đổi về thẩm mỹ một cách đột ngột khi so sánh sự nhận xét của NXHN (xin lỗi vì bút danh dài quá nên cũng phải bắt chước viết tắt) giữa triển lãm của họa sỹ Nguyễn Linh và triển lãm KVCVBBĐ. Tại sao tôi nói vậy? Rất đơn giản, hai triển lãm có hai hệ thống thẩm mỹ và hai phương pháp tư duy, cách đặt vấn đề hoàn toàn khác nhau, cũng như cái đích muốn đạt đến của hai triển lãm hoàn toàn không có điểm gì chung. Trong khi Nguyễn Linh còn đang băn khoăn, loay hoay với bản thân về vấn đề tư duy hình thể, phương pháp biểu hình (về phần nghề nghiệp) cũng như những vấn đề hết sức cá nhân như mối quan hệ về thể xác của con người, cái xấu, đẹp của hình thể v..v thì KVCVBBĐ đã đặt một vấn đề lớn hơn rất nhiều, vượt xa hơn rất nhiều so với những vấn đề của Nguyễn Linh, đó là vấn đề của Dân Tộc. Điều này cho thấy NXHN có lẽ rất có lý khi đưa ra những nhận xét trên.
Thứ ba, trong phần trình bày của Không Vô Can (nói riêng) không hoàn toàn "rõ ràng" là một tác phẩm sắp đặt, mà theo tôi vẫn thiên về điêu khắc truyền thống (thực ra điều này cũng không quá quan trọng để phải đánh giá là tác phẩm thuộc dòng nghệ thuật nào), phải chăng có lẽ tác giả muốn cố gắng mở rộng không gian phụ trợ, mối liên kết tổng thể giữa những vật thể được trưng bày, mong muốn liên kết chúng một cách chặt chẽ như có thể, nhằm nhấn mạnh hơn chủ đề muốn chuyển tải. Cụ thể hơn, về phần "Thứ nhất" của bạn: "minh họa trời và biển thuần túy bằng chất liệu và thẩm mỹ mới", tôi hoàn toàn không đồng ý. Tại sao? Bản chất của nghệ thuật không bao giờ là tính minh họa cho nội dung của câu chuyện, mà nội dung của câu chuyện chỉ là cái tứ, qua đó nghệ sỹ dùng ngôn ngữ của chất liệu, ngôn ngữ thẩm mỹ, biểu hình của mỗi loại hình nghệ thuật phản ánh sự tác động của vấn đề được đặt ra cho sự nhận thức đối với bản thân nghệ sỹ. Điều này xem ra tương đối phức tạp để định nghĩa nó một cách cụ thể, nhưng có một ví dụ vô cùng thú vị. Picasso, khi ông vẽ chân dung một nhà soạn nhạc nổi tiếng người Nga (tiếc là tôi không nhớ rõ tên, bạn nào biết câu chuyện này vui lòng bổ xung), vẽ xong, nhà soạn nhạc này nhận xét: "Ông vẽ không giống tôi, nhưng tôi giống như người trong bức chân dung của ông" Và câu nói này đã được đưa vào sách dạy Thẩm mỹ học của các trường Mỹ thuật phương Tây.
Và nhận định lại sự tổng kết về cái "Thứ nhât" của bạn "Nếu rơi vào trường hợp thứ nhất thì tác phẩm này mờ nhạt, nặng nề bởi chất liệu, không có vẻ gì nên thơ và trữ tình như ballad cả. Giá như người ta có thể dùng nhôm bạc, lưới... thay vào những khối sắt đen nặng nề vô cảm kia, rồi phủ thêm cả màu sắc vào nữa thì biển sẽ mềm mại biết bao, bữa tiệc thị giác sẽ ngon lành tuyệt vời biết bao..." Điều tôi muốn nói là, nhận xét của bạn đã thiếu chính xác ngay từ vấn đề cái tên của triển lãm, nó không chỉ là một khúc Ballad của Biển Đông, mà là KVCVBBĐ. Tại sao "Không Vô Can" lại nặng nề với chất liệu, tại sao lại vô cảm (như nhận xét của bạn), tại sao lại với vải xô và răng cưa đen xì v..v...đó là để tương tác với một Ballad Biển Đông cùng những màu sắc của tự nhiên, cùng với những hy vọng về một vẻ đẹp và sự yên bình vốn có của nó, như một phần nhỏ của Đại Dương Thái Bình. Về phần này, tôi nghĩ hai tác giả đã làm khá tốt về vấn đề tương tác, mục đích chính của hai người. Và về cái "Thứ hai" của bạn": mong muốn gửi gắm thông điệp chính trị gì đó về Biển Đông." Thiết nghĩ, đây không phải là sự mong muốn gửi gắm thông điệp chính trị, mà là mong muốn gửi gắm sự nhận thức một cách chính đáng về vấn đề của xã hội, hoặc nói một cách khác, sự nhận thức của nghệ sỹ về vấn đề của xã hội, nơi nghệ sỹ sống và làm việc, tác động của vấn đề đang nổi cộm lên nhận thức của tác giả. Bất cứ một nghệ sỹ chân chính nào thì đều nên phải bày tỏ nhận thức của mình về những vấn đề đang xảy ra của xã hội, điều này luôn luôn là một trong những tôn chỉ cho bất kỳ ai làm nghệ thuật.
Và "Nếu là trường hợp thứ hai thì, rất tiếc, tác phẩm này còn thiếu sức thuyết phục, thiếu sức nặng tư duy. Chẳng nhẽ cứ phải cố liên tưởng, áp đặt mấy cái răng cưa đen xì và vải xô trắng vào vấn đề biển Đông? Cũng thật khó khi mọi thứ ở đây rời rạc quá, không có hình tượng chính và không có điểm nhấn. Giá như người ta dùng thêm video, âm thanh hoặc ánh sáng gì đó phụ trợ thì vấn đề may ra sẽ bật lên hơn, gây tác động cảm giác mạnh hơn chăng?. Nghệ thuật đương đại ăn nhau ở cái gây tác động cảm giác và truyền thông điệp ý tưởng sắc sảo" Lại phải nhắc lại những câu hỏi tu từ như trên :"Tại sao Không Vô Can lại nặng nề với chất liệu, tại sao lại vô cảm, tại sao lại với vải xô và răng cưa đen xì v..v, và tại sao Ballad Biển Đông lại với màu sắc của tự nhiên, tại sao lại với những hy vọng mang tính tích cực v..v.
Nghệ thuật không phải lúc nào cũng cần đến những hiệu ứng phụ trợ như âm thanh, ánh sáng, video đi kèm. Cái gây tác động và đem đến suy nghĩ cho khán giả chính là sự giản dị và chuyển tải được nội dung về vấn đề được nghệ sỹ đặt ra. Nó cũng như một nghệ sỹ âm nhạc, nếu hay thì chỉ cần một giọng ca và một cây đàn, một nhà văn chỉ cần một cuốn sổ và một cây bút (bây giờ thì dùng laptop hết) chứ không dứt khoát phải cần đến effect của media (nếu như tác giả không muốn).
Cái mà tôi chân trọng và đánh giá cao nhất ở cuộc triển lãm này, đó là thái độ đúng đắn của hai nghệ sỹ đối với vấn đề đang diễn ra của xã hội, đó là thái độ rất chân chính của nghệ sỹ, điều này theo tôi quan trọng hơn nhiều cái gọi là xấu, đẹp, cảm giác mạnh, nhẹ v..v.
Và một điều nữa thiển nghĩ, cái ngon của một bát canh chắc chắn sẽ không được quyết định bởi nó mặn hay nhạt, thiếu muối hay thừa muối. Mà nó phải là sự tinh tế của gia vị, của nguyên vật liệu, qua đó phản ánh được khẩu vị của nó, cũng như nghệ thuật, cái hay không hẳn ở những hiệu ứng phụ trợ, nó hay bởi nó truyền tải được cái tác giả mong muốn, một cách giản dị nhất...
P/S: Nghệ thuật đương đại chưa bao giờ và sẽ không bao giờ trở thành một chủ nghĩa của Nghệ thuật tạo hình (khác với chủ nghĩa Hiện đại và Hậu hiện đại), nó chỉ là một tính từ...

17:56 Tuesday,14.12.2010

Đăng bởi:  em-co-y-kien

..."Giá như người ta có thể dùng nhôm bạc, lưới... thay vào những khối sắt đen nặng nề vô cảm kia, rồi phủ thêm cả màu sắc vào nữa thì biển sẽ mềm mại biết bao, bữa tiệc thị giác sẽ ngon lành tuyệt vời biết bao"

Chúng em nghĩ rằng các ông không định mời mọi người "một bữa cỗ thị giác ngon lành", mà ngược lại, các ông muốn người xem phải đớn đau, chịu giày vò lương tâm trước câu chuyện Biển Đông ai cũng biết và có phần trách nhiệm (ít nhất là với chúng em, cái cảm nhận này thực rõ nét).

..."rất tiếc, tác phẩm này còn thiếu sức thuyết phục, thiếu sức nặng tư duy. Chẳng nhẽ cứ phải cố liên tưởng, áp đặt mấy cái răng cưa đen xì và vải xô trắng vào vấn đề biển Đông? Cũng thật khó khi mọi thứ ở đây rời rạc quá, không có hình tượng chính và không có điểm nhấn. Giá như người ta dùng thêm video, âm thanh hoặc ánh sáng gì đó phụ trợ thì vấn đề may ra sẽ bật lên hơn, gây tác động cảm giác mạnh hơn chăng?. Nghệ thuật đương đại ăn nhau ở cái gây tác động cảm giác và truyền thông điệp ý tưởng sắc sảo".

Chúng em đoán chừng art observateur có ý so sánh với các triển lãm thú vị (có sắp đặt, có video biển trời và máy bay) của DQ.Le. Nhưng theo ý kiến chúng em: chính sự tinh lọc của hình tượng tiết chế chất liệu và phụ kiện (không dùng âm thanh, video,...) ở đây càng khiến thị giác người xem không bị chi phối, không bị trò chơi "cảm giác mạnh" lấn át những cảm xúc chân thực và "như nhiên".

Chúng em rất cám ơn nếu Soi có thể đăng lại đoạn "biển ký" của nghệ sĩ Đào Châu Hải có đăng trên http://www.vietnamfineart.com.vn/printContent.aspx?ID=2531 để độc giả cùng hai nghệ sĩ tưởng nhớ các chiến sĩ và dân lành đã ngã xuống trên Biển Đông:

"Ngày 3/6/2010
Lộ trình hướng tới đảo Sinh Tồn, nằm vào khoảng giữa của Đá Tây và Gạc Ma mà hiện nay hải quân Trung Quốc chiếm đóng. Không hiểu từ đâu ra cái tên nghe lạ hoắc này? Đến ngang phía chính diện Gạc Ma lúc 8 giờ sáng, thả neo, mọi người lên boong làm lễ tưởng niệm và cầu siêu cho linh hồn 64 chiến sĩ hải quân Việt Nam đã mãi nằm xuống trên đảo Gạc Ma. Loa phát thanh trên tàu tường thuật lại sự kiện này đến từng chi tiết, Ngày 16/3/1988... N.V.N sĩ quan hải quân trên tàu kể: hải quân Trung Quốc dùng pháo hạm bắn chìm 2 tàu vận tải của hải quân Việt Nam, sau đó dùng súng 37 ly tàn sát 64 lính công binh của ta, chỉ huy tàu vận tải còn kịp lao con tàu đang bốc cháy lên mép đảo như để khẳng định chủ quyền của vị trí này... Đa số chiến sĩ công binh hải quân lúc đó còn rất trẻ, số đông quê ở Nha Trang, Đà Nẵng, đều là lính mới nhập ngũ... Sau lễ tưởng niệm tàu thả xuống biển 2 vòng hoa trắng tiếng còi tàu vĩnh biệt nghe buồn thê thảm. “Lão” Lý Trực Sơn lại thút thít khóc phía sau làm tôi nhớ lại lúc hai anh em đến viếng nghĩa trang liệt sĩ ở ngã ba Đồng Lộc. Tiếp tục đi, nhìn bên phải mạn tàu là những tháp súng của Gạc Ma như một sự thách thức. Một phóng viên bảo: “Nước mình nghèo quá mới ra nông nỗi này! Hai năm trước hải quân Trung Quốc tung lên mạng đoạn băng ghi hình sự kiện này, ông có xem không”
Hôm nay đã là ngày thứ 4 trên biển - tàu đi len lỏi trong quần đảo Trường Sa, có lẽ cách xa bờ cũng phải đến 600 đến 700km. Có điều lạ, chỉ có một lần duy nhất gặp một tàu cá của ngư dân lúc chạng vạng tối. Có lẽ những thông tin về tàu “lạ”, đâm chìm tàu cá và bắt ngư dân làm con tin là có thật."

15:54 Tuesday,14.12.2010

Đăng bởi:  art observateur

Người xem Hà Nội (NxHn) làm tôi khá ngạc nhiên cùng với một chút thất vọng ở chỗ có sự thay đổi thái độ thẩm mỹ một cách đột ngột. Với triển lãm Ng Linh, NxHn tỏ ra tinh tế, già dặn, bới xoi kỹ càng bao nhiêu thì ngay sau đó với Ballad Biển Đông bỗng dưng trở nên dễ dãi tung hứng lời khen bấy nhiêu. Có gì đó như không thật khách quan cho lắm ở đây chăng?
Ballad Biển Đông rõ ràng là một tác phẩm "sắp đặt", (vì nếu tháo rời ra từng mảnh sẽ chẳng có ý nghĩa gì). Tuy nhiên, nếu là một tác phẩm sắp đặt thì ít nhất có 2 trường hợp xảy ra:
- Thứ nhất: minh họa trời và biển thuần túy bằng chất liệu và thẩm mỹ mới;
- Thứ hai: mong muốn gửi gắm thông điệp chính trị gì đó về Biển Đông.
Nếu rơi vào trường hợp thứ nhất thì tác phẩm này mờ nhạt, nặng nề bởi chất liệu, không có vẻ gì nên thơ và trữ tình như ballad cả. Giá như người ta có thể dùng nhôm bạc, lưới... thay vào những khối sắt đen nặng nề vô cảm kia, rồi phủ thêm cả màu sắc vào nữa thì biển sẽ mềm mại biết bao, bữa tiệc thị giác sẽ ngon lành tuyệt vời biết bao...
Nếu là trường hợp thứ hai thì, rất tiếc, tác phẩm này còn thiếu sức thuyết phục, thiếu sức nặng tư duy. Chẳng nhẽ cứ phải cố liên tưởng, áp đặt mấy cái răng cưa đen xì và vải xô trắng vào vấn đề biển Đông? Cũng thật khó khi mọi thứ ở đây rời rạc quá, không có hình tượng chính và không có điểm nhấn. Giá như người ta dùng thêm video, âm thanh hoặc ánh sáng gì đó phụ trợ thì vấn đề may ra sẽ bật lên hơn, gây tác động cảm giác mạnh hơn chăng?. Nghệ thuật đương đại ăn nhau ở cái gây tác động cảm giác và truyền thông điệp ý tưởng sắc sảo.
Tóm lại, Ballad Biển Đông dù là 1 hay là 2 hay là cả 1+2 cũng đều tỏ ra không rõ ràng, nhàn nhạt, chẳng quá hay mà cũng không đến nỗi bị xổ toẹt. Xem xong, người ta cảm thấy vẫn thiếu một cái gì đó như bát canh thiếu muối chẳng hạn.

14:06 Tuesday,14.12.2010

Đăng bởi:  trungdesign

Xem cái của Đào Châu Hải mình thực sự xúc động.

23:38 Monday,13.12.2010

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Chúng em hiểu rằng Ông Minh nói là nên bày triển lãm này ở nước ngoài chứ ạ. Nhưng chúng em buồn là có nhiều người vẫn bảo là các họa sĩ VN vẽ là để cho người nước ngoài xem là chính, nên chúng em hơi tự ái ạ. Bây giờ "mỹ trí" dân ta cũng đâu có tệ. Nếu chúng em có "quá lời" thì xin Soi và ông Minh thông cảm ạ. Chúng em thấy triển lãm này thích hợp cho người Việt chứ ạ, vì nó đã khơi dậy lòng yêu tổ quốc (hiện nay rất mơ hồ) của mỗi người xem đấy ạ. Nhân đây cho chúng em qua Soi được gửi lời cám ơn chân thành tới thầy Đào Châu Hải và thầy Lý Trực Sơn ạ.

22:16 Monday,13.12.2010

Đăng bởi:  admin

Cảm ơn Raumuong Noigian, Soi đã sửa theo bạn rồi.

21:56 Monday,13.12.2010

Đăng bởi:  Raumuong Noigian

Nhờ Soi đính chính: Họa sĩ được hai lần đưa tên trong hai ảnh là Phạm Ngọc Minh (biệt danh Minh "con", cùng với Nguyễn Quốc Hội (đã mất), và Đinh Quân... là những họa sĩ có tên tuổi thế hệ kế tiếp ngay sau Gang of Five), chứ không phải "Phạm Quang Minh".

21:17 Monday,13.12.2010

Đăng bởi:  admin

Em-co-y-kien này, Soi thấy chẳng có gì để phê bình Đàm Quang Minh cả. Lối đọc theo kiểu bẻ chữ ra soi (nghĩa đen) của bạn thì ở đâu cũng cần phải "chỉnh huấn" cả. Câu của Đàm Quang Minh, phần không nói ra Soi có thể hiểu (tiếp) rằng: "... phải đem đi triển lãm ở nước ngoài nữa chứ". Một câu chẳng có gì là ác ý, là xỉ nhục hay coi thường ai cả, nhưng nếu đọc theo phong cách tuyên huấn của bạn thì sẽ thành khó sống.

19:10 Monday,13.12.2010

Đăng bởi:  em-co-y-kien

..."Đàm Quang Minh, một tay chơi cổ nhạc am hiểu nghệ thuật (đang định cư ở Pháp), về xem triển lãm này và bình luận rằng: “Đây là một sự trang nhã của đẳng cấp, triển lãm này bày cho mỗi người mình xem thì hơi phí…”

Quái lạ, thời buổi toàn cầu hoá - thế giới phẳng mà ông Đàm Quang Minh (định cư ở Pháp) nói cái giọng "thực dân" quá. Ông này hơi coi thường người xem trong nước quá đấy ạ. Ý ông "phí" là phí cái gì ạ? Phí công phí của của các tác giả, của Trung tâm VAC hay là phí công toi của người xem VN đến đây chả hiểu được cái cao siêu của các tác phẩm?
Chúng em đề nghị SOI phê bình nghiêm khắc thái độ coi thường người xem nước nhà của ông Minh (ở Pháp) này.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả