Nghệ sĩ Việt Nam

Với họa sĩ Lưu Công Nhân: vài mẩu chuyện quanh một cá tính

Sinh thời, họa sĩ Lưu Công Nhân là người khá cao ngạo, kỹ tính trong nghề, cũng có vẻ kiêu căng “chẳng coi mấy ai ra gì”. Ngay sơn dầu và vải vẽ ông cũng dùng toàn hàng Pháp chính hiệu, Ông nói năng thẳng thắn bạo dạn chẳng kiêng dè gì nên rất nhiều […]

Ý kiến - Thảo luận

19:40 Thursday,23.6.2016

Đăng bởi:  dilletant

@ LC: bạn lẽ ra nên làm ở Ban Tổ chức chính quyền. Năm 1979 tốt nghiệp tôi được phân về Ban Cơ yếu Trung ương (tức là Hà Nội) nhưng lại xung phong về một Quân khu Biên giới (nay cũng không tiện hỏi các bạn cùng khóa hồi ấy có nghĩ tôi hâm). Nhưng nếu thế là hâm thì chắc phải có một hai tiểu thư Hà thành (nghĩa đen) nữa dính chữ này. Vì các bạn ấy lên thăm tôi (có người đi thật, một mình, đi suốt đêm, tàu hỏa hồi ấy không đèn). Với bọn tôi hồi ấy thì lời hát "chiều biên giới em ơi có nơi nào xanh hơn..." là thực (dù có thể đang đi bỗng... gặp địch - cả những em gái Hà Nội kia chắc cũng chẳng ngán). Hôm nay, cả bằng trái tim lẫn đầu óc, vẫn muốn quay lại thời ấy. Không được học văn chương như LC nhưng cũng khá lãng mạn (mặc dù tôi còn mê gái theo nghĩa đen - tức là sính ngoại hình). Còn 1 chuyện nữa liên quan đến con gái Hà Nội lên đơn vị thăm, hy vọng không xa đề. Đó là một ông bạn tôi (người Hà) (đời lính cuối 1970s - đầu 1980s) hồi ấy bị chính trị viên gọi giật: Đc Y ra cổng có Thiên Nga Phượng Hoàng đến thăm kìa" (có ý kẻ lập trường tạch sè).
Còn về vụ nói năng xa xôi, là vì người Hà trước cũng khá ít, mình kể (chuyện đặt họa sĩ vẽ tranh, họ làm hỏng vẫn đòi tiền...) ra đây sợ đụng chạm ạ.

17:20 Thursday,23.6.2016

Đăng bởi:  LC

Dạ thưa bác Dilletant, em cố đọc còm bác mấy lần mà mịt mùng như đêm trường trung cổ, bác mà viết mật mã thì đài địch chết chắc bác ạ. Cực kỳ khó hiểu nhiều tầng lớp miền vùng chồng chéo liếc xéo trách cứ hậm hự nhau. Em ngã vào ngay chùm vải Thanh Hà, thôi ăn cho đỡ mệt vậy

10:46 Thursday,23.6.2016

Đăng bởi:  cứ từ từ

mình không chắc lắm về tài năng của cụ Nhân, chỉ thấy người ta đàm tiếu về cái tính vĩ cuồng của cụ thì nhiều. Ăn sóng nói gió , nói cũng nhiều mà vẽ cũng nhiều, mà quả thật điều này khá hiếm trong giới nghệ, thường những anh nói nhiều lại hay vẽ ít và ngược lại, ít thấy ai được cả hai.Tranh cụ được cái phóng hoạt, bút pháp linh động bôn tẩu, nhưng theo ý kiến cá nhân mình thì thấy chính cái hoạt đó lại có hại cho nghệ thuật của cụ. Cái năng hoạt thoáng qua thì hay , nhưng cái lắng đọng có chiều sâu thì thiếu, thành thử dù chất liệu nào cũng chỉ dừng lại ở trạng thái "kí họa", phóng túng chơi bời, tác phẩm hay hay thì nhiều nhưng lại khó cho ra tác phẩm nặng kí.

8:51 Thursday,23.6.2016

Đăng bởi:  candid

Em tìm đọc thấy viết là họa sĩ Lưu Công Nhân sáng tác bằng màu nước rất nhiều nhưng không biết bức tranh nào có thể đại diện cho họa sĩ về màu nước. Bác nào biết xin chỉ giúp, xin cảm ơn.

8:42 Thursday,23.6.2016

Đăng bởi:  dilletant

@ LC: Cũng thấy một số lượng chú Tễu làm chơi thì (có lúc) được, có vẻ tài hoa, lúc đặt hàng thì chẳng ra sao (tiền thì vẫn đòi trả cho sản phẩm ẩm ương của thiên tài nhất mẹ nhì con). Có vẻ hoa lá cành đấy, nhưng chắc phận mỏng, di sản nhạt nhòa chẳng bao lăm. Cũng định kết luận một số lượng người Việt không nghiêm túc (không xác lập được cảm giác trách nhiệm), nhưng Tản Đà đã tổng kết rồi, về xứ chẳng mấy ai người lớn. Tự hỏi nguyên thể câu của người Pháp mà ta biết đại ý: người Việt "rơi tõm" từ tuổi thiếu niên sang tuổi già ngay (không qua đoạn trưởng thành, mà xứ Tẫu gọi là "trượng phu") là sao nhỉ. Để còn nhờ một vị biết tiếng Pháp rành rẽ giảng nghĩa, hoặc mình cố đục lấy, để xem các vị "Tây bán nhà" mấy thế kỷ trước tiền trạm truyền đạo muốn nói gì. (Cũng còn 1 lượng khác giỏi láo nháo được ăn cơm, buộc bọn làm thật phải ăn cháo - về kia của cặp phạm trù Sao buổi sớm). Xin mạo muội bộc vài lời quê, rồi dỏng tai nghe chỉ giáo ạ.

21:45 Wednesday,22.6.2016

Đăng bởi:  LC

Bác Nhân được cuộc đời ưu ái. Lúc mọi người đói khổ thì bác được đầu tư no ấm du học đề huề. Làm nghệ nhưng số may, vợ bác làm ngoại thương , điều kiện quá thuận lợi. Cả hệ chính thống lẫn bọn đầu cơ đều à ơi chăm sóc cho một họa sỹ tung tẩy làm theo sở thích. Chỉ tiếc rằng cái cá tính ấy để lại ít tác phẩm lớn mà tất cả hầu hết cứ như đùa như chơi bời vậy. Nên thành ra lại khó nâng đẳng và giống như đầu cơ một trận banh lớn nhưng xuống xới đá rời rạc chán, các ông bầu quên bác dần dần để chăm đến mấy ngôi sao khác vốn ngày càng mọc nhiều và sáng đến lóa mắt ôi thôi. Tài hoa và giai thoại đi liền nhau thì chẳng có gì sai bác Thế hệ Công Bằng ạ. Sợ nhất là giai thoại của những kẻ bất tài kia.

15:59 Wednesday,22.6.2016

Đăng bởi:  Minh Đức

Tranh của họa sĩ Lưu Công Nhân đẹp thật. Bức Vịnh Hạ Long chỉ một nhát cọ uốn mà ra mây ra núi ra cả cái mênh mông và mờ ảo. Thế hệ này cứ giả vờ khiêm tốn nhưng thực sự chẳng có tác phẩm gì. Thế hệ trước tuy có người ăn to nói lớn nhưng xứng đáng để phát ngôn như thế. Nhất là trước mặt chỉ là đám tiểu nhân mà còn nhún mình thế nào được nữa?

15:37 Wednesday,22.6.2016

Đăng bởi:  THẾ HỆ CÔNG BẰNG

Nhiều họa sĩ Việt Nam chỉ sống bằng giai thoại, tự tạo giai thoại và biết thâm canh giai thoại về mình.
Nếu thực có tài thì sẽ có tác phẩm lớn chứ không phải chỉ một vài bức ăn may.
Nghệ sĩ lớn phải tạo được phong cách riêng và tranh phải có tư tưởng chứ không chỉ là vẽ khéo tay, phù phiếm, khà khà khà
Sơn tốt, canvas tốt, nổ tốt, chưa chắc đã làm nên thương hiệu tốt. Làng nghệ không vinh danh ngay thì chắc cũng khó nổi hơn lắm.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả