Kiến trúc

Kiến trúc phục vụ chính trị (bài 2): Hùng vĩ gian triển lãm của Liên Xô

(Tiếp theo bài 1) Cuối cùng thì triển lãm cũng đã sẵn sàng mở cửa ngày 25.5. Vào năm 1937, châu Âu bị bao phủ bởi các khủng hoảng chính trị. Cuộc chiến tranh Ý-Abyssinia (ngày nay thuộc Ethiopia) lần thứ hai diễn ra từ tháng 10.1935 đến 5.1936. Cuộc chiến cho thấy những giới […]

Ý kiến - Thảo luận

15:00 Friday,24.6.2016

Đăng bởi:  candid

Trong bảo tàng HCM có 1 bản chép của Guernica :D

14:07 Friday,24.6.2016

Đăng bởi:  Quang Trần

Cám ơn tác giả, em được đọc bài viết khá đúng lúc vì hôm qua mới được xem bức Guernica tại Reina Sofia xong. Một vài điều thêm về bức tranh này của Picasso là độ hoành tráng của nó, nằm trong một phòng riêng biệt, trải dài hết bức tường lớn phía sau và luôn chật kín người xem.
Điều thú vị khi được xem bức này tại chính bảo tàng là sẽ được thấy quá trình phác thảo để hoàn thiện nó đi kèm, thật kinh ngạc với sức làm việc của Picasso khi chỉ trong 1 tháng mà ông có thể hoàn thành được một lượng lớn công việc như vậy (các phác thảo của ông thật sư có thể đứng riêng thành tác phẩm khác).
Tại Reina Sofia còn có nhiều tên tuổi lớn khác của mỹ thuật Tây Ban Nha và để đi hết tầng 2 của bảo tàng này (vốn chỉ trưng bày tranh từ thế kỉ XIX trở đi) cũng đã mất một buổi chiều (đi và chưa xem kĩ hết).
Tuy hơi lạc đề nhưng mỹ thuật Tây Ban Nha là một nền mỹ thuật đáng kinh ngạc!

10:19 Friday,24.6.2016

Đăng bởi:  dilletant

Việc kiến trúc phục vụ chính trị kiểu "gia đình trị" đã tìm được một sự giễu nhại khủng ở Moskva đầu thế kỷ 21, quanh... bức tượng "Công nhân và nông trang viên" (dịch từ tiếng Nga - anh công nhân và chị nông trường viên). Lịch sử dường như đã đi được một vòng, và được tô điểm bởi tài trào phúng của các nhà báo Nga, kể cả bằng tranh trên Web của Hội họa sĩ Nga.


Matxcơva tới khá gần đây được xem là một đại công trường tư bản chủ nghĩa, với những “lô cốt” khổng lồ mọc lên khắp nơi, kể cả ở khu trung tâm, nơi chúng thay thế các công trình kiến trúc cổ. Mệnh danh là những đề án cải tạo kiến trúc thành phố, chúng được thực hiện bởi Cty của nữ tỉ phú Nga duy nhất Yelena Baturina. Di sản mới này, cũng làm nên gia sản mấy tỉ USD của “ngôi Hậu” này được gầy dựng cho đến khi “Hoàng đế” xứ Moskovia hiện đại, ngài Iu. Lujkov bị truất ngôi (2010).


Trong sự tích dùng kiến trúc để phục vụ gia đình trị (và làm giàu bất chính) này, "Anh công nhân" là Iu. Lujkov ra đời trong bão táp CN hoá của Stalin, năm 1936, trong một gia đình thợ mộc, đến Moscow từ một tỉnh khỉ ho cò gáy của đất Nga mênh mông như vòng ba của “Gấu mẹ”.


Năm 1987, từ chân trưởng phòng Bộ công nghiệp hóa chất, theo sáng kiến của Bí thư thành uỷ Moskva lúc đó là Boris Yeltsyn, Lujkov được đôn lên Phó chủ tịch Uỷ ban chấp hành tp. Moskva (Mosgorispolkom), chủ tịch Hội đồng các hợp tác xã và lao động cá thể.


"Chị nông trường viên" là Elena Baturina, tốt nghiệp tại chức thời CNXH phát triển, rồi tham gia chỉ đạo các thành phần kinh tế có thể tự phát đi lên TBCN đúng vào thời kinh tế thị trường thập thò quay lại Liên Xô.


Thành hôn vào năm Liên Xô sụp, cặp đôi này sẽ nhanh nhanh làm nên đại nghiệp mà cổ kim mấy ai sánh kịp, cả về danh lẫn lợi.


Bị Tổng thống Medvedev phế truất, nhưng tỷ lệ ủng hộ Lujkov của dân Thành đá trắng (Moskivia) bao giờ cũng cao. Phần nào, còn do ông vua “đặc quyền” (Lujkov) biết cách giăng hoả mù về sự trở về của CNXH (bao cấp) trên “vương quốc Mạc Tư Khoa tư bản chủ nghĩa” đầu thế kỷ 21.


Vẫn năm 1991, Elena lập hợp tác xã làm đồ nhựa (nghề cũ của Lujkov) với cái tên “Inteko”. Cty này, sẽ nổi danh toàn cầu, cùng Elena Baturina, lập tức được cả định mệnh và dinh thị trưởng của thủ đô nước Nga mới tinh mỉm cười thân thiện với. Ngồi trên những con Métxe đời chót ngay giữa những năm 90, “hoàng tộc” Lujkov có nghĩ rằng gia sản của mình sẽ có ngày mua được cả tàu vũ trụ?


Khi ông Lujkov trở thành một Đại vương lấn cả uy thế của Sa Hoàng mới, Văn bản № 193-РЗМ ký ngày 13 tháng tám 2004 của chính quyền Thủ đô uỷ nhiệm Cty Inteko được toàn quyền thay mặt Chính phủ Moscow trong công tác xem xét và điều tiết các quan hệ pháp lý về tài sản, hoạch định các lô đất và soạn thảo các văn kiện tiền thiết kế về xây dựng các khách sạn và khu du lịch ở Thủ đô.


Dưới triều Lujkov đã có hơn 700 di sản kiến trúc của thành cổ Moscow bị xâm hại dưới các dự án “trùng tu”. Các ngôi nhà cổ nay được bê tông hoá, lắp kính và cửa nhựa của Cty Inteko, móng nhà biến thành hầm để xế hộp cho “người Nga mới”. Ngay từ năm 2001, thư của hàng chục tổ chức xã hội gửi lên tổng thống Nga cho rằng “trung tâm thành phố Mạc Tư Khoa cổ kính đang bị phá hoại một cách có quy hoạch và bất hợp pháp” .


Các công trình quen thuộc với người Việt ở Moscow nằm trong danh sách “nạn nhân” có thể kể tên toà nhà Voentorg, toà nhà Deskii Mir (Thế giới trẻ thơ), quảng trường Manej, Học viện Không quân Jukovsky nơi Gagarin và Titov từng theo học, các nhà thờ gần Metro Iug – Zapad bị thay bằng các lâu đài kệch cỡm (уродливые особняки ) “dở Tây dở Thổ”. Thậm chí trong kiến trúc Nga xuất hiện thuật ngữ “phong cách Lujkov” ("лужковском стиле" архитектуры), đồng nghĩa với “bôi bác”.


Phu nhân Lujkov (Elena Baturina) thể hiện một gu “chua như dấm” (апельсиновый вкус) trong kiến trúc Thủ đô theo báo Doanh nhân, Nga.


Dự án sau cùng của Inteko là trùng tu tượng đài Công Nông liên minh (Рабочий и Колхозница/anh công nhân và chị nông trang viên). Sự trùng khới của tượng đài với lai lịch, thành phần gốc của “cặp đôi tỉ phú đỏ” đã ngập trong tiếu lâm, Trên thực tế, tượng đài sau khi trùng tu cao thêm những 10m, thành ra 34 m, nặng thêm hơn gấp đôi, từ 80 lên 186 tấn. Đế tượng đài, bị báo chí ví như CNTB Nga mới, “nở hoa” trên mảnh đất Thủ đô anh hùng, cao tới 34 m.


Toàn bộ quá trình trùng tu tượng đài Anh chị Công Nông, kể từ khâu đấu thầu (khi công ty con của Inteko “ứng cử một mình) đến lúc chìa khoá trao tay cuối năm 2009, ngập trong những bàn tán của truyền thông và dân gian. Báo chí cho rằng ngân sách thủ đô đã bị tiêu tán 2,9 tỉ rúp (khoảng 300 triệu đô) về “bong bóng xà phòng” này.


Cái búa trên tay Anh trong bức tượng đài làm truyền thông liên tưởng kịch bản “nấu cháo bằng rìu” của thần thoại Nga. Đường hướng kinh doanh khách sạn ở Moscow của Inteko, các quy trình mua bán đất đai kiểu phe phẩy, dựa trên độc quyền, đặc quyền "cin cho" cũng là minh họa mới cho chuyện dân Nga này.


Nhưng vì đã có quá nhiều đầu bếp quanh “nồi cháo” béo bở này, nên rìu còn được ai đó vớt lên để còn pheng nhau nơi “chợ búa”...


Những giọt nhẫn nhịn cuối cùng đối với những “Kim tự tháp mới” của cặp đôi nhà Lujkov, như Kế hoạch tổng thể Thủ đô Moscow đến năm 2025 (Генеральный план города Москвы на период до 2025 года) đã sôi tràn ra ngoài ấm xamôva trên bếp lò ở điện Kremli.


Bức Anh công nhân và chị Nông trưởng viên do họa sĩ Nga thể hiện trên nền cặp đôi trên ngai Thị trưởng Moskva hai thập niên có thế xem ở đây:
https://caricatura.ru/2008/04/09/url/erotica/romantik/1180/

8:31 Friday,24.6.2016

Đăng bởi:  candid

Loạt bài hay quá. Em nhớ đã từng đọc về công trình nhà thờ và cung Xô Viết trên Soi thì phải.

Giờ mới biết cái biểu tượng của hãng Mosfilm từ đâu ra.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả